Cổ đông DCM tham khảo gấp,...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 17/08/2017.

2159 người đang online, trong đó có 863 thành viên. 18:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4543 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thuế GTGT, lợi nhuận tăng mạnh nhờ công nghệ, diệt phân giả dần dần 2-2.5 tỉ đô, áp thuế tự vệ, 6 tháng đầu năm lợi nhuận chiếm 50% cả ngành, ...và thoái vốn PVN mới ra lò.

    Lưu ý: Việt Nam là nước nông nghiệp mà DCM thân thương đầu ngành cả nước P/E bằng 1/3 các nước là khó chấp nhận quá cho cuộc tình.

    http://cafef.vn/phe-duyet-danh-muc-doanh-nghiep-co-phan-hoa-cua-tap-doan-dau-khi-20170817115845944.chn
    Phê duyệt danh mục doanh nghiệp cổ phần hoá của Tập đoàn Dầu khí
    17-08-2017 - 12:00 PM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020.

    Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có văn bản phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020.

    Giữ nguyên các doanh nghiệp như hiện nay

    Theo đó, lãnh đạo Chính phủ quyết định giữ nguyên các doanh nghiệp như hiện nay, gồm: Công ty mẹ - PVN tiếp tục là công ty TNHH 1 TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam (NASOS); Trường Cao đẳng nghề dầu khí.

    Giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ vốn của PVN tại các công ty con, liên kết, liên doanh

    Ngoài ra giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ vốn của PVN tại các công ty con, liên kết, liên doanh như: Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVN nắm giữ 51,37% vốn điều lệ); Liên doanh dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro (PVN nắm 51% vốn điều lệ); Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVN nắm 50,40% vốn điều lệ); Công ty TNHH Liên doanh Rusvietpetro (PVN nắm 49% vốn điều lệ); Công ty TNHH Liên doanh Gazpromviet (PVN nắm 49% vốn điều lệ nhưng thực hiện tái cơ cấu phù hợp với triển khai các dự án và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền); Công ty TNHH Lọc hoá dầu Long Sơn (PVN nắm 29% vốn điều lệ); Công ty TNHN Tân Cảng- Petro Cam Ranh (PVN nắm 25% vốn điều lệ); Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (25,10% vốn điều lệ).

    Duy trì các công ty cấp IV đối với 2 công ty Tổng công ty thăm dò và Khai thác Dầu khí

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị PVN duy trì các công ty cấp IV đối với 2 công ty thuộc Tổng công ty thăm dò và Khai thác Dầu khí bao gồm Công ty TNHH MTV Điều hành thăm dò khai thác dầu khí Peru; Công ty TNHH MTV Điều hành thăm dò khai thác dầu khí Ba Tư.

    Đồng thời, yêu cầu PVN chuyển 2 công ty cấp IV thuộc Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí, thành công ty cấp III theo hình thức chuyển nhượng vốn cho công ty cấp II,...

    Giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN tại các doanh nghiệp theo từng giai đoạn

    Phó Thủ tướng cũng giao PVN thực hiệngiảm tỷ lệ nắm giữ của PVN tại các doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Cụ thể, từ 2017- 2018, giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí- CTCP từ 61,3% xuống 51% vốn điều lệ; giảm từ 75,56% xuóng còn 51% vốn điều lệ của PVN tại Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau.

    Trong giai đoạn từ 2018- 2019, PVN giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty khí Việt Nam- CTCP từ 96,72% xuống 65% vốn điều lệ. Còn trong giai đoạn 2019- 2020 tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PV Trans) thì PVN giảm tỷ lệ nắm giữ từ 51% xuống 36% vốn điều lệ nếu đàm phán và được Ngân hàng Citibank đồng ý sửa đổi cam kết trước đó của hai bên về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của PVN.

    Về nhóm doanh nghiệp cổ phần hoá mà PVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê duyệt danh mục gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam; Công ty TNHH MTV Lọc- Hoá dầu Bình Sơn; Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVN đang nắm 51% vốn điều lệ đến năm 2019. Trường hợp đàm phán được với các ngân hàng cho vay vốn thì có thể giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN sớm hơn).

