Chiến tranh thương mại ảnh hưởng tới những ngành nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kuncondethuong, 07/07/2018.

7337 người đang online, trong đó có 1089 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3985 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. kuncondethuong

    kuncondethuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    22
    Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, thế nhưng trong nguy có cơ. Vì vậy em nhìn nhận về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại trung mĩ như sau :


    1.Chuyển đơn đặt hàng : tới lúc này thì có thể khẳng định ít nhất quí 2 và quí 3 sẽ có hàng loạt ngành được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại trung mĩ . Đó là vì các nhà bán lẻ bên mĩ ko dám liều mạng bỏ trứng 1 giỏ nên bọn họ sẽ tách 1 phần đơn đặt hàng no en chuyển sang nước khác. Và hàng loạt mặt hàng sẽ chuyển sang Việt nam : dệt may , da giầy , săm lốp, ắc qui, linh phụ kiện điện và dây điện, cáp điện, đồ gỗ, đồ dùng nhà bếp. Còn ngành dược ko được hưởng mấy vì thủ tục nhập rắc rối, phí luật sư ở mĩ cao, nhỡ bị kiện là sạt nghiệp.


    2. Đội lốt xuất xứ : khả năng bị đội lốt nhiều nhất là hàng dệt may và hàng gia dụng. Chúng ta đều còn nhớ vụ hàng tơ tằm của Khai Silk, mặt hàng của 2 nước khá giống nhau. Nếu quản ko tốt thì chúng ta sẽ tiếp tay cho giặc để hại mình. Còn việc quản thông qua nguyên liệu đầu vào đầu ra, chi phí điện nước và bảng lương công nhân là đỡ mất công sức nhất. Vấn đề là bộ thương mại có chịu quản ko? Hay để xảy ra sự việc thì kéo dài thêm sợi dây kinh nghiệm.


    Hàng gia dụng ngũ kim như đồ dùng nhà bếp, vật dụng gia đình cũng dễ tương đương, nên dễ bị đội lốt. Nếu bộ thương mại lam tốt khâu nắm năng lực hiện tại của các cơ sở thì chúng ta có thể yên tâm tăng thêm kim ngạch xuất khẩu mảng này.


    3.Chênh lệch tỉ giá : cuộc chiến thương mại sẽ làm đồng nhân dân tệ mất giá so với đồng đô la. Kết quả là các mặt hàng sắt thép, xi măng, than đá … của trung quốc rẻ đi nên dễ cạnh tranh với ta. Còn các mặt hàng thủy sản, nông sản …. Sẽ có giá cao hơn khi nhập vào trung quốc , do đó chúng gặp trở ngại xuất khấu. Bởi các nước Indonesia và Phillippin đều phá giá đồng tiền của họ theo đồng USD nên sẽ có lợi thế so sánh hơn chúng ta


    4. Bất động sản : trước hết là mảng cho thuê văn phòng được hưởng lợi, còn nếu chiến tranh lan rộng thì các mã khu công nghiệp lên đời. Theo em đến 25/7, khi nước mĩ áp thuế đợt 3 xong là có thể bắt đầu nhòm ngó tới mấy mã KBC, ITA …. Được rồi
    Gremma, minhkem, SunReDFLoWer1 người khác thích bài này.
  2. vuthang58

    vuthang58 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/04/2018
    Đã được thích:
    1.124
    OK, thank nhận định của bạn !!!!
  3. tienxiu

    tienxiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    860
    CHIẾN TRANH THÌ ĐỨNG NGOÀI THÔI , LAO VÀO LÀ ĐẠN LẠC ĐẤY
  4. SunReDFLoWer

    SunReDFLoWer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2013
    Đã được thích:
    1.886
    Đợi qua mùa BCTC có khi dòng P được kéo sóng sánh cho vui:D
  5. kuncondethuong

    kuncondethuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    22
    cám ơn bác
    --- Gộp bài viết, 08/07/2018, Bài cũ: 08/07/2018 ---
    trong nguy có cơ mà bác. À, em thấy dưới chữ kí của bác có nhiều mã hay nhắm
  6. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Ngành nào cũng chết, dệt may chết trước! :)
  7. kuncondethuong

    kuncondethuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    22
    Vì sao nước mĩ mở chiến tranh thương mại?


