Châu Âu lại Bơm các bác ạ !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 30/05/2020.

1917 người đang online, trong đó có 766 thành viên. 19:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2218 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Kế hoạch triệt để 2,6 nghìn tỷ USD đưa Châu Âu trở về từ vực thẳm

    [​IMG]
    Đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử, EU muốn xây dựng một cây cầu mới: Châu Âu sẽ khai thác sức mạnh đoàn kết của mình bằng cách thực hiện một kế hoạch cứu trợ khổng lồ.
    Một kế hoạch phục hồi tài chính dài hạn lớn chưa từng có trong lịch sử Châu Âu trị giá 2,4 nghìn tỷ EUR (2,6 nghìn tỷ USD ) đã được EU tiết lộ vào thứ 4 vừa qua. Công cụ đầu tiên nằm trong kế hoạch 2,4 nghìn tỷ EUR mang tên Next Generation EU – một kế hoạch phát hành nợ chung trị giá 750 tỷ EUR ( 825 tỷ USD ) đã bắt đầu làm dịu thị trường hiện đang hỗn loạn ở Châu Âu và có thể giúp khôi phục lại tình đoàn kết của khối liên minh Châu Âu trong bối cảnh sự căng thẳng nghiêm trọng đang gia tăng hiện nay.

    Với nỗi đau kinh tế lan rộng trên khắp lục địa, sáng kiến này sẽ là một bước tiến lớn đối với liên minh tài chính EU gồm 27 quốc gia thành viên và nhằm mục đích xây dựng lại một khối liên minh EU tốt đẹp hơn.

    Khi số người chết do Covid-19 gây ra vào tháng 3 tăng lên, lan rộng về phía bắc, từ các trung tâm chăm sóc sức khỏe đến các bệnh viện của Ý và Tây Ban Nha đều quá tải bệnh nhân. EU đã rơi vào sự căng thẳng cực độ, các quốc gia thành viên chống lại nhau trong các cuộc tranh giành tài nguyên để bảo vệ chính họ. Điển hình, tại Ý, nhà lãnh đạo phe đối lập Matteo Salvini đã công khai nói về việc rút đất nước của mình ra khỏi EU.

    Những khó khăn trên đã khiến các quốc gia phải thực hiện nhiều gói cứu trợ khổng lồ để xoa dịu nỗi đau của nền kinh tế và Châu Âu cũng cần thiết phải tham gia giải quyết những khó khăn này.

    Thủ tướng Angela Merkel, trong hoàng hôn của sự nghiệp, phải đảo ngược những năm tháng không khoan nhượng của Đức để kêu gọi trái phiếu được hỗ trợ bởi ngân sách Trung ương, điều đó đã cho ta thấy sự nghiêm trọng thực sự của vấn đề.

    Kế hoạch Pháp-Đức

    Kế hoạch của EU tuân theo một đề xuất được đưa ra vào đầu tháng này bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trong kế hoạch đó, ủy ban - bộ phận điều hành của khối sẽ phát hành 750 tỷ EUR nợ, trong đó có 500 tỷ EUR được giải ngân như các khoản tài trợ và phần còn lại là 250 tỷ EUR sẽ được giải ngân dưới dạng cho vay.

    Nhưng việc thực hiện được kế hoạch này vẫn còn là một điều xa xôi bởi sự bất đồng quan điểm của nhiều quốc gia.

    Bản thân bà Merkel cho biết bà dự đoán các cuộc đàm phán và phê chuẩn kế hoạch sẽ chiếm phần lớn thời gian trong năm và Bộ trưởng EU Thụy Điển, Hans Dahlgren, nói với các phóng viên rằng đất nước của ông đã không chấp nhận kế hoạch này. Ông đã tổ chức một cuộc gọi video với các đối tác của mình từ Áo, Đan Mạch và Hà Lan vào chiều thứ 4 để thảo luận về các động thái tiếp theo.

    Theo đề xuất của ủy ban, Ý sẽ nhận được 81,8 tỷ euro tiền tài trợ, Tây Ban Nha 77,3 tỷ euro, Hy Lạp 22,5 tỷ euro và Pháp 39 tỷ euro.

