Có ai nhân cơ hội này đầu tư JVC không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 25/06/2015.

1267 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 12:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24958 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Buồn như con chuồn chuồn
    Lỗ như cái rổ
  2. ruotrau

    ruotrau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    322
    Cất tủ, mối ăn !
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Chắc vài phiên nữa thôi..
  4. EmGaiTraVinh

    EmGaiTraVinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/01/2015
    Đã được thích:
    526
    http://s.cafef.vn/jvc-159675/vpbs-tiep-tuc-giai-chap-them-co-phieu-jvc-cua-ong-le-van-huong.chn

    VPBS tiếp tục giải chấp thêm cổ phiếu JVC của ông Lê Văn Hướng

    [​IMG]

    VPBS đã giải chấp 119.940 cổ phiếu JVC trong ngày 26/06/2015

    Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) thông báo đã bán giải chấp 119.940 cổ phiếu JVC của ông Lê Văn Hướng – thành viên HĐQT của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật. Ngày thực hiện là 26/06/2015.

    Trước đó, VPBS đã bán giải chấp tổng cộng hơn 2 triệu cổ phiếu JVC thuộc sở hữu của ông Lê Văn Hướng trong 2 ngày 22/6/2015 và 25/6/2015 và việc bán số cổ phiếu trên đã không thực hiện công bố thông tin.

    JVC cũng vừa có văn bản giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn liên tục với nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của sự kiện ông Lê Văn Hướng – nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty bị khởi tố từ ngày 17/06/2015 nhưng đến 23/06/2015, công ty mới nhận được bản gốc quyết định từ ******* về sự việc này.

    JVC cho biết Ban lãnh đạo hiện tại đang nỗ lực hết sức để sớm đưa công ty trở lại quỹ đạo hoạt động bình thường.

    Từ ngày 10/06 đến nay, JVC đã giảm sàn 15 phiên.

    Mai Linh

    Theo Trí Thức Trẻ/HSX

    Chừng nào chưa bán hết đống hàng chục triệu cp JVC của ông Hướng thì chừng đó JVC còn lau sàn.
    Bên cạnh đó còn nỗi lo cắt giảm tỉ lệ margin dẫn đến call margin tài khoản của nhà đầu tư nhỏ lẻ, chuyện nghiệp vụ thông thường mà các công ty chứng khoán vẫn hay áp dụng để bảo vệ tài sản của chính họ, không bị âm theo tài khoản của khách hàng. Còn khách hàng có cháy tài khoản thì công ty CK không quan tâm.
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Quét sàn .....
    Hết sàn...
    Quét chiếu...
    Hết chiếu...
    Quét trần....
  6. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
    JVC ăn cứ bùm bụp
    bongcomay thích bài này.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Hết trần, cắt lỗ đi các bác...
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    [​IMG]
    Có tín hiệu bắt đáy rồi, bật được mấy phiên đây
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Một tổ chức cơ hội đây..
    VIETNAM EQUITY HOLDING NÂNG TỶ LỆ SỞ HỮU TẠI JVC LÊN 6,29%

    Vietnam Equity Holding đã mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu JVC, qua đó nâng số lượng cổ phiếu mà quỹ nắm giữ từ 5,77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,13%) lên 7,07 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,29%).

    Vietnam Equity Holding báo cáo thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tại CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã CK: JVC).

    Theo đó, Vietnam Equity Holding đã mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu JVC, qua đó nâng số lượng cổ phiếu mà quỹ nắm giữ từ 5,77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,13%) lên 7,07 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,29%). Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là 2/7/2015.

    Bắt đầu từ phiên giao dịch hôm nay (3/7/2015), cổ phiếu JVC đã chính thức bị đưa vào diện cảnh báo. Nguyên nhân cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo do Thành viên HĐQT, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty là ông Lê Văn Hướng bị khởi tố và tạm giam để phục vụ điều tra.

    Vụ việc ông Lê Văn Hướng đã khiến JVC gặp nhiều “sóng gió” trong thời gian gần đây. Mặc dù tân chủ tịch đã có “tâm thư” gửi cổ đông cũng như những cam kết gắn bó lâu dài từ các quỹ như DIAF, Dream Incubator Inc. nhưng điều này đã không tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới JVC và cổ phiếu đã có chuỗi 15 phiên giảm sàn trước khi tăng trần trở lại trong 2 phiên giao dịch 2/7 và 3/7.

    [​IMG] Cổ phiếu JVC "lao dốc" kể từ đầu tháng 6 tới nay


    Hoàng Anh

    Theo Trí thức trẻ
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    NHỮNG NGHI NGỜ XUNG QUANH SỐ DƯ TIỀN MẶT TẠI QUỸ LỚN BẤT THƯỜNG CỦA JVC

    Với số tiền mặt tại quỹ lên đến 465 tỷ đồng thì JVC cần phải có một cái kho đủ lớn và an toàn chỉ để chứa tiền và việc kiểm kê tiền mặt vào ngày cuối năm tài chính có lẽ phải mất cả ngày?

