Chính phủ báo cáo tốt, Quốc hội nói tình hình vẫn căng lắm...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thaodancaonguyen, 20/10/2014.

6835 người đang online, trong đó có 1016 thành viên. 17:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1079 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. thaodancaonguyen

    thaodancaonguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    37
    Chính phủ:
    Báo cáo tại ngày khai mạc kỳ họp thứ 8, khóa XIII về tình hình KT- XH năm 2014 và nhiệm vụ 2015, Thủ tướng *************** cho rằng, mặc dù vẫn còn không ít hạn chế yếu kém nhưng hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đạt được những kết quả tích cực. Cơ bản đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà Quốc hội đã đề ra. Trong 14 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và 1 chỉ tiêu không đạt.

    Các chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt Kế hoạch năm 2014 gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu; tốc độ tăng giá tiêu dùng; giảm tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị, tạo việc làm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ che phủ rừng.

    Một chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo (đạt 49% so với kế hoạch 52%).
    Quốc hội:
    - Một số lĩnh vực khó khăn: Du lịch, vận chuyển hàng không, xuất khẩu thủy sản, cao su, cà phê...
    - Nợ công ở mức cao, ngạn sách hụt tiền; tín dụng tăng chậm, ngân hàng dư vốn dùng vào mua trái phiếu Chính phủ, bơm vào nông nghiệp chăn nuôi nơi hiệu quả thấp. Năng suất lao động thấp quá; Bất động sản vẫn tắc nghẽn dù CP tìm mọi biện pháp hỗ trợ người mua nhà.
    - Số Doanh nghiệp ngừng hoạt động ở mức cao, có cả doanh nghiệp trung và lớn.
    - Nợ xấu vẫn ở mức cao, chưa giải quyết được
    ....
    Thị trường Chứng khoán chẳng biết đi về đâu
  2. thaont_2008

    thaont_2008 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/05/2014
    Đã được thích:
    3.211
    Hj ông nói gà bà nói vjt toàn là lão mù sờ voi!
    --- Gộp bài viết, 20/10/2014, Bài cũ: 20/10/2014 ---
    Thủ tướng khẳng định nợ công kể cả đảo nợ chỉ 26,2% GDP

    “Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải quyết tâm cao hơn nữa, có các chủ trương, giải pháp căn cơ, đồng bộ để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế; toàn dân đoàn kết một lòng nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 5 năm 2011-2015, tạo đà phát triển nhanh, bền vững trong các năm tiếp theo” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
    minhck617 đã loan bài này
  3. minhck617

    minhck617 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2014
    Đã được thích:
    784
    "Dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và 1 chỉ tiêu không đạt.dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và 1 chỉ tiêu không đạt."
    Vậy là ok roài, còn mong gì hơn ta!
    KO có j fai lo nắng nha!!:drm:drm:drm
  4. thaont_2008

    thaont_2008 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/05/2014
    Đã được thích:
    3.211
    Cục hàng không nói gì về hai sân bay bị coi kém nhất châu Á?
    TPO - Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, trang web xếp hạng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất không thuộc một tổ chức chuyên nghiệp nên không phản ánh đầy đủ, khách quan.
    [​IMG]
    Trước thông tin trên website http://www.sleepinginairports.net xếp loại Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Nội Bài và Tân Sơn Nhất của Việt Nam vào danh sách 10 cảng hàng không kém nhất năm 2014 tại Châu Á, Cục Hàng không Việt Nam vừa có vừa có văn bản phản hồi.

    Theo đó, qua tìm hiểu trang mạng nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc xếp hạng cảng hàng không thuần túy dựa trên việc bình chọn của người truy cập qua mạng. “Trang mạng nêu trên không phải của một tổ chức chuyên môn đánh giá về dịch vụ hàng không. Kết quả bình chọn nêu trên chưa phản ánh được đầy đủ, khách quan việc cải thiện chất lượng dịch vụ tại CHKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong thời gian qua” – Cục Hàng không cho biết.

