Chính thức mua 100k cp FLC để hưởng cổ tức bằng cp và bằng tiền là 10%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoangthnd1, 09/01/2018.

3484 người đang online, trong đó có 1393 thành viên. 14:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 44138 lượt đọc và 573 bài trả lời
  1. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    heo đó trong một chia sẻ với báo giới, lãnh đạo Công ty cổ phần FLC Faros (ROS) cho biết, do thời điểm quý IV/2017, một loạt dự án của Công ty đã đủ điều kiện hạch toán doanh thu, lợi nhuận bao gồm cả mảng xây dựng và đầu tư; kèm với việc thoái vốn một số khoản đầu tư đã đạt lợi nhuận kỳ vọng nên kết quả kinh doanh quý IV/2017 sẽ tăng đột biến. Với con số ước tính sơ bộ mà Ban Tổng giám đốc đưa ra ở thời điểm này, cả năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Công ty có thể ở mức xấp xỉ 950 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch lợi nhuận năm.
    --- Gộp bài viết, 16/01/2018, Bài cũ: 16/01/2018 ---
    FLC – CTCP Tập đoàn FLC

    Khối lượng suy yếu thấp hơn bình quân 20 phiên cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư đang gia tăng.

    Bollinger Bands co thắt mạnh hàm ý về giai đoạn tích lũy trong xu hướng.

    Stochastic Oscillator phá vỡ đường signal nên rủi ro ngắn hạn không lớn.

    Hỗ trợ tốt với FLC là đáy cũ tháng 11/2017 (vùng 5,900-6,500)





    https://image.*********.vn/2017/01/15/PTKT_VIETSTOCK_2017_1794_1638173.jpg
  2. trinhkhaimy

    trinhkhaimy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2016
    Đã được thích:
    1.085
    FLC đảo chart nhá, sẽ chạy theo tin cổ tức!
  3. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    duyệt, bản thân tôi đánh giá rất cao FLC trong giai đoạn này, tôi kỳ vọng ở FLC với mấy lý do:
    1/ giá 7 cổ tức 10%;
    2/ kỳ vọng rất nhiều về lợi nhuận quý 4/2017;
    3/ là công ty tuổi đời trẻ n sức trẻ rất mạnh;
    4/ tiềm lực tài chính mạnh;
    5/ quỹ đất rất lớn;
    6/ mối quan hệ với các lãnh đạo rất tốt...
    nên tôi quyết định mua và gom đầu tư lâu dài. mặc dù mọi người chê bai nó, còn tôi thực hiện chiến thuật đi ngược với tâm lý đám đông, có khi năm 2018 FLC lại làm cho NĐT ngỡ ngàng
    --- Gộp bài viết, 16/01/2018, Bài cũ: 16/01/2018 ---
    đợt này có kiếm ăn được không? tôi vẫn còn 1.000 cổ BVH giá 55 và 1.000 cổ FPT giá 48.8 và 1.000 cổ HPG giá 33 đó là lãi của 3 cổ phiếu trước tôi đầu tư, giờ quyết tâm để 3 mã đó lại xem lãi được bao nhiêu (vì đó là tiền lãi không phải tiền vốn). còn lại tôi dồn hết tiền vào FLC và đặt kỳ vọng ở FLC.
    Hình như tôi trùng máu với ông mã FPT và HPG nhỉ???
  4. trinhkhaimy

    trinhkhaimy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2016
    Đã được thích:
    1.085
    Dạ kiếm đc lắm, đúng rồi anh á, fpt 48.8 và hpg 33, but chốt lời hết rồi, vì e đánh theo target ấy! Qc bớt lại cái cá nhân xíu là đc thôi! E đang cầm flc cũng lâu rồi, giá tb 7.1! Để ăn cổ cánh cũng ok, khỏi mua mới, năm 2018 là năm của nó ấy!