    Mr Trump đồng loạt mở chiến tranh thương mại với nhiều nước, bất kể đồng minh hay ko. Trước hết em xin nói rằng chiến tranh thương mại là thuật ngữ của media, bởi với GDP = 20 ngàn tỷ thì lô hàng chịu thuế 50 tỷ chỉ chiếm 0.25% GDP , nên bản chất nó là bất đồng thương mại. Thế nhưng media phóng đại thành chiến tranh thương mại thì em cũng tạm dùng thuật ngữ đó vậy.


    Nhưng nước Mỹ mở chiến tranh thương mại để làm gì?


    1.Tái bố trí lại chuỗi công nghiệp

    Với việc toàn cầu hóa, nền kinh tế và thương mại phát triển, nhưng 1 bộ phận người Mỹ ko được hưởng thành quả của nó. Điển hình là tiền lương cơ bản của người Mỹ không tăng suốt 10 năm qua, trong khi Down Jones tăng từ 6 ngàn điểm lên 24 ngàn điểm. Tệ hại hơn là bọn họ bị mất việc làm, do những nước có nhân công rẻ đã chiếm lấy. Và mr Trump đang ép các tập đoàn đa quốc gia phải chú trọng hơn tới điều đó. Bọn họ đã được hưởng củ cà rốt là giảm thuế, giờ đến lúc nếm cây gậy : nếu ko đưa việc làm về Mỹ thì ăn đòn.

    2. Để ép các nước áp thuế tương đương : thuế nhập khẩu ô tô vào Mỹ là 2.5%, của Trung quốc là 25%, châu Âu là 20%. Rõ ràng hàng xuất khẩu của Mỹ chịu thiệt, cho nên khi mr Trump đòi hỏi áp thuế tương đương với cùng một mặt hàng là điều hợp đạo lý, có đi có lại mà.

    3. Giữ việc làm tương lai cho nước Mỹ do đồng minh quá tham lam: vì sao Hàn quốc nhanh chóng ký được thỏa thuận thương mại mới với mr trump? Bởi vì Hàn quốc đáp ứng 2 điều : tăng cường nhập thêm hàng Mỹ và tự nguyện đặt trần cho hàng xuất khẩu vào Mỹ. Có nghĩa là mr. Trump ko động đến việc xuất khẩu hiện tại, nhưng khống chế sự tăng trưởng trong tương lai, Hàn quốc ko được đưa thêm hàng vào Mỹ nữa. Chỗ tăng trưởng đó là dành cho người Mỹ, hoặc doanh nghiệp Mỹ hoặc chi nhánh mới của Hàn quốc ở Mỹ đều OK. Có điều châu Âu quá tham lam, muốn ăn thêm cả phần trong tương lai nước Mỹ nên mới sinh chuyện giữa các đồng minh. Còn châu Âu làm như Hàn quốc thì mọi thứ đều rất nhẹ nhàng

    4. Để mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng Mỹ , qua đó giảm được mức nhập siêu làm giảm mức cung tiền ra thị trường, tránh được lạm phát đến sớm . Thừa tiền thì lạm phát rồi dẫn đến suy thoái, đó là nguyên lý sơ đẳng.

    Mục tiêu này sẽ đi đồng bộ trong cụm tìm kiếm sự nhượng bộ của đối tác bao gồm tăng nhập khẩu từ Mỹ, hạn chế xuất sang Mỹ, mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ Mỹ, giảm thuế nhập khẩu với hàng Mỹ

    5.Vì a Ủn : a Ủn sẽ không dễ dàng nhượng bộ, vậy thì cứ ép Trung quốc – người nắm cổ họng của a Ủn – là sẽ sớm đạt được kết quả.