    Lãnh đạo Chính phủ cũng phê duyệt danh mục doanh nghiệp mà PVN thoái toàn bộ vốn theo từng giai đoạn từ nay tới năm 2019. Giai đoạn 2017- 2018 là tại Công ty cổ phần PVI; Công ty cổ phần Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An; Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh; Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí SSG. Còn trong giai đoạn 2018- 2019 thì PVN thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam; Tổng công ty bảo dưỡng- sửa chữa công trình dầu khí- CTCP.

    Đối với Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp dầu khí PV Tex (PVN đang nắm 74% vốn điều lệ) và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất – DQS (PVN đang nắm 100% vốn điều lệ) thì thực hiện sắp xếp theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2017- 2020.

    Cơ cấu lại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trước khi cổ phần hoá Tổng công ty


    Ngoài ra, trong Quý III/2017, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ các Đề án: Cơ cấu lại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trước khi cổ phần hoá Tổng công ty; Tái cơ cấu, chuyển giao vốn PVN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam; Sắp xếp đối với Trường Đại học Dầu khí và Viện Dầu khí Việt Nam.

    Duy trì tỷ lệ vốn PVN nắm giữ tại các doanh nghiệp đến hết năm 2020

    Cũng trong Quý III/2017, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương báo cáo lý do mà Bộ này đề nghị duy trì tỷ lệ vốn PVN nắm giữ tại các doanh nghiệp sau đến hết năm 2020: Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí- CTCP.

    Trong Quý IV/2017, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tư pháp và PVN xây dựng Đề án tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017- 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.

    Đối với PVN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu có trách nhiệm triển khai sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn theo đúng danh mục và tiến độ. Trong quá trình thực hiện, những đơn vị có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thì Hội đồng thành viên PVN chủ động quyết định điều chỉnh tiến độ; những đơn vị có khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ thì báo cáo Bộ Công Thương quyết định nhưng vẫn phải bảo đảm hoàn thành trong năm 2020.
    Last edited: 17/08/2017
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
      • Gửi: 10:51 Thứ năm, 17/08/2017
      Áp thuế GTGT 0% cho phân bón: LAS lợi nhất, BFC hầu như không hưởng lợi
      (NDH) Nhiều doanh nghiệp phân bón đang "mừng thầm" nếu như nội dung chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT 0% được thông qua trong thời gian tới.

      Ngày 16/08/2017, Bộ Tài Chính đã đưa ra báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân và thuế Tài nguyên. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án. Phương án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.

      Trong báo cáo, nổi bật nhất phải kể đến là nội dung chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT 0%.

      Trước đó vào ngày 04/12/2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Công văn số 17709/BTC-TCT, có hiệu lực từ 01/01/2015, trong đó, thay đổi quan trọng nhất là chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế GTGT 5% sang danh mục không chịu thuế.

      Thuế GTGT 0% và không đánh thuế GTGT đều giúp doanh nghiệp có chi phí thuế đầu ra bằng 0, tuy nhiên nếu như thuộc khung thuế suất 0%, doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu thuế nên phải kê khai thuế GTGT đầu ra và được hoàn thuế GTGT đầu vào, thì khi chuyển sang thuộc đối tượng không chịu thuế, doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT đầu vào mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất.

      Theo phân tích của VCBS, quy định này chỉ có lợi đối với phân bón nhập khẩu hoặc những đơn vị sản xuất NPK chuyên dùng nguyên liệu là các loại phân đơn nhập khẩu do không chịu thuế GTGT.

      Ngược lại, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều có tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế GTGT 10% chiếm hơn 50% giá vốn lại bị ảnh hưởng nặng bởi quy định này, do phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất; do đó dẫn đến chi phí sản xuất phân bón đội lên cao.

      Như vậy, nếu chính sách này được thông qua, phần lớn các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ được hưởng lợi vì tiết giảm được chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa giảm giá bán để tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu (hiện tại, giá phân Ure Trung Quốc đang rẻ hơn phân bón nội địa khoảng 5-7%).

      Phân tích tác động lên doanh nghiệp của VCBS nếu nội dung này được áp dụng trong năm 2016.

      [​IMG]

      Trong đó, LAS sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất, kế đến là nhóm sản xuất phân lân nung chảy như NAF, SFG với nguyên liệu sản xuất chính là Apatit.