    P/s: chỉ cần cái bctc 2017 ổn là xong! Hạch toán sở hữu chéo các kiểu cũng đc!
  5. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    ok, tôi cũng mua 6.8-6.9 và 7,
  6. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    heo đó trong một chia sẻ với báo giới, lãnh đạo Công ty cổ phần FLC Faros (ROS) cho biết, do thời điểm quý IV/2017, một loạt dự án của Công ty đã đủ điều kiện hạch toán doanh thu, lợi nhuận bao gồm cả mảng xây dựng và đầu tư; kèm với việc thoái vốn một số khoản đầu tư đã đạt lợi nhuận kỳ vọng nên kết quả kinh doanh quý IV/2017 sẽ tăng đột biến. Với con số ước tính sơ bộ mà Ban Tổng giám đốc đưa ra ở thời điểm này, cả năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Công ty có thể ở mức xấp xỉ 950 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch lợi nhuận năm.
  7. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    Tập đoàn FLC và hành trình lớn mạnh sau 15 năm
    FLC Group là công ty đa ngành thành lập năm 2001, tập trung vào hai lĩnh vực chính là đầu tư tài chính và bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng...

    [​IMG]
    Phối cảnh dự án FLC Quy Nhơn.


    P.V

    22/05/2017 23:15

    Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC Group) là công ty đa ngành thành lập năm 2001, tập trung vào hai lĩnh vực chính là đầu tư tài chính và bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
    Từ hoạt động ban đầu là tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, FLC Group bắt đầu tập trung mạnh vào thị trường bất động sản từ đầu năm 2010 và gặt hái được thành công nhờ chiến lược đầu tư sáng suốt và nhanh nhạy.

    Trong giai đoạn trầm lắng của thị trường năm 2011, nhiều doanh nghiệp lâm cảnh “tiến thoái lưỡng nan” với các dự án đình đốn, các nhà đầu tư khác thì tạm thời đóng hầu bao. Khi đó, FLC lại quyết định mua bán và sáp nhập nhiều dự án tiềm năng nhưng đang ở trong tình trạng “đóng băng” với giá tốt. Nền tảng vững chắc về pháp lý của một tập đoàn có Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Tiến sĩ Luật sư Trịnh Văn Quyết đã giúp FLC Group hoàn thành những thương vụ trên một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Các dự án sau khi đổi chủ thì cũng “đổi vận”, thu hút sự quan tâm lớn trên thị trường Hà Nội, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, như Khu đô thị FLC Garden City, Tòa FLC Complex Tower 37 tầng tại Phạm Hùng, tháp đôi FLC Twin Towers 50 tầng tại Cầu Giấy,… Đây là một trong những yếu tố tiền đề thiết lập và củng cố vị thế của Tập đoàn FLC trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản lớn, hoạt động uy tín trên thị trường.

    Bên cạnh bất động sản thương mại, sớm nắm bắt được xu hướng phát triển tất yếu của lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, từ đầu năm 2014, Tập đoàn liên tục triển khai hàng loạt quần thể nghĩ dưỡng đồng bộ tại những địa phương có đường bờ biển đẹp.

    Những dự án nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi diện mạo du lịch địa phương, biến những vùng đất sình lầy, khô cằn thành điểm đến du lịch mới hấp dẫn, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định. Bình quân mỗi dự án thu hút từ 2.000 – 3.000 lao động, trong đó hơn 90% là người địa phương.

    Trong năm 2017, Tập đoàn sẽ đưa vào khai thác vận hành quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long và tiếp tục triển khai Dự án FLC Đồ Sơn - Hải Phòng, FLC Quảng Bình và FLC Vân Đồn - Quảng Ninh. Đặc biệt, dự án FLC Vân Đồn rộng 4.000 hecta, tổng mức đầu tư 2 tỷ USD, hứa hẹn sẽ là quần thể casino - nghỉ dưỡng đầu tiên có thể cho người Việt Nam vào chơi, kỳ vọng phục vụ lượng khách rất lớn khi tới Hạ Long.

    Tính đến hiện tại, giá trị tổng tài sản bất động sản của FLC đang được tổ chức tư vấn Savills định giá 3,8 tỷ USD. Đến cuối năm, FLC Group sẽ đưa ra thị trường hơn 2.500 căn condotel, 1.400 biệt thự biển, 3.500 phòng khách sạn, 4 sân golf 18 hố để khẳng định vị trí nhà đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng dẫn đầu Việt Nam.