    6. Vì Iran : Khi mà mọi người đều lo thân mình trong chiến tranh thương mại thì sẽ phải bỏ mặc Iran, qua đó Mỹ dễ dàng ép Iran hơn.

    7. Để ngăn cản kế hoạch “Made in China 2025” : muốn đứng vững ngôi vị thứ nhất thì phải đạp kẻ đang đứng thứ 2, thứ 3 xuống. Đó là tín điều của thương trường.

    8 Vì có tiền bù đắp cải cách thuế. Người ta cho rằng sự mất mát lớn nhất trong cuộc chiến thương mại có thể là người tiêu dùng, bởi vì áp lực tăng giá do các nhà sản xuất và nhà bán lẻ thực hiện cuối cùng sẽ được chuyển cho người tiêu dùng.

    Như vậy chính quyền sẽ có 2 sự lựa chọn : người tiêu dùng Mỹ móc túi trả tiền để cải cách thuế hay móc túi trả tiền mua đắt hơn do thuế nhập khẩu cao hơn. Nếu để cải cách thuế thì tiền đó thuần túy do người đóng thuế Mỹ chịu.

    Còn khi mua đắt do thuế quan nhập khẩu thì có khả năng nhờ phía xuất khẩu gánh chịu thông qua điều khoản hợp đồng hay đơn giản là giảm giá bán tương đương phần thuế. Tức người dân nước khác có trách nhiệm góp tiền cho nước Mỹ cải cách thuế.

    Nếu mỗi năm moi được túi người dân nước khác thêm 100 tỷ đô la tiền thuế, thì mr Trump quả thực là mượn đầu heo nấu cháo , ông ta bắt các nước khác tài trợ cho quá trình cải cách thuế của nước Mỹ,

    Điều này rất quan trọng với mr Trump, bởi cuối năm nay ông ta lại lên kế hoạch cắt giảm thuế nữa. Và khi quốc hội hỏi tiền ở đâu thì ông ta nhún vai “ từ thuế quan nhập khẩu”
    3000kgGremma thích bài này.
    kuncondethuong đã loan bài này
  8. kuncondethuong

    kuncondethuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    22
    Chiến tranh thương mại kết thúc khi nào?

    Trung quốc và châu Âu thì muốn kết thúc trước khi bầu cử ở Mỹ, như vậy vũ khí của bọn họ sẽ phát huy tối đa. Thế nhưng người Mỹ lại ko vội, bởi vì mr Trump phát động đồng thời chiến tranh với nhiều nước nên sẽ cố gắng kết thúc gần như cùng 1 lúc.

    Vậy lâu nhất sẽ là NAFTA, bởi Mehico vừa bầu cử xong. Sau khi chuyển giao quyền lực thì tân Tổng thống cần có thời gian làm quen với công việc, chưa đàm phán ngay được. Do đó NAFTA phải sang 2019 mới bàn bạc xong, đặc biệt điều khoản hoàng hôn qui định 5 năm đàm phán lại hiệp định 1 lần. Khả năng điều này vẫn còn, nhưng thời hạn sẽ là 12 – 15 năm.

    Do NAFTA như thế nên lịch trình châu Âu và với Trung quốc cũng sẽ kéo dài. Có thẻ thấy chính quyền Trump sẽ câu giờ. Đến cuối tháng 7 mới áp thuế đợt 3 trị giá 16 tỷ với Trung quốc. Sau khi Trung quốc phản đòn thì nước Mỹ tuyên bó sẽ áp thuế thêm 200 tỷ đô la nữa, nhưng điều tra mất 2 tháng tức sang tháng 10 mới ban hành. Sau khi ban hành thì mất thêm 1 tháng nữa mới áp thuế nhập khẩu.

    Như vậy, dẫu có áp thuế nhưng nó diễn ra sau bầu cử nên hậu quả tăng giá hàng hóa ko thể hiện ra trước bầu cử, vậy là cử tri vẫn chưa cảm thấy hết hậu quả.