      Nhóm Ure gồm DCM và DPM với nguyên liệu chính là khí tự nhiên cũng được hưởng lợi nhiều từ chính sách này, tuy nhiên, nhóm sản xuất phân NPK như BFC không được hưởng lợi nhiều do các nguyên liệu phân đơn đầu vào như Nito, Kali, phân lân đều là thành phẩm và không chịu thuế GTGT đầu vào.

    DAUTUCOBAN1974 thích bài này.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Việt Nam mất trắng 2,5 tỷ USD mỗi năm vì phân bón giả
    09:50 10/08/2017

    Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), mỗi năm Việt Nam tiêu thụ tới 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân bón vô cơ chiếm tới 90% nhu cầu, phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác chiếm phần còn lại.


    Tuy nhiên, trong năm 2016, các cơ quan hữu quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Khoa học Công nghệ liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.

    Trong khi đó, theo con số thống kê, chỉ tính riêng thiệt hại do phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam đã mất đi từ 2 đến 2,5 tỉ USD. Đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón.

    [​IMG]
    Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy phân bón giả. Ảnh: CTV.
    Ông Nghiêm Quang Tuấn - Trưởng phòng Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, có 3 tác động tiêu cực của phân bón giả và kém chất lượng. Đó là, làm giảm năng suất cây trồng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế; trong phân bón giả, kém chất lượng còn có các hợp chất độc hại mà cây trồng không thể hấp thu được, gây thoái hóa đất, ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng; phân bón giả, kém chất lượng gây rối loạn thị trường tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN), đặc biệt ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính.

    Ông Nguyễn Hạc Thuý – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước.

    Năm 2015 là trên 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5.000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở. Đã có nhiều cuộc họp diễn ra nhằm sửa đổi, đưa ra Nghị định mới về quản lý phân bón. Và hiện nay, Nghị định mới này đã được các bộ tham gia và đặt trên bàn của Thủ tướng. Khả năng trong tháng 8 sẽ được xem xét.

    “Tôi cho rằng điểm tồn tại lớn nhất cần phải nói là lợi ích nhóm. Do đó, nếu vi phạm phân bón giả mà chỉ phạt hành chính thì sẽ làm hỏng ngành phân bón Việt Nam. Do đó cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm”, ông Thuý nói.

    Đồng tình với ý kiến trên, ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nhấn mạnh, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua tại nhiều địa bàn gây nguy cơ về nước, ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh chân chính và bà con nông dân.

    DN sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường tập trung tại các tỉnh, thành như Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.

    Thực tế cho thấy, Nghị định 202 có hiệu lực từ 1-2-2014, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công thương cũng chưa có văn bản chính thức về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi cơ quan có cách hiểu và giải thích khác nhau, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, làm hạn chế hiệu quả thi hành công vụ của các lực lượng chức năng. Tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường bí mật khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ…

    Bên cạnh đó, DN còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác.

    [​IMG]
    Cần phải mạnh tay xử lý tình trạng phân bón giả.
    Ông Phạm Ngọc Hùng - Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cho biết, thực trạng luật của chúng ta hiện còn lỏng lẻo ngay từ ban đầu, Nghị định 202/2013/NĐ-CP quản lý phân bón đã không đủ để quản lý, việc phân bổ giữa Bộ Công Thương và Bộ NN và PTNT chồng chéo và thiếu chặt chẽ.

    Vừa qua, sau khi tiến hành kiểm tra về phân bón giả, trong kết quả của 45 trung tâm khảo nghiệm phân bón, Bộ NN&PTNT đã phát hiện và yêu cầu 11 tổ chức được Cục Trồng trọt thuộc Bộ chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón…phải kiểm nghiệm lại. Như vậy, ngay từ luật đã lỏng lẻo, buông lỏng chính sách, đến kiểm định cũng có vấn đề thì làm sao quản lý tốt được thị trường phân bón.

    “Chúng ta cũng đang nhập nhèm giữa xử lý hành chính hay hình sự với sản xuất phân bón giả. Đây là kẽ hở để các nhóm lợi ích bảo kê các nhóm sản xuất hàng giả”, ông Hùng nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ có quy định rõ sản xuất hàng giả phải xử lý hình sự, không xử lý hành chính.

