Chính phủ đề xuất cho phá sản các ngân hàng yếu kém

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chinhtai321, 20/10/2016.

2206 người đang online, trong đó có 882 thành viên. 23:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1304 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. chinhtai321

    chinhtai321 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    471
    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chi...n-cac-ngan-hang-yeu-kem-20161020154623887.htm

    Chính phủ đề xuất cho phá sản các ngân hàng yếu kém

    Chia sẻ
    Dân trí Báo cáo về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ cho biết, nguồn lực huy động dự kiến trên 10,5 triệu tỷ đồng theo giá thực tế. Trước mắt, trong năm 2017-2018, Chính phủ đề xuất áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém.
    >> Thống đốc Bình: Tập trung xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém

    Thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội chiều nay (20/10), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong giai đoạn 2011-2015, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã từng bước được thực hiện, tập trung trước hết vào cổ phần hóa, cải thiện quản trị doanh nghiệp và hạn chế tình trạng đầu tư ngoài ngành chính của các doanh nghiệp. Thị trường tài chính dần đi vào ổn định, an toàn, thanh khoản được đảm bảo, lãi suất cho vay trung bình giảm.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ (Ảnh: VPQH)
    Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn còn không ít hạn chế trong quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế. Theo đó, việc thực hiện 3 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra: Cơ cấu đầu tư chậm thay đổi, tình trạng lãng phí, thất thoát còn phức tạp và hiệu quả đầu tư còn thấp so với yêu cầu.

    Tái cơ cấu doanh nghiệp tiến triển chậm và thiếu thực chất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa gắn chặt với tái cơ cấu và đa dạng hóa sở hữu, vai trò trực tiếp kinh doanh của Nhà nước vẫn còn lớn so với thông lệ quốc tế trong nhiều ngành, lĩnh vực.

    Tái cơ cấu hệ thống tài chính còn nhiều vướng mắc, thay đổi về cơ cấu thị trường diễn ra chậm, vai trò của thị trường vốn (đặc biệt là thị trường chứng khoán) chưa đủ lớn, một số yếu kém có tính hệ thống và dài hạn chưa được giải quyết cơ bản. Nợ xấu, sở hữu chéo và quản trị ngân hàng chưa được giải quyết một cách thực chất.

    Bước vào giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đề ra kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào các giải pháp, chính sách cụ thể, có thể đo lường kết quả, có tác động mạnh, kịp thời trên thực tiễn, theo tín hiệu thị trường.

    Tờ trình về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm và 70 nhiệm vụ gắn thời gian thực hiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan, trong đó có 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên.

    Riêng trong giai đoạn 2017-2018 có một số nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện ngay, đó là kiên quyết xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và thực chất. Theo đó, Chính phủ cũng đề xuất áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém.

    [​IMG]
    Đại biểu thảo luận bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng)
    Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lên kế hoạch kiên quyết cổ phần hóa, chú trọng thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một các cách thực chất theo lộ trình và kế hoạch đã được phê duyệt. Tái cơ cấu lại danh mục vốn đầu tư và tài sản của khu vực nhà nước, trước hết là DNNN; chuyển tài sản thương mại và cơ hội kinh doanh cho khu vực tư nhân, vốn đầu tư thu được đầu tư phát triển hạ tầng và các chức năng khác của Nhà nước.

    Theo tính toán của Chính phủ, nguồn lực để thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến khoảng 10.567.000 tỷ đồng theo giá thực tế.

    Tại báo cáo thẩm tra về kế hoạch trên do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, ông Thanh cho biết, một số chỉ tiêu được Chính phủ dự kiến trình trước đây như “cắt giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý ở mức cụ thể là từ 2-3% so với mức lạm phát”, “dự trữ ngoại hối khoảng 4-5 tháng nhập khẩu”, Ủy ban Kinh tế cho rằng quy định cụ thể như vậy là khó khả thi, Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Kinh tế và không trình Quốc hội nội dung này.

    Theo Ủy ban Kinh tế, định hướng giảm lãi suất cho vay là cần thiết nhưng cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên can thiệp hành chính, đề nghị cần có các giải pháp quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị ngân hàng để các tổ chức tín dụng giảm chi phí trong hoạt động, từ đó giảm lãi suất cho vay.

    Ngoài ra, Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ cân nhắc về phương án cơ cấu lại cả cơ quan quản lý (Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước) trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

    Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, để tăng cường giám sát của Quốc hội, có ý kiến đề nghị thành lập Nhóm theo dõi việc tái cơ cấu gồm đại diện các cơ quan Quốc hội. Ông Thanh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường chất vấn (2-3 lần/năm) về tái cơ cấu; Chính phủ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu tại các kỳ họp Quốc hội cuối năm, báo cáo hàng quý gửi Ủy ban Kinh tế và các cơ quan Quốc hội khác.