    Chiến tranh thương mại càng kéo dài, càng khó khăn thì càng làm nổi bật tính chất bảo vệ dân Mỹ của mr Trump, qua đó ông ta càng ghi điểm.

    Trong chiến tranh bất ổn xảy ra cả ở 2 phía, nhưng khả năng chịu đòn của bên bán hàng kém hơn, bởi bên mua có thể đi chỗ khác mua hàng.

    Hiện đang là mùa vừa thu hoạch xong đậu tương ở Nam Mỹ, nước Mỹ mới gieo hạt nảy mầm nên chưa chịu áp lực bán hàng. Nam Mỹ đương nhiên sẽ tăng giá đậu tương bán cho Trung quốc, đồng thời để ngỏ thị trường khác do ko đủ hàng phủ sóng khắp nơi. Khi Nam Mỹ hết hàng là lúc nước Mỹ thu hoạch, vậy là Nam Mỹ đã làm giá hộ nước Mỹ, qua đó giá đậu tương do nông dân Mỹ bán ra ko đến nỗi tệ lắm

    Vậy khả năng lớn nhất là chiến tranh thương mại sẽ kết thúc vào quí 1/2019
    3000kgGremma thích bài này.
    kuncondethuong đã loan bài này
  9. thangnn142

    thangnn142 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2018
    Đã được thích:
    253
  10. kuncondethuong

    kuncondethuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    22
    Hạt đậu tương trong chiến tranh thương mại


    Chiến tranh thương mại nổ ra. Trong khi nước Mĩ nhằm vào các sản phẩm cao cấp để ngăn chặn chương trình “Made in China 2025” của thủ tướng Lý Quốc Cường nhằm đưa Trung quốc vượt qua nước Mỹ, thì Trung quốc lại nhăm nhăm đánh thuế vào sản phẩm nông nghiệp như thịt lợn, đậu tương. Vì sao như vậy?


    Rõ ràng đối thủ nước Mỹ chỉ nhằm vào mất lá phiếu của Đảng Cộng hòa trong kì bầu cử sắp tới. 10 bang sản xuất đậu tương hàng đầu của Mỹ trong bốn năm qua là Illinois, Iowa, Minnesota, Nebraska, Indiana, Missouri, Ohio, Bắc Dakota, Nam Dakota và Arkansas. Sản lượng đậu tương ở 10 bang này chiếm 95% tổng sản lượng của Mỹ.

    Trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, 9 trong số 10 tiểu bang đã bỏ phiếu cho Trump. Nói cách khác, một số tiểu bang nông nghiệp Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thương mại đậu tương về cơ bản là lá phiếu của đảng Cộng hòa. Nếu nông dân bị thiệt hại, bọn họ chẳng cần bỏ phiếu cho đảng Dân chủ mà chỉ đơn giản là ngồi uống bia ở nhà. Chỉ có phe Dân chủ đi bầu thì đương nhiên họ sẽ thắng.


    Trong 20 năm qua, 85% sự gia tăng thương mại đậu tương toàn cầu đến từ Trung Quốc. Và trong tương lai, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là nguồn chính cho sự gia tăng thương mại đậu tương toàn cầu.


    Đầu tiên Mỹ áp thuế lên 34 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung quốc.Để trả đũa, Trung Quốc đã thực hiện mức thuế tương đương đối với các sản phẩm của Mỹ, bao gồm 25 phần trăm thuế đối với đậu tương. Điều này được thiết kế để gây thiệt hại lớn cho nông dân Mỹ, vì đậu nành chiếm 63% xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc. Một nghiên cứu của các giáo sư Andrew Muhammed và S. Aaron Smith tại Đại học Tennessee ước tính rằng mức thuế quan này sẽ làm giảm xuất khẩu của Mỹ từ 4,5 tỷ USD đến 7,7 tỷ USD.


    Vậy việc áp thuế trả đũa với hạt đậu tương có tác động thế nào?