    Mặc dù vậy, Cục Hàng không Việt Nam vẫn coi đây là một thông tin quan trọng để có các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại các Cảng hàng không Việt Nam, trong đó có CHKQT Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (Thành phố HCM).

    Trong thông báo phát đi, Cục Hàng không cho rằng, thời gian qua, ngành Hàng không Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không trong đó có các dịch vụ tại cảng hàng không.

    Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cảng đã có các giải pháp quyết liệt, thiết thực như đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn dịch vụ, nâng cao ý thức, thái độ làm việc của nhân viên hàng không. Chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không sân bay đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.

    “Nếu không xây sân bay Long Thành, chúng ta có thể sẽ trượt chân khỏi guồng kinh tế toàn cầu”

    "Lần này nếu chúng ta chậm chân một lần nữa thì rất có thể chúng ta sẽ trượt chân, chưa biết chúng ta có bắt được vào guồng kinh tế toàn cầu hay không"
    Tại Tọa đàm trực tuyến “Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và Thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 17/10, các khách mời tham dự đã có chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về dự án này.

    Theo những thông tin được công bố, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được coi là một siêu dự án với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 8 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là một cú lật cánh cho ngành hàng không Việt Nam.

    Việt Nam từng có cơ hội xây một Cảng hàng không quốc tế lớn, tuy nhiên do chiến tranh, chúng ta đã không làm được điều đó. Chia sẻ về điều này, ông Lã Ngọc Khuê - Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT - Chủ tịch HĐKH Bộ GTVT cho biết: “Lần thứ nhất, không phải là chúng ta trượt chân, mà do lịch sử đặt chúng ta vào 1 tình thế bất khả kháng”.

    Khi đó, dân tộc ta phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng gần 30 năm. Vì vậy trong thời gian đó, rõ ràng kinh tế không phát triển, ảnh hưởng bởi chiến tranh nên sân bay Tân Sơn Nhất từng là sân bay nhộn nhịp nhất Đông Nam Á phải nhường vị trí cho các sân bay khác. Đó là lần chúng ta bị chậm chân do yếu tố lịch sử đặt lên vai dân tộc.

    Lần này là khác, chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập, phát triển, bạn bè chúng ta cũng đang ở trong thời kỳ như vậy. Theo tôi hình dung thì có lẽ ngành hàng không là ngành mang tính kinh tế kỹ thuật, mang tính chất hội nhập toàn cầu 1 cách sâu rộng với 1 tốc độ nhanh.

    Hàng không đang ở vào thời kì có nhu cầu, cơ hội phát triển lớn. Chính vì vậy mà các nước xung quanh chúng ta không ngồi yên mà hành động rất quyết liệt. Thượng Hải từng có sân bay Hồng Kiều, người ta bỏ Hồng Kiều làm sân bay Phố Đông, Quảng Châu từng có sân bay Bạch Vân, người ta bỏ Bạch Vân cũ làm sân bay Bạch Vân mới. Hồng Kông ngày xưa rất nhộn nhịp, cứ 23 giây một lần máy bay lên xuống nhưng người ta bỏ sân bay cũ, đổ đất lên biển xây sân bay mới…

    Ông Khuê nhấn mạnh, lần này nếu chúng ta chậm chân một lần nữa thì rất có thể chúng ta sẽ trượt chân, chưa biết chúng ta có bắt được vào guồng kinh tế toàn cầu hay không. Trong đặc điểm vận hành của nền kinh tế vận tải toàn cầu, một khi luồng khách đã hình thành, sau này chúng ta làm thêm cảng biển, sân bay, chưa chắc luồng hành khách đã trở lại bởi người ta đã đi quen lối cũ. Những quan hệ kinh tế, những quan hệ bạn bè và mạng lưới đối tác đã có sẵn rồi. Cho nên Việt Nam cần phải có nỗ lực mang tính chiến lược để làm sân bay Long Thành.

