Chạy chạy gấp.... Chúng nó toàn "nén chặt rồi bung mạnh"....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lucky_goodman, 02/09/2014.

574 người đang online, trong đó có 229 thành viên. 06:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3805 lượt đọc và 39 bài trả lời
  1. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Nga cam kết không can thiệp quân sự vào Ukraine
    Thứ hai, 01/09/2014, 20:47 (GMT+7)


    Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov vừa đưa ra tuyên bố rằng sẽ không có sự can thiệp quân sự vào Ukraine, Nga ủng hộ các bên giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.

    Trước các giảng viên và sinh viên trường MGIMO hôm 1-9, Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov đã phát biểu là Nga sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine, Moscow chủ trương ủng hộ cho giải pháp hòa bình. Nhưng theo ông, đòi lực lượng dân quân đơn phương hạ vũ khí là yêu sách không thực tế.


    Ông Lavrov nói rằng, Washington và Brussels phải thúc Kiev chấm dứt sử dụng các vũ khí hạng nặng chống lại thường dân. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga lưu ý, khi quân đội Kiev dùng vũ khí hạng nặng chống thường dân ở đông nam, lực lượng dân quân không còn cách nào khác là phải đánh bật binh sĩ Ukraine khỏi các vị trí hỏa lực.

    Ông Lavrov nhấn mạnh, toàn bộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chung quy là chỉ nhằm đòi dân quân tự vệ hạ vũ khí và chấp nhận để bị tiêu diệt. Moscow hy vọng các cuộc đàm phán tại Minsk về giải quyết tình hình Ukraine sẽ tập trung hàng đầu vào một lệnh ngừng bắn.

    Trong khi đó, các tổ chức xã hội đông nam Ukraine, bao gồm hai vùng Donetsk và Lugansk đang lên tiếng kêu gọi đồng nghiệp của họ ở khắp Ukraine cùng phát triển một chương trình giải quyết xung đột cho đông nam đất nước và xác định quy chế đặc biệt cho Donbass.

    [​IMG]
    Đoàn xe thiết giáp Nga hành quân trên đường

    Điều này được nêu trong một tài liệu có chữ ký của Hội đồng Điều phối các tổ chức xã hội Donbass, bao gồm “Đảng Hòa bình” và Liên đoàn Lao động Luganshina.

    Theo đại diện của các tổ chức này, Donbass cần một qui chế đặc biệt, quyền tự quản và an ninh của vùng phải được đảm bảo bằng pháp luật có sự bảo lãnh của Liên bang Nga, Hoa Kỳ và EU. Các nhà hoạt động xã hội cũng kêu gọi “ngừng những áp lực trắng trợn bằng chiến tranh lên toàn bộ hệ thống nhà nước Ukraine.”

    Đại diện Cộng hòa nhân dân Lugansk và Cộng hòa nhân dân Donetsk cũng đã công bố quan điểm của mình, đòi Kiev phải công nhận tình trạng đặc biệt của họ tại cuộc gặp của Nhóm Liên lạc về vấn đề Ukraine, bắt đầu tổ chức ngày 1-9 tại Minsk – Thủ đô của Belarus.

    Theo quan điểm của 2 nước Cộng hòa tự xưng này, chỉ có “đàm phán là cách duy nhất có thể chấp nhận để giải quyết xung đột và khôi phục hòa bình.” Họ cũng dựa trên các nguyên tắc được phát triển tại cuộc gặp ở Geneva giữa đại diện của Nga, Hoa Kỳ, theo hãng thông tấn ITAR-TASS.
    Jean claude van damme đã loan bài này
  2. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Giá dầu giảm bất chấp căng thẳng toàn cầu
    [​IMG]
    Nguồn cung từ Libya tăng, OPEC lưỡng lự trong việc cắt giảm hạn ngạch dẫn đến tình trạng dư cung.
    Giá dầu phiên giao dịch 1/9 giảm bất chấp căng thẳng leo thang tại một số khu vực sản xuất dầu quan trọng.

    Giá dầu Brent tháng 10 trên sàn ICE giảm 0,2% xuống 103,08 USD/thùng. Giá dầu WTI trên sàn Nymex giảm 0,3% xuống 95,69 USSD/thùng.