    Lưu Hiệp
  4. anhhungthoiloan1982

    anhhungthoiloan1982 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/12/2013
    Đã được thích:
    2.116
    Nhưng BFC vẫn hiệu quả nhất, lãi khủng nhất dòng phân bón
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Khoảng này làm thất thu 2.5 tỉ đô và giờ bắt đầu làm mạnh,...quá khủng,..@};-
    Dán tem truy xuất nguồn gốc phân bón
    16/08/2017, 10:20 (GMT+7)


    Nhằm giúp nông dân phân biệt được phân bón thật, giả, qua đó góp phần loại trừ phân bón giả, nhái, một số công ty, địa phương đã và đang chuẩn bị bắt tay thực hiện việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phân bón.
    Đồng Phú đi đầu
    Đi đầu trong việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phần bón là NM SX Phân bón Đồng Phú thuộc Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước). Theo ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, do tổ chức chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, nên mỗi ngày, lượng phân gia súc thải ra tại các trại chăn nuôi của công ty là rất nhiều. Vì vậy, từ năm 2009, Cty đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng, xây dựng và đưa vào hoạt động NM SX Phân bón Đồng Phú, chuyên sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với công suất 40.000 tấn/năm.

    [​IMG]
    Một vụ bắt phân bón giả ở TP HCM
    Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của NM đã đứng vững trên thị trường, được nhiều nông dân ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ ưa chuộng vì phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp, rau màu ...

    Cuối năm 2016, Tập đoàn Hùng Nhơn bắt tay cùng một số công ty khác như De Heus, Bel Gà …, hợp tác thực hiện dự án cung cấp thực phẩm và rau quả sạch cho quân đội trên khu đất rộng 300 ha tại Đồng Nai, với tên gọi “Thung lũng thực phẩm an toàn”.

    Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến 1.200 tỷ đồng. Một yêu cầu quan trọng của dự án là các sản phẩm đều phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ đầu vào tới đầu ra. Trong đó, các sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ phân bón.

    Chính vì vậy, Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký kết với Tập đoàn FPT về việc truy xuất nguồn gốc phân bón Đồng Phú (nơi cung cấp phân bón cho việc sản xuất rau củ quả trong dự án thực phẩm an toàn 1.200 tỷ đồng).

    Những thông tin chứa trong con tem sẽ giúp nhà quản lý, nông dân phân biệt được đâu là sản phẩm phân bón Đồng Phú thật, đâu là sản phẩm bị làm giả, làm nhái, và quan trọng hơn, là với con tem này, phân bón Đồng Phú đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn”.
    Theo đó, FPT sẽ cung cấp cho Tập đoàn Hùng Nhơn 800.000 con tem điện tử cho 40.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh (mỗi bao phân bón 50 kg được dán 1 con tem). Loại tem điện tử này được sản xuất bằng công nghệ cao nên rất khó bị làm giả.

    TP HCM sẽ truy xuất nguồn gốc phân bón
    TP HCM là địa phương đang nóng về tình trạng SXKD phân bón giả, nhái, kém chất lượng … Năm 2016, Chi cục Quản lý thị trường TP đã phát hiện 103 trường hợp vi phạm về SXKD phân bón. Riêng ở khâu sản xuất phân bón, kiểm tra 56 cơ sở thì phát hiện 20 cơ sở không có giấy phép.

    Chính vì vậy, từ tháng 3 đến tháng 9/2017, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã thực hiện 3 đợt kiểm tra đồng loạt về hoạt động sản xuất, gia công phân bón vô cơ trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khác đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử phạt tình trạng sản xuất, gia công và kinh doanh phân bón giả, nhái, kém chất lượng. Phấn đấu đến hết năm 2017, trên địa bàn TP cơ bản không còn tình trạng sản xuất, gia công phân bón giả.

    Một thông tin cũng rất đáng chú ý là UBND TP HCM đã giao cho Sở Công thương nghiên cứu việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phân bón giống như đang làm với truy xuất nguồn gốc thịt lợn và sắp tới là truy xuất nguồn gốc sản phẩm gia cầm.

    Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đã đến lúc TP phải tiến hành truy xuất nguồn gốc phân bón giống như truy xuất nguồn gốc thực phẩm, để người nông dân có thể trực tiếp kiểm tra, phân biệt được ngay phân bón thật, giả.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Gần 1.000 tấn phân bón không rõ nguồn gốc bị thu giữ
    25-07-2017 - 11:11 AM | Hàng hóa - Nguyên liệu


    Lực lượng Biên phòng tuần tra phát hiện, thu giữ 5 tàu chở gần 1.000 tấn phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá hàng tỷ đồng đang chờ xử lý.
    Lực lượng chức năng cho biết, trong nhiều ngày qua, Đoàn đặc nhiệm biên phòng miền Nam phối hợp với lực lượng Biên phòng Tiền Giang phát hiện, bắt giữ 5 chiếc tàu chở theo 1000 tấn phân bón không rõ nguồn gốc.

    Cụ thể, tại khu vực ngã 3 Vàm Tuần, thuộc vùng nước nội thủy khu vực biên giới biển xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra các tàu số hiệu AG 22816, AG 05969 do các thuyền trưởng Ngô Tấn Nhứt, Lê Công Sơn (đều ngụ tại An Giang) điều khiển.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trên tàu AG 22816 chở theo 490 tấn phân bón Ure, theo ông Nhứt khai là nhập khẩu từ Malaysia, trong khi tàu AG 05969 chở theo 450 tấn phân bón DAP theo thuyền trưởng khai có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Cả hai thuyền trưởng đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa và hồ sơ hải quan. Các tàu đều xuất phát từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây để tiêu thụ.

    Ngoài 2 tàu này, lực lượng chức năng còn tạm giữ 3 tàu khác với cùng dấu hiệu nghi vấn, hiện đã lai dắt về đồn biên phòng để điều tra, làm rõ.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ce mấy phiên khi nông nghiệp phát triển mạnh so với 2016,....và DCM đẩy mạnh xuất khẩu nhờ lợi thế về công nghệ tiên phong, giá thấp cạnh tranh với các công ty khác@

    Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành như sau:

    Khu vực nông nghiệp cần tăng trưởng 3,3% trong thời gian từ nay đến cuối năm. Đây là mức tăng trưởng phải đạt được để hoàn thành mục tiêu 3,05% cho cả năm 2017. Trước đó, ngành có mức tăng trưởng rất thấp, chỉ đạt 2,65% trong 6 tháng đầu năm.

    Khu vực công nghiệp, xây dựng phải đạt mức tăng trưởng 9,2% trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu cả năm là 7,91%. Các bộ, tập đoàn, tổng công ty phải báo cáo cụ thể về số liệu tăng 1 triệu tấn thép góp phần tăng 0,08% GDP, 1 triệu tấn than là 0,17% GDP. Thủ tướng không yêu cầu ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ. “không thể ép sản xuất mà không có hiệu quả, ít ra là phải thu hồi vốn, không thua lỗ” – Thủ tướng nói.

    Về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, đầu tư tài chính, thương mại, Thủ tướng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch, lộ trình để bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 21 – 22%. Thủ tướng cũng lưu ý chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, quản lý chặt chẽ tín dụng bất động sản, bảo đảm chỉ tiêu lạm phát…
    http://cafef.vn/thu-tuong-giao-nhie...vu-chinh-tri-quan-trong-20170812140440694.chn

    Đạm Cà Mau tăng trưởng mạnh mẽ, không xa rời phát triển nông nghiệp bền vững

    Vững vàng mục tiêu kinh doanh, chặt chẽ công tác quản lý và sáng tạo bền bỉ trong hoạt động sản xuất, Đạm Cà Mau đi qua những tháng đầu năm 2017 đầy nội lực.

    Kết quả thu về rất ấn tượng với hầu hết các mục tiêu hoàn thành vượt mức đề ra.

    [​IMG]
    Dây chuyền sản xuất hiện đại của Đạm Cà Mau
    Những tháng đầu năm 2017, ngành hàng phân bón nhận nhiều tín hiệu vui. Giá phân tăng, nhu cầu đa dạng tạo cho thị trường những chuyển biến khởi sắc. Từ vị thế sẵn có, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – thương hiệu Đạm Cà Mau) đã vận dụng tốt cơ hội bên ngoài, phát huy nội lực bên trong đưa về hàng loạt kết quả khả quan.

    Kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận ghi nhận đạt 83% kế hoạch cả năm, thị phần giữ vững và mở rộng, sản lượng tiêu thụ tăng trưởng…. cũng như hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu khác. Cùng với chiến lược kinh doanh rõ ràng, năng lực quản trị minh bạch và một số chính sách mới từ Chính phủ, khả năng Đạm Cà Mau hoàn thành kế hoạch sớm hơn thời hạn là hoàn toàn khả thi..

    Trong tình trạng khan hiếm nguồn phân u rê chất lượng cao, Đạm Cà Mau trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất chạm mốc 460.000 tấn, đạt 61% kế hoạch. Chính sách bán hàng linh hoạt, đội ngũ bán hàng tận tâm, năng động, sản lượng tiêu thụ lên đến 442.000 tấn, đem về doanh thu 3,025 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ 2016. Cùng với chú trọng nâng cao năng lực quản lý, tiết giảm chi phí sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả, công ty đã sớm thu lợi nhuận sau thuế 529 tỷ đồng, tăng 51% so cùng kỳ năm ngoái và đạt đến 83% kế hoạch năm nay.

    Sản lượng tiêu thụ cũng tăng trưởng đáng kể. Trong đó vùng chủ lực Tây Nam Bộ chiếm đến 60%, tăng trưởng 7%, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đạt 25%. Từ vị thế đã có trong khu vực, thời cơ thuận lợi cho phép Đạm Cà Mau “bùng nổ” sản lượng, đặc biệt nổi bật tại Campuchia khi đạt đến 38%, tăng 26% so với 2016 và vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác trong thời gian tới.


    Giai đoạn cuối năm còn hứa hẹn khá nhiều tiềm năng khi tình trạng phân u rê Trung Quốc giá rẻ tràn lan được khống chế do Chính phủ bãi bỏ chế độ cấp phép nhập khẩu tự động từ 13/07/2017. Phương án miễn thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón do Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương đề xuất cũng giúp tăng tính cạnh tranh cho phân bón nội địa. Cơ hội bên ngoài cùng tiềm lực nội tại cho phép Đạm Cà Mau vững tin hoàn thành sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm 2017.

    Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đạm Cà Mau đã mang theo sứ mệnh và kỳ vọng là đáp ứng nhu cầu phân bón chất lượng cao cho vựa lúa chủ lực ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung. Ổn đinh nông nghiệp tại chỗ còn là bước đệm cho mục tiêu chung là phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Đó phải là một nền nông nghiệp thỏa đáng các nhu cầu tốt đẹp hiện tại nhưng vẫn có tính tiếp nối ở tương lai. Chúng ta có thể khai thác thiên nhiên, lao động sản xuất đảm bảo nhu cầu nông sản cho thế hệ hiện tại, nhưng song hành phải là công tác cải tạo, bảo vệ và duy trì cho thế hệ mai sau. Đối tượng cần duy trì đó không gì khác hơn là nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, không khí và khí quyển. Những thứ nhất thiết phải có cho một môi trường sống đúng nghĩa.

    Quán triệt sâu sắc mục tiêu này từ các cấp ban ngành, Đạm Cà Mau luôn đặt trách nhiệm cộng đồng song song với mục tiêu lợi nhuận. Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, cho sản phẩm chất lượng cao và từng bước hữu cơ hóa sản phẩm, thêm thành phần trong sản xuất đảm bảo cải tạo đất, kháng bệnh cho cây…. Bộ sản phẩm thương hiệu Đạm Cà Mau đã trở thành niềm tự hào của công ty vì không chỉ đạt sản lượng tiêu thụ cao, còn là thành quả của nhiều nỗ lực nghiên cứu để người tiêu dùng đạt lợi ích tốt nhất bên cạnh tác động cộng hưởng tích cực cho môi trường. N.Humate + TE tăng độ phì nhiêu cho đất, N46.PLUS hạn chế quá trình thủy phân, giảm tình trạng mất đạm, N.46 Nano C+ cho cây tăng sức khỏe nên không cần bón thuốc trừ sâu, ngoài ra còn có tính kháng mặn, phèn cao.

