Cho tôi hỏi khí không phải: '' Có ae nào còn cầm CP Bank và CK mà muốn cắt lỗ không?''

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vnindex860, 16/12/2017.

2288 người đang online, trong đó có 915 thành viên. 08:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8265 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    Chẳng nói dấu gì anh em, vừa nhậu xong lại ra quán Cafe ...gặp ai cũng hỏi bác có bán CP Ngân hàng hay CK không thì nhượng lại cho em...chẳng biết trả lời sao đành về mở pic hỏi @hoangketcau , @Xuandoa , @NhiHa70 ... và 500 anh em cổ đông Bank và CK :))
    --- Gộp bài viết, 16/12/2017, Bài cũ: 16/12/2017 ---
    Câu trả lời sau 5 phút là : '' Tôi không bán" bằng chứng đây :))

    1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 0):
    2. Vnindex860
  2. thaogiay7355

    thaogiay7355 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/09/2015
    Đã được thích:
    1.998
    Thành viên 8. Khách 8.
    ( Chưa tính thêm 1 người mới )
    thatha_chamchiVnindex860 thích bài này.
  3. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    Tin mới ra lò đây, nóng hổi... mời anh em:

    Kỳ vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ khởi sắc năm 2018
    Thứ Bảy, 16/12/2017 09:30
    TIN LIÊN QUAN
    MỚI NHẤT
    Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, anh Nguyễn Việt Dũng, Chứng khoán SHB Bank cho biết: Năm nay, cổ phiếu ngân hàng đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư, nhiều mã có mức tăng từ 5-7 lần, nhất là tại thị trường OTC (phi tập trung). Dự báo năm 2018, nhiều ngân hàng sẽ báo lãi lớn nên giá cổ phiếu càng “hot”.
    Từ đầu năm đến nay dù vẫn có những ngân hàng chật vật vì giá cổ phiếu chưa qua nổi vùng mệnh giá nhưng cũng có vài ngân hàng vượt qua mốc 10.000 đồng/cổ phiếu và một số ngân hàng có cổ phiếu tăng giá mạnh.

    [​IMG]
    Niêm yết vào tháng 8/2017, giá cổ phiếu VPBank được định giá khá cao.
    Anh Nguyễn Việt Dũng nêu ví dụ như: TPBank là trường hợp đáng lưu ý trên thị trường chứng khoán OTC. Giá một cổ phiếu ngân hàng này được đẩy lên quanh mức 25.000- 26.000 đồng, ngang với giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn niêm yết trên sàn chứng khoán như: MB, VietinBank, VIB, BIDV. So với đầu năm, TPBank cũng đã tăng giá gấp hơn 2 lần.

    HDBank cũng là hiện tượng đáng chú ý. Nếu như đầu năm, HDBank được giới đầu tư giao dịch chỉ quanh vùng 9.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu, rồi đẩy lên 11.000 đồng thì vài tháng gần đây, giá cổ phiếu ngân hàng này tăng vọt, hiện đã lên đến 30.000-32.000 đồng/cổ phiếu, tức cũng tăng giá gấp hơn 3 lần chỉ trong vòng 11 tháng. “Vào những ngày đầu tháng 12, mỗi cổ phiếu TCB đã được các nhà đầu tư đẩy lên tới 57.000 đồng – 60.000 đồng, tăng gấp 4 lần so với đầu năm. Nếu tính trên thị trường hiện nay thì Techcombank đang có giá đắt đỏ nhất”, đại diện chứng khoán SHB nói.

    Đồng tình quan điểm này, chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu dự báo: Năm tới nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ khởi sắc vì 2 năm qua, nhiều ngân hàng đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả; đồng thời trích lập dự phòng quỹ rủi ro rất lớn. Trong năm 2018, nhiều ngân hàng sẽ hoàn nhập lại số tiền ở quỹ này và không phải trích lập nhiều nữa.

    Trong năm qua, con số dự phòng tại Vietcombank và VietinBank đã vượt quá cả số dư nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đặc biệt, mức dự phòng của Vietcombank đã vượt trội hơn 4.000 tỷ đồng trong khi ngân hàng này đã không còn nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản VAMC. Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp chưa phải dùng dự phòng để xóa nợ xấu thì Vietcombank vẫn có thêm hơn 4.000 tỷ lợi nhuận.

