Chiến thuật mua cp PVS thắng chắc 100% đến cuối năm 2014...!!! chú ý ngay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi katemla84, 28/07/2014.

2549 người đang online, trong đó có 1019 thành viên. 17:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12485 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.245
    Hôm qua phiên gom hàng khá hay của dòng tiền thông minh từ các anh lớn, tự doanh và Tây Lông....cầu vùng này quá lớn để canh gom hàng.....nhìn vào đây cũng hiểu....PVS lại dẫn dắt sóng tăng bên sàn HNX ah...??? :-?

    [​IMG]
    katemla84lhcuong thích bài này.
  2. bigmafia

    bigmafia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2014
    Đã được thích:
    6.651
    Phớt lờ Trung Quốc, các tập đoàn dầu mỏ đua nhau đến Việt Nam
    Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), bất chấp sự “nắn gân” thậm chí là đe nẹt của Trung Quốc, các tập đoàn dầu mỏ quốc tế vẫn tỏ ra tin tưởng và yên tâm ký kết hợp đồng thăm dò, khai thác với Việt Nam.
    [​IMG]
    Trong bài viết mới được xuất bản gần đây, tờ Wall Street Journal cho biết, ông Paul Ferneyhough – Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Talisman (Canada) cùng với các lãnh đạo khác của hãng tỏ ra rất phấn khích về triển vọng của sự hợp tác với PetroVietnam trong việc khoan thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.

    Theo tiết lộ của Talisman, trong năm nay, tập đoàn này sẽ tiến hành khoan 2 giếng thăm dò bất chấp việc này có thể đẩy Talisman vào cuộc xung đột gay gắt với Trung Quốc bởi nước này vẫn ngang ngược cho rằng một số lô mà Talisman chuẩn bị khoan là thuộc vùng biển Trung Quốc có chủ quyền.

    Khi phóng viên của WSJ hỏi về thái độ và phản ứng của Talisman nếu phía Trung Quốc phản đối, thậm chí gây sức ép căng thẳng nhằm ngăn chặn sự hợp tác với Việt Nam, ông Ferneyhough đã từ chối bình luận và khẳng định ông tin tưởng vào sự bảo đảm của Việt Nam rằng Talisman có quyền khai thác dầu tại đó.

    Trên thực tế, Talisman không phải là hãng dầu mỏ quốc tế đầu tiên bị Trung Quốc dọa nạt khi có ý định hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng. Trước đây, đã từng có những tập đoàn như Exxon Mobil, Chevron, ConocoPhillips hay BP phải rút lui hoặc trì hoãn, do dự do không muốn va chạm với Trung Quốc nhưng ngày nay, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn.

    Cùng với sự đe nẹt các hãng dầu khí nước ngoài, Trung Quốc còn cố tình gya căng thẳng trên Biển Đông để từng bước hiện thực hóa tham vọng độc chiến vùng biển giàu tiềm năng này. Tháng 5/2014, được sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh, công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, châm ngòi cho một cuộc đối đầu giữa các tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc.

    Ngày 15/7, Trung Quốc nói rằng nước này đã hoàn tất việc khoan dầu và rút giàn khoan ra khỏi đó, nhưng khả năng bất chấp tất cả để quay lại Biển Đông của Trung Quốc vẫn để ngỏ.

    Theo WSJ, cả Talisman và Harvest Natural Resources ( tập đoàn năng lượng có trụ sở đặt tại Mỹ) đều chưa bắt đầu các hoạt động khoan thăm dò hoặc khai thác tại các lô thuộc khu vực “điểm nóng”. James Edmiston - Giám đốc điều hành của Harvest Natural Resources tiết lộ rằng tập đoàn này đang trong quá trình rút bớt những lợi ích và hoạt động của mình tại Trung Quốc để tập trung sang Việt Nam.

    [​IMG]
    Bên cạnh một số “người thận trọng” thì vẫn còn đó khá nhiều hãng sẵn sàng tiếp tục hoặc bắt đầu mới công việc của mình ở Việt Nam. Exxon Mobil là một ví dụ. Năm 2009, tập đoàn năng lượng của Mỹ này đã đạt được thỏa thuận khai thác với Việt Nam. Exxon Mobil và PetroVietnam đã khoan thành công hai mỏ dầu năm 2011 và 2012, và dự kiến sẽ khoan mỏ thứ ba trong năm nay. Phát ngôn viên của Exxon nói rằng tranh chấp chủ quyền do các chính phủ giải quyết và từ chối bình luận về thực trạng các kế hoạch khoan dầu tại đó.

