Chú ý bà con đại gia làm giá!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lazy2008, 11/06/2007.

143 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 02:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 503 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    Chú ý bà con đại gia làm giá!!!!


    Thấy gì từ giá các cổ phiếu "vượt quỹ đạo"?


    Một số mã CP được niêm yết tại TTGDCK TP.HCM thời gian vừa qua có sự tăng giá liên tục, với thời gian dài, cho dù VN-Index tăng hay giảm thì việc dự đoán giá của các CP này chỉ là việc cộng vào giá hôm trước 5%, có thể nói sự tăng giá của các CP đó đã vượt ra khỏi quỹ đạo chung.


    Hành trình lên... trời



    Hiện tại vẫn chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy, đâu là điểm đến của sự tăng giá này. Dẫn đầu của nhóm các CP có sự tăng giá "thần kỳ" này là BMC ?" Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, tăng giá từ ngày 29/12/2006 với giá 50.000 đồng/CP đến ngày 21/5/2007 đạt mức 847.000 đồng/CP.



    Ngày 22/5/2007, sau khi điều chỉnh giá tham chiếu theo tỉ lệ chia thưởng 1:2 xuống còn 282.000 đồng/CP, BMC vẫn tiếp tục hành trình quen thuộc của mình đến mức giá 548.000 đồng/CP vào ngày 8/6/2007. Vậy nếu không có sự điều chỉnh giá do chia thưởng thì giá của BMC tương đương với 1.644.000 đồng/CP, tương đương tăng khoảng 32 lần sau nửa năm!



    Tiếp theo là mã TCT ?" Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh, cũng có hành trình tương tự và đến ngày 8/6/2007 đạt mức giá mà những nhà đầu tư nắm giữ TCT có "nằm mơ" cũng không dám nghĩ đến: 369.000 đồng/CP.



    Chưa có quãng đường tăng giá "hoành tráng" như hai mã trên, nhưng sự tăng giá của SGH, LBM, HAX cũng "chấp" tất cả các đại gia khác của TTCK Việt Nam, nếu chưa muốn suy rộng ra trên toàn thế giới xét trong cùng khoảng thời gian.



    Vài phiên gần đây, chúng ta thấy có dấu hiệu mã BTC cũng bắt đầu tham gia vào hành trình tăng giá. Sự tăng giá của các CP này khiến cho nhiều NĐT có tâm lý rằng, cứ mua được các CP trên là thắng và ngày càng có nhiều người "nhao" vào mua, không cần quan tâm đến các yếu tố khác.



    Có nhiều NĐT biết rằng, các CP trên đã có giá "trên trời", nhưng họ vẫn tham gia vào việc mua bán các CP trên với ý nghĩ rằng, mình sẽ là người nhảy ra trước.



    Các CP trên hiện nay đều có mức P/E cao. Xét về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá khứ cũng như quý I/2007, tuy rằng có một số công ty có sự tăng trưởng tốt, nhưng có thể khẳng định không có công ty nào có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh theo kịp sự tăng giá của các CP trên xét trong cùng khoảng thời gian.



    Giả thiết thứ hai để tìm nguyên nhân hợp lý cho sự tăng giá của các CP trên là các công ty này chưa được định giá đúng mức trong giai đoạn CPH. Nếu nguyên nhân này là đúng thì đặt ra câu hỏi về năng lực định giá hay một sự cố tình làm sai lệch giá trị của các bên liên quan đến quá trình CPH của các công ty trên.



    Rõ ràng, nếu nguyên nhân này là đúng thì câu hỏi đặt ra là ai là người phải chịu trách nhiệm đến việc thất thoát tài sản nhà nước?



    Có hay không sự lũng đoạn thị trường?



    Khi xem xét các trường hợp trên có thể thấy, các công ty có CP tăng giá đều có vốn điều lệ nhỏ, dưới 20 tỉ đồng. Công ty có vốn điều lệ nhỏ nhất hiện nay là UNI với 10 tỉ đồng, công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong nhóm trên là SGH với hơn 17 tỉ đồng. Đây là những công ty có số CP ít nhất thị trường hiện nay.



    Hơn nữa, sự nắm giữ của các tổ chức lớn và NĐTNN đối với các công ty này cũng rất thấp. Đối với cổ đông nội bộ, khi muốn bán đều phải đăng ký. Đây là những điều kiện lý tưởng để cho một số đối tượng thực hiện hành vi "làm giá": với số vốn không cần quá lớn các đối tượng này thực hiện "găm hàng" tạo các cơn sốt cho các CP trên, sau đó "xả ra" theo tỉ lệ "cắn câu" của các "tay mơ" mà không lo sự tham gia của các tổ chức hay NĐTNN.



    Quan sát số lệnh mua/bán và quy mô của lệnh mua/bán theo số lượng và giá trị đối với các CP trên cho thấy, có sự tăng dần về số lệnh mua, nhưng giảm dần về quy mô. Ngược lại, số lệnh bán giảm dần với sự tăng lên về quy mô.



    Có thể chắc chắn một sự thiệt hại nặng nề cho những NĐT sau cùng vào các CP trên khi các CP trên trở về với "quỹ đạo VN-Index".



    Hiện nay, thậm chí phổ biến cách nói kiểu như "mua CP X đi vì sắp được... làm giá"! Tình trạng này cũng đặt ra câu hỏi về năng lực giám sát thị trường của cơ quan quản lý.




    Theo LĐ

Chia sẻ trang này