    Nếu được chứng thực, kế hoạch này sẽ giảm bớt áp lực cho Ngân hàng Trung ương châu Âu để Ngân hàng có thể đóng vai trò là tuyến phòng thủ chính của khu vực đồng euro trong các cuộc khủng hoảng. Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp 750 tỷ euro của ngân hàng trung ương EU đã giúp ngăn chặn chi phí vay vượt khỏi tầm kiểm soát và các nhà hoạch định chính sách của ECB dự kiến sẽ mở rộng chương trình này ngay trong tháng tới.

    Nhưng chương trình hiện vẫn đang trong quá trình thí điểm để xem xét các phương án phù hợp, trong khi đó, những tổn thất và chi phí kinh tế do đại dịch gây ra vẫn đang gia tăng.

    Merkel nói trong một bài phát biểu tại Berlin vào cuối ngày thứ 4 vừa qua rằng: “Làm chủ sự phục hồi kinh tế sẽ đòi hỏi một nỗ lực phi thường để đối phó với thách thức phi thường này.”

    Bà Merkel cho biết các quyết định để giải quyết những vấn đề trong đại dịch là một trong những khó khăn lớn nhất trong toàn bộ nhiệm kỳ của mình với tư cách là một thủ tướng.

    Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết: “Tầm quan trọng của đề xuất này trong tuần này không chỉ nằm ở số tiền mà nó sẽ mang lại, mà còn ở dạng đoàn kết tài chính mới.”

    Các nhà kinh tế của Goldman Sachs do Sven Jari Stehn dẫn đầu đã nói rằng: “Kế hoạch cứu trợ đề xuất của Macron-Merkel cho thấy một cam kết sâu sắc với Châu Âu và tăng khả năng hội nhập với quy mô hơn nữa.”
    xgameno1Tinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    Giờ hot trend là bơm, đua xem ai bơm mạnh anh nhỉ :))
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Con Bơm còn tăng mạnh :D
    Còn bơm CK còn lên mạnh :D
    xgameno1Tinhledt thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Dòng vốn ngoại có thể đang âm thầm quay trở lại
    - Tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng đã giảm mạnh từ vùng 23.500 trước đó xuống chỉ còn 23.300 đồng/đô la. Đây là một bất ngờ bởi hàng loạt các thông tin đang không hỗ trợ cho tỷ giá vào thời điểm hiện nay. Và bất ngờ này có thể là dấu hiệu cho thấy cơ hội rất lớn đang chờ các doanh nghiệp Việt Nam.

    Vốn ngoại cam kết đạt 8,55 tỉ đô la, chưa đến 80% cùng kỳ năm ngoái

    [​IMG]


    [​IMG]

    Tỷ giá đã liên tục tăng lên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, có thời điểm đã vượt mốc 23.600 đồng/đô la Mỹ, tương ứng với mức tăng 1,7% so với cuối năm 2019. Điều này đồng nghĩa với việc tiền đồng bị mất giá so với đô la Mỹ. Đây cũng là xu hướng chung của hàng loạt các đồng tiền khác trên thế giới, trong đó đáng chú ý hơn cả là việc đồng rupiah của Indonesia có thời điểm đã mất giá tới gần 15% so với đô la Mỹ.

    Nguyên nhân là do các nhà đầu tư lo ngại dòng tiền sẽ được rút ra khỏi các nước đang phát triển, cũng như nguồn cung về ngoại tệ trên thị trường sụt giảm do hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

    Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường ngoại hối gần đây của Việt Nam đang cho thấy những bất ngờ. Theo đó, tỷ giá đã giảm mạnh từ vùng 23.500 trước đó xuống chỉ còn 23.300 đồng/đô la Mỹ. Bất ngờ là bởi hàng loạt thông tin đang không hỗ trợ cho tỷ giá vào thời điểm hiện nay.

