Chạy nước rút “làm sạch” nhà băng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gakho79, 31/07/2015.

5295 người đang online, trong đó có 704 thành viên. 08:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1322 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Chạy nước rút “làm sạch” nhà băng
    Những ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng và hàng loạt thương vụ sáp nhập đang là điểm nhấn của ngành ngân hàng từ đầu năm đến nay, khi hạn chót trong kế hoạch dọn dẹp, lành mạnh nhà băng đang cận lề.

    Chỉ trong 6 tháng đầu năm, 3 ngân hàng (NH) cổ phần được NH Nhà nước tuyên bố mua lại với giá 0 đồng, giao cho các NH quốc doanh tái cơ cấu, sắp xếp lại.

    Nhiều thương vụ sáp nhập khác cũng hoàn thành hoặc vào giai đoạn then chốt khi đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 kết thúc. Mục tiêu đến cuối năm, sẽ không còn NH thuộc diện yếu kém nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng công cuộc "làm sạch" ngành NH mới chỉ ở bước đầu.

    Làm gì với những NH 0 đồng?

    Hơn 5 tháng sau khi chính thức bị NH Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, giao cho NH TMCP Ngoại thương (Vietcombank) tiếp quản và hỗ trợ toàn diện về quản trị, công nghệ, thanh khoản… NH Xây dựng Việt Nam (VNCB) đang tái khởi động lại các hoạt động kinh doanh. Từ đầu tháng 7-2015, VNCB chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới là CB, mở chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng gửi tiền.

    Dự kiến đầu tháng 8, CB sẽ công bố loạt sản phẩm tín dụng với công nghệ NH chuyển giao từ Vietcombank từ xử lý, giải quyết thủ tục hồ sơ vay vốn... Những hoạt động này đánh dấu sự trở lại của VNCB sau biến cố từ tháng 7 năm ngoái, khi dàn lãnh đạo của NH này bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam và trở thành NH cổ phần đầu tiên bị "quốc hữu hóa".

    [​IMG]
    NH Xây dựng thay đổi nhận diện thương hiệu sau khi được mua lại với giá 0 đồng
    Trong khi đó, 2 NH bị mua lại 0 đồng khác là NH TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và NH TMCP Đại Dương (Ocean Bank) vẫn đang được NH TMCP Công thương (Vietinbank) hỗ trợ về thanh khoản, bộ máy quản trị sau khi dàn lãnh đạo 2 NH này bị bắt vì nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động. GPBank là NH cổ phần cuối cùng nằm trong danh sách yếu kém phải tái cơ cấu nhưng trong khoảng 3 năm qua vẫn chưa thể thực hiện được.

    Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết NH 0 đồng có thể hiểu là mọi quyền lợi của cổ đông NH này trước đó sẽ không còn nhưng quyền lợi của người gửi tiền luôn được đảm bảo. Trách nhiệm của NH này sẽ là xử lý quyền lợi của người gửi tiền và thu hồi nợ.

    Trong khi đó, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, phân tích đối với những NH 0 đồng, bước tiếp theo của NH Nhà nước sẽ là bơm tiền ngắn hạn cho NH, bổ sung nguồn lực tài chính, bỏ chi phí để duy trì và cải thiện hiệu quả hoạt động đi cùng với việc tái cấu trúc, làm lành mạnh hóa tình trạng tài chính…

    Khi đó, chắc chắn nguồn lực tài chính mà NH Nhà nước phải bỏ ra để bổ sung vốn và trang trải chi phí hoạt động, tiến hành tái cơ cấu không nhỏ như cái giá danh nghĩa 0 đồng mọi người thấy. Nếu theo quy định hiện hành, NH Nhà nước phải bỏ ra ít nhất 3.000 tỉ đồng để đáp ứng yêu cầu vốn pháp định tối thiểu.

    "Tuy về pháp luật, không có chuyện nhà nước tịch thu hay quốc hữu hoá NH nhưng để dễ hình dung thì có thể nói tất cả các NH thương mại đều sẽ được cổ phần hoá. Vì vậy, các NH này đang là cổ phần, được tạm thời quốc hữu hoá và sau này chắc chắn sẽ lại được cổ phần hoá trở lại" - luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB Pháp chế, Hiệp hội NH Việt Nam, nhận xét.

