Chuẩn bị sập 10 điểm !!!!!!!! sóng cô hồn!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dananhchi, 16/08/2017.

5269 người đang online, trong đó có 643 thành viên. 18:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3178 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án. Phương án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

    [​IMG]
    Dự kiến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, xì gà

    Đây là thông tin đáng chú ý được Bộ Tài chính đưa ra trong báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế Tài nguyên.

    Bộ Tài chính cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong bối cảnh nợ công tăng cao, nhiều quốc gia kể cả các nước phát triển có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu.

    Cụ thể, tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (TNDN và TNCN), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (GTGT và TTĐB).

    Số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng, nếu như năm 2004 là 140 nước thì đến năm 2014, 2016 các con số tương ứng lần lượt là 160 và 166 nước.

    Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách thì xu thế tăng thuế suất GTGT cũng diễn ra phố biến.

    Theo đó, các nước đều đã tăng thuế suất phổ thông từ năm 2009 – 2016. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19% nhưng đến năm 2014 đã tăng lên gần 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016. Các nước ở châu Á cũng không ngoại lệ khi nhiều nước như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản... đã cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT.

    Dẫn ra số liệu từ World Bank, Bộ Tài chính cho biết qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12 – 25%. Trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17 – 25%, còn lại 24 nước phố biến ở mức hơn 10%.

    Đối với các nước xung quanh Việt Nam, Bộ Tài chính cũng chỉ rõ thuế phổ thông đang cao hơn 10%. Cụ thể, ở Lào, Indonesia, Campuchia mức thuế phổ thông là 17%, mức thuế ưu đãi là 13% còn ở Philippines mức thuế suất là 15%.

    Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án:

    Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019

    Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2018 và 14% từ ngày 1/1/2021

    Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra bốn nội dung sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bao gồm:


    -Chuyến phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT.

    -Bổ sung quy định doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT.

    -Bỏ quy định “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” không chịu thuế GTGT. Đồng thời bỏ quy định “Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 1/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” không được hoàn thuế GTGT

    -Quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần từ mức dưới hai mươi triệu đồng xuống mức dưới 10 triệu đồng.

    Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều loại hàng hoá
    N.Dương

    Theo Trí thức trẻ
  2. PhucBatTrungLai

    PhucBatTrungLai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2015
    Đã được thích:
    4.138
    No vấn đề,.... đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi công dân :D
    Đóng thuế ......... góp phần phát triển đất nước ta ngày càng giàu đẹp mà :D
  3. diquathoigian

    diquathoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    11.725
    Không nghe mấy hôm nay tin rất tốt là miễn phí thu nhập doanh nghiệp có doanh thu 5 tỷ trở xuống, giảm thuế còn 17% với doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ trở xuống hay sao, tin rất tốt đấy, nó là cơ sở hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển vượt bậc và sẽ hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp lớn phát triển vì doanh nghiệp nhỏ phụ trợ hưởng ưu đãi thuế thì sản phẩm liên kết với các doanh nghiệp lớn gái sẽ giảm...tin tốt, rất tốt...đừng cố tình quên đi bà con nhé và hãy tin một điều muốn gì thì gì VNindex sẽ lên 1000-1500-2000 điểm...dù bọn khốn luôn muốn thì trường rối loạn để ...béo cò ( dù bọn chúng không phải là cò )....=))=))=))
  4. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    Sập hay không không biết nhưng QUý 3 kiếm ăn là khó đấy
  5. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    1. Trang chủ
    2. Đầu tư
    3. Tài chính
    4. Ngân hàng
    • Theo Diệp Bình/Vietnambiz

      Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tính cả khoản nợ xấu do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có khả năng lên đến 8,86%.

      TIN ĐỌC NHIỀU
      Trong dự thảo lần 1 liên quan đến Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều tồn tại, hạn chế về hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

      Cụ thể, hiệu quả kinh doanh của các TCTD chưa cao do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, áp lực xử lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro lớn.

      Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nếu tính cả khoản do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu có khả năng lên đến 8,86%.

      [​IMG]
      Xử lý nợ xấu là vấn đề quan trọng mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 (Ảnh minh họa).

      NHNN cũng đánh giá việc xử lý nợ xấu đã có kết quả bước đầu khả quan nhưng pháp luật về xử lý nợ xấu cũng như xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu cơ chế đặc thù cho VAMC hoạt động. Tổng kết một số kết quả đáng chú ý trong vấn đề xử lý nợ xấu từ năm 2011 đến nay, NHNN cũng đã có những thành công nhất định.

      Thứ nhất, các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn.