    Bích Diệp
  2. huyen141292

    huyen141292 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    15.217
    Ko phá sản ngân hàng yếu kém thì lãi suất ko giảm được
  3. chinhtai321

    chinhtai321 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    471
    Vậy các NH nào dính đây???
  4. cakiemxp

    cakiemxp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    3.102
    Tin quá tốt cho bank
    bọn tẹp nhẹp cho giải tán hết
  5. Bo_Gia_PhoWall

    Bo_Gia_PhoWall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2016
    Đã được thích:
    77
    Múc thôi các bác, mai break 690 đẹp:-bd
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    75.671
    Hi hi , dzậy là dòng bank tèo rồi . Lý do
    * Nếu cho phá sản là tin tốt thì pà con sẽ xả vì quen xả khi có tin pr .
    * Còn nếu là tin xấu ( do ảnh hưởng dây chuyền các bank ) thì pà con lại càng xả .
    Cho nên kiểu nào pà con cũng xả và dòng bank tèo :)
  7. chinhtai321

    chinhtai321 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    471
    Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: thí điểm cho phá sản ngân hàng
    [​IMG]
    [​IMG]
    1

    [​IMG]
    Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Ảnh: VIỆT DŨNG
    TIN MỚI

    Phát biểu tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 22-10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ sẽ quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, không cứu vớt các ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém.
    “Lập ngân hàng cổ phần rồi để nhà nước phải mua lại 0 đồng, nhà nước phải đứng ra xử lý hậu quả thì ai cũng muốn làm” - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

    Không thể ném tiền vào những dự án như Gang thép Thái Nguyên

    Phó thủ tướng khẳng định trong giai đoạn tới, việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ triển khai quyết liệt hơn, với nhiều giải pháp mới.

    Ông cho biết: “Trước đây cổ phần hóa số lượng doanh nghiệp thì rất nhiều nhưng tổng vốn hóa thì rất thấp, mỗi anh một tí thôi. Lần này xác định rõ là với loại 100% (vốn nhà nước) cần giữ thì phải giữ, rồi loại 65% và loại 50%, còn loại dưới 50% thì có thể thoái hết vốn”.

    “Chúng ta thay đổi cơ bản cách thức quản trị. Anh nào đã cổ phần hóa rồi thì dứt khoát phải lên sàn, dứt khoát phải công bố thông tin. Tuần này Chính phủ đốc thúc rất quyết liệt. Anh nào trốn tránh thì trước hết công khai lên để dân biết”.

    “Doanh nghiệp thua lỗ trước đây thường xin cơ chế nọ kia. Bây giờ phân loại ra, nếu thua lỗ do vấn đề khách quan, khả năng còn tái cơ cấu được thì mới tập trung tái cơ cấu. Không cho lạm dụng từ tái cơ cấu. Doanh nghiệp nào thua lỗ, dự án đầu tư không có hiệu quả (như gang thép Thái Nguyên bây giờ mà bỏ tiền vào nữa thì có mà chết), dứt khoát phải xử lý”.

    “Không nói đến tái cơ cấu mà nói là xử lý các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thu lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả. Nhà nước không cứu những anh như vậy, phải rõ ràng” - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

    Giải pháp mạnh: cho phá sản ngân hàng

    Đối với hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, ông Huệ cho biết hiện nay báo chí, dư luận đang quan tâm là có hay không việc sử dụng các nguồn lực nhà nước để giải quyết nợ xấu.

    “Chúng ta đừng lẫn lộn hai khái niệm ngân sách nhà nước và nguồn lực nhà nước. Thực tế là từ trước đến giờ và có lẽ sau này cũng vậy, chúng ta rất cân nhắc chuyện sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu và xử lý ngân hàng yếu kém” - ông nói.

    Theo Phó thủ tướng, thực tế hiện nay chúng ta đang dùng nguồn lực nhà nước rồi, khi một tổ chức tín dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu. Tức là nếu cho phép ngân hàng trích lập 100 đồng vào chỗ này thì ngân sách đóng 25 đồng rồi, bởi vì không cho trích lập thì nhà nước thu được 25 đồng (thuế thu nhập doanh nghiệp).

    “Rồi khi nhà nước cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành trái phiếu đặc biệt thì có nghĩa là dùng ngân sách nhà nước rồi, bởi nếu cho vay thông thường thì lãi suất 7-8%, còn tái cấp vốn chỉ 3%. “Cho nên đừng nghĩ chỉ dùng kỹ thuật là xử lý được nợ xấu. Lần này chúng ta khẳng định rằng có thể sử dụng nguồn lực của nhà nước lớn hơn để xử lý nợ xấu”.

    Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ cũng đề xuất giải pháp mạnh hơn là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém. Chúng ta bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời không để xảy ra hiệu ứng domino, sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém”.

    “Làm được như vậy thì có tác dụng cảnh tỉnh rất nhiều. Chứ bây giờ cứ thành lập ngân hàng cổ phần, hoạt động yếu kém, rồi nhà nước phải mua lại 0 đồng, rồi nhà nước đứng ra lo thì ai chả muốn làm. Như vậy với tổ chức ngân hàng nào còn có thể phục hồi được thì chúng ta nói là tái cơ cấu, còn với những ngân hàng không phục hồi được thì chúng ta gọi là xử lý ngân hàng yếu kém”.

    Không để tình trạng “xe sang thành xe biếu tặng”

    Đề cập đến tình hình ngân sách nhà nước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định ưu tiên của Chính phủ là tái cơ cấu thu chi ngân sách để đảm bảo an toàn nợ công.

    “5 năm trước chúng ta không nói nhiều về cái này, nhưng bây giờ đặt lên thành số 1. Tới đây Bộ Chính trị sẽ ban hành nghị quyết về vấn đề này, nhấn mạnh triệt để tiết kiệm là quốc sách. Quan điểm là chi tiêu phải nằm trong khả năng của nền kinh tế, vay phải trong khả năng trả nợ. Phấn đấu tăng thu để tăng chi, còn nếu thu mà không đạt thì phải giảm chi tương ứng. Phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính” - ông cho hay.

    Dành thời gian phân tích vấn đề, ông Huệ nói rằng hiện nay trần nợ công đã sát ngưỡng 65% GDP. Đang có 2 loại ý kiến, một loại cho rằng không tăng đầu tư thì lấy gì mà phát triển, con nhà nghèo thì cũng có giai đoạn phải đi vay nợ. Có những nước trần nợ công 70-80%, thậm chí 100% GDP, mình mới có 65% thì tại sao không nới lên?

    “Chính phủ, anh em chúng tôi cũng muốn nới trần nợ công để có cái mà tăng trưởng, nhưng chính Chính phủ cương quyết đề nghị giữ nguyên trần nợ công. Vì sao? Trần nợ công chỉ là một chuyện thôi, quan trọng là tỷ lệ mà trả nợ mới quan trọng. Năm ngoái nghĩa vụ trả nợ chiếm khoảng 27,5% thu ngân sách, trong khi giới hạn an toàn có 25% thôi. Chứ nếu tỷ lệ trả nợ chỉ khoảng 15% thì có thể nới trần lên được”.

    “Trong năm 2016, 2017 có thể trần nợ công bị vượt lên một chút, lý do là tăng trưởng kinh tế thấp xuống một chút. Nhưng dứt khoát phải kéo nợ công xuống dưới 65% GDP” - ông nói.

    Về vấn đề thu - chi ngân sách. Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ chỉ đạo đổi mới căn bản lĩnh vực này.

    “Nói về thuế thì có hai cái mạnh nhất, thuế nội địa thì là cơ sở tính thuế, đưa hóa đơn chứng từ vào. Còn thuế nhập khẩu thì phải quản lý thật chặt giá tính thuế, đừng có xe sang lại biến thành xe biếu tặng, như ngày xưa cái xe máy mấy chục triệu đưa về tính có mấy triệu bạc” - ông phân tích.

    “Dự toán chi phải trên cơ sở dự toán thu. Bây giờ tỉnh nào cũng muốn làm dự toán chi cao lên còn dự toán thu thì thấp thôi. Tôi mà làm Chủ tịch tỉnh thì tôi cũng muốn thế thôi: thu thì ít, chi thì nhiều. Nên bây giờ phải đổi mới cách thu như tôi nói. Còn chi thì phải theo kết quả đầu ra, chứ cứ lấy dân số mà nhân lên thì rất vô lý, ví dụ các tỉnh miền Đông Nam Bộ có dân số vãng lai rất lớn, người ta phải lo nhiều vấn đề xã hội. Vì vậy phải có các chỉ tiêu và phản ánh kết quả đầu ra”.

    Phó thủ tướng cho rằng thu chi tốt, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, giảm biên chế và sắp xếp lại bộ máy, chúng ta mới thực hiện được các mục tiêu về ngân sách.
    http://cafef.vn/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-thi-diem-cho-pha-san-ngan-hang-20161022151733561.chn

Chia sẻ trang này