    Thay cả bình lẫn rượu

    Chuyên gia tài chính NH, TS Nguyễn Trí Hiếu, nhìn nhận năm 2015 là năm cuối cùng trong lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, mà ngành NH là một trong 3 trọng điểm nên việc chạy nước rút là dễ hiểu. Từ đầu năm đến nay, điểm nổi bật nhất là các NH yếu kém bị mua lại 0 đồng và nhiều thương vụ sáp nhập khác được NH Nhà nước phê duyệt. NH Nhà nước đang "làm sạch" qua việc xử lý các NH 0 đồng và "làm gọn" qua việc loại bỏ những NH yếu kém để sáp nhập vào các NH mạnh hơn. "Từ khoảng 40 NH thương mại xuống chỉ còn khoảng 30 NH hiện nay và chặng đường giảm thêm một nửa các NH phải mất thêm vài năm nữa" - TS Hiếu phân tích.

    Ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định việc chuyển từ một NH cổ phần sang mô hình công ty TNHH một thành viên, con người cũ sang con người mới, cách tiếp cận mới và được các NH quốc doanh có kinh nghiệm, tiềm lực, quản trị, dưới sự hỗ trợ của NH Nhà nước… hoạt động của NH sau khi bị mua lại chắc chắn sẽ tốt hơn.

    Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng thay đổi hoàn toàn chủ sở hữu là nhà nước, thay đổi cơ bản sự quản lý, điều hành là các NH thương mại có vốn chi phối của nhà nước, là thay cả "bình" lẫn "rượu". Có điều, "vỏ" thì đã xong nhưng "ruột" phải mất một số năm chuyển đổi. "Các NH chắc chắn sẽ được khôi phục để trở lại hoạt động bình thường và tốt hơn trước, vì đây là trách nhiệm và danh dự của NH Nhà nước cũng như của 2 NH thương mại có quy mô và uy tín hàng đầu của nhà nước" - ông Đức nhìn nhận.

    Quan trọng hơn, với những bước đi quyết liệt và mạnh mẽ của NH Nhà nước sẽ khiến các NH nhỏ khác… "giật mình" để nỗ lực làm tốt hơn, tự mình tái cơ cấu vững chắc hơn. Bản thân những thương vụ sáp nhập khác, NH sau sáp nhập cũng sẽ gia tăng sức cạnh tranh, quy mô hoạt động và mạng lưới phân phối.

    Nói thêm về điều này, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng việc mua lại các NH của NH Nhà nước mới chỉ là bắt đầu chứ không phải là kết thúc của một biện pháp tái cấu trúc. NH Nhà nước sẽ chịu những thách thức, áp lực và chi phí không nhỏ để có thể tái cấu trúc và lành mạnh hóa tình trạng tài chính của những NH này.

    "Tất nhiên, bỏ 0 đồng chưa gọi là "hời" và bỏ thêm chi phí thì cũng chưa gọi là kém hiệu quả. Đây mới chỉ là giá đầu vào, còn lời hay lỗ (tài chính) còn tùy thuộc vào giá đầu ra (tức giá bán) sau này, và quan trọng hơn hết ở góc độ NH Nhà nước là lợi ích kinh tế chứ không thuần túy là lợi ích tài chính" - ông Tuấn lưu ý.

    Sau hỗ trợ là sáp nhập?

    Trong những thương vụ Vietcombank hỗ trợ VNCB, Vietinbank phụ trách OceanBank và GPBank, sau quá trình hỗ trợ về thanh khoản, quản trị, bộ máy con người… liệu có lộ trình sáp nhập trong tương lai?

    Một chuyên gia kinh tế phân tích sau những biến cố ở các NH này, nếu yêu cầu sáp nhập ngay vào Vietcombank hoặc Vietinbank sẽ rất khó bởi tốn kém chi phí nhưng nếu chỉ dùng nguồn lực, kinh nghiệm quản trị để tiếp quản đầu tư, cải tiến lại thì khả năng phục hồi rất lớn. Quan trọng nhất là người gửi tiền và khách hàng không bị thiệt.

    Ở góc độ nào đó, Vietcombank và Vietinbank cũng có lợi trong quá trình hỗ trợ bởi thực tế yếu kém của những NH 0 đồng quá nhỏ bé so với tiềm lực của 2 NH này. Và trong tương lai khi các NH yếu kém đã khôi phục lại hoạt động, việc sáp nhập cũng giúp Vietcombank, Vietinbank mở rộng mạng lưới, quy mô…
    hbtsdvietjethcm thích bài này.
  2. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Ai sẽ là 'ông lớn' ngân hàng khu vực ?

