Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

209 người đang online, trong đó có 83 thành viên. 02:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 72908 lượt đọc và 666 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
    Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu PC1

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) khi nhận thấy định giá của công ty là hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 6,7 lần và P/B là 0,6 lần so với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự phóng giai đoạn 2019-2024 của chúng tôi là 13% (tăng từ mức 5% trong dự báo trước đây của chúng tôi) nhờ kế hoạch mở rộng đáng kể công suất điện gió.

    Chúng tôi đã ghi nhận các dự án điện gió Phong Huy và Phong Nguyên của PC1 trong dự báo của chúng tôi, giúp tăng tổng cộng 10% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng giai đoạn 2022-2024 và tăng 24% định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền của chúng tôi.

    Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 thêm 11% khi chúng tôi (1) điều chỉnh giảm biên lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện, (2) kỳ vọng 3 nhà máy thủy điện mới của PC1 sẽ bắt đầu hoạt động trễ hơn 1 quý so với dự báo gần nhất và (3) dự phóng phân bổ lợi thế thương mại liên quan đến việc thâu tóm các trang trại điện gió.

    Giá mục tiêu chung của chúng tôi (70% chiết khấu dòng tiền: 30% chỉ số P/E) chỉ tăng 6% khi chúng tôi giảm định giá theo chỉ số P/E thêm 1% (do lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng năm 2020 thấp hơn) và thêm 10% chiết khấu định giá cho các rủi ro điều hành tiềm năng liên quan đến việc PC1 thâm nhập vào mảng điện gió.

    Rủi ro: rủi ro điều hành liên quan đến việc PC1 thâm nhập vào mảng điện gió.
    --- Gộp bài viết, 02/06/2020, Bài cũ: 02/06/2020 ---
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/nhan-dinh/co-phieu-can-quan-tam-ngay-36-329827.html
    --- Gộp bài viết, 02/06/2020 ---
    Vậy là nay E đã dậy thì lại thành công 18 tuổi
  3. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.100
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
  5. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    có bác nào đi họp nay ko, có thông tin gì hay chia sẻ nhé
    138nam thích bài này.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
    Chắc trưa nay có vì Media quan tâm Pc1 lắm
    daica2009 thích bài này.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
    [​IMG]
    PCC1 (PC1) giữ vững mục tiêu tăng trưởng cao năm 2020
    Tác giả Hiếu Minh

    Thứ Tư, 3/6/2020 17:45

    (ĐTCK) Giữ vững tốc độ tăng trưởng cao các lĩnh vực cốt lõi nhằm thực hiện mục tiêu doanh thu tăng 20% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng 25%, đây là những chỉ tiêu cơ bản được Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1) trình Đại hội đồng cổ đông trong bối cảnh kinh tế năm 2020 có nhiều khó khăn, thách thức.
    Báo cáo của Hội đồng quản trị PCC1 cho thấy, năm 2019, mảng đầu tư năng lượng tăng trưởng khả quan, với 3 dự án đang đầu tư là Nhà máy Thủy điện Mông Ân 30 MW đã hoàn thành xây dựng cơ bản, tích nước và phát điện vào quý I/2020, Nhà máy Thủy điện Bảo Lạc B - 18 MW, Thủy điện Sông Nhiệm 4 - 7 MW dự kiến phát điện vào tháng 6/2020.

    Trong năm 2019 và quý I/2020, PCC1 đầu tư vào 3 dự án điện gió tại các khu vực có lợi thế gồm Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên cùng có công suất 48 MW tại Quảng Trị, tổng giá trị đầu tư 1.747 tỷ đồng/dự án, dự kiến phát điện vào quý III/2021.

    Khối đầu tư bất động sản hiện vẫn đang kiểm soát tốt tiến độ dự án PCC1 - Thanh Xuân, đến thời điểm hiện tại gần 90% căn hộ đã được bán ra thị trường, các dự án mới đang được tích cực thúc đẩy thủ tục đầu tư.

    Với kết quả này, năm 2019, PCC1 đạt giá trị sản xuất - kinh doanh 7.874 tỷ đồng, tổng doanh thu5.845 tỷ đồng, lợi nhuận ròng ghi nhận 376 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ lợi nhuận/vốn điều lệ 24%. Ban lãnh đạo PCC1 đã trình cổ đông thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu, thời gian hoàn thành không muộn hơn quý IV/2020.

    Đánh giá về triển vọng tăng trưởng ngành điện năm 2020, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc PCC1 cho rằng, có nhiều thách thức đan xen cơ hội. Trong đó, chính sách mới cho đầu tư điện mặt trời và điện gió, việc Chính phủ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công… sẽ là những yếu tố thuận lợi mang lại cơ hội cho tăng trưởng doanh thu các lĩnh vực kinh doanh và đầu tư cốt lõi có thế mạnh của Tổng công ty.