    Năm 2016, tập đoàn ghi nhận vốn điều lệ trên 7.000 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt6.347,7 tỷ đồng, tăng 19,18% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 987,2 tỷ đồng,tăng 9,46%. FLC đặt mục tiêu doanh thu dự kiến trong năm 2017 là 13.000 tỷ đồng từmảng bất động sản, với mục tiêu tăng trưởng doanh số 100%.

    Có thể nói, việc thi công vượt tiến độ nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trên khắp cả nước, lập nhiều kỷ lục, cùng lúc vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn, là minh chứng về năng lực và uy tín của FLC Group. Đây cũng là lý do quan trọng giúp cho các sản phẩm bất động sản của FLC luôn là điểm sáng trên thị trường.

  8. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    Tăng trưởng mạnh với nhiều khác biệt, tổng tài sản FLC được định giá 9 tỉ USD
    12/10/2017 10:00 GMT+7
    Năm 2014, Savills từng định giá tổng giá trị các dự án của Tập đoàn FLC đạt trên 3 tỉ USD, nhưng định giá FLC thời điểm hiện tại - theo Công ty Quản lý quỹ UniCap - đã lên tới con số 9 tỉ USD.
    [​IMG]
    Một góc Quần thể FLC Quy Nhơn, rộng 1.300 ha

    UniCap nói gì?

    Báo cáo định giá của UniCap cho thấy, tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, bao gồm giá trị các dự án, các khoản đầu tư và những tài sản khác trực thuộc sở hữu, quyền quản lý của FLC, có tính đến yếu tố sinh lời... hiện đạt 9 tỉ USD.

    Con số này lớn hơn rất nhiều so với định giá giá trị các dự án bất động sản FLC đang quản lý mà Savills đã đánh giá trước đây.

    Trao đổi với báo Đầu tư Chứng khoán, đại diện UniCap cho biết, báo cáo đánh giá này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu riêng của khách hàng, phục vụ hoạt động đầu tư.


    "Sự khác biệt lớn với định giá của Savills là do UniCap định giá toàn bộ các tài sản chứ không chỉ các dự án bất động sản và có tính đến yếu tố sinh lời", đại diện UniCap cho biết, thương hiệu FLC cũng được đánh giá rất cao trong định giá này.

    "Chúng tôi đã làm khảo sát độc lập và thấy rằng, thương hiệu FLC có độ phủ rất lớn và chứng minh được hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp trong thực tế. Bằng chứng là, các dự án có gắn với cụm từ FLC đều đạt được thuận lợi lớn trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường. Đó là giá trị kinh tế rất lớn", vị này nói.

    [​IMG]
    Một góc Quần thể FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa

    Độ phủ lớn của thương hiệu và dự án

    Hiện nay, FLC được biết đến với chuỗi dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn, tiêu chuẩn 5 sao và tiện ích đầy đủ, trải dài nhiều tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam.

    Các quần thể dự án lớn bao gồm FLC Quy Nhơn, FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, FLC Vĩnh Phúc..., với nhiều dự án trực thuộc như khách sạn 5 sao, khu biệt thự, liền kề, sân golf, khu đô thị, siêu thị, trung tâm hội nghị quốc tế.

    Việc xây dựng chuỗi dự án lớn với hàng loạt dự án trực thuộc, dịch vụ tiện ích hoàn chỉnh đã giúp FLC định hình một phong cách bất động sản nghỉ dưỡng mới, với điểm nhấn khác biệt nằm ở tiện ích cao cấp hoàn chỉnh và lựa chọn vị trí.

    Với chủ trương "ở đâu có bãi biển và tiềm năng du lịch, ở đó có dự án của FLC" và "biến cát thành vàng, chứ không biến vàng thành trang sức" như Chủ tịch FLC từng chia sẻ, đặc điểm chung các quần thể dự án này là tổng mức đầu tư riêng giai đoạn 1 đã lên tới hàng nghìn tỉ đồng và đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng sau khi đưa vào vận hành, khai thác.

    [​IMG]
    Sân golf FLC Halong Bay Golf Club, có tầm nhìn ra Vịnh Hạ Long

    Ngoài ra, FLC đang trong giai đoạn lên phương án đầu tư tiếp các quần thể nghỉ dưỡng khác tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Bình Định, ngoài quần thể dự án FLC Quy Nhơn đã triển khai, FLC đang xây dựng giai đoạn 2 dự án và tháp đôi FLC Sea Tower Quy Nhơn, dự kiến đầu tư dự án tại đảo Cù Lao Xanh.