    [​IMG]
    Đề án Tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ đang bước vào chặng kết thúc, mục tiêu đến cuối năm 2015 phấn đấu hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng có quy mô và trình độ tương đương các ngân hàng khu vực.


    “Ông lớn” tranh tài

    Cả 3 ngân hàng TMCP: Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID), Công Thương Việt Nam (mã CTG) và Ngoại Thương Việt Nam (mã VCB) đang tích cực nâng tầm quy mô, vốn, trình độ quản trị… để chạy đua trở thành 1 trong 2 ngân hàng tầm cỡ khu vực đầu tiên vào năm cuối năm 2015.

    So sánh tương quan lực lượng của 03 ngân hàng này cho thấy CTG đang là ngân hàng lợi thế về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản so với BID và VCB.

    Bảng Các chỉ tiêu Tài chính của 03 ngân hàng. (Tính đến hết quý 2/2015)

    [​IMG]

    Nợ xấu cuối quí II là 1.2%, lợi nhuận 3870 tỉ tốt nhất dòng bank!
    Năm 2015, ba ngân hàng này đặt kế hoạch kinh doanh rất ấn tượng. Dự kiến lợi nhuận trước thuế của CTG là 7.300 tỷ đồng, VCB là 5.900 tỷ đồng, BID là 7.500 tỷ đồng. Mức cổ tức của CTG là 9% và BID chia là 9,4%, VCB là 10%.

    Ba ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cũng lọt bảng xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Tạp chí Forbes Global 2000. Trong đó thứ hạng của CTG cao nhất, xếp thứ 1.902 với giá trị thị trường tính đến tháng 5/2015 là 3 tỷ USD; doanh thu 2,23 tỷ USD. BID xếp vị trí thứ 1.913 với giá trị thị trường 2,3 tỷ USD và doanh thu 2,44 tỷ USD. VCB đứng thứ 1.985 với doanh thu 1,65 tỷ USD, thị giá 4,4 tỷ USD.

    Tạo “sức mạnh Thánh Gióng”

    Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, để đạt ngân hàng tầm khu vực thì tổng tài sản tối thiểu 50 tỷ USD, vốn chủ sở hữu khoảng 5 tỷ USD.

    Đến nay, cả 3 ngân hàng đều tăng trưởng nhanh về vốn chủ sở hữu, tổng tài và mạng lưới khi nhận sáp nhập thêm các ngân hàng yếu kém.

    Có lẽ ngân hàng được kỳ vọng nhiều nhất là CTG khi mới đây tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 của CTG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã kỳ vọng CTG sẽ trở thành 1 trong 2 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có quy mô ngang tầm khu vực.

    CTG đã sáp nhập xong ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG bank), đưa tổng mạng lưới của CTG lên gần 1.200 điểm giao dịch, nằm trong Top ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam.

    Sắp tới, CTG sẽ tăng vốn điều lệ lên 49.000 tỷ đồng, tăng tổng tài sản lên 746.000 tỷ đồng, tiếp tục niêm yết thêm 2,4 tỷ cổ phiếu vốn Nhà nước để trở thành Top 6 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường chứng khoán về giá trị vốn hóa.

    Định hướng ngân hàng tầm cỡ khu vực thứ 2 tiếp theo là VCB. Tuy nhiên, đến nay VCB mới đang tìm kiếm ngân hàng sáp nhập để nâng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng và tổng tài sản lên 650.000 tỷ đồng. Trước đó, thông tin ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) sẽ về với VCB đã “chìm xuồng”.

    Dự kiến đến năm 2020, vốn chủ sở hữu của VCB khoảng 95.000 tỷ đồng, tổng tài sản dự kiến đến năm 2020 là 1,2 triệu tỷ đồng.

    Còn BID vừa tuyên bố là ngân hàng đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ sáp nhập trong giai đoạn 2 của Đề án tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng.

    Đến nay, BID cũng đã thực hiện xong việc sáp nhập ngân hàng TMCP Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) chỉ trong 55 ngày “thần tốc”, giúp tăng mạng lưới của BID lên 1.000 điểm, rút ngắn được 7 năm khi có thêm 231 điểm giao dịch của MHB.

