CDC Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách có khả năng lây lan Covid-19

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MCK11, 28/02/2020.

3238 người đang online, trong đó có 338 thành viên. 06:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1071 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.460

    Tin mới cho CK VN các TT như DJ, DAX , FTSE , CAC 40, HANGSEN giảm vì CORONA vậy CK VN ?
    CDC Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách có khả năng lây lan Covid-19


    35 phút trước
    • Dịch COVID-19 ngày 28-2: Ý có 650 ca nhiễm, 17 ca tử vong

      * Tưởng 'ngon ăn' khi khẩu trang tăng giá do dịch Covid-19, liền bị lừa mất 650 triệu đồng

      * Nhiều hãng hàng không châu Á đứng trước bờ vực phá sản vì Covid-19

      https://image.*********.vn/2020/02/28/vietstock_s_cdc-my-dua-viet-nam-khoi-danh-sach-co-kha-nang-lay-lan-covid-19_20200228081303.jpeg
      Trụ sở Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) ở Atlanta, Georgia - Ảnh: REUTERS
      Ngày 27-2, trong khuôn khổ kênh trao đổi thường xuyên với các cơ quan y tế của Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh, cùng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).

      Theo TTXVN, tại cuộc họp, các đại diện của CDC và Văn phòng Các vấn đề toàn cầu, Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ đánh giá những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19 đã đạt các kết quả tích cực, công tác giám sát, cách ly và điều trị đã được triển khai đồng bộ.

      Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, CDC đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng.

      Trước đó, CDC đã đưa vào danh sách này 5 quốc gia/vùng lãnh thổ, gồm: Việt Nam, Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.

      Tuy nhiên, theo cập nhật trên trang web của CDC, lúc 7h25 ngày 28-2 (giờ Việt Nam), Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách này sau quyết định mới nhất của CDC.

      https://image.*********.vn/2020/02/28/vietstock_s_cdc-my-dua-viet-nam-khoi-danh-sach-co-kha-nang-lay-lan-covid-19_20200228081305.png
      Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách của CDC. Tên của danh sách này cũng được điều chỉnh từ "Other destinations with apparent community spread" (tạm dịch "Những điểm đến khác có biểu hiện lây lan trong cộng đồng") thành “Other Destinations with Risk of Community Spread" (tạm dịch: Những điểm đến khác có nguy cơ lây lan trong cộng đồng) - Ảnh chụp màn hình
      Đại diện CDC cho biết hiện cơ quan này đang lên kế hoạch thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng 3-2020 nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác y tế giữa hai nước và thúc đẩy việc thành lập Văn phòng khu vực của CDC tại Việt Nam.

      Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng sẵn sàng xem xét hỗ trợ thêm Việt Nam các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.

      Về hợp tác khu vực, phía Mỹ mong muốn tăng cường các hoạt động trao đổi, hợp tác ASEAN-Mỹ về phòng chống dịch bệnh. Đây cũng sẽ là một trong các nội dung quan tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 14-3 tới tại Las Vegas, Mỹ.

      Thời gian qua, bên cạnh chính quyền, nhiều doanh nghiệp của Mỹ cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác y tế với Việt Nam. Theo Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN (USABC), trong đoàn hơn 40 doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam từ ngày 3 tới 6-3 sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp chuyên về y tế, dược phẩm nhằm tìm kiếm và thúc đẩy các cơ hội hợp tác về y tế với Việt Nam.

      BÌNH AN
    --- Gộp bài viết, 28/02/2020, Bài cũ: 28/02/2020 ---
    @Butchep01 cho ý kiến cái
    hpkt85Dautudaihang thích bài này.
  2. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Chạy
  3. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.234
    Các cụ đang ôm cp giờ đ.ái ra quần rồi.:)
  4. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.460
  5. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539

    Còn tiền là còn cơ hội.

    [​IMG]
    MCK11 thích bài này.
  6. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.460
  7. ntvinh1602

    ntvinh1602 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    3.580
    Em thấy VN chống dịch tốt quá thành ra bà con lại có sự chủ quan. Ra đường đã ít khẩu trang hơn. Ban bệ bắt đầu cho con em đi học. Nhưng nhìn lại thì giờ thế giới bắt đầu mới vào giai đoạn phức tạp của dịch. Nhất là số người về từ HQ NB Đài Loan đang rất nhiều, có nguy cơ quá tải hết các điểm cách ly mới lập... Vớ vẩn lại chết đúng lúc chủ quan...

    https://news.zing.vn/hang-tram-nguoi-ve-tu-han-quoc-ket-nhieu-gio-tai-noi-bai-post1052760.html