    Trong số các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, trả lời Bloomberg, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FLC cho biết, dự án quần thể nghỉ dưỡng quy mô 2.000 ha tại đảo Ngọc Vừng, thuộc đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, với ý tưởng chủ đạo là xây dựng casino cho người Việt Nam chơi, sẽ là điểm nhấn của FLC trong giai đoạn tới.

    Không chỉ tạo điểm nhấn ở bất động sản nghỉ dưỡng, mảng bất động sản khu đô thị, bất động sản khu công nghiệp... của FLC cũng tạo được sức hấp dẫn riêng, sau khi FLC hoàn thành việc mua bán - sáp nhập (M&A) một loạt dự án trong các năm vừa qua. Tại Hà Nội, FLC đang triển khai một số dự án như FLC Garden City, FLC Twin Towers, FLC Star Tower, FLC Green Tower..., sau khi đã hoàn thành nhiều dự án khác.

    Với mảng bất động sản khu công nghiệp, FLC là chủ đầu tư nhiều dự án lớn tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa. Việc đầu tư vào mảng bất động sản khu công nghiệp nằm trong chiến lược giai đoạn tiếp theo của FLC, khi làn sóng đầu tư nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.

    Ngoài ra, FLC dự kiến hãng hàng không Bamboo Airways sẽ "cất cánh" vào năm 2018 như thông tin trả lời của Chủ tịch FLC trên Nikkei Asia Review. Đây là một trong những yếu tố giúp giá trị các tài sản FLC được đánh giá cao do triển vọng sinh lời lớn nhờ sự khác biệt.

    Về thương hiệu FLC, đây có thể được coi là một trong những thương hiệu có độ phủ rất lớn tại Việt Nam, khi cụm từ FLC xuất hiện hàng ngày trên hầu hết các kênh truyền thông, mạng xã hội. Sử dụng công cụ tìm kiếm của Google cho thấy, từ khóa FLC xuất hiện hơn 24 triệu lượt chỉ sau 0,57 giây.

    T.D.V
  9. hoangthnd1

    hoangthnd1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    531
    [​IMG]
    Nhìn từ Hội thảo cơ hội đầu tư & tiềm năng Tập đoàn FLC: “Cổ phiếu FLC đang bị dưới giá trị thật”
    Chủ Nhật, 09/04/2017, 22:53

    Hơn 1.000 khách mời là nhân sự cấp cao đến từ các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng và các nhà đầu tư cá nhân đã tham dự hội thảo về cơ hội đầu tư và tiềm năng Tập đoàn FLC, diễn ra tại Quần thể FLC Sầm Sơn ngày 8/4 với chuỗi sự kiện đáng chú ý: toạ đàm “Xu hướng dòng tiền trong bối cảnh bất động sản phân hóa”, ra mắt FLC Grand Hotel Samson và đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Gọi nắng”.

    Hội thảo có sự tham dự của ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; ông Hà Hùng Cường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (CIEM); ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA); ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng; ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính đầu tư; ông Lâm Minh Chánh, Phó chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn.

    Về phía Tập đoàn FLC có ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC; bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch HĐQT; ông Lê Thành Vinh, Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Tập đoàn FLC; ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC.

    [​IMG]
    Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC phát biểu khai mạc Hội thảo.

    Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết: Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển đột phá cả về chất và lượng trong thời gian tới khi Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 08 với chủ trương Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước...

    Trong chiến lược kinh doanh, phát triển của mình, Tập đoàn FLC cũng định hướng đầu tư xây dựng chuỗi các quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, đồng bộ và đẳng cấp trải khắp các tỉnh thành có lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch trên cả nước. Các quần thể này không chỉ tạo ra các dịch vụ cao cấp với tiện ích đồng bộ, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo du lịch của địa phương, mà còn cung cấp các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng - sinh thái đặc biệt hấp dẫn, dẫn dắt thị trường BĐS của địa phương cũng như thị trường nói chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và nhà đầu tư đối với phân khúc này.

    [​IMG]
    Các đại biểu tham dự Hội thảo "Cơ hội đầu tư và tiềm năng Tập đoàn FLC.