    Sắp tới, BIDV sẽ tăng mạnh vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại ngân hàng liên doanh VID Public, từ nguồn phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2…

    Tương quan về hệ thống các công ty con và công ty thành viên, cả 03 ngân hàng đều có đến hơn 10 các công ty hoạt động về tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ... và các văn phòng tại một số nước Đức, Singapore, chi nhánh tại các nước trong khu vực như Lào, Myanma, tham gia vào các ngân hàng liên doanh Việt-Nga, Lào - Việt… Riêng CTG có thêm công ty vàng bạc đá quý. Đây là cơ sở quan trọng để 03 ngân hàng này trở thành Tập đoàn tài chính tầm cỡ khu vực và thế giới.

    Bên cạnh đó, trong việc tái cơ cấu hệ thống, cả 03 ngân hàng trên đều tham gia hỗ trợ các ngân hàng yếu kém, kinh doanh lỗ lã để ổn định hệ thống: CTG hỗ trợ ngân hàng Đại Dương (Oceanbank). VCB hỗ trợ ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB). BID hỗ trợ hợp nhất 3 Ngân hàng cổ phần Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Sài Gòn.

    Nhiều câu hỏi đặt ra đây có phải là “của để dành” giúp các ngân hàng lớn mạnh hơn nữa. Vì dù đã sáp nhập các ngân hàng nhỏ, nhưng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này cũng chỉ mới đạt 1 - 2 tỷ USD, tổng tài sản đạt trên dưới 30 tỷ USD.

    Còn theo một chuyên gia ngân hàng cho biết, “không ngoại trừ khả năng các ngân hàng này sẽ tiến tới hợp lực với những ngân hàng lớn khác trở thành “người khổng lồ”.
    hailuabuonchungAnhMT thích bài này.
  3. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    07:45 Thứ sáu, 31/07/2015[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Dự trữ ngoại tệ tăng, có lung lay tỷ giá?
    Giá USD trên thị trường liên ngân hàng và tự do đang biến động. Ngoài nguyên nhân tác động từ nhập siêu, còn có tâm lý “găm” ngoại tệ, kỳ vọng tỷ giá điều chỉnh của tổ chức và cá nhân. Chưa kể, câu chuyện Bộ Tài chính vay tiền Ngân hàng Nhà nước cũng góp phần tác động.

    Giá USD "tỉnh giấc"

    Sáng 29/7, anh Nguyễn Vinh, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán tại Hà Nội cho biết, mấy hôm nay, thấy giá USD chợ đen đột nhiên tăng vọt, liệu có phải do tỷ giá sắp điều chỉnh. Chị Hà Anh, chủ một tiệm vàng cho hay mấy ngày nay, giá biến động lên xuống thất thường. Nếu đầu tuần, giá USD mở cửa vọt lên ngưỡng bán ra 21.930-21.940 đồng/USD thì đô la Úc (AUD) lại giảm mạnh chỉ còn 15.900 đồng/AUD. "Ngày 29/7, giá USD đã giảm nhẹ 10 đồng chỉ còn 21.920 đồng/USD; còn giá AUD lại tăng lên mức 16.050 đồng". Bà chủ tiệm vàng lý giải: Thông tin thị trường cho thấy tỷ giá đang căng nên dân tình mua găm giữ.

    Bình luận về hiện tượng giá USD niêm yết của ngân hàng đột nhiên tăng, phó tổng GĐ một ngân hàng cổ phần lớn nói: "Mấy hôm trước nghe đồn có một nhà băng ngày nào cũng đặt lệnh lớn xin mua từ NHNN. Khi cơ quan quản lý "bắt" giải trình chi tiết mua cho ai, mua để làm gì, đơn vị này đột ngột dừng đề nghị.

    Một chuyên gia ngân hàng phân tích: Khả năng biến động về giá USD mấy hôm nay đến từ yếu tố tâm lý khá nhiều. Thông tin dự báo về thâm hụt thương mại năm nay (chênh lệch nhập siêu - xuất siêu) có thể tiếp tục ngốn 3-4 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, câu chuyện Bộ Tài chính đặt vấn đề muốn "mượn" Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng để tạm ứng cho chi tiêu công khiến những đồn đoán về tỷ giá có lý do dậy sóng.

    Bộ Tài chính vay tiền có tác động đến tỷ giá?

