Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

2748 người đang online, trong đó có 1099 thành viên. 12:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 72909 lượt đọc và 666 bài trả lời
  1. khungru

    khungru Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2017
    Đã được thích:
    504
    Tây chưa ngừng xả :-o:-o:-o
    138nam thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Ngon, chắc nhiều nhất còn khoảng 2,5m nưaz
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Công ty CP xây lắp điện I công bố chiến lược phát triển đến năm 2020.
    01/04/2016

    Ngày 1/4/2015 tại Hà Nội, Công ty CP Xây lắp Điện I (PCC1) đã công bố Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020.

    Với tham vọng đến năm 2025 sẽ trở thành công ty hàng đầu Việt Nam, lọt vào Top 5 khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thực hiện tổng thầu EPC các công trình điện và xây dựng công nghiệp, PCC1 đã phối hợp với đội ngũ chuyên gia, cố vấn trong nước và các tập đoàn đa quốc gia xây dựng Báo cáo Chiến lược PCC1 giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030.

    Mục tiêu xây dựng chiến lược nhằm hoạch định phương hướng và quy mô của PCC1 thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực, đón bắt và khai thác xu thế thị trường, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển dài hạn.

    [​IMG]

    PCC1 đặt mục tiêu cán đích 1 tỷ USD vào năm 2025.

    Chiến lược của PCC1 trong những năm tới 2016-2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm. Trước mắt, ngay trong năm 2016 này, mục tiêu của PCC1 đạt giá trị sản xuất – kinh doanh trên 5.000 tỷ đồng, tổng doanh thu 3.802 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 350 tỷ đồng, thu nhập bình quân 12,6 triệu đồng/người/tháng.

    Theo đó, PCC1 phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD, đến năm 2025 đạt doanh thu 1 tỷ USD. Phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 7 – 10%.

    Năm 2015 vừa qua cũng là một năm thành công của PCC1 khi hoàn thành vượt các mục tiêu đề ra với giá trị sản xuất, kinh doanh đạt trên 4.000 tỷ đồng, tổng doanh thu toàn đạt 3.110 tỷ đồng, vượt kế hoạch 25%, nộp ngân sách 160,764 tỷ đồng, thu nhập bình quân 11,46 triệu đồng/người/tháng, tăng 2% so với kế hoạch và tăng 13% so với năm 2014. Đặc biệt, PCC1 rất thành công trong nhiều hợp đồng tổng thầu EPC, PC, các dự án đặc thù kéo điện ra đảo, cáp ngầm cao áp, trạm biến áp tích hợp GIS, các hợp đồng thiết kế, sản xuất cột thép hình và cột đơn thân.

    Trao đổi với Báo Đầu tư Online – Baodautu.vn, ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc PCC1 cho biết, đặt mục tiêu tăng trưởng 22%/năm trong giai đoạn tới là Công ty đã phải tính toán và phân tích kỹ lưỡng trên cơ sở tăng trưởng của nền kinh tế và cân đối nguồn lực phát triển của chính doanh nghiệp.

    Ông Tuấn cũng cho biết, với chủ đề “Tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển”, năm 2016, PCC1 sẽ tiếp tục khẳng định vị trí số 1, luôn dẫn đầu về chất lượng và tiến độ tại các công trình xây lắp truyền tải điện Việt Nam, nâng cao năng lực thi công, quản lý điều hành chuyên nghiệp các dự án EPC, PC, cáp ngầm cao áp, dự án nước ngoài.

    Nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua quản trị điều hành, cam kết thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình đặc thù, công trình trọng điểm thông qua việc thực hiện tổng thầu hình thức EPC, PC.

    Đồng thời, với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, PCC1 luôn chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và thi công, bước đầu đưa vào sử dụng thành công thiết bị bay nhiều cánh quạt, thiết kế và sản xuất giàn giáo và trụ leo chuyên dùng, thiết kế slide phục vụ huấn luyện an toàn lao động, thiết kế và lắp đặt hệ thống pin mặt trời, đầu tư nhiều máy móc thiết bị tiên tiến như: máy lọc dầu công suất lớn; máy thổi khô không khí thế hệ mới từ Nhật và châu Âu; các máy móc ứng dụng thi công dự án truyền tải với công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả thiết thực.