    Một ngân hàng khác cũng có mức trích lập dự phòng rủi ro cao là MBBank, lên đến 1.799 tỷ đồng sau 3 quý đầu năm, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng đầu năm 2016, dự phòng rủi ro MBBank phải trích là 1.162 tỷ đồng).

    Chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín cho rằng, cổ phiếu ngân hàng đã trở nên hấp dẫn hơn các năm trước khi "cục máu đông" nợ xấu đã có hướng xử lý theo Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu. Các ngân hàng chủ yếu thu lời từ hoạt động tín dụng mà tốc độ tín dụng gần đây tăng trưởng tốt cũng làm cho kết quả kinh doanh của ngân hàng khả quan hơn. Chính vì vậy mà giá cổ phiếu niêm yết trên sàn tăng trong thời gian gần đây và các nhà đầu tư ngoại không muốn bỏ qua cơ hội nắm giữ cổ phiếu ngân hàng.

    Theo các chuyên gia ngân hàng, cổ phiếu ngân hàng một thời được xem là cổ phiếu “vua” sôi động là nhờ các thương vụ mua bán cổ phần cho nước ngoài thu về hàng trăm triệu USD.

    Vietcombank vừa công bố thông tin chào bán lần đầu 18,87 triệu cổ phiếu OCB của Ngân hàng Phương Đông. Số cổ phiếu OCB mà Vietcombank đang sở hữu tương đương 4,85% tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành của OCB. Đại diện Vietcombank cho biết, mức đấu giá khởi điểm của mỗi cổ phiếu OCB là 13.000 đồng. Giá cổ phiếu OCB trên sàn OTC hiện giao dịch trên dưới 14.000 đồng. So với mệnh giá, nếu thoái thành công số cổ phiếu này, Vietcombank tối thiểu thu về lãi ròng gần 57 tỷ đồng từ khoản đầu tư này tại OCB. Thời gian Vietcombank đấu giá số cổ phiếu này là 10h sáng 29/12 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).





    Như vậy, nếu bán hết số cổ phiếu OCB này, Vietcombank sẽ thu về ít nhất 245,5 tỷ đồng. Trước đó trong một phân tích gần đây, Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng, với kế hoạch thoái vốn tại 4 ngân hàng (SaigonBank, Quân đội - MB, Eximbank, OCB) và 1 công ty tài chính (Tài chính xi măng - CFC), Vietcombank sẽ thu về khoản lợi nhuận đáng kể khoảng 2.540 tỷ đồng.

    Theo HNX, phiên đấu giá cổ phần Tổng công ty Vàng Agribank (AJC) trong sáng 15/12 đã diễn ra thành công với tỷ lệ cổ phần đấu giá thành công là 100%. Cụ thể, 3 nhà đầu tư tổ chức trong nước mua toàn bộ 12,62 triệu cổ phần AJC (chiếm 61,24% vốn điều lệ) với giá đấu bình quân là 15.044 đồng/cổ phiếu, cao hơn đáng kể mức giá khởi điểm 13.900 đồng/cổ phiếu. Theo tính toán, Agribank thu về khoảng 190 tỷ đồng. Trước đó, phiên đấu giá cổ phần AJC đã thu hút sự quan tâm lớn khi có 13 nhà đầu tư đăng ký mua với số lượng đặt mua cao gần gấp đôi lượng chào bán.

    Giá tăng nhưng để mua được các lô lớn cổ phiếu ngân hàng cũng không dễ nếu như không thông qua các nhà môi giới để nhờ họ “gom”. Anh Xuân Hương, một nhà đầu tư lâu năm và chuyên “săn” cổ phiếu OTC ngân hàng chia sẻ, cổ phiếu ngân hàng vẫn được ưa chuộng khi có kết quả kinh doanh chắc chắn hoặc khi xuất hiện dự báo về khả năng sáp nhập, hoặc có tin sẽ bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Theo dự báo của ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam- Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong cực ngắn, sau đó điều chỉnh và tích lũy, chờ sóng tăng từ quý I/2018. Trong năm 2018, dự báo 3 nhóm ngành chính thu hút dòng tiền là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

    Ông Phương cho rằng, tháng 2 - 3 hàng năm là khoảng thời gian doanh nghiệp trả cổ tức, đề ra kế hoạch mới, nên sóng tăng sẽ được trợ lực trong giai đoạn này. Nhà đầu tư cũng cần lưu ý là cuối tháng 1, thị trường thường có sự điều chỉnh nhẹ, vì nhiều người có nhu cầu bán chứng khoán để xử lý các vấn đề tài chính khi hết năm.