    Trong một bản tin nhận định về thị trường ngoại hối 6 tháng đầu và cuối năm 2015 vừa phát ra, Trung tâm nghiên cứu BIDV tính toán: Từ nửa cuối tháng 5 đến hết tháng 6, mặc dù vẫn duy trì ở mức cao (bám sát ngưỡng tỷ giá bán ra của NHNN 21.820 đồng/USD) nhưng đà tăng đã chững lại; tỷ giá chuyển sang đi ngang trong biên độ hẹp 21.800 - 21.820 đồng/USD. Tuy nhiên, ngoài đánh giá dự trữ ngoại hối quốc gia là một "bệ đỡ" mạnh, bộ phận nghiên cứu BIDV lại lưu ý: Mặc dù NHNN đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ vào cuối tháng 5 khẳng định việc thực hiện cam kết điều chỉnh không quá 2% với tỷ giá (cũng như sẵn sàng can thiệp để giữ ổn định thị trường) nhưng không thể phủ nhận những rủi ro tiềm ẩn. "Tỷ giá sẽ duy trì ở mức cao, diễn biến giằng co theo hướng tăng, dao động phổ biến trong khoảng 21.800-21.890 đồng/USD"- bộ phận này nhận định.

    "Dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 7/2015 đã đạt 37 tỷ USD. Đây là số dự trữ tiền tươi thóc thật, bấm nút một cái là có ngay. Còn nếu tính cả các khoản khác như vàng, tiền gửi của kho bạc, của các tổ chức tín dụng ở NHNN (không phải bằng tiền đồng)… thì khoảng 40 tỷ USD. Hiện riêng vàng chúng ta có 10 tấn" .

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

    (nguồn: TBKTSG ngày 29/7)

    Trước những diễn biến này, ngày 29/7, trao đổi với PV Tiền Phong,một lãnh đạo NHNN cho hay, vẫn đang theo sát diễn biến thị trường. "Thâm hụt thương mại tăng vì cầu trong nước tăng trở lại, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát ở mức 3-4 tỷ USD"- vị này nói. Trước diễn biến đồng USD trên thế giới tăng giá, nhiều đồng tiền khác như EURO, AUD đang mất giá; doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu kêu thiệt về tỷ giá hoán đổi; NHNN có cân nhắc hỗ trợ về tỷ giá chăng? Vị lãnh đạo trên cho biết: Phiên họp vừa sáng nay công bố rồi, Ngân hàng T.Ư Mỹ đã cân nhắc không điều chỉnh lãi suất. NHNN cũng cần nhắc lại quan điểm đang điều hành tỷ giá, chính sách tiền tệ vì mục tiêu tổng thể của nền kinh tế. "Tỷ giá giữ quan điểm không biến động quá 2% như Thống đốc đã cam kết (đã tăng hết dư địa - PV)"- vị này nhấn mạnh.
    Bình luận về động thái Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa chỉ đạo Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) xây dựng phương án đề xuất NHNN cho ngân sách mượn 30.000 tỷ đồng; lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng: Nếu NHNN cho Bộ Tài chính vay số tiền trên, có thể tâm lý lo ngại dự trữ ngoại hối mỏng sẽ khiến tăng kỳ vọng tỷ giá điều chỉnh. Tuy nhiên, ở góc độ khác, nếu điều này xảy ra, ngân hàng sẽ tăng bán USD và nguồn cung sẽ dồi dào hơn.
    hbtsd thích bài này.
  4. vietjethcm

    vietjethcm Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/07/2015
    Đã được thích:
    237
    Hy vọng nay ngân hàng tăng
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  5. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Ngân hàng xin bán quyền kiểm soát cho cổ đông ngoại
    Nhiều ngân hàng đang tìm kiếm đối tác ngoại để bán cổ phần với tỷ lệ tối đa cho phép 30%, thậm chí có nhà băng còn tính đến việc xin chủ trương bán quyền kiểm soát.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Tổng giám đốc một ngân hàng vốn trên 10.000 tỷ đồng cho biết, sau 3 năm tái cơ cấu, hoạt động của Ngân hàng dần tăng trưởng và ổn định. Nợ xấu đã được kiểm soát xuống mức trên 1% sau khi nhà băng này đã bán lượng nợ xấu khổng lồ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

    Chính việc minh bạch thông tin và từng bước đẩy mạnh xử lý nợ xấu của nhà băng này đã tạo điều kiện tốt cho việc thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, trong giai đoạn 2014 - 2015, dù đang quá trình đẩy mạnh tái cấu trúc, ngân hàng này đã thu hút được 2 quỹ đầu tư nước ngoài đến từ Hồng Kông, với tỷ lệ cổ phần nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài là 15% trong đợt tăng vốn đầu năm 2015 của ngân hàng.