    Chứng trái không bàn, về dịch diếc giờ mà có ca nhiễm mới không khoanh vùng chỉ điểm được sớm như Sơn Lôi là vỡ trận như Ý như Iran, phó tổng thống bị mà không biết..
    Butchep01 thích bài này.
  8. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Cả thế giới chìm trong nợ: Tổng nợ 250 nghìn tỷ USD, mỗi cá nhân kể cả trẻ em phải gánh 32.500 USD
    02/12/2019 01:48 PM | THỜI SỰ
    Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Giải pháp cho tình trạng này là: đi vay nhiều hơn!
    [​IMG]



    Các công ty "thây ma" ở Trung Quốc, sinh viên Mỹ nợ nần chồng chất, mức thế chấp cao "ngất trời" ở Úc và rủi ro vỡ nợ của Argentina đã đẩy thế giới đứng trên bờ vực của khủng hoảng nợ. Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Con số này gần như cao gấp 3 sản lượng kinh tế toàn cầu và tương đương với việc mỗi người trên thế giới, bao gồm trẻ em, phải gánh khoản nợ 32.500 USD.

    Phần lớn nguyên nhân là do các nhà hoạch địch chính sách nỗ lực sử dụng vốn đi vay để giúp nền kinh tế toàn cầu vượt qua những "cơn gió ngược", trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng tài chính đang ẩn hiện. Mức lãi suất gần như chạm đáy trong nhiều năm đã khiến gánh nặng này phần nào được giảm nhẹ, do đó "núi nợ" vẫn tiếp tục tăng.

    Giờ đây, khi các hoạch định chính sách đối diện với tình trạng tăng trưởng chậm nhất kể từ khi đó, thì những biện pháp khả thi được đưa ra để vực dậy các nền kinh tế đều có một "mẫu số chung", đó là: nợ nhiều hơn. Từ Chính sách Kinh tế Xanh mới (Green New Deals) cho đến Thuyết Tiền tệ Hiện đại (Modern Monetary Theory), quan điểm ủng hộ bội chi đều cho rằng các ngân hàng trung ương đã kiệt sức và khoản chi tiêu tài chính khổng lồ là điều cần thiết để đưa các công ty và hộ gia đình thoát khỏi rủi ro.

    Những người có quan điểm "diều hâu" đối với chính sách tài khoá cho rằng đề xuất như vậy sẽ chỉ là mầm mống cho nhiều rắc rối hơn. Tuy nhiên, sự lo ngại dường như lại hướng về việc mức độ nợ như thế nào là an toàn đối với một nền kinh tế. Những người đứng đầu NHTW và nhà hoạch định chính sách từ Chủ tịch ECB - Christine Lagarde, cho tới IMF đều kêu gọi các chính phủ phải quyết liệt hơn, cho rằng đó là thời điểm phù hợp để đi vay cho các dự án có khả năng mang đến lợi ích cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên, một hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách là những gì khoản chi tiêu trong quá khứ sẽ để lại. Về nợ công, chính phủ mới của Argentina hứa hẹn sẽ tái đàm phán về khoản nợ kỷ lục 56 tỷ USD với IMF, tương tự với "ký ức" về tình trạng vỡ nợ và khủng hoảng kinh tế của quốc gia này hồi năm 2001. Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và các quốc gia cũng đang lo sợ.

    Hiện tại, các doanh nghiệp Mỹ đang chiếm khoảng 70% trong tổng số vụ vỡ nợ doanh nghiệp trên toàn cầu vào năm nay, dù nền kinh tế nước này đang vẫn tăng trưởng ổn định. Và ở Trung Quốc, số lượng các công ty vỡ nợ tại thị trường nước ngoài chuẩn bị chạm mức kỷ lục vào năm tới, theo S&P 500 Global Ratings.

    Ngoài ra, các công ty "thây ma" đã tăng lên và chiếm khoảng 6% số lượng cổ phiếu không thuộc nhóm tài chính tại các nền kinh tế phát triển, đây là mốc cao nhất trong nhiều thập kỷ, theo Bank for International Settlements. Tình trạng này thậm chí còn gây tổn hại cho cả các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn.

    Úc và Hàn Quốc là các quốc gia chìm sâu trong cảnh nợ hộ gia đình. Hơn nữa, "núi nợ" đang treo lơ lửng đối với thế hệ lao động tiếp theo. Tại Mỹ, nợ của sinh viên đã lên tới mức 1,5 nghìn tỷ USD và nhóm này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.


