Chiến lược ngược chiều

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buzz8x, 13/07/2011.

2397 người đang online, trong đó có 100 thành viên. 05:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. buzz8x

    buzz8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Lỗ, chi phí tăng cao cộng với điều kiện TTCK ảm đạm khiến nhiều CTCK thu hẹp hoạt động thì một số công ty lại mở rộng mạng lưới chi nhánh đón đầu sự phục hồi của thị trường.
    Lỗ, chi phí tăng cao cộng với điều kiện thị trường ảm đạm khiến nhiều công ty chứng khoán phải thu hẹp hoạt động. Tháng 5.2011, Công ty Chứng khoán Vina quyết định đóng cửa chi nhánh Hà Nội do làm ăn thua lỗ 3 năm liên tiếp (2008-2010). Sau đó, Công ty Chứng khoán Phố Wall (WSS) cũng đóng cửa chi nhánh Sài Gòn. Hàng loạt công ty chứng khoán khác như Thăng Long (TLS), Âu Việt (AVS), Trí Việt cũng lần lượt tuyên bố đóng cửa phòng giao dịch hoặc chi nhánh của mình trong tháng 6 và tháng 7.2011.
    Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) lại cho biết đã nhận được giấy phép mở 3 chi nhánh mới tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu trong tháng 7. Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng quyết định tăng lương cho hàng loạt nhân viên. Tại sao 2 công ty này lại có quyết định như vậy?

    Theo ông Trịnh Hoài Giang, Phó Tổng Giám đốc HSC, Công ty tăng lương cho nhân viên có mức lương chưa cao để bù đắp cho họ trước tác động của lạm phát. Quyết định này hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc tài chính vì HSC hiện có gần 1.000 tỉ đồng gửi ngân hàng. Có thể thấy những công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính mạnh và hệ thống quản lý rủi ro tốt vẫn đứng vững được trong giai đoạn thị trường khó khăn.

    NCĐT đã trao đổi với ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc KEVS, về chiến lược mới của Công ty.

    Trong khi các công ty chứng khoán đang thu hẹp hoạt động, tại sao KEVS lại mở thêm 3 chi nhánh trong tháng 7.2011?

    Điều này nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới tại các thành phố lớn của KEVS. Việc KEVS mở cùng lúc 3 chi nhánh trong tháng 7 chỉ trùng khớp ở khâu chuẩn bị. Theo kế hoạch, chi nhánh nào chuẩn bị xong trước thì sẽ khai trương trước. Cuối tháng 6 vừa rồi, KEVS đã nhận được 3 giấy phép thành lập chi nhánh mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

    Đà Nẵng, Cần Thơ và Vũng Tàu là 3 thành phố lớn của cả nước. Trước khi quyết định mở thêm chi nhánh, KEVS đã nghiên cứu thông tin chi tiết về 3 thành phố đó. Những nơi này trước đây đã có đại lý nhận lệnh của Công ty trong khi nguồn khách hàng khá dồi dào và có thu nhập cao. Công ty cũng đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất chi nhánh ở Long Xuyên (An Giang) trước khi xin giấy phép thành lập. Dự kiến chi nhánh này sẽ khai trương trong tháng 10 năm nay.

    Nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của KEVS vẫn đang ổn định. Chúng tôi hiện có gần 200 tỉ đồng tiền mặt gửi ngân hàng.

    Công ty mẹ sẽ hỗ trợ gì cho KEVS?

    Mở rộng quy mô hoạt động là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn của KEVS. Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại TP.HCM, KEVS đã có chi nhánh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Nhiệm vụ chính của KEVS ở Việt Nam chỉ là xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân lực và phát triển hệ thống (quản lý rủi ro, sản phẩm, quản trị nhân lực…). Do đó, tôi nghĩ KEVS đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian qua.

    Đầu tháng 7.2011, ngân hàng lớn nhất Malaysia là Maybank đã mua lại toàn bộ Tập đoàn Kim Eng (Singapore). Tài sản của Maybank trị giá hơn 100 tỉ USD và ngân hàng này cũng đã nắm giữ 20% cổ phần trong Ngân hàng An Bình. Do đó, Maybank đang đánh giá lại các chiến lược cũng như tình hình của KEVS để hỗ trợ cho Công ty về tài chính.

    Chi phí hoạt động chi nhánh của KEVS hiện nay không đáng kể do cơ chế quản lý của KEVS là quản lý tập trung. Cơ cấu một chi nhánh của công ty gồm 1 giám đốc, 1 nhân viên hành chính và khoảng 20-30 nhân viên kinh doanh.

    Mở rộng mạng lưới chi nhánh có nghĩa là KEVS sẽ đẩy mạnh mảng môi giới?

    Từ khi thành lập, KEVS đã chủ trương không hoạt động tự doanh và lấy môi giới làm hoạt động chính. Công ty cũng thực hiện tách bạch việc quản lý tiền và tài khoản nhà đầu tư. Lợi nhuận từ mảng môi giới luôn chiếm khoảng 60% trong tổng lợi nhuận công ty. Vì thế, mở rộng mạng lưới khách hàng luôn là hoạt động ưu tiên của Công ty.

    Theo ông, vị trí của KEVS hiện nay như thế nào?

    Công ty mẹ của KEVS là Maybank với hơn 14 triệu khách hàng ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế, tôi nghĩ KEVS có lợi thế cạnh tranh khá tốt. Về quản trị, hệ thống quản lý rủi ro của KEVS là bản sao của Tập đoàn Kim Eng. Do đó, chúng tôi hoàn toàn yên tâm về hệ thống quản lý của mình. Về thị phần, KEVS cũng đang đứng trong top 10 thị phần môi giới cả nước. Về tài chính, KEVS có kế hoạch tăng vốn lên 600 tỉ đồng trong năm nay. Tuy nhiên, đến giờ chúng tôi vẫn thấy chưa cần thiết lắm vì vẫn còn gần 200 tỉ đồng tiền mặt gửi ngân hàng.

    KEVS đánh giá tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?

    Tôi đánh giá cao tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp niêm yết chưa nhiều. Mức vốn hóa thị trường sẽ tăng cao khi hàng loạt doanh nghiệp có vốn hóa lớn như Ngân hàng Đông Á, Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) niêm yết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Việt Nam mới có hơn 1 triệu tài khoản, chiếm chưa tới 1% dân số cả nước. Chỉ cần con số này tăng lên 5% thôi thì thị trường cũng đổi khác nhiều rồi. KEVS muốn đón đầu xu hướng phát triển này.

Chia sẻ trang này