    Không chỉ thử thách ban lãnh đạo các tập đoàn năng lượng, việc ngày càng nhiều hãng dầu khí Mỹ nhảy vào thị trường Việt Nam còn là sự “đo đếm” khả năng của Chính quyền Tổng thống Obama trong việc bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp nhà đang hoạt động ở Việt Nam hay Philippines đồng thời không làm các mối quan hệ Mỹ - Trung xấu đi quá nhiều.

    Có lẽ vì vậy mà các quan chức cao cấp của Mỹ vẫn khá thận trọng và dè dặt hoặc ít khi đưa ra những tuyên bố công khai về những thách thức mà các công ty Mỹ phải đối mặt tại Biển Đông. Trả lời câu hỏi của WSJ, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối cung cấp thông tin về cách thức mà Mỹ và Trung Quốc xử lý vấn đề này, nhưng nói rằng Mỹ ủng hộ việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ với Việt Nam.

    “Dù vậy, quy mô của thị trường năng lượng Trung Quốc và tầm ảnh hưởng của các công ty dầu mỏ Trung Quốc đang mang lại cho nước này một sức mạnh đáng kể trong làm ăn với các công ty dầu mỏ quốc tế và nó vẫn là một lực cản khá lớn đối với việc thu hút các công ty dầu khí nước ngoài của Việt Nam”, tờ WSJ đưa ra bình luận.

    Cũng theo WSJ, hồi năm ngoái các lãnh đạo của tập đoàn Exxon Mobil và PetroVietnam đã gặp nhau tại thủ đô Washington và cam kết thúc đẩy hợp tác. So với các đối thủ khác, hoạt động của Exxon tại Trung Quốc là không nhiều và tập đoàn này không mấy lo lắng về việc bị thiệt hại nếu Trung Quốc “ra tay trả đũa” vì đã cố tình hợp tác làm ăn với Việt Nam. Lợi ích của Exxon tại Trung Quốc bao gồm một phần cổ phần nhỏ trong nhà máy lọc dầu ở Nam Trung Quốc và một thỏa thuận khai thác khí đốt với PetroChina.

    Tập đoàn Murphy Oil, vốn không có hoạt động nào tại Trung Quốc, đã nhất trí triển khai hoạt động khai thác ngoài khơi Việt Nam. Phát ngôn viên của Murphy Oil nói rằng công ty này đang tìm kiếm thêm những cơ hội tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Việt Nam đã cam kết sẽ bảo vệ đến cùng mọi hoạt động khoan thăm dò hoặc khai thác dầu khí ở Biển Đông
    Tuy nhiên, một số tập đoàn khác đã tạm thời đành phải đứng ngoài nhìn vào thị trường Việt Nam “một cách thèm thuồng” bởi lợi ích của họ ở Trung Quốc là quá lớn và không thể mạo hiểm.

    WSJ cho biết, họ đã “nghe ngóng” được từ giới ngoại giao cho biết, Việt Nam đã cam kết sẽ bảo vệ đến cùng mọi hoạt động khoan thăm dò hoặc khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nhưng đến nay, Chevron đã ngừng hoạt động khảo sát địa chấn tại một lô năm 2007. Nhưng ngay khi Chevron vừa “rút chân ra” thì tháng 6/2014, Công ty dầu mỏ Italia ENI SpA đã ký một hợp đồng với PetroVietnam cùng khai thác khu vực mà Chevron theo đuổi từ lúc đầu.

    Lương Minh
    mauthau, katemla84lhcuong thích bài này.
  3. lhcuong

    lhcuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    3.537
    Nhờ tung tin bắt bớ bên ngân hàng .....đầu phiên dong tiền âm thầm gom dần PVS giá ngon quanh tham chiêu...cơ hội giá tốt trong ngày năm ớ phút giây này....đến trưa và chiều thì màu xanh hy vong....anh em chú y...khối chú mất hàng PVS.....;));));))
    muabandoanhnghiepkatemla84 thích bài này.
    lhcuong đã loan bài này
  4. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.442
    Kịch bản hôm qua lặp lại
    katemla84 thích bài này.
  5. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    Pak @lhcuong này tinh mắt nhưng pak không nên nói sâu vào vấn đề quá...làm lộ kế hoạch của Bigboy thì cũng không hay lắm.....có khi phản ứng ngược đấy.....cứ âm thầm theo dõi mà làm đi pak....đôi lời chia sẻ cùng pak....không hẳn cái gì rõ ràng quá cũng tốt đâu....mờ mờ ảo ảo nó mới hay pak ah....;))..dù sao cũng thanks pak.....Hy vọng pak hiểu ý tôi.....>:D<
    tieuthucantho, muabandoanhnghieplhcuong thích bài này.
    lhcuong đã loan bài này
  6. mauthau

