chết mịe cổ phiếu ngân hàng rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibb, 29/04/2006.

2844 người đang online, trong đó có 1137 thành viên. 17:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6578 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. alibb

    alibb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    0
    chết mịe cổ phiếu ngân hàng rồi

    Ông này là chuyên gia của citybank các bác ơi, chứ không phải ông Quý dỏm đâu. kiểu này là chít mịa thật rồi các bác ơi. em mới ôm thằng anbinh, chắc tiêu rồi, huhuhuhuhu
    http://vnexpress.net/vietnam/kinh-doanh/chungkhoan/2006/04/3b9e9480
  2. Bluechip6676

    Bluechip6676 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    1
    mình không vào được trang web trên. Có vấn đề gì về AnBinh thê bác?
  3. TTQ

    TTQ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Đã được thích:
    0
    Đây, copy hộ các bác. Các bác cứ thấy chữ ngân hàng là lao đại vào. Chọn mặt gửi vàng đi. Còn bao nhiêu lĩnh vực ngon hơn nhiều. Mấy ngân hàng tăng vốn đột ngột mà huy động và các hoạt động khác chưa tăng kịp thì năm nay EPS chắc sẽ giảm.


    http://vnexpress.net/vietnam/kinh%2Ddoanh/chung%2Dkhoan/2006/04/3b9e9480/

    Khi nào cổ phiếu ngân hàng giảm nhiệt?
    Ông Đỗ Đức Cường. (SGTT)

    Ông Đỗ Đức Cường, nhà tư vấn cấp cao của ngân hàng Đông Á và Sài Gòn Công thương (SaigonBank), người có thâm niên ở Citibank (Mỹ) 30 năm, cho rằng thị trường cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam biến động vì đang trong giai đoạn quá độ, nhưng rồi sẽ tự điều chỉnh.

    - Nhiều người nói rằng trong giá cổ phiếu ngân hàng có tới 30% là giá ảo. Nhưng các đối tác nước ngoài vẫn đang thương lượng để mua cổ phần nhà băng Việt Nam. Họ cũng chấp nhận giá ảo sao, thưa ông?

    - Các nhà đầu tư nước ngoài đi tìm địa chỉ đầu tư ở Việt Nam bắt đầu chấp nhận giá ảo thị trường. Hãy hình dung thế này: anh (nhà đầu tư trong nước) đi ngang qua một cửa tiệm, trong đó bán gì, giá cả ra sao không biết. Nhưng anh nhìn thấy những người có tiếng tăm (ngân hàng nước ngoài) xếp hàng mua.

    Anh nghĩ: ?oMón hàng bên trong chắc có chất lượng tốt. Mình ở ngay gần mà hồi nào đến giờ không để ý. Sao mình không mua, sau này bán lại cho mấy ông nước ngoài??. Thế là nhà đầu tư nội địa bỏ tiền vào cổ phiếu.

    - Tâm lý mua để bán lại cho nước ngoài không phải mới. Nó đã từng xảy ra với chứng khoán trên sàn. Hình như nó không đủ để lý giải sức hấp dẫn của cổ phiếu nhà băng?

    - Ngoại trừ yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đến cuối năm nay lợi nhuận của các ngân hàng sẽ gia tăng khoảng 40% so với năm ngoái. Trong khi đó GDP tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, túi tiền người dân tăng.

    Nghĩa là một khối lượng tiền đầu tư đang thừa ra trong khi các kênh khác như địa ốc chưa được khai thông. Địa ốc và chứng khoán là hai bình thông nhau, nhưng bình địa ốc ở Việt Nam đã lớn, còn chứng khoán lại đang quá nhỏ. Bình chứng khoán làm sao có thể ngay lập tức tải được hết tiền đầu tư từ địa ốc bị rút ra?

    Vậy là cuộc săn đuổi cổ phiếu diễn ra. Đã thế Ngân hàng Nhà nước lại không cho mở ngân hàng mới. Ngân hàng hiện hành tăng vốn cũng chỉ trong phạm vi nội bộ. Cuộc săn đuổi vì thế càng thu hút nhiều người và giá ảo là chuyện không thể không đến.

    - Điều này có ảnh hưởng thế nào đến giới đầu tư tài chính nước ngoài?

    Trong số những người đi ngang qua cửa tiệm bây giờ có cả nhà đầu tư nước ngoài (những định chế mới hoặc chuẩn bị vào thị trường). Họ nghe thông tin thế này: dưới biển có một mỏ dầu lớn được phát hiện. Cho dù chưa có lít dầu nào được khai thác từ mỏ ấy, song sự công bố thông tin là có giá trị.