    Tại Ukraine, lo ngại xung đột tiếp tục leo thang ngày càng tăng khi quân đội chính phủ thất thủ trước lực lượng ly khai thân Nga, trong khi tại Trung Đông, các đợt không kích của Mỹ tiếp tục diễn ra tại Iraq.

    Những diễn biến này vẫn chưa đủ để đẩy giá dầu tăng đáng kể khi thị trường vẫn được cung cấp đầy đủ. Giá dầu cuối tuần trước tăng nhẹ, nhưng lại giảm trong ngày đầu tuần này.

    Commerzbank cho biết, nguồn cung dư dả đã khiến giá dầu không thể tăng.

    Theo Công ty Dầu mỏ Quốc gia Libya, mới đây nước này đã tăng sản lượng lên 700.000 thùng/ngày .

    Nguồn cung tăng thêm từ Libya diễn ra cùng với tình trạng dư cung trên thị trường châu Âu khi OPEC không giảm sản lượng.

    OPEC hiện đang kiểm soát thị trường dầu toàn cầu và có thể tăng hoặc giảm sản lượng để điều tiết giá trong phạm vi mục tiêu nhất định.

    Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
    Mr Growthngaymaitroilaisang thích bài này.
  3. tuansale

    tuansale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2014
    Đã được thích:
    149
    Chuẩn ko cần chỉnh, nhg càn bổ sung thêm VND nữa cho đủ tứ trụ
  4. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    :-q:-q:-q
  5. lucky_goodman

    lucky_goodman Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    413
    Mới nhất đây
    NATO sẽ lập lực lượng đặc biệt để đối phó Nga
    Các nhà lãnh đạo NATO sẽ được yêu cầu thông qua việc thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh, có thể được điều động đến điểm nóng tại khu vực trong ít nhất là hai ngày, để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.
    [​IMG]
    Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Ảnh: Reuters

    "Chúng tôi sẽ phát triển một lực lượng mũi nhọn, đó là lực lượng phản ứng nhanh có thể triển khai quân trong thời gian rất ngắn. Binh sĩ trong lực lượng này sẽ được các nước thành viên đóng góp theo cơ chế luân phiên. Nó có thể bao gồm vài nghìn người, sẵn sàng hành động khi cần thiết với hỗ trợ về không quân, hải quân và các lực lượng đặc biệt", Reuters dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, phát biểu tại một cuộc họp báo.

    Một quan chức cấp cao của NATO giấu tên cho biết quy mô của lực lượng này có thể dao động từ "rất nhỏ cho đến tương đương một lữ đoàn". Một lữ đoàn của NATO thường gồm khoảng 3.000 đến 5.000 quân.

    Quan chức này cũng cho biết lực lượng có thể triển khai đến một khu vực khủng hoảng chỉ trong hai ngày. Tuy nhiên, theo các nguồn tin khác từ NATO, một số đơn vị có thể mất nhiều thời gian hơn để đến nơi.

    Tốc độ Nga thâm nhập vào khu vực Crimea của Ukraine hồi tháng ba đã khiến NATO tập trung vào việc đẩy mạnh tốc độ phản ứng nếu một cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra trên lãnh thổ của các nước trong khối NATO.Trên thực tế, NATO đã có sẵn một lực lượng phản ứng nhanh, nhưng nó phải mất năm ngày để di chuyển tới các địa điểm cần thiết.

    Việc thiết lập các lực lượng mới là một trong một loạt các biện pháp thuộc "kế hoạch hành động sẵn sàng" mà NATO sẽ thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở xứ Wales vào ngày 4/9. Mục đích của kế hoạch là nhằm đẩy mạnh biện pháp răn đe để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cáo buộc Nga đang tiến hành xâm lược Ukraine, giúp đỡ phe nổi dậy đảo ngược thế trận cuộc giao tranh giữa hai bên. "Một quốc gia láng giềng đang thực hiện xâm lược Ukraine trực tiếp và công khai. Điều này đã làm thay đổi tình hình trong khu vực xung đột một cách triệt để", Reuters dẫn lời phát biểu của ông Poroshenko tại một học viện quân sự ở Kiev.
  6. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Tìm hàng mà vào, Cl cũng vô ích thôi cu à ?
    Lên tàu PGS với anh sẽ có ăn !
    0988087979 thích bài này.
  7. VinST