    Trên cơ sở đó, năm 2020, Hội đồng quản trị và Ban điều hành PCC1 quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng cao. Cụ thể, giá trị sản xuất - kinh doanh kế hoạch là 8.116 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2019; doanh thu mục tiêu 7.001 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt 469 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2019; cổ tức dự kiến 15%.

    Để hiện thực hoá các mục tiêu này, PCC1 đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch phát triển các dự án điện gió với tổng công suất 400 MW, dự kiến khởi công và đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 theo phương thức sử dụng 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay để thực hiện; trong đó, tỷ lệ sở hữu tối thiểu là 51%.


    Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực bất động sản, Tổng công ty tiếp tục thực hiện dự án PCC1 Vĩnh Hưng, PCC1 Thăng Long, lần lượt dự kiến hoàn thành vào quý IV/2021 và năm 2022.

    Hội đồng quản trị cũng trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án bất động sản với tổng vốn 1.000 - 2.500 tỷ đồng, dự kiến khởi công và đầu tư từ năm 2021 - 2022, sử dụng vốn vay và huy động từ khách hàng. Sản phẩm là hỗn hợp cao tầng gồm chung cư, thương mại, văn phòng và nhà thấp tầng, ước tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu khoảng 15%.

    Đại hội cũng thông qua báo cáo Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015 - 2020, định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025, PCC1 đặt mục tiêu tăng trưởng tổng doanh thu trung bình năm là 15%; mức lợi nhuận sau thuế trên doanh thu trung bình năm không dưới 10%, phấu đấu doanh thu đến 2025 đạt trên 600 triệu USD.

    Bám sát mục tiêu kế hoạch 5 năm, PCC1 sẽ tập trung nâng cao năng lực và uy tín, vị thế các lĩnh vực cốt lõi, khẳng định vị thế hàng đầu Việt Nam, Top 5 khu vực Đông Nam Á lĩnh vực tổng thầu EPC công trình lưới điện và công trình nguồn điện năng lượng tái tạo, dẫn đầu thương hiệu mạnh trong khu vực về thiết kế, chế tạo các loại cột điện cáo áp, siêu cao áp, các loại sản phẩm kết cấu thép đặc thù của ngành điện, các loại cột viễn thông hợp bộ cho thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

    Với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, khẳng định vị thế nhà đầu tư uy tín, tin cậy với thị trường Hà Nội; tăng quy mô đầu tư, bổ sung nguồn lực tài chính, góp phần đảm bảo chiến lược đầu tư phát triển dài hạn của PCC1, chiến lược phát triển các dự án năng lượng.

    Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, mục tiêu tập trung phần lớn nguồn lực xuyên suốt chiến lược phát triển đầu tư năng lượng, tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo, công nghệ thông minh, thân thiện môi trường để thay đổi cơ cấu kinh doanh, khẳng định vị thế mới của PCC1.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
    Chủ tịch PC1: Vẫn đang kiểm soát công ty, ủng hộ đại diện nhóm cổ đông mới liên quan đến Bim Group vào HĐQT

    HoSE: PC1) đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2020-2025 và các vấn đề quan trọng khác.

    Theo đó, HĐQT mới duy trì 5 thành viên. 3 thành viên cũ được bầu lại gồm ông Trịnh Văn Tuấn, ông Võ Hồng Quang và ông Nguyễn Minh Đệ. 2 thành viên mới là ông Vũ Ánh Dương cũng đến từ PC1 và ông Mai Lương Việt - đại diện cho nhóm cổ đông mới công ty Behs. Ông Trịnh Văn Tuấn tiếp tục được bầu Chủ tịch HĐQT.

    Ông Mai Lương Việt sinh năm 1962, là cử nhân Luật (Đại học Tổng hợp Potsdam – Đức và Đại học Luật Hà Nội), cử nhân Quan hệ quốc tế (Học viện Ngoại giao), luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội. Hiện ông Việt đang là Giám đốc điều hành Công ty luật TNHH VietBiz.

    [​IMG]
    Ông Mai Lương Việt (thứ 2 từ trái sang) đại diện cho nhóm cổ đông mới tại HĐQT PC1

    Các thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025 gồm bà Nguyễn Thị Hải Hà, ông Hoàng Văn Cường, ông Hoàng Văn Sáng, tất cả đều đang công tác tại PC1.