    Bên cạnh đó tác động của việc Việt Nam sắp gia nhập WTO rất lớn. Những biến động chính trị ở Thái Lan cũng khiến một số quỹ nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Ngoài ra các quỹ này cũng tính đến yếu tố như Việt Nam có thể trở thành một thị trường ưu đãi dưới chính sách tài chính của Mỹ.

    - Ý của ông là cuộc săn đuổi cổ phiếu đang diễn ra từ hai phía, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài?

    Người trong nước săn đuổi cổ phiếu, nắm giữ chờ bán lại cho bên ngoài. Người nước ngoài nhận thấy nếu chậm chân thì e giá cả sẽ tăng. Cả hai cùng vào cuộc và giá cổ phiếu biến động.

    - Đến khi nào cuộc đua có thể giảm bớt tốc độ, thưa ông?

    - Sau khi Việt Nam vào WTO, giá cổ phiếu sẽ tự điều chỉnh và ổn định. Hiện nay giá cổ phiếu đang trong giai đoạn quá độ. Sau quá độ sẽ là tự điều chỉnh. Sự biến động giá cổ phiếu trong giai đoạn quá độ ở Việt Nam bất bình thường hơn (tăng theo chiều thẳng đứng) do sự hiểu biết chứng khoán của nhà đầu tư chưa cao.

    Ngay bây giờ các doanh nghiệp, ngân hàng phải chứng minh sự hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển ổn định. Nếu không khi giai đoạn tự điều chỉnh xảy ra, giá cổ phiếu có khả năng sụt.

    - Ở vị trí người đầu tư, ông sẽ làm gì với số tiền của mình?

    Một người chỉ nên bỏ 5% lợi tức của mình vào cổ phiếu ngân hàng (mức thu nhập hàng tháng sau khi trừ chi phí tiêu pha). Còn với số tiền tích luỹ, tốt nhất nên gửi tiết kiệm 50%, 50% còn lại mua cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tốt, anh sẽ được cả hai cửa. Trong trường hợp giá cổ phiếu rớt, anh có thể lấy lãi tiết kiệm bù qua.

    - Lãi suất tiết kiệm chỉ 8% đến 10%/năm, còn sự giảm giá cổ phiếu có thể 50% thậm chí 100%. Vậy có nên mua cổ phiếu đang ở thị giá 5 - 10 lần mệnh giá như hiện nay?

    - Ví dụ ngành ngân hàng. Phỏng đoán của tôi là trong giai đoạn tự điều chỉnh, giá cổ phiếu của khoảng 20% nhà băng kinh doanh hiệu quả sẽ đứng yên. Giá cổ phiếu của 40% ngân hàng khác sẽ giảm 30% trên thị giá hiện hữu. Cổ phiếu của 40% tổ chức tín dụng còn lại sẽ rớt, thậm chí trở về bằng mệnh giá. Với 40% ngân hàng thứ ba, nhà đầu tư sẽ lỗ nặng. Do đó với những ngân hàng này chỉ nên đầu tư ngắn hạn.

    Tôi nghĩ cuối năm 2006 sẽ diễn ra sự phân loại các ngân hàng một cách rõ ràng hơn. Khi đó những ngân hàng tốt, trung bình, yếu kém sẽ được nhà đầu tư nhận dạng chính xác hơn.
  4. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Đầu tư cho tổ chức thì an toàn là yếu tố quan trọng.
    Rủi ro cao luôn đi cùng Lợi nhuận cao.
    Hơn nữa gần như các cp đang được giao dịch rầm rộ trong thời điểm hiện nay tăng do tâm lý là chủ yếu.
    ABB có đội ngũ cổ đông hùng hậu, đội ngũ tín dụng của HBB... nhưng tình hình kinh doanh chưa có gì đột biến. Cp tăng cao do tăng vốn là điều không có ở trên thế giới nhưng ở VN thì khác rất nhiều....
  5. c_k2006

    c_k2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    0
    may qua, em vua ban VPBank tuan truoc, cac bac cho loi khuyen xem co nen om lai khong. Vu bai bao ve CP ngan hang tren THOI BAO KINH TE lan truoc lam em that thu
  6. choatcheo69

    choatcheo69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Bac nao run thi cu ban di, rieng em van cu muon mua vao
    Bac nao ban VP lien he voi em nhe
  7. vietstock06

    vietstock06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư cho tổ chức thì an toàn là yếu tố quan trọng.
    Rủi ro cao luôn đi cùng Lợi nhuận cao.
    Hơn nữa gần như các cp đang được giao dịch rầm rộ trong thời điểm hiện nay tăng do tâm lý là chủ yếu.
    ABB có đội ngũ cổ đông hùng hậu, đội ngũ tín dụng của HBB... nhưng tình hình kinh doanh chưa có gì đột biến. Cp tăng cao do tăng vốn là điều không có ở trên thế giới nhưng ở VN thì khác rất nhiều....