    [​IMG]
    Ngân hàng Việt Nam đang trong cuộc đua nâng cao năng lực tài chính để cạnh tranh. Ảnh: Đ.T
    Nhưng không dừng lại ở đó, vị tổng giám đốc trên cho biết, để nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường, HĐQT tiếp tục tính đến phương án xin chủ trương của Chính phủ cho phép được bán quyền kiểm soát cho cổ đông ngoại, với tỷ lệ nắm giữ trên 50%.

    "Chúng tôi đã có phương án trình lên các cơ quan hữu quan về kế hoạch nói trên và trước mắt đã được chấp thuận về mặt chủ trương, song từ chủ trương đến thực tế đòi hỏi phải có thời gian", vị tổng giám đốc này nói.

    Cũng theo vị tổng giám đốc trên, kế hoạch này đã được ngân hàng xây dựng kỹ lưỡng và trong các đợt tăng vốn tiếp theo của ngân hàng những năm tới, nhiều khả năng, cổ đông ngoại sẽ tiếp tục tăng quyền sở hữu để có thể nắm quyền chi phối cao nhất.

    Đến nay, sau khi hoàn tất việc sáp nhập Southern Bank, theo một nguồn tin đáng tin cậy, Sacombank đang lên kế hoạch bán một tỷ lệ cổ phần tương đối lớn cho cổ đông chiến lược nước ngoài, nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ tối đa cho phép 30%. Đối tác chiến lược nước ngoài được Sacombank đánh giá cao là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

    Sacombank được xem là một trong những nhà băng đã sớm có chiến lược thu hút vốn ngoại để nâng cao năng lực tài chính khi cách đây gần 10 năm ngân hàng đã bán gần 10% cổ phần cho ANZ. Thế nhưng, vào cuối năm 2012, ANZ đã chuyển nhượng phần vốn này cho Eximbank khi nhóm cổ đông lớn thâu tóm Sacombank.

    Sau sáp nhập Southern Bank, tổng tài sản của Sacombank lên đến 290.861 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 18.853 tỷ đồng. Như vậy, xét về tổng tài sản, Sacombank sau sáp nhập sẽ xếp thứ 5 tại Việt Nam, chỉ đứng sau 4 ngân hàng quốc doanh là Agribank, Vietcombank,

    VietinBank và BIDV. Thế nhưng, Sacombank cho biết, để nâng tầm cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn cả với khu vực, Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực tài chính bằng cách thu hút thêm nguồn vốn cổ đông ngoại.

    Trong khi đó, sau khi bán 49% cổ phần của HDFinance cho Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản) đổi tên thành Công ty Tài chính HDSaison, Ngân hàng HDBank cũng đang tính đến kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 và 2015, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết, Ngân hàng đang quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài đến từ khu vực châu Âu, Mỹ và Nhật Bản về việc bán cổ phần.