    Ngay cả khi hoạt động đi vay đang ở điều kiện dễ dàng, thì việc thoát khỏi tình trạng này sẽ là rất khó khi những con số chạm tới mức quá lớn. Dù nền kinh tế tăng trưởng vững chắc là lối thoát dễ dàng nhất, nhưng đó lại không phải điều sẽ diễn ra trong tương lai gần. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách tái cân bằng và thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", thắt chặt điều kiện tài chính, đặc biệt ở những nơi tạo điều kiện dễ dàng cho người đi vay, trợ cấp cho tình trạng vỡ nợ và nới lỏng quy định xoá nợ.

    Các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực với hy vọng về tương lai này. Để thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế Mỹ, Fed đã hạ lãi suất 3 lần trong năm nay, dù việc cắt giảm thuế nhằm kích thích tài chính khiến thâm hụt ngân sách quốc gia giảm xuống mức 5% GDP. Nhật Bản cũng cân nhắc về chính sách chi tiêu mới trong khi chính sách tiền tệ vẫn cực kỳ dễ dàng. Cả 2 đảng ở Anh đều hứa sẽ đưa mức chi tiêu công quay trở lại những gì đã được áp dụng vào những năm 1970.

    Trung Quốc vẫn ở tình trạng "chờ máy" khi họ nỗ lực che giấu cảnh nợ nần, với những lần kích thích tài chính "nhỏ giọt" thay vì nới lỏng chính sách tiền tệ. Về mặt tài chính, quốc gia này đã cắt giảm thuế và đưa ra hạn ngạch bán trái phiếu, thay vì sử dụng những khoản chi tiêu lớn như trước đây.

    Khi nhà đầu tư toàn cầu đã quen với tình trạng cả thế giới bị nhuốm đỏ, họ đã cẩn trọng trước những rủi ro. Hồi tháng 10, IMF cho biết lợi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí để đổ tiền vào những tài sản nhiều rủi ro và ít thanh khoản hơn.

    Alicia Garcia Herro, kinh tế gia trưởng của khu vực Đông Nam Á, cho hay: "Nợ không phải là một vấn đề, miễn là ở trạng thái bền vững. Vấn đề ở đây là liệu khoản nợ khổng lồ kể từ khủng hoảng tài chính sẽ mang về lợi nhuận hay không." Herro từng làm việc tại ECB và Bank of Spain.

    Tham khảo Bloomberg
  9. Thuphap

    Thuphap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2019
    Đã được thích:
    5.377
    Cường Dollar nhắn qua nhà nhậu Sá Xị kìa
    Butchep01 thích bài này.
  10. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Hồi là sút.

    Cả thế giới chìm trong nợ: Tổng nợ 250 nghìn tỷ USD, mỗi cá nhân kể cả trẻ em phải gánh 32.500 USD
    02/12/2019 01:48 PM | THỜI SỰ
    Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Giải pháp cho tình trạng này là: đi vay nhiều hơn!
    [​IMG]



    Các công ty "thây ma" ở Trung Quốc, sinh viên Mỹ nợ nần chồng chất, mức thế chấp cao "ngất trời" ở Úc và rủi ro vỡ nợ của Argentina đã đẩy thế giới đứng trên bờ vực của khủng hoảng nợ. Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Con số này gần như cao gấp 3 sản lượng kinh tế toàn cầu và tương đương với việc mỗi người trên thế giới, bao gồm trẻ em, phải gánh khoản nợ 32.500 USD.

    Phần lớn nguyên nhân là do các nhà hoạch địch chính sách nỗ lực sử dụng vốn đi vay để giúp nền kinh tế toàn cầu vượt qua những "cơn gió ngược", trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng tài chính đang ẩn hiện. Mức lãi suất gần như chạm đáy trong nhiều năm đã khiến gánh nặng này phần nào được giảm nhẹ, do đó "núi nợ" vẫn tiếp tục tăng.

    Giờ đây, khi các hoạch định chính sách đối diện với tình trạng tăng trưởng chậm nhất kể từ khi đó, thì những biện pháp khả thi được đưa ra để vực dậy các nền kinh tế đều có một "mẫu số chung", đó là: nợ nhiều hơn. Từ Chính sách Kinh tế Xanh mới (Green New Deals) cho đến Thuyết Tiền tệ Hiện đại (Modern Monetary Theory), quan điểm ủng hộ bội chi đều cho rằng các ngân hàng trung ương đã kiệt sức và khoản chi tiêu tài chính khổng lồ là điều cần thiết để đưa các công ty và hộ gia đình thoát khỏi rủi ro.