    Hiện công ty đang triển khai đầu tư 5 nhà máy thủy điện với công suất 160MW, kế hoạch của công ty là đến năm 2020 – 2025 sẽ đầu tư tới 300 MW.

    Hải Yến/ Báo Đầu Tư
  4. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.566
    Theo đó, PCC1 phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD, đến năm 2025 đạt doanh thu 1 tỷ USD. Phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 7 – 10%.

    Công ty gì mà đặt mục tiêu cao quá tầm thế này , doanh thu 2020 400 triệu đô (10k tỷ), 2025 là 1 tỷ đô :))
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Toang:)):)):))
    --- Gộp bài viết, 26/02/2020, Bài cũ: 26/02/2020 ---
    https://laodong.vn/thoi-su/nghi-quy...aj-kztDoX9ZKVC_t3471fy0pgs947dtOgFq4Ni-MRhstE
    Superboy1202 thích bài này.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Bộ Công Thương đề xuất cải tiến biểu giá bán lẻ điện theo 5 bậc thang
    (ĐTCK) Bộ Công Thương vừa có báo cáo về hương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang với 4 phương án, trong đó nghiêng về lựa chọn phương án 5 bậc thang.
    Bộ Công thương cho biết, Bộ vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (thay thế quyết định số 28/2014/QĐ-TTg), để trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Theo đó, Bộ Công thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc.

    Phương án 1 (1 bậc) với giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh.

    Theo phương án 1 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đến 330.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ) tiền điện trả tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

    Phương án 2 đưa ra cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện hành), trong đó giá điện bậc 1 từ 0 - 100 kWh, bậc 2 từ 101 - 400 kWh, bậc 3 từ 401 kWh trở lên.


    Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 45.000 - 62.000 đồng/hộ/tháng, trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 300 kWh/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 4.000 - 30.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

    Phương án 3 cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành); trong đó, giá điện bậc 1 mới từ 0 - 100 kWh; bậc 2 mới từ 101 - 300 kWh; bậc 3 mới từ 301 - 600 kWh; bậc 4 từ 601 kWh trở lên.

    Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51 - 100, 201 - 300 và 301 - 400 kWh/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ), tiền điện phải trả giảm từ 267 - 32.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 50, 101 - 200 và từ 401 kWh/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ), tiền điện phải trả tăng từ 1.000 - 105.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.


    Phương án 4 được cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản.

    Theo đó, kịch bản thứ nhất, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 (cho 0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biếu giá hiện hành, bậc 2 từ 101 - 200 kWh, bậc 3 từ 201 - 400 kWh, bậc 4 từ 401 - 700 kWh, bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

    Đối với kịch bản thứ hai, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.

    Kịch bản 1 có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới nên tác động khi áp dụng kịch bản này là nhỏ hơn so với phương án 5 bậc

    Kịch bản 2, mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Mức tác động đến các hộ có mức sử dụng trên 700 kWh giữa của Kịch bản 1 so với kịch bản 2 là không lớn và các hộ sử dụng điện dưới 700 kWh có tiền điện phải trả theo kịch bản 1 là thấp hơn so với kịch bản 2.

    Bộ Công Thương cho biết, từ những phân tích cụ thể, xét thấy phương án biểu giá 5 bậc theo kịch bản 1 là phù hợp nhất nên Bộ Công Thương kiến nghị lựa chọn phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng.

    Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi, sự thuận tiện của khách hàng sử dụng điện cũng như khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mong nhận được ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, người dân trên cả nước để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt
  7. NgheO2019

    NgheO2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2019
    Đã được thích:
    1.267
    Sữa, thịt trong mùa dịch mà các tay chơi chuyên nghiệp cũng chê. Con Covid nó làm vị giác, thị giác,.. tê liệt hết nhỉ.
    138nam thích bài này.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Sữa và thịt thì vẫn có thể chê, điện thì ko thể thiếu được
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    Hút nguồn lực tỷ USD đầu tư phát triển năng lượng
    23/02/2020 | 19:02

    [​IMG]Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã đặt ra những nền tảng cho khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực năng lượng, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho

    Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng

    Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy: Trong giai đoạn 2007-2017, năng lượng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Giá trị sản xuất trong ngành năng lượng tăng 6 lần, sản lượng điện tăng hơn 3,3 lần. Như vậy, rõ ràng, các doanh nghiệp ngành năng lượng đã có đóng góp rất to lớn.