    Công ty Behs mới trở thành cổ đông lớn của PC1 vào giữa tháng 5 sau khi mua 28,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 17,76% vốn PC1 (23 triệu mua từ Dragon Capital). Behs vừa được thành lập ngày 4/5, trụ sở tại Kiên Giang, ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn đầu tư. Công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông Khổng Châu Anh (79,5%), Nguyễn Văn Tịnh (20%) và Đoàn Minh Châu (0,5%). Tổng giám đốc và cũng là người đại diện pháp luật là ông Khổng Châu Anh, sinh năm 1988. Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý là kế toán trưởng của Behs là bà Nguyễn Ngọc Thu, có email là thunn@bimgroup.vn.

    Hiện Behs là cổ đông lớn thứ 2 tại PC1 chỉ sau Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn (18,1%). Vợ ông Tuấn sở hữu 1,93% cổ phần.

    Trả lời tại phiên thảo luận, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT PC1 xác nhận nhóm cổ đông mới liên quan đến Bim Group nhưng không hoàn toàn đến từ Tập đoàn chuyên về lĩnh vực đầu tư bất động sản, năng lượng này. Chủ tịch PC1 ủng hộ ứng viên từ Behs vào HĐQT ngay từ đầu nhiệm kỳ.

    Sau khi có việc chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu công ty thì HĐQT và ban lãnh đạo đã họp bàn và khẳng định vẫn đủ khả năng kiểm soát cũng như đủ năng lực để phát triển công ty theo đúng chiến lược đề ra, tình hình hoạt động kinh doanh cũng đang diễn ra bình thường. Do vậy, ông Tuấn cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần của Dragon Capital hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến công ty và có thể có cơ hội tốt hơn. Sau đại hội, HĐQT sẽ có buổi làm việc với Bim Group để triển khai công việc cụ thể hơn.

    Chia sẻ bên lề cuộc họp, ông Tuấn cho biết Ban lãnh đạo và nhóm cổ đông mới đã có những buổi gặp gỡ ban đầu. Chủ tịch PC1 chia sẻ nhóm cổ đông nói trên có thể đã nâng sở hữu lên trên 20% và có thể tăng thêm. Tuy nhiên, sự hợp tác này là có lợi cho PC1 khi nhóm cổ đông mới muốn hỗ trợ đẩy mạnh mảng bất động sản của công ty.

    Nửa đầu năm ước lãi 250 tỷ đồng, thực hiện 53% kế hoạch năm

    HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu 2020 ở mức 7.001 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 469 tỷ đồng; lần lượt tăng 20% và 24,7% so với năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch này giảm so với con số xây dựng hồi tháng 1. Ông Tuấn đánh giá dịch Covid-19 có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên HĐQT điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trình cổ đông cho năm 2020.

    Quý đầu năm, công ty đạt doanh thu 1.370 tỷ đồng, tăng 7%; lãi sau thuế 88,4 tỷ đồng, giảm gần 4%. Nửa đầu năm, ông Tuấn cho biết doanh thu dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 250 tỷ đồng, tương ứng khoảng 43% và 53% kế hoạch năm.

    Mảng thủy điện của doanh nghiệp không tốt trong quý I nhưng quý II đã trở lại bình thường. Lũy kế nửa đầu năm doanh thu mảng này giảm khoảng 15%. Năm 2020 được dự báo thời tiết không thuận lợi cho thủy điện nhưng vẫn nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo đề ra.

    HĐQT trình phương án chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu cho năm 2019, dự kiến không muộn hơn quý IV. Cổ tức kế hoạch 2020 là 15%.

    Tập trung phát triển điện gió

    Ngoài ra, HĐQT cũng trình chiến lược đầu tư năng lượng của công ty căn cứ trên nhu cầu nguồn điện Việt nam giai đoạn 2021-2030 trong tổng sơ đồ điện VIII dự kiến được Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2021.

    Cụ thể, công ty điều chỉnh kế hoạch đầu tư nhà máy Thủy điện Bảo Lạc A công suất 30 MW thời gian khởi công là quý IV/2021 và hoàn thành quý IV/2023, trong khi kế hoạch trước đó khởi công quý I/2020 và hoàn thành quý IV/2022.

    PC1 sẽ đầu tư các dự án điện gió với tổng công suất 400 MW, khởi công và đầu tư từ 2022 đến 2025. Tại mỗi dự án, doanh nghiệp giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 51% vốn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) tối thiểu 13%.

    Với 3 dự án điện gió (Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên – tổng công suất 144 MW) hợp tác Renova Renewables Vietnam 1 Pte. Ltd (công ty thành viên Renova, Inc Nhật Bản), PC1 mua thiết bị của một công ty tại Đan Mạch đứng đầu về thiết bị điện gió, đã ký hợp đồng, thiết bị về Việt Nam vào đầu quý I/2021, chậm nhất đến tháng 9/2021 có thể vận hành. Phần thiết bị sấp sỉ khoảng 50% giá trị đầu tư. Doanh thu của 3 dự án điện gió khoảng 1.000 tỷ mỗi năm, biên lợi nhuận tốt hơn dự án thủy điện.