    Một nền nông nghiệp phát triển bền vững còn thể hiện qua bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Hoạt động sản xuất ngay ở quê hương, Đạm Cà Mau luôn nỗ lực lớn mạnh để đóng góp phần nào cho sự phát triển tỉnh nhà. Cùng với các nhóm ngành kinh tế khác, Đạm Cà Mau qua lợi nhuận đạt tăng mỗi năm, góp sức khắc họa kinh tế tỉnh nhà chuyển biến rõ nét, góp sức cho quê hương Cà Mau tươi mới, năng động.
    CTV

    Đạm Cà Mau ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
    04:46 | 19/07/2017

    Lượt xem: 541
    Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – thương hiệu Đạm Cà Mau) vừa tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (TT NCPT) tại Cà Mau sau một thời gian trung tâm này đi vào hoạt động và đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.

    Với gần 20 nhân sự gồm các tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư – chuyên viên trình độ cao, TT NCPT luôn nỗ lực tối đa trong mỗi giai đoạn, mọi dự án, không ngừng học hỏi, phối hợp với các chuyên gia đầu ngành trong công tác nghiên cứu, phát triển, có được sự trưởng thành mạnh mẽ và đã khẳng định vai trò của mình, đạt được kỳ vọng của Ban Lãnh đạo PVCFC qua những sản phẩm mới đáp ứng hầu như mọi yêu cầu của thị trường như: N.Humate + TE; N46.PLUS, N.46 Nano C+.

    [​IMG]
    Các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và lãnh đạo PVCFC tham quan Trung tâm Nghiên cứu Phát triển

    Hiện TT NCPT đã có phòng thí nghiệm vi sinh, cơ sở sản xuất và thực nghiệm phân bón tại Cà Mau, Cần Thơ, Khu hợp tác thực nghiệm phân bón cho cây rau – cây công nghiệp tại Lâm Đồng.

    Trước đó, cũng tại Cà Mau, PVCFC đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long để chuyển giao ứng dụng công nghệ từ các kết quả nghiên cứu và các sáng chế, giải pháp hữu ích trong nghiên cứu phát triển phân bón và sản xuất nông nghiệp.

    [​IMG]
    Tổng giám đốc PVCFC Bùi Minh Tiến ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST)

    Ngay sau khi ký kết, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam tại các Viện, trường Đại học chuyên ngành trồng trọt, khu nông nghiệp công nghệ cao… đã tham dự buổi Hội thảo khoa học về hiện trạng canh tác và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

    Hội thảo cũng nhằm giúp các cán bộ của TT NCPT của Đạm Cà Mau tiếp cận những thách thức mới trong nông nghiệp; các tác động của công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; phương pháp mới trong quản lý dinh dưỡng cho cây trồng.

    [​IMG]
    Toàn cảnh hội thảo khoa học

    Thông qua những hội thảo khoa học chuyên sâu như vậy, Đạm Cà Mau mong muốn học hỏi và áp dụng các thành tựu nghiên cứu, các sáng kiến và giải pháp hữu ích, các tiến bộ kỹ thuật của các nhà khoa học vào hoạt động của công ty. Từ đó, giúp công ty nghiên cứu và cho ra đời các dòng phân bón thông minh, hữu ích và mang giá trị cao, góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng xanh – sạch - bền vững. Đó là nhiệm vụ và sứ mệnh mà lãnh đạo PVCFC đã xác định ngay từ ngày đầu thành lập.
    P.V

    Đề xuất chính sách về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
    16:27, 11/08/2017
    (Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ.



    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam là nước có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ lâu đời. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Việt Nam nghiên cứu, đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ và đã giúp cho người nông dân hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở đó, một số nguyên tắc, phương pháp canh tác hữu cơ và mô hình sản xuất hữu cơ dần hình thành và phát triển ở Việt Nam. Diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ của nước ta năm 2015 ước đạt khoảng hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010.