      Thứ hai, hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, chủ yếu sử dụng các nguồn lực của xã hội và không sử dụng trực tiếp tiền của ngân sách nhà nước. Số lượng TCTD đã giảm được khoảng 22 tổ chức.

      Thứ ba, sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng ngân hàng được xử lý một bước cơ bản.

      Thứ tư, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu. Tính đến 31/12/2015, các TCTD đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đến cuối tháng 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 2,46%.

      Bên cạnh đó, NHNN cũng nhận diện một số nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập và hạn chế còn tồn tại trong việc cơ cấu tại hệ thống TCTD là do khuôn khổ pháp lý cơ chế chính sách về xử lý TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu còn chưa hoàn thiện.

      Cụ thể là thẩm quyền của NHNN khi xử lý các TCTD yếu kèm còn chưa đầy đủ, tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các TCTD còn khó khăn do chưa có giải pháp hỗ trợ phù hợp với đặc thù của từng TCTD. Cùng với đó, quy luật của pháp luật về việc xử lý tài sản cụ thể về quyền thu giữ tài sản, quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của VAMC, quyền xử lý tài sản là dự án bất động sản,...

      Do vậy, NHNN cho rằng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Luật riêng về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu là giải pháp quan trọng và cần thiết phải thực hiện. Làm được điều này thì mới có được bước đột phá trong việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020.
    --- Gộp bài viết, 17/08/2017, Bài cũ: 17/08/2017 ---
    chạy nhanh còn kẹp...................
  6. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    Vỡ mồm chưa con gà, nói không nhe, lạc quan lắm vào............
  7. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    Áp lực margin trên thị trường đang rất cao, nên chốt lãi bảo vệ thành quả?



    [​IMG]
    Một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường chứng khoán đã khuyến nghị: Tốt nhất, nên bảo vệ thành quả tháng7 thay vì tham lam mua vào lúc này.

    [​IMG]
    Bố con Giang Kim Đạt chuẩn bị hầu tòa phúc thẩm

    Thị trường chứng khoán tháng 5 sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều cái đỉnh của thị trường đã được thiết lập. VnIndex tăng mạnh, vượt qua đỉnh 9 năm và có lúc lên gần 750 điểm.

    Điều đáng nói hơn, đó là thanh khoản thị trường những ngày qua tăng vọt. Những phiên giao dịch 4-5 nghìn tỷ không phải là hiếm và cũng đã có phiên, thanh khoản thị trường lên đến 6.500 tỷ đồng.

    Tiền nóng đổ vào chứng khoán. Tiền margin trên thị trường cũng căng đến cực điểm. Theo giới thạo tin, margin thị trường hiện tại đã đạt đỉnh, thậm chí, vượt qua đỉnh cũ khi mà nhiều công ty chứng khoán đã bơm thêm vốn vào thị trường thông qua các kênh trái phiếu, phát hành gọi vốn năm 2016.

    Và, điểm mấu chốt bây giờ là, margin trên thị trường đang căng đến vậy thì hệ lụy gì có thể sẽ xảy ra? Và, nhà đầu tư nên làm gì.

    Hệ lụy của margin căng cứng thì chắc hẳn nhà đầu tư đã nắm rõ qua mấy chục năm kinh nghiệm trên thị trường. Đó là, một khi thị trường điều chỉnh nhẹ thì hiệu ứng domino khiến thị trường giảm sâu hơn. Và, khi giảm sâu một chút, nhà đầu tư trên thị trường bắt đầu hoảng loạn.

    Để dễ hiểu hơn, chúng tôi lấy ví dụ thế này: Nếu bạn dùng tiền tươi thóc thật của bạn để mua cổ phiếu, khi cổ phiếu giảm 1%, bạn chỉ mất 1% nhưng khi bạn dùng tiền của công ty chứng khoán (tiền bạn vay công ty chứng khoán) thì bạn vay bao nhiêu % trên vốn, bạn mất thêm chừng đó. Và, nếu cổ phiếu không chỉ giảm 1% mà nhiều hơn thế, bạn cứ thử làm phép tính là biết nhà đầu tư sẽ hoảng loạn đến mức độ nào.

    Chỉ một phiên cổ phiếu "rung", nhà đầu tư đã bắt đầu bị call margin. Thêm một phiên rung nữa, nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn.

    Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán có dấu hiệu chốt lời trên diện rộng. Hàng loạt cổ phiếu giảm điểm trước lực bán mạnh. Nếu như đầu phiên sáng, VnIndex còn có một chút màu xanh thì đến gần cuối phiên sáng, hàng loạt cổ phiếu đã giảm nhẹ kéo VnIndex giảm 3,8 điểm và số mã giảm đã áp đảo đáng kể số mã xanh.