    VinST Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    187
    Sướng thật, nghỉ lễ độc lập toàn anh em chim bịp mình chung vui với nhau, chim nhợn sợ chạy mất dép.
    Nhắc lại các bác là anh em chim bịp chúng ta phải thật đoàn kết, trong mọi tình xấu nhất cũng kiên quyết đồng lòng không bán ra 1 cổ nhé :drm1:drm1
    Jean claude van damme thích bài này.
  8. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Sau lễ phi ầm ầm.
    Tình hình vĩ mô ngày càng tốt.
    Tình hình kinh tế, chính trị thế giới khá ổn định. Putin là nhà lãnh đạo kiệt xuất, ko thể để xảy ra tình hình mất kiểm soát !
    ngaymaitroilaisang thích bài này.
    Jean claude van damme đã loan bài này
  9. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Tuần cuối tháng 8, khối ngoại ồ ạt bơm gần nghìn tỷ đồng vào chứng khoán Việt
    [​IMG]
    (ĐTCK) Tuần cuối tháng 8 khá đáng nhớ bởi sự tăng trưởng đột phá của các chỉ số cùng với thanh khoản cải thiện rõ rệt. Trong đó, sự trở lại của dòng vốn ngoại với những phiên mua ròng khá tích cực đã tác động tới tâm lý toàn thị trường hưng phấn hơn.
    Diễn biến trong tuần qua từ 25-29/8 trên sàn HOSE, khối ngoại đã thực hiện 3 phiên mua ròng và 2 phiên bán ròng. Cụ thể, khối này mua vào 61,51 triệu đơn vị, tăng 34,39% so với tuần trước và tổng giá trị 2.476,95 tỷ đồng, giảm 26,46% so với tuần trước. Ngược lại, khối bán ra 34,86 triệu đơn vị, giá trị 1.545,46 tỷ đồng, giảm 21,8% về lượng và 54,78% về giá trị .

    Tổng cộng, khối ngoại mua ròng hơn 26,65 triệu đơn vị với tổng giá trị lên đến 931,49 tỷ đồng. Trong khi tuần trước chỉ mua ròng gần 1,2 triệu đơn vị và giá trị là bán ròng 49,7 tỷ đồng.

    Giao dịch NĐTNN trên sàn HOSE trong tuần từ 25-29/8

    Ngày

    Khối lượng

    Giá trị (tr.đồng)

    Mua

    bán

    Mua-Bán

    Mua

    Bán

    Mua-Bán

    29/8

    26.252.010

    8.020.390

    18.231.620

    1.218.460

    317.210

    901.250

    28/8

    8.710.370

    6.540.280

    2.170.090

    253.580

    267.770

    -14.190

    27/8

    6.037.280

    7.845.230

    -1807950

    225.000

    359.320

    -134.320

    26/8

    9.661.050

    5.814.290

    3.846.760

    315.130

    244.680

    70.450

    25/8

    10.850.750

    6.636.650

    4.214.100

    464.780

    356.480

    108.300

    Tổng

    61.511.460

    34.856.840

    26.654.620

    2.476.950

    1.545.460

    931.490



    Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 3 phiên mua ròng và 2 phiên bán ròng. Tính chung cả tuần trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 5,42 triệu đơn vị và trị giá tương ứng 137,68 tỷ đồng, tăng 60,36% về lượng và 83,57% về giá trị so với tuần trước.

    Ngược lại, khối này bán ra 7,3 triệu đơn vị và tổng giá trị đạt 85,42 tỷ đồng, tăng 125,3% về lượng và 83,36% về giá trị so với tuần trước.

    Như vậy, khối này bán ròng 1,88 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 18,95 tỷ đồng. Trong khi tuần trước mua ròng 140.894 đơn vị và trị giá là bán ròng 10,4 tỷ đồng.