    Minh Phương/Báo Tin tức

    Philong68 thích bài này.
  4. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.669
    Làm gì mà hôm nay mở topic pr Bank và CK nhiều thế....
    Vnindex860 thích bài này.
  5. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    CP Vua trở lại mà... Super hot
    Vnindex860 đã loan bài này
  6. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.636
    SAo lỗ được rung nhanh rồi bắt đáy ăn trong phiên đã gần 10% sao lỗ được. P thì có giảm đâu mà lỗ chứ
    Vnindex860 thích bài này.
  7. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    Tây cũng mê BANK Việt Nam lắm:

    Nới room ngoại ngân hàng: Cần nắm cơ hội
    25-09-2017 - 09:28 AM | Tài chính - ngân hàng


    [​IMG]
    Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang rất khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia việc tái cơ cấu, mua lại ngân hàng yếu kém. Đây chính là cơ hội tốt để các ngân hàng nới room hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.


    [​IMG]
    TS. Nguyễn Trí Hiếu

    Chuyên gia tài chính
    139 bài viết

    Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

    Techcombank vừa gửi thông báo xin ý kiến cổ đông về việc quản lý tỷ lệ sở hữu đối với cổ đông nước ngoài. Theo đó, ngân hàng này xin chấp thuận tạm thời chốt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 0%.

    Đồng thời, Đại hội đồng cổ đông Techcombank chấp thuận ủy quyền cho Hội đồng quản trị Techcombank quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài tại từng thời điểm nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của Techcombank theo quy định của pháp luật.

    Trước đó, LienVietPostBank cũng xin ý kiến cổ đông giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại mức 5% vốn. Giải thích về việc tại sao lại khóa room ở mức 5%, ông Nguyễn Đức Hưởng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng chia sẻ, trong khi các ngân hàng khác đi xin nới room ngoại thì LienVietPostBank lại khóa lại?

    Về điều này, ông Hưởng lý giải: Nếu mở rộng cửa thì để cho nước ngoài chọn mình, còn khép bớt cửa là để mình chọn nước ngoài. Và nếu để room 30% thì sẽ có rất nhiều cổ đông nhỏ lẻ nước ngoài, còn khóa 25% lại, chỉ còn room 5% là để chọn một cổ đông nước ngoài thật lớn.

    Hay mới đây, đại diện của Ngân hàng Quốc Dân (NCB) cho biết: Năm 2017, NCB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 3.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu chuyển đổi và thu hút thêm các cổ đông chiến lược nước ngoài, nâng tổng vốn điều lệ lên mức 6.010 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NCB cũng đã ký hợp đồng chính thức với một ngân hàng lớn của Mỹ về tư vấn và lựa chọn đối tác cho ngân hàng.

    Mặc dù vẫn tồn tại nhiều khó khăn nhưng các ngân hàng yếu kém đã có sự phục hồi nhất định sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại hay kiểm soát đặc biệt. OceanBank liên tục kinh doanh có lãi trong năm 2015, 2016 và sáu tháng đầu năm 2017.

    DongA Bank đạt mức tăng trưởng huy động vốn trên 700 tỉ đồng trong sáu tháng đầu năm 2017, trong đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng gần 400 tỉ đồng và số nợ xấu được thu hồi là 1.260 tỉ đồng. Được biết, các ngân hàng cũng đang được một số nhà đầu tư ngoại quan tâm.

    Thời gian vừa qua, NHNN phát đi thông điệp về những cuộc “dạm ngõ” từ nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia, mua lại ngân hàng 0 đồng OceanBank. Theo ông Bùi Huy Thọ, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN, cho hay hiện đang có ngân hàng nước ngoài ngỏ ý muốn tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng OceanBank.

    Ông Thọ cũng cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài lần này rất nghiêm túc với thương vụ và rất muốn quá trình này thực hiện thành công. Nếu thương vụ M&A này được thực hiện thành công, Việt Nam sẽ có thêm một ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

    Thông tin từ NHNN cho biết, các ngân hàng thương mại bị mua bắt buộc đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu như: Bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành được thay đổi; thanh khoản được cải thiện, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng; bắt đầu có nguồn thu nhờ các hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực an toàn dưới sự giám sát của NHNN…

    Cần cải tổ mạnh hơn nữa

    Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, trong đó, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các định chế tài chính nước ngoài nói riêng mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém của Việt Nam.