    Ban lãnh đạo chia sẻ trong giai đoạn hiện nay doanh nghiệp ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời tham khảo và xen kẽ dự án thủy điện.

    Ở mảng bất động sản, công ty đầu tư 1.000-2.500 tỷ cho các dự án hỗn hợp cao tầng (chung cư, thương mại, văn phòng) và nhà thấp tầng ở phân khúc trung cấp. Doanh thu dự kiến 1.150-2.600 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu khoảng 15%. Ông Tuấn cho biết tình hình bán hàng của công ty vẫn rất tốt dù dịch bệnh diễn ra.

    Trong chiến lược 5 năm, công ty lên kế hoạch doanh thu cán mốc 12.243 tỷ đồng doanh thu và 1.374 tỷ lợi nhuận sau thuế vào năm 2025. Trong đó, mảng năng lượng sẽ đóng góp khoảng 25% doanh thu nhưng lợi nhuận có thể lên đến 50-60%.

    Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả nội dung HĐQT trình.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.988
    Bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực
    Thứ ba, 9/6/2020 | 16:55 GMT+7
    |
    Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về việc bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực tại công văn số 693/TTg-CN ngày 9/6/2020 gửi Bộ Công Thương.
    Theo đó, xét báo cáo và đề nghị của Bộ Công Thương tại các công văn số 1931/BCT-ĐL ngày 19/3/2020 và số 3299/BCT-ĐL ngày 08/5/2020 về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió; căn cứ kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về phát triển năng lượng tái tạo và những vấn đề liên quan an ninh kinh tế (Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 07/2/2020 cùa Văn phòng Chính phủ); căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 59 Luật Quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

    Do chậm tiến độ đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than có quy mô công suất lớn được quy hoạch với tiến độ đưa vào vận hành đến năm 2023 nên hệ thống điện quốc gia dự kiến đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất lớn nếu không có các giải pháp điều hành phù hợp và kịp thời. Do đó, đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch điện gió như đề nghị của Bộ Công Thương tại các văn bản nêu trên.

    Cụ thể, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh mục tiêu phát triển nguồn điện gió đến năm 2025 với quy mô công suất 11.630 MW nhằm đảm bảo cung cấp điện, phát triển nguồn điện đủ dự phòng. Đồng thời, xem xét quyết định bổ sung quy hoạch các dự án điện gió với phương án đấu nối và điều kiện giải tỏa công suất; bổ sung quy hoạch/đẩy sớm tiến độ các dự án lưới điện truyền tải đồng bộ nhằm giải tỏa công suất các dự án điện gió...

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện việc rà soát, cập nhật các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực theo quy định, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, chặt chẽ, khoa học, đồng bộ nguồn và lưới điện, hiệu quả kinh tế chung; kiên quyết chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng “xin - cho” các dự án.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Đồng thời, Bộ Công Thương cũng cần khẩn trương xử lý kiến nghị bổ sung quy hoạch điện gió của các địa phương đã gửi Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương và Quốc hội để rà soát, xem xét bổ sung quy hoạch khi đủ điều kiện theo quy định đối với các dự án điện gió phù hợp ở những địa phương có tiềm năng và thuận lợi phát triển điện gió, có khả năng giải tỏa công suất nhưng hiện có ít dự án và có thể triển khai thực hiện nhanh bổ sung nguồn cung ứng điện cho đất nước. Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý các kiến nghị của Ban Kinh tế Trung ương vả ủy ban Kinh tế của Quốc hội về các vẩn đề có tính cấp bách về phát triển năng lượng và bổ sung quy hoạch điện gió cùa các địa phương theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lại các văn bản số 3861/VPCP-CN ngàv 18/5/2020, số 3827/VPCP-CN ngày 15/5/2020, số 3609/VPCP-CN ngày 07/5/2020, số 2492/VPCP-CN ngày 31/3/2020 cùa Văn phòng Chính phủ.

    Đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2020 để xem xét, phê duyệt theo quy định, làm cơ sở quản lý chủ động quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    Khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan về đề nghị kéo dài cơ chế giá cố định đối với các dự án điện gió theo chỉ đạo tại văn bản số 3913/VPCP-CN ngày 19/5/2020 của Văn phòng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Phối hợp cùng các địa phương có liên quan quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng các dự án điện gió theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời giải quyết vướng mắc đối với các dự án đã được quy hoạch để sớm đưa vào vận hành, bổ sung nguồn cung ứng điện cho đất nước.

Chia sẻ trang này