    1 tiếng rưỡi nghỉ trưa là giai đoạn thử thách tâm lý nhà đầu tư nhất. Nên bán để bảo vệ thành quả hay nên mua vào?


    Có vẻ như, bên bán đã thắng thế. Đầu giờ chiều, thị trường chứng khoán bắt đầu giảm nhanh. Số mã giảm trên thị trường tăng nhanh. Đến 1h30 phút chiều, sàn HoSE có đến 191 mã giảm trong khi chỉ còn 81 mã tăng. Có lúc, VnIndex mất hơn 6 điểm.

    Lực cầu yếu dần trong khi nhu cầu bán chốt lãi đang tăng cao.

    Trao đổi nhanh với chúng tôi, một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường chứng khoán đã khuyến nghị: Tốt nhất, nên bảo vệ thành quả tháng 5 thay vì tham lam mua vào lúc này. Dù rằng, kinh tế vĩ mô và các điều kiện về thanh khoản, về kinh doanh của doanh nghiệp cũng như yếu tố dòng tiền cho thấy, về dài hạn, chứng khoán có thể vẫn tăng tiếp.
    dananhchi đã loan bài này
  8. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    CHUYỆN ANH MUA: Vết thương của anh Mua và bài học đắt giá khi dùng con dao 2 lưỡi margin

    [​IMG]
    Hoảng loạn, bế tắc, mất niềm tin vào thị trường chứng khoán, mất niềm tin vào năng lực bản thân...Anh Mua rơi vào trạng thái bị thương.

    Anh Mua thực sự hoảng loạn. Thành quả của một năm ròng đầu tư cuối cùng sắp tan biến.

    Nhưng, điều anh Mua sợ hơn hết không phải là mất đi phần lợi nhuận kiếm được cả năm mà là anh không hiểu. Anh không còn dám giao dịch chứng khoán sau khoản thua lỗ nặng nề trên.

    Ngày, đêm, anh Mua bị ám ảnh. Anh đã rất cẩn thận, anh đã làm đúng nguyên tắc nhưng lại bị lỗ nặng. Vì sao điều này xảy ra? Làm thế nào để trong tương lai anh không bị vướng phải sai lầm của hôm nay? Làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu như cổ phiếu H…

    Giờ bán cổ phiếu H cũng không đặng, ôm cũng không biết bao giờ tăng. Anh Mua lại đang bị chấn thương tâm lý nặng nề.

    Anh Lãi biết chuyện, an ủi anh Mua rất nhiều. Anh Lãi nói anh cũng từng rơi vào cảnh như anh Mua và quyết định đứng ngoài thị trường chứng khoán một thời gian để hồi phục tâm lý. “Tâm lý đầu tư rất quan trọng, nếu đang hoảng loạn, Mua sẽ hành động sai, hết sai lầm này đến sai lầm khác. Mua nên tạm dừng lại một thời gian chữa vết thương tâm lý, bao giờ cảm thấy thực sự bình tĩnh để đầu tư thì hẵng quay lại thị trường”.

    Anh Mua nghe lời khuyên của bạn tốt là anh Lãi.

    Anh Mua nghĩ xem nên bán cổ phiếu H, rút hoàn toàn khỏi thị trường chứng khoán hay cứ lãng quên cổ phiếu này ở đó…

    Mua tính toán: “Cổ phiếu H đã giảm sâu và rất nhiều người đã mua khi cổ phiếu này ở đáy thấp nhất lịch sử hiện tại. Bán cổ phiếu H đi ở mức thấp như thế này thì thua lỗ vô cùng. Giữ lại thì cổ phiếu này cũng khó giảm sâu hơn vì mức giảm này đã rất khủng khiếp rồi. Thực tế, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tệ chút nào. Với giá này, anh mua cho rằng đã đủ rẻ so với giá trị của doanh nghiệp”.

    “Dù gì, mình cũng không có ý định rút tiền ra khỏi tài khoản, chỉ tạm thời không theo dõi thị trường, không theo dõi bảng giá, đứng ngoài thị trường thôi”.

    Anh Mua quyết định bán sạch cổ phiếu I vốn cũng không tăng giá đáng kể và cũng không có câu chuyện để đầu tư dài hạn, anh dùng tiền bán cổ phiếu I, mua thêm cổ phiếu H và không dùng đồng margin nào. Anh Mua cứ để cổ phiếu H trong tài khoản và quyết định sẽ không nhìn đến thị trường chứng khoán cho đến khi nào anh thực sự muốn đầu tư trở lại. Anh rút khỏi thị trường để chữa vết thương tâm lý.