    Thứ nhất đó là việc cán cân thương mại thâm hụt lớn lên tới gần 2 tỉ đô la Mỹ trong cả tháng 4 và 15 ngày đầu của tháng 5-2020, do sản lượng xuất khẩu điện thoại của Samsung giảm tới trên 50% so với các tháng trước đó; xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may, da giày cũng ghi nhận mức sụt giảm lên tới 30%.

    Thứ hai, hiện tại cũng đang là thời điểm, mà theo các trader trên thị trường ngoại hối, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ bắt đầu chuyển lợi nhuận về nước sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức vào ngày 31-3 hàng năm, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản.

    [​IMG]

    Việc tỷ giá giảm mạnh cho thấy cung về ngoại tệ đang chi phối trên thị trường ngoại hối, hay nói đơn giản là cung lớn hơn cầu. Nguồn cung này hoặc là đến từ trong nước, do người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh việc bán ngoại tệ cho ngân hàng, hoặc là đến từ thị trường bên ngoài.

    Khả năng thứ nhất hiện nay được xem là thấp bởi tâm lý găm giữ đô la Mỹ của người dân và doanh nghiệp Việt Nam đã giảm mạnh trong khoảng hai năm gần đây khi giá trị đồng nội tệ liên tục duy trì được sự ổn định.

    Do đó, lượng đô la nhàn rỗi là không nhiều, mà nếu có thì hiện tại cũng chưa phải thời điểm thích hợp để bán ra. Do vậy, nguồn ngoại tệ này có thể đến từ thị trường bên ngoài nhưng đến qua kênh nào thì rất khó để có câu trả lời chính xác. Đó có thể là dòng vốn từ hoạt động giải ngân của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn từ các thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A), kiều hối và thậm chí là từ hoạt động vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp cũng như của chính các ngân hàng.

    [​IMG]Lập luận trên có lẽ chưa hợp lý bởi hiện tại dịch Covid-19 đang khiến cho nhu cầu đầu tư trên toàn cầu sụt giảm cùng với việc di chuyển giữa các quốc gia đang gặp nhiều khó khăn.

    Tuy nhiên, có lẽ đó là tâm lý và suy nghĩ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ. Còn các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia, phải chăng họ cho rằng lúc này mới đang là cơ hội?

    Nhìn vào thông tin về sản phẩm AirPods của Apple xuất hiện gần đây mới thấy rằng không biết họ vào Việt Nam từ lúc nào, sản xuất từ bao giờ và nhà máy sản xuất đặt ở đâu?

    Một vài thông tin rất ít cho biết Apple đã có các chuyến bay riêng đến Việt Nam và được sự cho phép của Chính phủ trong thời gian giãn cách xã hội.

    Với các nhà đầu tư gián tiếp (FII) và kiều bào ở nước ngoài thì rõ ràng lúc này mới là cơ hội, bởi lẽ giá trị tài sản hiện nay đã giảm đáng kể so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Nhưng câu hỏi được đặt ra là họ lấy tiền ở đâu hay phải chăng dòng tiền của họ không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

    Câu trả lời chắc chắn là hoạt động kinh doanh của họ cũng bị sụt giảm nhưng vấn đề chính là lợi suất của đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đang ở mức rất thấp. Theo đó, họ chỉ cần vay đô la ở nước ngoài với mức lãi suất 1-3%/năm rồi hoán đổi (swap) sang tiền đồng với chi phí phòng ngừa rủi ro (hedging) khoảng 2-3% và đem gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam với lãi suất 6-7%/năm.

    Chênh lệch về lợi suất đã vào khoảng 2-3%/năm. Đây cũng chính là lý do mà Techcombank cho biết vừa huy động thành công 500 triệu đô la Mỹ trên thị trường quốc tế để gia tăng hoạt động giải ngân cho các doanh nghiệp trong nước.

    Bên cạnh đó là thông tin về việc Việt Nam được mời tham dự vào diễn đàn của bộ tứ kim cương cũng như đón đầu làn sóng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc. Đây là yếu tố giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư bớt lo ngại về sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu mà có thể sẽ khiến cho cung về ngoại tệ thiếu hụt trên thị trường.