    Ngày 27/06, cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật tiếp tục giảm sàn và hiện chỉ còn 8.700 đồng/cp, tương đương với việc đã mất đi gần 60% thị giá tính từ ngày 09/06 đến nay.



    [​IMG]
    Giá cổ phiếu JVC lao dốc không phanh trong nửa tháng nay

    Đây đó đã nhen nhóm suy nghĩ “bắt đáy JVC” của một số nhà đầu tư dựa trên tài sản của công ty. Mà ít rủi ro nhất trong con mắt của đa số nhà đầu tư, chính là số dư tiền mặt của công ty.

    Theo báo cáo tài chính mới nhất, tại ngày 31/03/2015 – ngày kết thúc năm tài chính của JVC, số dư tiền và các khoản tương đương tiền là 496,4 tỷ đồng bao gồm 465,8 tỷ tiền mặt tại quỹ và 30,6 tỷ tiền gửi ngân hàng; các khoản đầu tư ngắn hạn (tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng) là 285,6 tỷ.

    Tổng số dư này là 782 tỷ - chiếm 39% tài sản ngắn hạn và 31% tổng tài sản của JVC.

    [​IMG]
    Như vậy, nếu giá cổ phiếu JVC xuống mức 7.000 đồng/cp thì vốn hóa của doanh nghiệp này tương đương với số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi kỳ hạn ngắn.

    Tuy nhiên, điểm cần lưu ý lại chính là khoản tiền mặt tồn quỹ 465,8 tỷ nói trên.

    Đây có thể là số tiền thu về từ đợt phát hành 50 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cp để huy động 750 tỷ từ cuối năm trước. Theo kế hoạch của JVC, 750 tỷ được sử dụng để đầu tư vào việc mua sắm thiết bị khám sức khỏe lưu động, liên kết thiết bị y tế tại các bệnh viện, trung tâm kỹ thuật cao tại các bệnh viện và tổng thầu vật tư tiêu hao.

    Tổng nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án thuộc 4 lĩnh vực nêu trên khoảng 1.008 tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là khoản Đầu tư thêm các máy cấu hình cao với số vốn cần là 426 tỷ đồng.

    Trong một lần chia sẻ với chúng tôi, bà Hồ Bích Ngọc – Kế toán trưởng của JVC đã cho biết, phần vốn từ đợt huy động này được sử dụng cho 21 dự án, trong đó có dự án đầu tư liên kết thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) với tổng vốn là 80 tỷ.

    Theo lẽ thường, việc góp vốn phải được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, do đó khoản tiền 465 tỷ này phải nằm trong hệ thống ngân hàng chứ không rút về tồn quỹ. Có chăng, JVC đã rút tiền mặt về để dùng cho “khoản Đầu tư thêm các máy cấu hình cao với số vốn cần là 426 tỷ đồng” nặng ký trên? Dù vậy, việc mua sắm các thiết bị này cũng thường được thực hiện qua hệ thống ngân hàng.

    Trong báo cáo phân tích mới nhất, Công ty chứng khoán HVS Việt Nam đã bày tỏ sự nghi ngờ rằng, với số tiền lên đến 465 tỷ đồng thì JVC cần phải có một cái kho đủ lớn và an toàn chỉ để chứa tiền và việc kiểm kê tiền mặt vào ngày cuối năm có lẽ phải mất cả ngày. Ngay cả một chi nhánh ngân hàng cũng khó có thể tồn số tiền lớn này.

    “Do đó, chúng tôi cho rằng khoản tiền mặt này là khá rủi ro về góc độ đầu tư. Liệu rằng khoản tiền này sẽ đi đâu và hiện đang ở đâu? Chúng tôi không thể trả lời câu hỏi này nhưng rõ ràng là tài sản được cho là kém rủi ro nhất lại trở nên quá rủi ro.” – Công ty chứng khoán HVS nhận xét.

    Dù thế nào đi nữa, một câu hỏi tiếp tục được đặt ra là nếu sự hiện hữu của khoản tiền tồn quỹ đó là thật thì hiện khoản tài sản này đang ở đâu và được sử dụng như thế nào? Nếu toàn bộ khoản tiền mặt đã được nộp vào tài khoản ngân hàng thì tính rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, cho dù Ban Giám Đốc công ty có xác nhận rằng số tiền này đã được nộp vào tài khoản thì rủi ro cũng vẫn là quá lớn khi chưa có sự xác nhận của kiểm toán.

    “Điều làm cho NĐT có thể an tâm chính là HĐQT cần phải yêu cầu công ty kiểm toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính quý I niên độ tài chính 2015 (01/04/2015 đến 30/06/2015) cho dù quy định không yêu cầu thậm chí nhóm cổ đông lớn (>10%) cũng có quyền yêu cầu kiểm toán công ty để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư cũng như cứu vãn giá cổ phiếu của chính mình.” – HVS khuyến nghị.

    Nghìn tỷ đồng vốn hóa bay hơi và dấu hỏi lớn về công bố thông tin của JVC
    Bích Linh

    Theo InfoNet

Chia sẻ trang này