    Những người có quan điểm "diều hâu" đối với chính sách tài khoá cho rằng đề xuất như vậy sẽ chỉ là mầm mống cho nhiều rắc rối hơn. Tuy nhiên, sự lo ngại dường như lại hướng về việc mức độ nợ như thế nào là an toàn đối với một nền kinh tế. Những người đứng đầu NHTW và nhà hoạch định chính sách từ Chủ tịch ECB - Christine Lagarde, cho tới IMF đều kêu gọi các chính phủ phải quyết liệt hơn, cho rằng đó là thời điểm phù hợp để đi vay cho các dự án có khả năng mang đến lợi ích cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên, một hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách là những gì khoản chi tiêu trong quá khứ sẽ để lại. Về nợ công, chính phủ mới của Argentina hứa hẹn sẽ tái đàm phán về khoản nợ kỷ lục 56 tỷ USD với IMF, tương tự với "ký ức" về tình trạng vỡ nợ và khủng hoảng kinh tế của quốc gia này hồi năm 2001. Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và các quốc gia cũng đang lo sợ.

    Hiện tại, các doanh nghiệp Mỹ đang chiếm khoảng 70% trong tổng số vụ vỡ nợ doanh nghiệp trên toàn cầu vào năm nay, dù nền kinh tế nước này đang vẫn tăng trưởng ổn định. Và ở Trung Quốc, số lượng các công ty vỡ nợ tại thị trường nước ngoài chuẩn bị chạm mức kỷ lục vào năm tới, theo S&P 500 Global Ratings.

    Ngoài ra, các công ty "thây ma" đã tăng lên và chiếm khoảng 6% số lượng cổ phiếu không thuộc nhóm tài chính tại các nền kinh tế phát triển, đây là mốc cao nhất trong nhiều thập kỷ, theo Bank for International Settlements. Tình trạng này thậm chí còn gây tổn hại cho cả các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn.

    Úc và Hàn Quốc là các quốc gia chìm sâu trong cảnh nợ hộ gia đình. Hơn nữa, "núi nợ" đang treo lơ lửng đối với thế hệ lao động tiếp theo. Tại Mỹ, nợ của sinh viên đã lên tới mức 1,5 nghìn tỷ USD và nhóm này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.


    Ngay cả khi hoạt động đi vay đang ở điều kiện dễ dàng, thì việc thoát khỏi tình trạng này sẽ là rất khó khi những con số chạm tới mức quá lớn. Dù nền kinh tế tăng trưởng vững chắc là lối thoát dễ dàng nhất, nhưng đó lại không phải điều sẽ diễn ra trong tương lai gần. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách tái cân bằng và thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", thắt chặt điều kiện tài chính, đặc biệt ở những nơi tạo điều kiện dễ dàng cho người đi vay, trợ cấp cho tình trạng vỡ nợ và nới lỏng quy định xoá nợ.

    Các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực với hy vọng về tương lai này. Để thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế Mỹ, Fed đã hạ lãi suất 3 lần trong năm nay, dù việc cắt giảm thuế nhằm kích thích tài chính khiến thâm hụt ngân sách quốc gia giảm xuống mức 5% GDP. Nhật Bản cũng cân nhắc về chính sách chi tiêu mới trong khi chính sách tiền tệ vẫn cực kỳ dễ dàng. Cả 2 đảng ở Anh đều hứa sẽ đưa mức chi tiêu công quay trở lại những gì đã được áp dụng vào những năm 1970.

    Trung Quốc vẫn ở tình trạng "chờ máy" khi họ nỗ lực che giấu cảnh nợ nần, với những lần kích thích tài chính "nhỏ giọt" thay vì nới lỏng chính sách tiền tệ. Về mặt tài chính, quốc gia này đã cắt giảm thuế và đưa ra hạn ngạch bán trái phiếu, thay vì sử dụng những khoản chi tiêu lớn như trước đây.

    Khi nhà đầu tư toàn cầu đã quen với tình trạng cả thế giới bị nhuốm đỏ, họ đã cẩn trọng trước những rủi ro. Hồi tháng 10, IMF cho biết lợi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí để đổ tiền vào những tài sản nhiều rủi ro và ít thanh khoản hơn.

    Alicia Garcia Herro, kinh tế gia trưởng của khu vực Đông Nam Á, cho hay: "Nợ không phải là một vấn đề, miễn là ở trạng thái bền vững. Vấn đề ở đây là liệu khoản nợ khổng lồ kể từ khủng hoảng tài chính sẽ mang về lợi nhuận hay không." Herro từng làm việc tại ECB và Bank of Spain.

    Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ trang này