    Giao dịch NĐTNN trên sàn HNX trong tuần từ 25-29/8

    Ngày

    Khối lượng

    Giá trị (tr.đồng)

    Mua

    bán

    Mua-Bán

    Mua

    Bán

    Mua-Bán

    29/8

    1.561.570

    1.079.509

    482.061

    31.300

    24.390

    6.910

    28/8

    392.100

    2.044.796

    -1.652.696

    9.730

    43.640

    -33.910

    27/8

    697.000

    1.025.000

    -328.000

    13.490

    27.540

    -14.050

    26/8

    1.498.100

    2.484.500

    -986.400

    50.740

    47.030

    3.710

    25/8

    1.270.600

    670.240

    600.360

    32.420

    14.030

    18390

    Tổng

    5.419.370

    7.304.045

    -1.884.675

    137.680

    156.630

    -18.950

    Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:

    Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần cuối tháng 8 khá sôi động. Sau thời gian dài bán ròng, khối ngoại trở lại mua ròng trong những phiên đầu tuần đã giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước hưng phấn hơn. Đây là một trong những nhân tố tích cực giúp thị trường bứt phá mạnh trong tuần qua.

    Đáng chú ý nhất là phiên giao dịch cuối tuần ngày 29/8. Với giao dịch thỏa thuận đột biến 15 triệu đơn vị VIC ở mức giá tham chiếu với tổng giá trị lên đến 847 tỷ đồng khiến khối ngoại có phiên mua ròng kỷ lục với giá trị vượt 900 tỷ đồng, cao nhất kể từ hồi đầu tháng 4 đến nay.

    VIC cũng chính là tâm điểm giao dịch của khối này trong tuần qua. Ngoại trừ phiên mua ròng kỷ lục trên, các phiên còn lại cổ phiếu VIC chủ yếu bị bán ròng khá mạnh. Trong hau phiên giữa tuần, VIC luôn bị bán ròng trên 1 triệu đơn vị với giá trị lên đến hơn 60-70 tỷ đồng.

    Ngoài ra, các cổ phiếu bluechip khác như GAS, KDC, HAG… tiếp tục bị khối ngoại chốt lời.

    Không nằm trong nhóm bluechip nhưng KBC cũng khá tỏa sáng trong phiên giữa tuần. Chính nhờ lực cầu ngoại mạnh với khối lượng mua ròng hơn 2,4 triệu đơn vị, trị giá 31,39 tỷ đồng đã giúp KBC tăng trần với lượng khớp lệnh lớn hơn 5,78 triệu đơn vị trong phiên 26/8.

    Trên sàn HNX, dòng vốn ngoại vẫn chủ yếu tập trung giao dịch các mã quen thuộc như PVS, KLS, VND… Ngoài ra còn sự xuất hiện của các cổ phiếu dầu khí PVC, PVE.

    Như vậy trong tuần qua, trên cả hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 24,77 triệu đơn vị với tổng giá trị lên đến 912,54 tỷ đồng. Trong khi tuần trước mua ròng hơn 1,3 triệu đơn vị và tổng giá bán ròng hơn 60 tỷ đồng.

    Mặc dù vậy, giao dịch mua ròng mạnh tuần cuối không làm thay đổi tình trạng bán ròng trong cả tháng 8 vừa qua.

    Theo thống kê, tính chung cả tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 172,16 triệu đơn vị với tổng giá trị 8.279,29 tỷ đồng và bán ra 166,75 triệu đơn vị, trị giá 8.620,06 tỷ đồng. Tổng cộng, khối này đã mua ròng 5,85 triệu đơn vị, tuy nhiên tổng giá trị làbán ròng 340,77 tỷ đồng.
  10. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Chứng khoán Việt Nam sẽ còn tăng
    [​IMG]
    Ông David Roes

    (ĐTCK) “Các nghiên cứu mang tính hệ thống trong thời gian khá dài của chúng tôi chỉ ra rằng, không chỉ trong năm nay, mà những năm tới, TTCK Việt Nam sẽ trong xu thế tăng”, ông David Roes, Tổng giám đốc Công ty Asean Investment Advisors chia sẻ.
    TTCK Việt Nam trong những phiên gần đây tăng điểm khá ấn tượng. Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm, VN-Index có thể chạm 650 điểm, ông có nghĩ như vậy?