    Nói là làm, anh Mua nhờ anh Lãi đổi luôn mật khẩu đăng nhập tài khoản chứng khoán của mình.


    Một tháng.

    Hai tháng.

    Ba tháng.

    Anh Mua vẫn chăm chỉ đọc các sách kinh tế, những nhà đầu tư kinh điển, cách các nhà đầu tư kinh điển trên thế giới tư duy, những câu chuyện kinh doanh kinh điển của các doanh nghiệp mà anh Lãi mang sang để anh Mua dưỡng thương tâm lý….và không mở bảng giá, không xem các diễn đàn. Càng đọc, anh Mua càng bị cuốn hút vào thế giới tài chính. Càng đọc, anh càng thấy những kiến thức cũ của mình là quá ít ỏi, một thế giới rất mới hiện ra trước mắt anh.

    Anh Mua cảm thấy cảm ơn thị trường. Nếu thị trường không giáng vào anh một vết thương tâm lý lớn đến thế thì anh đã không có cơ hội nhìn thấy một chân trời rộng hơn. Giờ đây, anh nhìn nhận doanh nghiệp rất nhiều ở cách họ kinh doanh, tầm nhìn của họ, cơ hội mà họ có thể đạt được một cách khá rõ ràng.

    Anh thấy rõ lâu nay mình đầu tư chộp giật như thế nào.
    vannghe thích bài này.
  9. dananhchi

    dananhchi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2016
    Đã được thích:
    18
    Tôi mất cả tỷ đồng trên thị trường chứng khoán như thế nào
    Định hướng sai mục tiêu, không biết điểm dừng khi liên tục thất bại khiến anh Tiến mất cả tỷ đồng khi mua bán cổ phiếu cuối năm 2014.
    Dưới đây là câu chuyện anh Hoàng Sỹ Tiến, ở TP HCM chia sẻ với độc giả VnExpress.net.

    Tham gia vào thị trường chứng khoán hồi còn sơ khai, lại được đào tạo qua trường lớp bài bản nên tôi cảm thấy rất hứng thú với công việc môi giới cũng như đầu tư chứng khoán. Từ năm 2006 đến 2014, đa phần các khoản đầu tư của tôi đều mang lại lợi nhuận cao, nếu có thua lỗ thì số tiền không đáng kể.

    Hãy gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, làm giàu của bạn về kinhdoanh@vnexpress.net
    Tuy nhiên một kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là vào tháng 12/2014. Trước đó, thị trường đã đi xuống từ tháng 9, bằng nhiều kinh nghiệm tôi đã không bị thiệt hại do thoát được các cổ phiếu dầu khí. Nghĩ rằng thị trường vẫn sẽ phân hóa, các cổ phiếu dầu khí đi xuống sẽ không ảnh hưởng gì đến các nhóm khác, do vậy, tôi bắt đầu gom cổ phiếu đầu cơ.

    [​IMG]
    Đầu tiên, tôi gom HQC, số lượng mua khoảng 200.000 cổ phiếu với giá trên 8.000 đồng. Thời điểm đó HQC có thông tin sẽ phát hành 30 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng, nghĩ rằng chúng sẽ giống các nhóm đầu cơ khác như VHG, FLC giai đoạn trước đó và "đội lái" có thể sẽ "đánh" lên trên giá phát hành nên tôi quyết mua thêm ASM giá 10.600 đồng.

    Khoảng 10 phiên sau, HQC và ASM chẳng lên mà còn xuống. Lịch sử đôi khi có lặp lại, đôi khi cũng không, điều này đúng với cổ phiếu này lại không đúng với cổ phiếu khác. Tôi quyết định cắt lỗ HQC ở giá bình quân 7.500 đồng, ASM ở 9.200 đồng. Lần mua này tôi mất 200 triệu đồng.

    Tôi vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình, chỉ nghĩ rằng thị trường không thuận lợi, chơi là phải chấp nhận. Khi HQC xuống đến giá 7.100 - 7.200 đồng, tôi lại mua, nhưng với số lượng ít hơn, khoảng 50.000 cổ phiếu. Tiếp đó, tôi mua thêm HAR với giá bình quân 9.800 đồng, LCG giá 8.500 đồng, S99 là 11.000 đồng. Suy nghĩ của tôi cũng giống như các lần trước, các cổ phiếu có dự định phát hành thêm có khả năng sẽ được đánh lên. Tất nhiên, lại một sai lầm nữa, tôi mất khoảng 100 triệu.