    “Hội thảo hôm nay chính là một diễn đàn để chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ, trao đổi và cập nhật thêm nhiều thông tin từ thị trường, từ nội tại doanh nghiệp, để quý vị thêm hiểu và yên tâm với những quyết định và sự lựa chọn của mình”, bà Hương Trần Kiều Dung nói.

    Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Không có FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố

    Phát biểu tại tọa đàm, ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cung cấp một thông tin gây chú ý: giá bất động sản tại Sầm Sơn chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2013 – 2015, nhưng sau khi xuất hiện dự án FLC Sầm Sơn, giá đất nền tại Sầm Sơn đã tăng mạnh, hiện đã là vài chục triệu đồng/m2. Những nhà đầu tư tại đây đã thu được lợi nhuận tối thiểu gấp rưỡi, thậm chí có thể gấp hai lần chỉ sau đúng một năm.

    [​IMG]
    Ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa chia sẻ tại Hội thảo.

    Ông nhấn mạnh đóng góp quan trọng của FLC trong việc đưa Sầm Sơn từ thị xã thành thành phố: “Phải khẳng định, nếu không có dự án FLC Sầm Sơn và sự đầu tư của Tập đoàn FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố”.

    Phó Chủ tịch Thanh Hóa nhớ lại, thời điểm tỉnh chấp thuận cho FLC đầu tư vào Sầm Sơn, khu vực dự án FLC Sầm Sơn vẫn còn là bãi sình lầy ngập mặn, không có hạ tầng gì, nhưng sau khi được FLC đầu tư, một năm sau nơi đây đã trở thành một dự án quy mô lớn.

    Không chỉ làm thay đổi diện mạo Sầm Sơn và làm tăng giá trị cho bất động sản Sầm Sơn, quyết định đầu tư của FLC vào Sầm Sơn đã tạo ra một làn sóng các nhà đầu tư vào Sầm Sơn và Thanh Hóa nói chung.

    Theo ông Tuấn, trong chiến lược phát triển kinh tế của Thanh Hóa, ngành du lịch được xác định là trọng tâm vì tiềm năng phát triển du lịch Thanh Hóa rất lớn. Việc FLC đầu tư thành công vào Sầm Sơn và Thanh Hóa đã tạo ra làn sóng nhiều doanh nghiệp khác đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

    Thay mặt lãnh đạo Thanh Hoá, ông Tuấn cam kết, tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện giải quyết những khúc mắc cho doanh nghiệp thực hiện dự án, tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời cam kết đồng hành cùng FLC và những nhà đầu tư.

    Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC: Giá cổ phiếu FLC sẽ tự đi lên theo xu hướng thị trường

    Đích thân người giàu nhất sàn chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đã đưa ra nhưng diễn giải chi tiết về giá cổ phiếu FLC tại cuộc tọa đàm.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC thẳng thắn trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư.

    Cụ thể, cổ phiếu FLC được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và có tới 70% là nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân lại chưa quan tâm tới doanh nghiệp làm ăn có thành tích như thế nào. Việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư này gần như đi theo xu thế thị trường.

    Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với các doanh nghiệp khác khi nhà đầu tư cá nhân sở hữu trên 20-30%. Trong trường hợp này, việc kiểm soát giá là rất khó.

    Với những buổi chia sẻ cơ hội đầu tư tại Sầm Sơn, Chủ tịch FLC tin rằng nhà đầu tư và các quỹ sẽ hiểu thêm hoạt động doanh nghiệp. Khi các nhà tư cá nhân lớn và quỹ đang tiếp tục sở hữu trên 50% cổ phần, cổ phiếu sẽ tự động đi lên theo xu thế đi lên của thị trường.

    Cũng trong buổi tọa đàm, ông Trịnh Văn Quyết đã thẳng thắn trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư về tính pháp lý tại những công trình của FLC. Ông cam kết, Tập đoàn FLC đảm bảo cao nhất về mặt pháp lý cho khách hàng tại tất cả các dự án bất động sản mang thương hiệu FLC.

    “Là tập đoàn hoạt động quy mô lớn, FLC có đủ tiềm lực, năng lực triển khai dự án và hiểu biết pháp lý để bảo vệ uy tín của mình, không để xảy ra các rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý cho khách hàng cũng như cho chính mình”, ông Trịnh Văn Quyết nói.