    mauthau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2014
    Đã được thích:
    1.242
    Đề nghị các quý khách ổn định chỗ ngồi, đoàn tàu bắt đầu dời bánh. Điểm đỗ kế tiếp ngày hôm nay là 33.3:drm4
    tieuthucanthokatemla84 thích bài này.
  7. mrhongbh

    mrhongbh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.612
    Múc ngay PVS khi e nó còn chưa tăng mạnh nhé.
    tieuthucantho, muabandoanhnghieplhcuong thích bài này.
  8. lhcuong

    lhcuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    3.537
    thanks pak....đã chia se.....em yên tâm về PVS rôi..giờ cất tủ cho anh nhớn làm viêc....hihi
  9. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.245
    Chuẩn bị có hàng SALE OFF.....:drm
  10. thangtien

    thangtien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    139
    Vốn ngoại vào chứng khoán - Những con số 'biết nói'…
    Thời báo Tài chính | 23 giờ trước | 29/07/2014

    Không khó để nhận ra sự tham gia bền bỉ và mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới nay. Thậm chí, tại một số thời điểm, dòng tiền khối ngoại đã trở thành “cứu cánh” cho thị trường khỏi những tác động không mong muốn...
    [​IMG]
    Tuy nhiên, cũng không dễ để nhận diện được xu thế của dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong thời gian tới…

    13 tỷ USD…

    Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Thành Long cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, dòng vốn ngoại vào thuần trên thị trường chứng khoán niêm yết đã tăng gấp 2,52 lần (khoảng 252%) so với cả năm 2013 và gấp 3,53 lần (tăng 353%) so với cùng kỳ năm 2013 (chưa kể số vốn vào qua mua bán sáp nhập doanh nghiệp và đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết).

    Tổng giá trị chứng khoán mua thuần (sau khi đã trừ đi giá trị bán) trên TTCK trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 7.200 tỷ đồng, tăng khoảng 65% so với 6 tháng đầu năm 2013 (4.300 tỷ đồng); đồng thời cao hơn cả năm 2013 (6.600 tỷ đồng).

    Ông Nguyễn Thành Long cũng cho biết, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tính tới hết tháng 6 năm 2014 đạt mức tăng khoảng 12% so với thời điểm cuối năm 2013 và đã đạt trên 13 tỷ USD.

    Có thể thấy rằng, số liệu thống kê của dòng vốn nước ngoài tuy chưa đầy đủ, nhưng với những số liệu như trên đã cho thấy, một sự dịch chuyển mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2014 vừa qua.

    Hành vi đầu tư nói lên tất cả…

    Đánh giá về sự tích cực của dòng vốn ngoại, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng: lượng vốn ngoại tham gia mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới. Sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam còn được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Sự tham gia ngày một tích cực hơn của dòng vốn ngoài sẽ giúp tính thanh khoản của thị trường thứ cấp tốt hơn, từ đó tiếp tục thu hút thêm dòng vốn nước ngoài vào thị trường sơ cấp, đặc biệt nhằm thúc đẩy công tác cổ phần hóa DNNN.

    “Bởi không một nhà đầu tư nào lại muốn vào một thị trường sơ cấp mà khi mua rồi không bán được. Do vậy, điều này không chỉ có tác dụng trực tiếp thúc đẩy thị trường thứ cấp mà còn thúc đẩy gián tiếp khối ngoại tham gia mạnh hơn vào thị trường sơ cấp”, ông Long nhấn mạnh.

    Chưa dừng ở đó, quan sát thị trường trong suốt thời gian qua, dòng tiền của khối ngoại rõ ràng có sự biến động ngược chiều với tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Bởi vậy, ở một góc độ nào đó, dòng vốn khối ngoại tự thân đã trở thành “bệ đỡ” hay nói cách khác là làm giảm tác động không mong muốn ở bên ngoài vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, dòng vốn ngoại đã củng cố niềm tin của khối nhà đầu tư trong nước nói riêng và cả thị trường chứng khoán nói chung.

    Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chỉ trong vòng 3 tuần của tháng 5, khi nhà đầu tư nội ồ ạt bán ra, thì khối ngoại lại liên tiếp mua vào, nên đã kìm hãm được sự sụt giảm của thị trường, đồng thời thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường. Như vậy, “dòng vốn ngoại có 2 tác dụng: vừa thúc đẩy chính niềm tin của khối ngoại và củng cố niềm tin cho khối nội”, ông Long nói.