    Việc áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với Mỹ sẽ làm chi phí nhập khẩu đậu tương tăng thêm 700-800 nhân dân tệ / tấn, trở thành cao hơn đậu tương Brazil 300 nhân dân tệ / tấn Mỹ. Các chuyên gia phân tích rằng khu vực trồng đậu tương Mỹ đạt 36,24 triệu ha trong năm nay, mức cao thứ hai trong lịch sử, và lần đầu tiên trong 40 năm, diện tích trồng vượt quá ngô.

    Do đậu tương của Mỹ dự kiến sẽ tăng sản lượng còn nhu cầu xuất khẩu giảm, cho nên giá đang chịu áp lực giảm. Tính đến ngày 9 tháng 7, giá đậu tương CBOT của Mỹ đã giảm khoảng 23% kể từ cuối tháng Năm, và nông dân Mỹ đã chịu thiệt hại đáng kể. Giá đậu tương thế giới giảm 23%, nhưng người Brazil lại tăng giá xuất khẩu đậu tương 23%. Như vậy Trung quốc vẫn không mua rẻ được chút nào, chỉ là khoản lợi lộc đó chảy từ túi người Mỹ sang nông dân brazil. Điều đó làm ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân Mỹ.

    So với thu nhập trung bình của người Mỹ, thu nhập của nông dân Mỹ không cao.

    Sau 0-5 năm làm việc, thu nhập 26.000 đô la Mỹ / năm;

    Sau 5-10 năm kinh doanh, thu nhập 30.000 đô la Mỹ / năm;

    Sau 10-15 năm làm việc, thu nhập 37.000 đô la Mỹ / năm;

    Sau 15-20 năm làm việc, thu nhập 48.000 đô la Mỹ / năm.


    Đánh thuế đậu tương Mỹ làm hụt nguồn nhập khẩu. Để bù đắp cho nguồn cung bị mất, Trung Quốc đã giảm thuế đối với các nước láng giềng và tăng trợ cấp cho ngành đậu tương trong nước. Cụ thể, bãi bỏ thuế suất ba phần trăm đối với đậu tương nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Bangladesh, Lào và Sri Lanka.


    Phía Mỹ toan tính các bước đi chống lại. Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue đang tìm kiếm biện pháp đối phó để chống lại giá đậu tương giảm.

    Một lựa chọn đang được xem xét dựa vào Công ty Tín dụng hàng hóa của USDA Commodity Credit Corporation (CCC) để ổn định thị trường đậu tương bằng cách cho vay và mua các loại nông sản không bán được. Được thành lập vào năm 1933, CCC có thể vay tới 30 tỷ đô la từ Kho bạc để tài trợ cho bất kỳ chương trình nào bảo vệ doanh thu nông trại. Thay vì bán đậu tương cho khách hàng truyền thống, USDA có thể sẽ bán những loại nông sản này trực tiếp cho chính phủ nước ngoài và quyên tặng thức ăn thừa cho các tổ chức từ thiện quốc tế.

    Biện pháp đơn giản hơn là mỡ nó rán nó, dùng thuế nhập khẩu để hỗ trợ nông dân trồng đậu và nuôi lợn. Với 13 tỷ USD xuất khẩu bị hụt 25%, nước Mỹ chỉ cần trích 5 tỷ USD thuế nhập khẩu gia tăng kia để hỗ trợ là xong. Nông dân hài lòng vì không bị bỏ rơi, đối phương thì hết vía.

    Đơn giản vì nước Mỹ nhập siêu, cho nên tiền thuế họ áp lên hàng nhập khẩu luôn luôn nhiều hơn đối thủ. Cụ thể với trung quốc là nhiều gấp 3, cho nên sau khi trích 1/3 để hỗ trợ các đối tượng chịu thiệt vì bị trả đũa xong, nước Mỹ vẫn còn dư ra 1 mớ để bù đắp chương trình cải cách thuế của mình. Như vậy cuộc chiến thương mại vô hình chung đã trở thành bắt người đóng thuế các nước nai lưng góp tiền cho nước Mỹ cải cách thuế.
    Gremma thích bài này.
    kuncondethuong đã loan bài này

Chia sẻ trang này