    [/QUOTE]


    Troi oi, ong Do Duc Cuong a, chan bo me, duoc goi la Viet Kieu My co thoi gian cong tac o nuoc ngoai duoc thang cha Binh o Ngan hang Dong A luom ve roi lang xe len. Ong nay cung nhay sang sacombank lam mot thoi gian.
    Chan bo me, lam may ngan hang, mang thong tin o ngan hang nay chay sang lam cho ngan hang khac. Minh da lam viec chung mot thoi gian, chang co gi la gioi ca. Di nhien song va lam o nuoc ngoai mot thoi gian, co moi quan he va thay duoc nuoc ngoai lam gi va ap dung lai tai Viet Nam.
    Tin thang cha nay ban may tram bo lua song cung ko du tra no.
    Hay tin vao nhung gi ma minh phan tich va cam nhan.
    Chang biet lao Binh the nao luom lao nay ve.
  8. luis3

    luis3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng run lên.
    Run lên vì ông Cường nói đúng wá. Ai đời CP của những ngân hàng như MB hay Đông Á mà giá lại thấp hơn (hoặc tương đương) VIB, VP hay EXIM ...bao giờ.
    Hiện nay, xét về mặt hiểu quả hoạt động, thực lực cũng như độ an toàn khi đầu tư, cái chú AN BÌNH mà lên đến 48 - 50 gì gì đó thì những bác như ACB, SACOMBANK, ĐÔNG Á và MB mà không gấp 5 gấp 10 lần thì mới gọi là lạ.
    Thực tế là nhiều ngân hàng nhỏ (ngoại trừ chú AN BÌNH nhé)hoạt động rất có hiệu quả và chẳng thua gì mấy ông lớn trên đây cả. Đặc biệt là một số ngân hàng cổ phần nông thôn sắp chuyển đổi lên đô thị trong Q2 và Q3/2006 . Nếu họ mà khuyếch trương lên thì ......các bác cứ chờ xem nhé.

    Ai đã có AN BÌNH thì tui xin chúc có được cảm giác BÌNH AN.

    Vài lời xin cùng chia sẻ. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ.


  9. bino1810

    bino1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần em lướt lại thông tin lại thấy cái chủ đề này đập vào mắt, thú thật các bác là rất phản cảm. Đề nghị đổi lại đeeeeeeeeeeê....



    Được bino1810 sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 29/04/2006
  10. a_quy

    a_quy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Đã được thích:
    0


    Các bác nói đúng. Ví dụ có một ngân hàng không lớn nhưng rất tiềm năng đối với nhà đầu tư. Đó là Ngân hàng Hàng hải. Em thử phân tích thế này.

    Giá 4.5 là phù hợp với giá trị CP của Ngân hàng hàng hải tại thời điểm này. Đây là nàng công chúa đang ngủ. Nhiều ngân hàng vốn trên 500 tỷ (hoặc sẽ đạt số vốn này, có An Bình đấy), phải còn làm rất nhiều mới đuổi kịp. Hiện nay, các bác đều biết tăng vốn có vẻ không khó, làm được (kinh doanh) mới khó. Anh chàng này đã làm được tương đối, vốn thì còn nhỏ - đấy chính là tiềm năng, là lợi thế khi so sánh.

    Bây giờ nếu ai bán trên 4.5 thì bán được. Ai mua dưới 4.5 thì vẫn tốt nếu không mắc vấn đề về thanh khoản.

    Nếu việc tăng vốn của Hàng hải từ 320 tỷ lên 500 tỷ được thực hiện sớm, giá sẽ tiếp tục tăng cao. Nếu công việc này thực hiện muộn (từ cuối quý III trở đi), giá sẽ giảm nhưng không nhiều, sau đó sẽ tăng trở lại. Vì một sô bác gặp vấn đề về thanh khoản sẽ bán đi.

    Vậy thì, hãy tìm hiểu kế hoạch tăng vốn để dự đoán giá của Ngân hàng này thời gian tới. Nếu là cổ đông, đặc biệt là đại cổ đông, hãy tìm cách thúc đẩy tiến độ tăng vốn để đảm bảo giá trị đầu tư của mình.

    Em nói vậy, nhưng chỉ khẳng định sau khi mọi chuyện đã sảy ra. Ai cũng thế thôi, nói đúng 80% là tốt rồi.

    Hề hề.


    [/quote]

Chia sẻ trang này