    Rất khó để đưa ra mức điểm mà VN-Index có thể đạt được vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sau 7 năm tham gia TTCK Việt Nam, các nghiên cứu mang tính hệ thống trong thời gian khá dài của chúng tôi chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng, nên không chỉ trong năm nay, mà những năm tới, TTCK sẽ trong xu thế tăng. Tuy nhiên, đặc thù tăng trưởng của TTCK là tăng luôn đan xen với giảm, nhưng đỉnh sau thường cao hơn đỉnh trước.

    Ngoài yếu tố chu kỳ tăng trưởng kinh tế, theo ông, đâu là những lý do hỗ trợ cho TTCK Việt Nam tăng trưởng?

    Chưa bao giờ NĐT nước ngoài nhận thấy Chính phủ Việt Nam quyết liệt như hiện nay trong thực hiện các bước cải cách nền kinh tế. Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực then chốt, tạo hiệu ứng lan tỏa lớn là tái cơ cấu đầu tư công, DNNN và thị trường tài chính, ngân hàng. NĐT nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi Chính phủ Việt Nam đặt kế hoạch cổ phần hóa 432 DN trong giai đoạn 2014 - 2015, vì đây là một mục tiêu thách thức, nhưng họ có niềm tin kế hoạch này sẽ thành công.

    Ngoài ra, thanh khoản của TTCK liên tục được cải thiện. 2 năm trước, thanh khoản trung bình chỉ khoảng 20 triệu USD/phiên, nhưng gần đây tăng mạnh lên 100 - 300 triệu USD/phiên. Dự kiến, trong năm tới, thanh khoản có thể đạt 400 - 500 triệu USD/phiên, sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường.

    Đáng chú ý, P/E của TTCK Việt Nam hiện khoảng 13 lần, thấp hơn nhiều so với các thị trường tương đồng trong khu vực như Philippines 20 lần, Indonesia 20,2 lần. Hơn nữa, theo tính toán của chúng tôi, chỉ số P/E này phần lớn phản ánh nhóm cổ phiếu lớn, trong đó tập trung là 30 cổ phiếu trong VN30. Trong khi đó, thị trường hiện có hơn 700 mã cổ phiếu, nên nhiều cổ phiếu có P/E chỉ từ 3 - 5 lần. Điều này mang lại những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong con mắt của NĐT nước ngoài.

    Được biết, trong danh mục đầu tư của Asean Small Cap Fund do Asean Investment Advisors quản lý, có nhiều cổ phiếu thị giá thấp như: VIG, IDJ, NVT... Các cổ phiếu này đang bị các Sở GDCK đặt vào diện kiểm soát, cảnh báo do kinh doanh thua lỗ. Asean Small Cap Fund có e ngại rủi ro mất vốn khi cổ phiếu đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết, DN phá sản?

    Ngoài là cổ đông lớn của 12 DN, chúng tôi còn nắm giữ cổ phiếu của nhiều DN khác. Triết lý của chúng tôi là đầu tư vào các DN vừa và nhỏ, có thị giá cổ phiếu thấp. Không có gì chắc chắn trong danh mục đầu tư của chúng tôi sẽ không có cổ phiếu nào bị hủy niêm yết, DN bị giải thể, phá sản. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, nếu tình huống xấu này xảy ra, thì cũng chỉ có 1 - 2 DN bị hủy niêm yết, phá sản, trong khi danh mục đầu tư của chúng tôi là 20 DN, nên rủi ro như vậy là chấp nhận được.

    Thị trường có lý khi định giá một cổ phiếu nào đó 1.000 - 2.000 đồng/CP. Chúng tôi biết điều đó, nhưng sẵn sàng đầu tư vào những cổ phiếu này nếu thỏa mãn các điều kiện đầu tư.

    Các điều kiện đó là gì, thưa ông?

    Thứ nhất, đó là DN có nền tảng hoạt động kinh doanh vững chắc, từng thành công trong quá khứ, đã tích lũy được tài sản, nhất là đất đai. Chúng tôi tập trung tìm hiểu lý do thành công trong quá khứ của DN, những khó khăn khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh do nội tại của DN bất ổn hay do suy thoái kinh tế tác động. Nếu là do suy thoái kinh tế thì khi yếu tố này qua đi, DN có thể thành công tiếp trong tương lai.