    [​IMG]
    Điện mặt trời, điện gió thu hút nguồn lực lớn của tư nhân thời gian qua. Ảnh: L.Bằng
    Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đóng góp ngân sách nhà nước hơn 204.000 tỷ đồng, chiếm 17,8% thu ngân sách nhà nước. Rõ ràng ngành năng lượng và các doanh nghiệp trong ngành đã đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế.

    Năng lượng cũng là ngành thiết yếu đóng góp quan trọng cho các ngành kinh tế, không chỉ đảm bảo thiết yếu cho sản xuất của nền kinh tế, đời sống xã họi của nhân dân về điện năng, mà ngành điện còn cung cấp các chỉ tiêu đầu vào quan trọng cho các ngành, phân ngành kinh tế. Chính vì vậy, suốt 10 năm qua, các thị trường các hạ tầng quan trọng đều đáp ứng phát triển của đất nước. GDP tăng trưởng 6,5-7%/năm thì yêu cầu phát triển điện năng phải đảm bảo 11-11,5%/năm. Trên thực tế, sự phát triển của ngành năng lượng thời gian qua là nền tảng thiết yếu, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

    Để ngành năng lượng phát triển bền vững hơn, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan Thường trực, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết này.

    Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Đến nay đất nước chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng Việt Nam cũng phải có những bước phát triển mới”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

    Trước tình hình đó, ngày 11/2/2020 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc.

    Đề cập đến hai quan điểm có ý nghĩa then chốt của Nghị quyết này, ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Thứ nhất là, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, vừa là tiền đề, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ưu tiên phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Thứ hai, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.

    “Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Lĩnh vực độc quyền nhà nước như truyền tải cũng dần xuất hiện bóng dáng của tư nhân.
    Rộng cửa cho tư nhân, đẩy nhanh cổ phần hóa

    Đánh giá về sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực năng lượng, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ: Có thể nói, chúng ta đã đạt được nhiều dấu ấn rất tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tư nhân phục vụ phát triển năng lượng. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực điện năng, có 28% tổng công suất phát đến từ khu vực doanh nghiệp tư nhân, dưới các hình thức đầu tư đa dạng và hiệu quả. Khu vực tư nhân với hàng loạt cơ chế chính sách nhà nước đã tạo được thế đứng trong lĩnh vực năng lượng.

    Theo ông Trần Tuấn Anh, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đặc biệt có ý nghĩa. Bởi Nghị quyết không chỉ nêu bật những định hướng quan trọng, nguyên tắc, mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường minh bạch thông thoáng cho các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng ở Việt Nam nói riêng mà còn xác định rõ chiến lược về định hướng phát triển bền vững năng lượng quốc gia...

    Đẩy mạnh cổ phần hóa cũng là một giải pháp quan trọng thu hút tư nhân vào năng lượng. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn trong việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty trong ngành điện, cũng như dầu khí... Vướng mắc lớn nhất qua thực tiễn có thể thấy là liên quan đến hướng dẫn, quy định của luật pháp về giá trị doanh nghiệp và giá trị của đất đai, khung pháp lý hướng dẫn xây dựng giá trị doanh nghiệp… Điều này cũng là thực tế vì luật pháp đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện nên cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung hoàn thiện khung pháp lý, có những hướng dẫn cụ thể.

    “Tôi hy vọng để đón đầu Nghị quyết 55, công tác cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cũng như việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh sẽ có những thuận lợi và được thực hiện hiệu quả”, ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.

    Hà Duy
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.997
    ~o)~o)~o)

Chia sẻ trang này