    Giải pháp cho nguồn vốn ngoại tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đã được khuyến khích từ lâu nhưng chưa được thực hiện do vướng phải hai rào cản lớn về xử lý nợ xấu và thương lượng giá mua bán ngân hàng. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này đã tháo gỡ.

    Sau khi mua lại các ngân hàng yếu kém, quyền định giá bán giờ là của NHNN. Khi lựa chọn đối tác mua lại ngân hàng yếu kém, NHNN có lẽ sẽ đặt sự quan tâm chính vào khả năng tái cơ cấu thành công các ngân hàng này hơn là băn khoăn về giá bán.

    Hơn nữa, việc NHNN đích thân đứng ra lựa chọn đối tác sẽ tránh được trường hợp ngân hàng lại tiếp tục bị biến thành công cụ để phục vụ các hoạt động sân sau như trường hợp của Ngân hàng CB.


    Nhiều chuyên gia kỳ vọng, điều này sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm tốt hơn và tạo ra nhiều cơ hội cho M&A. Với Nghị quyết 42/2017/QH14, việc xử lý nợ xấu sẽ có những bước đột phá, có tác động lớn đến M&A trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước rất khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia việc tái cơ cấu, mua lại ngân hàng yếu kém.

    Chuyên gia ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, với những cải tiến mạnh mẽ trong thời gian qua, ngành ngân hàng của Việt Nam đang gây chú ý với các nhà đầu tư đến từ châu Á. Còn đối với các nhà đầu tư đến từ phương Tây thì họ vẫn còn có chút ngờ vực vì họ cho rằng công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn nhiều vướng mắc chưa lường đoán được, đặc biệt là những rủi ro trong hệ thống khi vấn đề Basel II chưa thể thực hiện.

    Cũng theo ông Hiếu thì giải pháp tốt nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường ngân hàng nội địa là hợp tác với một đối tác trong nước, mua lại toàn bộ một ngân hàng nội địa, hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cả 3 phương án này hiện không phải là điều quá khó khăn.

    Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng, thì nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng phải được sở hữu ở mức đủ để bảo đảm vai trò quản trị theo luật lệ của Việt Nam, đồng thời theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Cũng trên cơ sở này mới bảo đảm được tính minh bạch - một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản trị và giám sát.

    Cũng theo ông Nghĩa thì có thể quy định room cho nhà đầu tư nước ngoài với các mức như sau: Cho phép được sở hữu 30% đối với ngân hàng thương mại khá, 51% đối với ngân hàng trung bình và thậm chí 100% đối với những ngân hàng yếu kém thực sự.



    Thận trọng khi nới room ngoại

    Theo G.Miêu - T.Vy

    Lao động/CafeF


    Từ Khóa:
    nhà đầu tư, LienVietPostBank, tái cơ cấu, nới room, ngân hàng Việt, ngân hàng ngo
    Vnindex860 đã loan bài này
  8. nhatviet2017nd

    nhatviet2017nd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2017
    Đã được thích:
    2.254
    tôi vừa quyết định để 20k ssi hồi môn cho cháu ngoại 1 tuổi . sau 18 t uổi bán để cháu đi lấy chồng:))
    handsomexcelVnindex860 thích bài này.
  9. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    Cảm ơn một người ông vĩ đại, 18 năm sau cháu lên xe hoa về nhà chồng thì đó là khối tài sản khổng lồ, tuơng đương 1 triệu Mỹ kim đó! Bác quả là người nhìn xa trông rộng!
  10. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.636
    cái này nó lại sào nấu đây? nhắc mãi thỉnh thoảng mời mấy bác về hưu bình luận tí kiếm tiền như Lê Xuân nghĩa. Đâu có dễ mà nới room. Quốc hội phải thông qua chứ mấy ông cứ nói như là của nhà ông nói là làm... Thử hỏi xem luận cho nới room đã mấy thằng làm mà làm rồi có thẳng nào ngoại nó mua hết đâu mỗi 1 -2 ctck nhỏ
    Vnindex860 thích bài này.
    Vnindex860 đã loan bài này

Chia sẻ trang này