    Thứ hai, ban lãnh đạo DN có luôn mở lòng đón tiếp NĐT mới, nhất là NĐT nước ngoài hay không. Thực tế tiếp xúc với hàng trăm DN trong 2 năm qua cho thấy, rất nhiều lãnh đạo DN từ chối tiếp xúc với chúng tôi. Thậm chí, có lãnh đạo DN hẹn chúng tôi tới 5 lần nhưng không gặp. Với những DN này, tuy đánh giá cơ hội đầu tư hấp dẫn, nhưng chúng tôi không đầu tư.

    Thứ ba, DN sẽ làm gì với đồng tiền đầu tư của chúng tôi, tiền này có tạo ra lợi nhuận cho DN và cổ đông không, hay phục vụ cho mục đích riêng của ban lãnh đạo DN. Sau khi có lợi nhuận, DN có phân chia cho cổ đông không, thông tin DN có minh bạch không.

    Ông có thể chia sẻ kế hoạch thoái vốn của Asean Small Cap Fund?

    Hiện chưa có kế hoạch cụ thể về thời điểm thoái vốn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bắt đầu thoái vốn nếu TTCK Việt Nam tăng nóng. Mặc dù vậy, chúng tôi không thoái toàn bộ danh mục, vì có những khoản đầu tư kéo dài hàng chục năm thông qua các cam kết chặt chẽ với ban lãnh đạo DN.
  11. lucky_goodman

    lucky_goodman Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    413
    NATO sẽ lập lực lượng đặc biệt để đối phó Nga
    Các nhà lãnh đạo NATO sẽ được yêu cầu thông qua việc thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh, có thể được điều động đến điểm nóng tại khu vực trong ít nhất là hai ngày, để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.
    [​IMG]
    Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Ảnh: Reuters

    "Chúng tôi sẽ phát triển một lực lượng mũi nhọn, đó là lực lượng phản ứng nhanh có thể triển khai quân trong thời gian rất ngắn. Binh sĩ trong lực lượng này sẽ được các nước thành viên đóng góp theo cơ chế luân phiên. Nó có thể bao gồm vài nghìn người, sẵn sàng hành động khi cần thiết với hỗ trợ về không quân, hải quân và các lực lượng đặc biệt", Reuters dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, phát biểu tại một cuộc họp báo.

    Một quan chức cấp cao của NATO giấu tên cho biết quy mô của lực lượng này có thể dao động từ "rất nhỏ cho đến tương đương một lữ đoàn". Một lữ đoàn của NATO thường gồm khoảng 3.000 đến 5.000 quân.

    Quan chức này cũng cho biết lực lượng có thể triển khai đến một khu vực khủng hoảng chỉ trong hai ngày. Tuy nhiên, theo các nguồn tin khác từ NATO, một số đơn vị có thể mất nhiều thời gian hơn để đến nơi.

    Tốc độ Nga thâm nhập vào khu vực Crimea của Ukraine hồi tháng ba đã khiến NATO tập trung vào việc đẩy mạnh tốc độ phản ứng nếu một cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra trên lãnh thổ của các nước trong khối NATO.Trên thực tế, NATO đã có sẵn một lực lượng phản ứng nhanh, nhưng nó phải mất năm ngày để di chuyển tới các địa điểm cần thiết.

    Việc thiết lập các lực lượng mới là một trong một loạt các biện pháp thuộc "kế hoạch hành động sẵn sàng" mà NATO sẽ thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở xứ Wales vào ngày 4/9. Mục đích của kế hoạch là nhằm đẩy mạnh biện pháp răn đe để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cáo buộc Nga đang tiến hành xâm lược Ukraine, giúp đỡ phe nổi dậy đảo ngược thế trận cuộc giao tranh giữa hai bên. "Một quốc gia láng giềng đang thực hiện xâm lược Ukraine trực tiếp và công khai. Điều này đã làm thay đổi tình hình trong khu vực xung đột một cách triệt để", Reuters dẫn lời phát biểu của ông Poroshenko tại một học viện quân sự ở Kiev.

Chia sẻ trang này