    Theo đánh giá của TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (Đại học mở TP.HCM), việc nâng năng lực tài chính là điều cần thiết đối với các ngân hàng Việt Nam, nhất là trước bối cảnh thị trường ngày càng rộng mở đối với ngân hàng ngoại trên thị trường nội địa. Vì thế, việc các ngân hàng Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết để đẩy mạnh tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, TS. Thuận cũng cho rằng, để thành công, các ngân hàng phải tìm hiểu kỹ đối tác chiến lược nước ngoài để có thể cùng gắn bó lâu dài trong chiến lược tăng trưởng, đưa ngân hàng ngày một tăng trưởng ở mức cao hơn, thay vì sớm chia tay sau một thời gian hợp tác.
    --- Gộp bài viết, 31/07/2015, Bài cũ: 31/07/2015 ---
    Câu hỏi đặt ra là lúc Việt Nam chỉ còn 10-15 ngân hàng thì giá cổ phiếu lúc nầy thế nào: 1$, 2$, 3$ hay 5$!
    hbtsdnpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  6. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.047
    Lên 5$ hết!
    Câu hỏi đặt ra là lúc Việt Nam chỉ còn 10-15 ngân hàng thì giá cổ phiếu lúc nầy thế nào: 1$, 2$, 3$ hay 5$!
    hbtsdgakho79 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  7. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Bi giờ giá mới bắt đầu chu kỳ mới và lên dần dần trước mắt tăng thêm: CTG, BID lên 1.5$, VCB 3$, SHB 1$, STB 1$!
    hailuabuonchunghbtsd thích bài này.
  8. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.047
    VCB BID CTG đồng loạt lên 5$ trong năm nay!
    hbtsdgakho79 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  9. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    • 30/07/2015 | 14:09
    Sáp nhập ngân hàng: Ngân hàng nhà nước đã xong chỉ tiêu năm 2015?
    Năm 2015, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu sẽ hợp nhất, sáp nhập (M&A) từ 6-7 tổ chức tín dụng (TCTD). Qua hơn ½ chặng đường của năm 2015, mục tiêu nói trên của NHNN đã được thực hiện như thế nào.
    http://image.*********.vn/2015/07/30/sap-nhap-ngan-hang_146140.jpg
    Ngân hàng PG.Bank đã sáp nhập vào VietinBank
    Qua hơn ½ chặng đường của năm 2015, mục tiêu nói trên của NHNN đã được thực hiện như thế nào. Có thể điểm lại, kể từ đầu năm, các TCTD đã thực hiện hoạt động M&A như: MHB sáp nhập vào BIDV; PG.Bank sáp nhập vào VietinBank; MDB sáp nhập vào Maritime Bank (Quyết định có hiệu lực từ ngày 12.8.2015); SouthernBank sáp nhập vào Sacombank (dự kiến, thủ tục sáp nhập giữa hai nhà băng này sẽ được hoàn tất trong quý IV/2015).

    Như vậy tính từ đầu năm đến nay thị trường đã chứng kiến đã có 4 cặp đôi “về chung một nhà”, ngoài ra, tên của một số NH khác đã vĩnh viễn biến mất khỏi thị trường khi bị NHNN mua lại như: OceanBank, VNCB và GP.Bank.

    Theo thống kê, sau 3 năm số NH đã biến mất lên tới 9 NH. Trong đó, 5 cái tên: Ficombank,TinNghiaBank, Habubank, Western Bank, DaiABank đã mất hẳn trên thị trường và 4 cái tên vừa được sáp nhập nói trên.

    Đặc biệt, trong tháng 3, tháng 4 và tháng 7 vừa qua, NHNN đã tiến hành mua lại 3 NHTMCP yếu kém (VNCB, OceanBank và GP.Bank) với giá 0 đồng. NHNN cũng chuyển đổi mô hình hoạt động của 2 NH VNCB và OceanBank sang ngân hàng TNHH một thành viên. Đây giải pháp tái cơ cấu chưa từng được áp dụng trước đây, nâng tổng số NH yếu kém được xử lý lên tới 12 NH trong hơn 3 năm qua, chưa kể hàng loạt Cty tài chính khác cũng được ồ ạt sáp nhập thời gian qua.

    Ngoài các cặp đôi được đồn đoán nói trên từ đầu năm, đến nay đã “về chung một nhà” thì hiện dư luận đang khá quan tâm và chờ đợi về các thương vụ khác cũng được thị trường đồn đoán suốt trong nửa đầu năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực như: Vietcombank – SaigonBank; Eximbank – Nam A Bank; DongA Bank – ABBank.

    Và những đồn đoán này đến nay nếu theo dõi dòng thông tin thì “kịch bản” đã được nhận định có sự thay đổi, cụ thể với cặp DongA Bank – ABBank, vừa qua, DongA Bank đưa thông tin Kinh Đô sẽ chi 1.000 tỉ đồng mua 100 triệu cổ phiếu DongA Bank để tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng. Và tại ĐHCĐ của nhà băng này ngày 21.7 vừa qua, tờ trình này đã được thông qua.

    Về kế hoạch sáp nhập, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á Bank cho biết đúng là đã từng có việc ABBank có tìm đến DongA Bank và đưa ra lời đề nghị sáp nhập giữ lại thương hiệu Đông Á Bank, nhưng HĐQT Đông Á Bank đã từ chối.