    Thất bại chồng thất bại nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc, lần thứ 3 tôi quyết định chơi cổ phiếu an toàn hơn nên chọn nhóm ngân hàng như EIB, STB. Giá mua gom EIB là từ 13.200 - 13.900 đồng, số lượng 70.000 cổ phiếu; STB là từ 18.500 - 19.200 đồng, với 40.000 cổ phần. Thời điểm đó EIB và STB đều có những thông tin hỗ trợ nên có thể có cơ hội lên giá, tuy nhiên, chơi ngắn hạn có lẽ phù hợp với những cổ phiếu này. Khi cổ phiếu về trong khoảng T3-T5, giá đã xuống hơn lúc mua vào.

    Theo nguyên tắc của mình, tôi quyết định cắt lỗ, bán EIB ở 12.500 đồng, STB là 17.200 đồng. Đó là sai lầm khi tôi áp dụng nguyên tắc chơi ngắn hạn vào cổ phiếu theo trường phái dài hạn như mấy cổ phiếu ngân hàng, cộng thêm việc không chọn các cổ phiếu đầu ngành dẫn dắt sóng như CTG, VCB nên đã "bay" thêm hơn 200 triệu.

    Tuy nhiên đó vẫn không phải là sai lầm lớn nhất của tôi. Tới lần mua bán thứ tư, tôi bắt đầu lên "dây cót tinh thần" với mong muốn gỡ lại những gì đã mất. Lần này tôi chọn HAI vì cổ phiếu này lên xuống liên tục. Sau khi tăng một mạch từ 13.000 lên 18.000 đồng, HAI điều chỉnh giảm lại. Tôi quyết định bắt đáy ở vùng giá 15.000 đồng với 130.000 cổ phiếu. Sau khi bắt đáy, HAI tăng mạnh lên được một phiên trên 16.000 đồng khiến tôi khá tự tin. Tuy nhiên, từ đó HAI "cắm đầu" đi xuống vùng 14.000 đồng. Đúng ra theo nguyên tắc tôi phải bán ở vùng này, nhưng sau vụ bán EIB, STB lần trước, nghĩ rằng cứ giữ thì giá sẽ lên lại nên quyết giữ và mua thêm 20.000 cổ phiếu. Và kết quả, HAI vẫn lao đốc. Cuối cùng, chịu không nổi tôi đã bán ở vùng giá 12.500 - 13.000 đồng. Đợt mua bán này khiến tôi mất 300 triệu.

    Bán HAI có lẽ là quyết định khó khăn nhưng dù sao tôi cũng thấy đúng. Tiếp theo đó tôi cũng chơi nhiều cổ phiếu khác, rút kinh nghiệm tôi không mua số lượng lớn mà chia nhỏ ra mua như 5.000 mã MSN, 20.000 cổ phiếu HUT... chỉ một số ít lần thắng, còn lần nào thua cũng đi thêm vài chục triệu.

    Tổng kết lại chỉ trong vòng hơn 4 tháng tôi đã mất suýt soát một tỷ đồng. Kinh nghiệm tôi rút ra được là khi dòng cổ phiếu dẫn dắt thị trường đi xuống có nghĩa là cả thị trường trước sau gì cũng xuống theo. Đó là nguyên tắc và cách chơi cổ phiếu, dù tốt đến mấy cũng không phải lúc nào cũng đúng. Bởi lẽ, có những trường hợp xảy ra với cổ phiếu này nhưng không chắc nó sẽ lặp lại với cổ phiếu khác.

    Điều thứ 2 là không thể lấy mục tiêu ngắn hạn để chơi với cổ phiếu thuộc dạng dài hạn. Nếu chơi dòng cổ phiếu nào đang lên thì phải chọn những cổ phiếu đầu dòng, dẫn dắt sóng, không mua những cổ phiếu ăn theo.

    Và cuối cùng là một khi đã thua lỗ đến 2 lần liên tục, cần phải nghỉ chơi, đánh giá lại bản thân và thị trường rồi mới nên có những hành động tiếp theo.

    Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác tôi muốn gửi gắm đến các nhà đầu tư rằng không nên vì một chút thất bại mà sợ chứng khoán. Bởi lẽ, có thất bại mới rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Đối với riêng cá nhân, tôi thấy kiếm tiền trên thị trường chứng khoán vẫn khá tốt, thắng thua là chuyện thường tình của đầu tư.

    Hoàng Sỹ Tiến
    vannghe thích bài này.
  10. nhd890130

    nhd890130 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2017
    Đã được thích:
    830
    Bác đọc báo nguội hả?Sao sửa mỗi chỗ tháng 7 ở phần mở bài mà không sửa hết nội dung thân bài luôn bác?

Chia sẻ trang này