Cho vay chứng khoán không vượt quá 3%/tổng dư nợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuyenlh, 12/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1582 người đang online, trong đó có 632 thành viên. 11:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 474 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuyenlh

    tuyenlh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Cho vay chứng khoán không vượt quá 3%/tổng dư nợ

    ?oGiảm sốc? cho vay đầu tư chứng khoán?



    Vẫn có nhiều thắc mắc về quy định mức cho vay đầu tư chứng khoán không quá 3% của NHNN. Ảnh: Đức Thanh
    (ĐTCK-online) Sau khi Chỉ thị 03/CT-NHNN quy định mức cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại không vượt quá 3% dư nợ được ban hành, nhiều chuyên gia tài chính và bản thân các ngân hàng thương mại đã tỏ ra không đồng tình với việc áp đặt này.


    Theo nguồn tin của ĐTCK-online, bản thân trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau khi đưa ra văn bản này cũng có nhiều ý kiến không hoàn toàn thống nhất với quy định trên, việc xem xét một quy định khác liên quan tới cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng đang được thực hiện, thay vì một chỉ thị "gây phản ứng" như trên.



    Tại sao lại là 3%?

    Trong lĩnh vực ngân hàng, có nhiều tỷ lệ được đưa ra với lý do bảo đảm an toàn khiến bản thân người trong ngành nhiều khi cũng không thể hiểu tại sao có tỷ lệ đó, và chỉ có thể giải thích rằng, nó được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế không chỉ tại Việt Nam. Chẳng hạn, trong quy định về hệ số an toàn vốn (CAR), có một yêu cầu mà các ngân hàng phải tuân thủ, đó là vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro của một ngân hàng là 8%. Tỷ lệ này hiểu đơn giản là, nếu ngân hàng có một đồng vốn thì được cho vay tối đa ở mức bao nhiêu.

    Việc áp dụng mức này tại Việt Nam được giải thích là theo thông lệ quốc tế, tại quy định của chuẩn Basel I mà hầu hết các nước thuộc khối OECD và cả nhiều nước đang phát triển tuân thủ. Với chuẩn Basel II mới được đưa ra, đã được áp dụng ở các nước phát triển, hệ số CAR lại là 12%. Có lẽ theo đúng tinh thần là đưa các thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng thì NHNN cũng sẽ yêu cầu các ngân hàng phải làm điều này.

    Tương tự như vậy, tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng dưới 5% dư nợ được coi là bình thường. Nợ xấu có nghĩa là xấu, dù ít hay nhiều cũng là xấu, nhưng tại sao dưới 5% là bình thường, là an toàn mà không phải thấp hơn hoặc cao hơn? Câu trả lời cũng là do thông lệ quốc tế.

    Nhưng có những tỷ lệ không hoàn toàn là chuẩn mực quốc tế, chẳng hạn quy định một ngân hàng chỉ được cho vay một doanh nghiệp không quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trước đây tỷ lệ này là 10%. Tại sao là 10% và tại sao lại được nâng lên 15%?

    Có những ngân hàng tự đưa ra các quy định tương tự để kiểm soát an toàn, chẳng hạn có một ngân hàng cổ phần V quy định rằng, tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp nằm trong cùng một ngành (chẳng hạn ngành dầu khí) không được quá 25% tổng dư nợ của ngân hàng đó. Tại sao ngân hàng V đưa ra tỷ lệ này mà ngân hàng khác lại không hạn chế tỷ lệ đó?

    "Tiền ra khỏi túi là không an toàn", nguyên lý này được hiểu rộng rãi trong hoạt động ngân hàng, đã cấp vốn cho vay là có rủi ro. Thế nhưng cho ai vay thì rủi ro nhiều, cho ai vay thì rủi ro ít, cho vay lĩnh vực nào thì rủi ro lớn? Về vấn đề này, mỗi ngân hàng tự tính toán và lượng hóa cho mình bằng một con số như ngân hàng V nói trên, cũng có những yêu cầu mà NHNN lượng hóa và bắt các ngân hàng phải tuân thủ như hệ số an toàn CAR, như tỷ lệ cho vay tối đa 1 doanh nghiệp như trên.

    Trong lĩnh vực cho vay đầu tư chứng khoán cũng vậy, hoạt động này thực ra mới phát triển mạnh tại các ngân hàng trong 2 năm trở lại đây, và đến nay NHNN quy định mức cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại không vượt quá 3% dư nợ. Nếu như những cái thuộc về "chuẩn mực quốc tế" hay được kiểm chứng qua một thời gian dài thì có lẽ sẽ là rất bình thường, nhưng với tỷ lệ 3% này, đã bắt đầu có những thắc mắc tại sao là 3% mà không phải con số khác. Có khoảng gần 10 ngân hàng cổ phần đã cho vay vượt con số này mà vẫn chưa làm sao kể cả khi thị trường đang đi xuống như hiện nay, vậy tại sao lại phải quy định là 3% mà không thể cao hơn. Câu trả lời này có lẽ nằm từ phía NHNN.



    Sẽ sửa?

    Trên đây chỉ là một thắc mắc, nhưng NHNN dự kiến đưa ra một quy định khác lại có những lý do khác chứ không phải là 3% đã hợp lý hay chưa. Theo một chuyên gia tài chính, trong xu hướng quản lý thị trường bằng các công cụ gián tiếp thì việc đưa ra một quy định mang tính hành chính trực tiếp như trên sẽ "không phù hợp cho lắm".

    Bản thân quy định này cũng thiếu rõ ràng và các ngân hàng khó tuân thủ, chẳng hạn về vấn đề thời hạn, đến thời điểm nào kể từ khi ban hành các ngân hàng phải đạt được yêu cầu trên không được đề cập? Và nếu các ngân hàng sau 3 tháng, hay 1 năm hay lâu hơn nữa vẫn có tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán lớn hơn 3% thì xử lý ngân hàng đó thế nào? Tất cả câu hỏi này còn bỏ ngỏ và nếu không xử lý các vấn đề trên thì câu chuyện về mức 3% cũng chỉ "gợn lên" trên TTCK như một sự nhắc nhở các ngân hàng mà thôi.

    Theo một quan chức NHNN, việc quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các ngân hàng phát triển lành mạnh và an toàn là điều cần thiết, nhưng một quy định chưa đầy đủ như vậy thì cần thiết phải có sự cân nhắc. "Vấn đề là Chỉ thị ra đời rồi vẫn có thể xem xét lại", vị quan chức này cho biết.

    Theo nguồn tin của ĐTCK-online, hiện việc ban hành một quy chế cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại với nội dung đầy đủ và hợp lý hơn đang được tính toán để ban hành. Có thể tinh thần vẫn là kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay đầu tư chứng khoán nhưng sẽ hợp lý hơn, đỡ "gây sốc" hơn cho các ngân hàng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này