    [​IMG]
    Toạ đàm “Xu hướng dòng tiền trong bối cảnh bất động sản phân hóa”

    Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng: Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, cần quan tâm sức mạnh tài chính của doanh nghiệp

    “Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều rủi ro. Nếu tôi là nhà đầu tư, tôi sẽ phải quan tâm đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - phát biểu.

    Ông phân tích, nợ ngân hàng của Tập đoàn FLC là 3,6 nghìn tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu gần 8 nghìn tỷ. “Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ bằng khoảng 0,5 lần, thấp hơn so với nhiều khách hàng của ngân hàng tôi với tỷ lệ trên 1 lần. Đây là cái an toàn thứ nhất”.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng.

    “Thứ hai, tôi sẽ quan tâm đến lợi nhuận. FLC cam kết mỗi năm đưa ra lợi nhuận trên 10% cho sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu so sánh với các kênh đầu tư khác như tiền gửi ngân hàng, vàng, chứng khoán, đây là một tỷ lệ lợi nhuận tốt và ổn định”.

    Mặt khác, theo ông Hiếu, cổ phiếu FLC trên thị trường chứng khoán đang bị "undervalued" (dưới giá trị thật).

    Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Việc bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ rất phù hợp với chiến lược du lịch

    Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang bùng nổ bởi đối tượng của phân khúc này rất đa dạng, chứ không "kén khách" như suy nghĩ của nhiều người, ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (CIEM) - nhận xét tại cuộc tọa đàm.

    [​IMG]
    Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    Ông Thành kể lại một câu chuyện từ năm 2004, khi ý tưởng về bất động sản nghỉ dưỡng được nhen nhóm từ thị trường Nhật Bản. "Chúng ta đều biết, cấu trúc dân số Nhật Bản người già rất nhiều, họ muốn xây những nơi nghỉ dưỡng phục vụ đối tượng này và khi đó, dải đất miền Trung bắt đầu hình thành thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và phục vụ cho người già Nhật. Tuy nhiên, rất tiếc sau đó đàm phán không thành công".

    Nhưng từ câu chuyện này, ông Thành khẳng định bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ dành cho những người “tạm gọi là có tiền”, mà còn gắn với một số phân khúc khác như người lớn tuổi và bảo hiểm. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu tăng, cấu trúc dân số đem lại những cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng.

    "Việc bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ rất phù hợp với chiến lược du lịch. Tôi chỉ lấy một ví dụ, Thái Lan có dân số hơn 60 triệu người thì số khách du lịch tới thăm lên tới 30 triệu khách, Việt Nam giả sử làm kém hơn 90 triệu dân thì cũng thu hút 30 triệu khách du lịch, đây là một con số rất tiềm năng", ông nói.

    Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển có lợi thế rõ rệt

    Mảng bất động sản nghỉ dưỡng ven biển như Tập đoàn FLC đầu tư là lĩnh vực Việt Nam có lợi thế rõ rệt, theo ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    [​IMG]
    Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    Ông dẫn chứng, thị trường du lịch Việt Nam có dư địa phát triển rất rộng lớn, trong đó phần lớn là khách Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc. Đơn cử như có 143 triệu khách du lịch Trung Quốc đi ra nước ngoài trong năm 2016, 43% số đó có độ tuổi dưới 30 tuổi, nhu cầu chi tiêu khác hẳn so với người già.

    “Một thị trường nữa là tầng lớp trung lưu trẻ. Tại FLC Sầm Sơn, tôi thấy nhiều gia đình trẻ đi hưởng thụ, khác với thời chúng tôi ngày xưa”, ông Doanh nhận xét.

    “Điểm cuối cùng là có lẽ FLC nên sớm liên kết với các hãng lữ hành quốc tế để xây dựng những khu du lịch chuyên môn hóa với một số nước, từ đó biến du lịch thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước giống như Nghị quyết đề ra. Tôi mong muốn Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư”, ông nói.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): FLC đang cáng đáng một công việc nặng nề

    Người nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng du lịch của nước ta từ lâu, nhưng ngành này mới chỉ được “đánh thức” ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, trong đó có Tập đoàn FLC đi đầu, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhận xét.