    Với cặp EximBank - Nam Á Bank, tại ĐHCĐ bất thường của Nam Á Bank vừa qua, cả cổ đông và lãnh đạo NH này không hề đề cập đến vấn đề sáp nhập. Với Saigon Bank, sau các đồn đoán từ đầu năm, đến nay các thông tin về việc có về với VietcomBank không đều trong vòng bí mật. Đến đây câu hỏi đặt ra là, năm 2015, với “chỉ tiêu” của NHNN thì sẽ còn những nhà băng nào tham gia vào quá trình M&A nữa hay năm 2015 “chỉ tiêu” sẽ dừng ở đây. Với Nghị quyết từ đầu năm của Chính phủ đặt ra cho NHNN trong năm 2015, với sự quyết tâm của người đứng đầu ngành NH thì rất có thể thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến những thương vụ M&A bất ngờ trong thời gian tới.

    Năm 2015 được xem là năm cuối thực hiện Đề án 254 (Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015). Một trong các mục tiêu của Đề án theo Thống đốc NHNN là: Phát triển hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô..., phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1- 2 NHTM có quy mô và trình độ tương đương với các NH trong khu vực.
  10. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Thứ Sáu, 31/7/2015

    Tin tức - Sự kiệnNgày 30/07/2015
    VietinBank đăng cai hội nghị APEC lần thứ 13


    [​IMG]
    Ủy viên HĐQT VietinBank Nguyễn Hồng Vân phát biểu tại Hội nghị
    Trong hai ngày 1 - 2/7/2015 tại Cancun, Mexico đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 12 của các định chế tài chính thuộc tổ chức kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đoàn đại biểu VietinBank do Ủy viên HĐQT Nguyễn Hồng Vân dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.


    Hội nghị lần này được tổ chức tài chính quốc gia Mexico (NAFIN) đăng cai tổ chức với chủ đề: “Vai trò của tổ chức tài chính (TCTC) trong việc thúc đẩy dịch vụ tài chính dành cho người có thu nhập thấp, phát triển bền vững và bình đẳng giới”.

    Tại Hội nghị, bà Rebecca Pizano - Phó Tổng Giám đốc Phát triển tài chính NAFIN đã phát biểu chào mừng đoàn đại biểu thành viên đến dự Hội nghị. Bà Rebecca Pizano cũng giới thiệu về các thành tựu, hoạt động của NAFIN tại Mexico và trên trường quốc tế.

    Hội nghị đã tổng kết và đánh giá những sự kiện và vấn đề nổi bật trong hoạt động của các tổ chức thành viên từ Hội nghị thường niên lần thứ 11 đến nay. Đại diện VietinBank, Ủy viên HĐQT Nguyễn Hồng Vân đã chia sẻ với các đại biểu những kết quả nổi bật của VietinBank trong năm 2014, những hoạt động hợp tác với các tổ chức tài chính trong khu vực cũng như những chương trình hỗ trợ các DNVVN tại Việt Nam.

    VietinBank đã cùng các TCTC thành viên thảo luận những chủ đề được đưa ra tại Hội nghị bao gồm: Chính sách tài chính cho người có thu nhập thấp; sự phát triển bền vững và sự bình đẳng giới. Ngoài ra, các TCTC cũng thảo luận sôi nổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, sáng tạo hướng tới DN VVN mà họ đang và sẽ áp dụng trong tương lai như: Chính sách cho vay dành cho người trẻ tuổi muốn khởi nghiệp, chính sách cho vay dành cho phụ nữ…

    Kết thúc Hội nghị, Ủy viên HĐQT Nguyễn Hồng Vân đã gửi lời cảm ơn trân trọng đến TCTC NAFIN đã tổ chức thành công Hội nghị. Đồng thời, VietinBank chính thức nhận quyền đăng cai và gửi lời chào mừng các TCTC trong Hiệp hội đến tham dự Hội nghị lần thứ 13 sẽ được VietinBank tổ chức tại TP. Đà Nẵng, Việt Nam.

    Hội nghị đã thành công tốt đẹp, thắt chặt mối quan hệ lâu dài cũng như mở ra những cơ hội hợp tác giữa VietinBank và các TCTC trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, VietinBank có cơ hội chia sẻ học hỏi thêm về các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới phục vụ các DNVVN cũng như cách thức và kinh nghiệm tổ chức Hội nghị của các TCTC quốc tế.



    Nguyễn Thu Vân
    hbtsd thích bài này.

Chia sẻ trang này