    [​IMG]

    Nếu như những nhận định ở trên là hợp lý thì rõ ràng cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang ở phía trước. Theo đó, kịch bản trong hai năm gần đây - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được nhiều ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối - sẽ lặp lại. Mua ngoại tệ, đồng nghĩa với việc NHNN sẽ phải bơm tiền đồng ra thị trường với một khối lượng tương ứng.

    Tuy nhiên, cầu về vốn của các doanh nghiệp trong nước hiện tại đang ở mức thấp sẽ khiến cho nguồn vốn bị dư thừa và lập tức gây áp lực cho hệ thống ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay ra nền kinh tế. Nếu lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, bình quân khoảng 3-4% cho cả năm 2020 thì NHNN hoàn toàn còn dư địa để hạ thêm các loại lãi suất điều hành trong thời gian tới.

    Mặt bằng lãi suất thấp cùng với việc các đơn hàng sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khôi phục lại hoạt động sản xuất trong thời gian tới. Vấn đề lúc này là các doanh nghiệp cần duy trì được sự sống để chờ đón cơ hội phía trước.

    Các doanh nghiệp dệt may và gỗ đang cho thấy sự thích nghi và chuyển hướng rất nhanh để có thể duy trì được sự tồn tại của mình. Đó là việc chuyển sang sản xuất và xuất khẩu khẩu trang cũng như các thiết bị bảo hộ khác của doanh nghiệp dệt may.

    Hiệp hội Chế biến gỗ mới đây cho biết xuất khẩu năm nay dự kiến sẽ vẫn đạt khoảng 12 tỉ đô la, tức là không có tăng trưởng so với năm 2019. Tuy nhiên, con số này cũng là rất tốt so với các ngành nghề khác.

    Kết quả này có được là do các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển sang các mặt hàng có giá trị nhỏ hơn và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì chỉ phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản... - những quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu tiêu thụ sụt giảm.
    xgameno1Tinhledt thích bài này.
  5. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    60.867
    Tôi nghĩ
    cả TG uptrend đến khi nào hết covid
    TinhledtBigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Chuẩn đấy bác @};-
    Đang full mg mà nhiều tin hỗ trợ quá :D
    xgameno1 thích bài này.
  7. ssivietnam_2018

    ssivietnam_2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2018
    Đã được thích:
    4.743
    Việt Nam bơm bao nhiêu hả các bác
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Xuất khẩu sang Mỹ dẫn đầu, đạt gần 25 tỉ USD trong dịch Covid-19
    Minh Chiến | 30/05/2020 10:17A A



    (NLĐO)- Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của nước ta gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

    Theo thông tin vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính đạt 196,84 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 99,36 tỷ USD (giảm 1,7%); nhập khẩu đạt 97,48 tỉ USD, (giảm 3,8%). Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước tính tiếp tục có mức xuất siêu 1,9 tỉ USD.

    Cơ quan thống kê cho biết, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của nước ta gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

    [​IMG]
    Trong 5 tháng có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD - Ảnh: Minh Phong

    Về xuất khẩu hàng hóa, tháng 5-2020 ước đạt 18,5 tỉ USD, tăng 5,2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 5-2020 giảm 15,5%.

    Trong 5 tháng có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; hàng dệt may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng
    --- Gộp bài viết, 30/05/2020, Bài cũ: 30/05/2020 ---
    Sắp bơm tiếp hoặc kích cầu tiếp là chắc chắn :D
    xgameno1 thích bài này.
  9. dautusieucp

    dautusieucp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2019
    Đã được thích:
    162
    tiền mặt như giấy lộn nhỉ, bữa có bác nào đăng cầm tiền 1 tháng mất 20-30% giá trị có khi lại hợp lý :D
    hoangketcauBigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Áp thuế nhập khẩu 0% với linh kiện lắp ráp ôtô

    - Theo Nghị định mới ban hành của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 10-7, nhiều linh kiện lắp ráp ôtô được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, tạo thuận lợi cho xe lắp ráp trong nước.

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016.

    Theo đó, quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. Chính sách này được áp dụng từ ngày 10-7.

    Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%.
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này