    Theo ông Khuê, chúng ta đặt ra nguyên tác huy động vốn bởi xuất phát từ vai trò vị trí của cảng hàng không này. Nó liên quan đến quốc phòng an ninh, cũng như quyền lợi chung của quốc gia. Đây là một loại tài sản, mà tài sản này nếu làm ra lợi nhuận thì phải được chia đều cho mọi người.

    Chính vì thế theo quan sát các nước xung quanh, cảng hàng không tại Singapore là cảng sở hữu của nhà nước. Sân bay của Thái Lan cũng là của nhà nước ... Do đó, sân bay Long Thành cũng nên thuộc sở hữu nhà nước, là yết hầu của quốc gia.

    Ông Khuê cũng cho biết thêm, tất nhiên, sau đó Việt Nam có thể cổ phần hóa hoặc chuyển sang TTP. Theo ông theo dõi thì ở Singapore, Thái Lan, nhà nước đầu tư vào tất cả các khâu cơ bản, còn tư nhân chỉ tham gia vào các khâu thứ yếu như nhà ga, dịch vụ thương mại... Còn xác định vai trò chủ sở hữu thì đây nó là cơ sở hạ tầng quốc gia, chúng ta phải làm chủ.

    Trả lời thắc mắc về vấn đề các vùng, quốc gia như Hồng Kong, Singapore, Thái Lan đã hình thành sân bay trung chuyển quốc tế từ lâu, Việt Nam phải làm như thế nào để có thể xây dựng sân bay quốc tế Long Thành trở thành một cảng hàng không trung chuyển quốc tế cạnh tranh được với các vùng và quốc gia nêu trên, ông Lã Ngọc Khuê nhận định “Đây là vấn đề rất khó khăn”.

    Theo ông, chúng ta chưa có khả năng chọn 10.000 ha như ở Malasyia, chúng ta phải chọn 5.000 ha, như vậy đã lớn hơn cảng hàng không của Thái Lan. Với diện tích lớn như vậy để chúng ta có thể xây dựng được đồng bộ. Đường bay đủ dài, khoảng cách giữa các đường băng đủ cách xa nhau. Chúng ta có đất để mở ra dịch vụ phi hàng không, như ăn uống, mua sắm, nhà hàng…

    Chúng ta có đủ đất để làm khách sạn hàng không, thậm chí người ta tính tới cả khu đô thị hàng không. Qua đấy người ta có thể có một kỳ nghỉ dưỡng ngắn, đánh tennis, vào khu trị liệu, bơi… Cảng hàng không làm sao để mở rộng dịch vụ phi hàng không, tạo nên hấp dẫn cho hành khách qua đây. Chúng ta phải tính toán tất cả những cái đó, làm sao để có điều kiện mở ra sự khác biệt.

    Bên cạnh đó, yêu cầu sự kết nối hạ tầng phải đồng bộ, vào đó không chỉ có đường cao tốc mà còn có đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia… Du khách quốc tế đến đây và muốn đi thăm quan các địa danh khác không nhất thiết phải đi máy bay mà người ta có thể sử dụng đường sắt, đường bộ….Chính yếu tố kết nối này sẽ giúp thu hút hành khách và tạo vị thế cho sân bay Long Thành.

    Sân bay Long Thành: “Ngân sách có thể lo được”

    Nguyệt Quế
  5. dikiemthem

    dikiemthem Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2014
    Đã được thích:
    220
  6. lochuutran

    lochuutran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Đã được thích:
    1.472
    Mẹ kiếp ... Die Dog... Giáo dục , y tế, Luật pháp ... Những cái trọng tâm để phát triển đất nước ... đã trượt không phanh không chịu chú tâm ... đúng là thằng tác giả này có phần trăm nhân xét để hại đất nước này đây ...
  7. longpham67

    longpham67 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2012
    Đã được thích:
    287
    Xây thêm một cái nữa để có 3 cái sân bay kém nhất Châu Á chăng ????
  8. thaodancaonguyen

    thaodancaonguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    37
    Không thấy dự án khủng nào đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm sản xuất sản phẩm made in VN cho ra trò, chỉ toàn là những dự án phục vụ cái sướng.

Chia sẻ trang này