    [​IMG]
    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).

    Với tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị hướng tới phát triển du lịch thành nền kinh tế trọng điểm, FLC đang cáng đáng một công việc nặng nề, đó là phát triển các khu resort với hạ tầng lớn.

    “Tôi thấy các bạn chọn được những địa điểm rất độc đáo để xây dựng: Ví dụ FLC Sầm Sơn từng là một vùng đầm lầy, FLC Quy Nhơn là nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam hay ở Hạ Long, người ta thường xây khách sạn ở ven biển nhưng các bạn lại làm trên đồi”, ông nói.

    “Tôi cũng hy vọng các bạn sẽ xây thêm nhiều khu vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Trên thế giới chỉ có những nhà tư bản thực sự hùng mạnh thì mới có khả năng xây loại hình bất động sản này. Chúng tôi mong FLC nỗ lực thực hiện cam kết của mình về tiến độ, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng”.

    Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng: Phú Quốc và Sầm Sơn là những điểm nhấn sôi động.

    “Có nhiều người hỏi tôi vì sao luôn cảnh báo rủi ro nhưng vẫn tư vấn đầu tư vào bất động sản”, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng, đặt vấn đề.

    [​IMG]
    Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng.

    Ông lý giải: “Theo quan sát lâu năm, đầu tư vào bất động sản vẫn tốt. Trong vòng hai năm 2014 - 2015, mức sinh lời của thị trường bất động sản có thể bằng thu nhập của một thạc sỹ có lương 50 triệu một tháng trong vòng 15 năm”.

    “Bất động sản nghỉ dưỡng đang ấm trở lại. Hiện nay, cần làm sao biến các khu nghỉ dưỡng thành điểm đến và thu hút khách trở lại, tôi quan sát thấy thời gian qua có Phú Quốc và Sầm Sơn là những điểm nhấn sôi động”, ông nói.

    “Không phải bất động sản nghỉ dưỡng đầu tư vào đâu cũng thành công. Mà phải chọn được vị thế đất đai đắc địa”.

    Ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn: Cổ phiếu FLC đang dưới giá trị thật

    Theo ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn, có thể nói trừ khi thị trường quá “sung” hoặc quá “xìu”, lâu lâu mới có một lần, thì thị trường cứ lên hoặc cứ xuống mà không cần lí do. Còn bình thường thì VN-Index có cái lý của nó.

    [​IMG]
    Ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn.

    “Nhưng vẫn có những trường hợp không có lý, ví dụ như cổ phiếu của FLC đang thấp dưới mệnh giá. Nhưng có một tin vui là mã FLC đang tăng, từ cuối năm 2016 đến năm 2017 đã lên 8.000 đồng. Nhưng dù vậy thì đây vẫn chưa phải là mức giá thể hiện hết tiềm năng của mã cổ phiếu FLC”, ông nói.

    “Tôi cho rằng nếu công tác quan hệ cổ đông làm tốt hơn, làm sao để thị trường nghe được những thông tin trong buổi hội thảo ngày hôm nay thì chắc chắn giá cổ phiếu FLC sẽ không ở mức như hiện tại”.

    Ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC: “5 không” và sự vươn mình ngoạn mục

    “FLC tự hào là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ nhất trong những năm qua”, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC phát biểu tại tọa đàm.

    [​IMG]
    Ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC khái quát bức tranh toàn cảnh về sự vươn mình của FLC.

    Ông cho biết, nếu như năm 2013, vốn sở hữu của FLC là 1,258 tỷ đồng , tổng doanh thu là 1,744 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 137 tỷ đồng thì kết thúc năm tài chính 2016, vốn sở hữu của Tập đoàn đã tăng lên 8,407 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 6,347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.293 tỷ đồng.

    Hiện FLC đang chính thức đầu tư tại 7 tỉnh thành trên cả nước bao gồm bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, khu công nghiệp với những công trình tiêu biểu như FLC Landmark Tower, FLC Complex Phạm Hùng, FLC Twin Towers, FLC Garden City, FLC Ecohouse Long Biên... (Hà Nội); quần thể FLC Vĩnh Thịnh (Vĩnh Phúc); quần thể FLC Hạ Long, FLC Ngọc Vừng (Quảng Ninh), quần thể FLC Đồ Sơn (Hải Phòng), quần thể FLC Sầm Sơn (Thanh Hoá), quần thể FLC Quy Nhơn (Bình Định)...

