[Chuẩn bị tiền làm ván mới nào] - Phần 4: Vua công nghệ FPT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi blackmouse, 14/12/2017.

138 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 03:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12090 lượt đọc và 107 bài trả lời
  1. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.775
    bác có hiểu công nghệ 4.0 là gì k?
  2. blackmouse

    blackmouse Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Đã được thích:
    457
    Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.
    Khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 được GS. Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos đưa ra và đó cũng là chủ đề chính của diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016.

    [​IMG]

    Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Ảnh: Internet

    Khái niệm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

    Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

    Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

    Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua.

    Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).

    Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...

    Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.

    Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

    Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.

    Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

    Nổ ra vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

    Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

    Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

    Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
  3. taikhoanck100

    taikhoanck100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2017
    Đã được thích:
    474
  4. jangkang

    jangkang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    3.032
    liên quan méo gì
  5. blackmouse

    blackmouse Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Đã được thích:
    457
    chắc cụ ấy nhầm topic
  6. taikhoanck100

    taikhoanck100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2017
    Đã được thích:
    474
    con này phê lắm, bác không chơi thì phí, để em chơi cho giá 6.x mà sắp có 10% cổ tức cuối tháng, tiền ngắn hạn quá nhiều tương ứng 12k/cp chưa thềm tính tài sản khác
    Bác dẹp ra để em chơi cho
  7. avengerinvestor

    avengerinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2016
    Đã được thích:
    813
    MBB muc tieu co the 3x nam 2018
  8. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.775
    bác máy moc quá, mình đang hỏi bác đấy xem bác đấy hiểu đến đâu mà bảo fpt nó k có sản phẩm của cn 4.0. Tại sao nó lại thoái mảng phân phối bán lẻ để tập trung vào 2 mảng chính công nghệ và viễn thông???
  9. blackmouse

    blackmouse Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Đã được thích:
    457
    FPT
    bác hỏi âu cũng nhiều người hỏi tại sao phải thoái các mảng khá ngon để tập trung vào mảng viễn thông, công nghê.
    Em cũng xin trả lời:
    Kế hoạch thoái vốn khỏi FPT Shop và FPT Trading không phải là mới. Từ đại hội đồng cổ đông 2015 của FPT, tập đoàn này đã công bố kế hoạch thoái vốn khỏi hai mảng kinh doanh này trong năm 2016. Thực tế thì FPT cũng đã ký hợp đồng tư vấn với Nomura của Nhật Bản và Cty chứng khoán Bản Việt để lập ra kế hoạch thoái vốn này.
    Nhưng cách mạng công nghệ 4.0 đang rất mạnh mẽ trên thế giới, FPT đang dành ưu tiên cho những mục tiêu dài hạn để trở thành một phần tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đang diễn ra trên khắp thế giới.
    Ông Trương Gia Bình cũng đã nhấn mạnh đến cuộc cách mạng này như là một cơ hội rất lớn để FPT trở thành một trong những tập đoàn CNTT lớn trên thế giới. Để tận dụng được những cơ hội đó, FPT cần tiền để đầu tư, và đó là lý do tập đoàn này quyết thoái vốn khỏi những mảng kinh doanh không cốt lõi, dù rất béo bở.Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. FPT sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức như ông Bình nói đó là các đối thủ cạnh tranh ngay ở trong nước là những Cty viễn thông và các đối thủ cạnh tranh từ Ấn Độ, Nhật Bản.
    Đây được xem như một bước ngoặt mới đối với FPT. Các bác các cụ cứ xem triển vọng nhơ còn số quý 4 và quý 1 năm 2018 nhé
    Dung_Trump thích bài này.
  10. blackmouse

    blackmouse Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Đã được thích:
    457
    nó cũng giống như MWG mở bách hóa xanh và điện máy xanh, dược phẩm, hầu hết đều cần thời gian để đánh giá, nhưng đối với FPT 1 catalysst rất lớn năm 2018
    --- Gộp bài viết, 14/12/2017, Bài cũ: 14/12/2017 ---
    khi FPT retail lên sàn thì hiệu ứng của nó đáng kể lên giá FPT lắm đấy, core chính vẫn trăng trưởng 2 con số 10 tháng đầu năm

Chia sẻ trang này