    Giải thích cho nguyên nhân vì sao khối ngoại lại tham gia mạnh mẽ vào thì trường chứng khoán trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán trả lời ngắn gọn rằng: “Động thái và hành vi đầu tư của khối ngoại đã nói lên tất cả”.

    Cơ hội và sức hút mới

    Ông Nguyễn Thành Long cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư dựa trên phân tích của những con số vĩ mô của nền kinh tế, cũng như của thị trường chứng khoán. Do vậy, khối này thường ít khi đầu tư theo phong trào, hay chỉ dựa vào tâm lý đám đông.

    “Chúng ta thấy rằng, trong suốt thời gian qua, các con số về kinh tế vĩ mô đã thực sự tạo ra được niềm tin “hút” dòng tiền ngoại. Cụ thể như: dự trữ ngoại hối tăng và đạt ở mức cao; chỉ số CPI được kiểm soát; tỷ giá ổn định; chính phủ thể hiện quyết tâm thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế; đã thành công trong việc kiểm soát tốt vấn đề vàng hóa hay đôla hóa; bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như triển vọng tham gia TPP của Việt Nam trong thời gian tới…”, ông Nguyễn Thành Long chia sẻ.

    Một điểm khác đáng chú ý hơn, đó là thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang được xếp ở hạng “thị trường cận biên” – một thứ hạng chưa thật sự thu hút được sự quan tâm nhiều của các quĩ đầu tư lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên mức “thị trường mới nổi” theo bảng xếp hạng của MSCI (Morgan Stanley Capital International), thì sẽ là một vấn đề khác biệt lớn.

    Theo ông Nguyễn Thành Long, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã đạt phần lớn các tiêu chí cơ bản để nâng lên hạng “thị trường mới nổi”. Cụ thể các chỉ tiêu như: Thanh khoản thị trường, qui mô thị trường, số lượng doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn… thì đã đạt được.

    Đối với nội dung liên quan tới mở cửa TTCK cho nhà đầu tư nước ngoài, thì trong phạm vi thẩm quyền của UBCK, cơ quan này đang nghiên cứu để sớm triển khai hệ thống đăng ký giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài, tiết giảm thủ tục hành chính để rút ngắn quá trình tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.

    Ngoài ra, UBCK cũng đang nghiên cứu, sửa đổi quy định, nhằm cải thiện thông tin cung cấp cho NĐTNN, đặc biệt là chế độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của các tổ chức này…Mặc dù vậy, vẫn còn một số nội dung khác liên quan tới quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư cần có sự điều chỉnh, giúp cải thiện thứ hạng của TTCK Việt Nam trong con mắt của giới đầu tư nước ngoài.

    Giả sử như TTCK Việt Nam được nâng hạng, từ thị trường cận biên trở thành thị trường mới nổi, thì dòng vốn nước ngoài sẽ tự động được điều chỉnh tăng. Theo các tiêu chí giải ngân khá chặt chẽ của các tổ chức đầu tư tài chính lớn trên thế giới, thì mỗi hạng mức thị trường sẽ có giới hạn đầu tư khác nhau. Chẳng hạn, đối với “thị trường cận biên”, thì hạn mức đầu tư của quỹ A cho thị trường này có thể là một tỷ lệ vài phần trăm. Tuy nhiên, nếu đó là “thị trường cận biên” thì hạn mức đầu tư của quỹ vào thị trường đó sẽ có thể gấp vài, ba lần.

    Như vậy, nếu được chính thức nâng hạng, uy tín của của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế cũng sẽ nhảy theo. Khi đó, cái tên Việt Nam sẽ được nằm trong “rổ” ưu tiên đầu tư hơn đối với các tổ chức đầu tư quốc tế, theo các tiêu chí giải ngân đầu tư và khi đó sẽ có cơ hội để thu hút các nhà đầu tư lớn, nguồn vốn lớn tìm đến với Việt Nam

    Được biết, trong khoảng quý III hoặc quý IV/2014, bản dịch tiếng Anh các quy định pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán, cũng như các nội dung liên quan mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của UBCKNN, nhằm giúp nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn về TTCK Việt Nam.…

    Mặc dù việc cải thiện thứ hạng của TTCK trên bảng tổng sắp các TTCK quốc tế còn nhiều việc phải làm và cũng cần thêm thời gian, nhưng cũng có thể dự cảm rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước một cơ hội mới, với một tương lai không còn quá xa vời…
    - See more at: http://stox.vn/tin-tuc/expert/22083...ng-con-so-biet-noi….html#sthash.lKptXLoX.dpuf
    muabandoanhnghiep thích bài này.

Chia sẻ trang này