    Trong năm 2017, Tập đoàn dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 2500 căn condotel, 1400 căn villa, 2500 căn hộ khách sạn và 4 sân golf 18 hố. Đầu năm 2016, tổng tài sản của FLC được Savills định giá khoảng 3,8 tỷ USD nhưng đến nay, con số này không chỉ dừng tại đây.

    [​IMG]

    Ông Đặng Tất Thắng cũng nhắc lại “5 không” của FLC như chủ trương của người đứng đầu Tập đoàn, ông Trịnh Văn Quyết: “Không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm”.

    Ra mắt FLC Grand Hotel Samson

    Trong khuôn khổ của hội thảo, Tập đoàn FLC đã chính thức ra mắt hạng mục khách sạn FLC Grand Hotel Samson.

    Nằm ở vị trí trung tâm của FLC Lux City, khách sạn FLC Grand Hotel Samson cao 15 tầng, được xây dựng trên diện tích 3,6 ha gồm 402 căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, có diện tích linh hoạt từ 44 m2 đến 158 m2 và đặc biệt là 2 phòng Tổng thống với diện tích lên tới 569m2.

    [​IMG]
    Khách sạn FLC Grand Hotel Samson 15 tầng được chính thức ra mắt ngày 8/4.

    Với chính sách bán hàng hấp dẫn, FLC Grand Hotel Samson đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Theo đó, khi đầu tư căn hộ khách sạn tại đây, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ chương trình cho thuê với cam kết sinh lời tối thiểu 10% trong vòng 10 năm, được tặng 20 đêm nghỉ dưỡng miễn phí hàng năm (quy đổi trên toàn hệ thống nghỉ dưỡng của FLC).

    Khách hàng đặt cọc và ký hợp đồng mua bán trước ngày 30/4/2017 sẽ nhận được quà tặng 3% giá trị hợp đồng (trước VAT).

    “Gọi nắng” đầy cảm xúc giữa FLC Sầm Sơn

    18 giai điệu trữ tình của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã ngân lên giữa khán phòng không còn chỗ trống của Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Sầm Sơn, với những cung bậc cảm xúc đan xen đầy màu sắc.

    [​IMG]
    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Gọi nắng", món quà tinh thần mới nhất mà Tập đoàn FLC gửi tới khán thính giả yêu nhạc Thanh Hóa.

    Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi hoạt động của hội thảo, diễn ra ngày 8/4, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Thanh Hoá.

    Với những bản phối khác lạ, các ca sỹ Đức Tuấn, Lô Thuỷ, Khánh Linh, Hoàng Quyên và Hồ Trung Dũng đã vẽ nên một hình ảnh Trịnh Công Sơn mới mẻ, đậm chất đương đại.

    “Đây là lần thứ hai Đức Tuấn hát nhạc Trịnh tại FLC Sầm Sơn. Chúng tôi hy vọng mang đến cho khán giả những cách thể hiện mới mẻ về Trịnh Công Sơn, nhưng vẫn đong đầy cảm xúc và hy vọng vẫn có thể chạm tới trái tim của khán giả”, ca sỹ Đức Tuấn nói.

    Một khán giả hiện đang sống tại Thanh Hoá bày tỏ, ông luôn mong tham dự những sự kiện văn hoá tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn bởi đó hầu hết là những chương trình có chất lượng nghệ thuật cao, chưa bao giờ khiến ông thất vọng.

    “Gọi nắng" là món quà tinh thần mới nhất mà Tập đoàn FLC gửi tới khán thính giả yêu nhạc Thanh Hóa cũng như các du khách đến nghỉ dưỡng tại quần thể FLC Sầm Sơn. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa lớn như Tuần lễ văn hóa - du lịch Hà Nội tại Thanh Hóa, Vòng Chung kết Sao Mai 2015, Du ca Việt...
    ngocluong0607 thích bài này.
  10. ngocluong0607

    ngocluong0607 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    6
    F
    --- Gộp bài viết, 16/01/2018, Bài cũ: 16/01/2018 ---
    công ty tốt mỗi chủ tịch lừa thôi

Chia sẻ trang này