    Mặc dù mới được phát triển ở quy mô và phạm vi chưa lớn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, một số sản phẩm đã được chứng nhận như chè, gia vị, tinh dầu và xuất khẩu đi nhiều nước như Mỹ, Châu Âu. Nhiều hộ nông dân đã liên kết hình thành tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo phương thức tự nguyện áp dụng theo tiêu chuẩn của Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) do Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) xây dựng và ban hành. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước chủ yếu là chè và rau quả ở các thành phố lớn. Một số sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, sản phẩm rau quả theo hướng hữu cơ trên thị trường nội địa cũng được người tiêu dùng đánh giá cao và lựa chọn. Đây là cơ hội lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, xu hướng tiêu thụ các thực phẩm có chất lượng nhất là các sản phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm, thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới.

    Trước xu thế sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp và người dân ngày càng gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển chung và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

    Từ tình hình thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu, ban hành Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết của Chính phủ nhằm hạn chế bất cập, tồn tại nêu trên đồng thời giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước trong thời gian tới.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất dự thảo Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm 6 chương, 22 điều. Trong đó sẽ nêu rõ quy định về sản xuất sản phẩm hữu cơ; chứng nhận sản phẩm hữu cơ; thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính cũng như chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm hữu cơ (gồm chính sách về quy hoạch và chuyển đổi đất đai; về tín dụng và ứng dụng công nghệ cao; xúc tiến thương mại; hỗ trợ nguồn nhân lực).
  8. huskar2015

    huskar2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2015
    Đã được thích:
    119
    vào được ETF nữa thì sao nhỉ?
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thì,....sẽ về giá trị thực ngay lập tức,...:drm3:drm3:drm3:drm3
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    @};-
    1. Gửi: 07:38 Thứ ba, 01/08/2017
    Bức tranh ngành phân bón đang chuyển màu “sáng” hơn

    (NDH) Còn nhớ thời điểm kết thúc năm 2016, ngành phân bón bị phủ lên gam màu ảm đạm. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp phân bón đang cho thấy những bước chuyển tích cực.
    • Tính đến 31/07, theo thống kê của NDH, trong số 11 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành sản xuất và kinh doanh phân bón trên 2 sàn HNX và HOSE đã công bố BCTC quý II/2017, có 6 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng và 5 doanh nghiệp lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm 2016. Trên sàn UPCoM, DDV tiếp tục báo lỗ ròng tuy nhiên đã cải thiện nhiều so với năm trước.

    Tổng kết nửa đầu năm 2017, doanh thu của 12 doanh nghiệp phân bón đã công bố BCTC đạt 20.058 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng đạt 1.356 tỷ đồng, tăng trưởng 7%.

    Thị trường phân bón hồi phục, nhiều doanh nghiệp lấy lại “phong độ”

    Năm 2017, thị trường phân bón được dự báo sẽ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ khi tình hình thời tiết và thổ nhưỡng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

    Theo báo cáo của Agrimonitor, tiêu thụ phân bón nội địa của Ure và NPK dự báo lần lượt tăng 2,15% và 5,33% trong năm 2017. Cùng quan điểm đó, Chứng khoán MBS cho rằng nhu cầu tiêu thụ phân hỗn hợp NPK của các công ty sản xuất sẽ tăng trưởng tích cực. Do tình hình giá Ure tăng mạnh vào đầu năm 2017 làm giảm một phần nhu cầu tự phối trộn của nông dân, và nhu cầu dịch chuyển sang sử dụng phân hỗn hợp NPK có thương hiệu.

    Thực tế đầu năm 2017, giá cả của các loại phân bón Ure, DAP đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời kỳ giảm dài. Theo thống kê từ FAO, bình quân giá phân bón Ure thế giới đã tăng đến 10% so với mức đầu năm. Tại thị trường trong nước, giá chào bán Ure hiện tăng bình quân khoảng 15% từ đầu năm đến cuối tháng 6 và đang trong giai đoạn chững lại. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bảo vệ môi trường tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm công suất hoạt động dẫn đến nguồn cung phân bón Ure trong vụ Đông Xuân bị khan hiếm.

    Với những tín hiệu tích cực, kết thúc 6 tháng đầu năm, có 6 đơn vị hoạt động trong ngành phân bón đã bão lãi tăng trưởng trong đó có “anh cả” Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí (HOSE: DCM). Cụ thể, DCM đạt doanh thu thuần 3.038 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng đạt 556,46 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 60%. Theo sau, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) cũng ghi nhận lãi ròng tăng trưởng 45%, đạt 88,8 tỷ đồng và CTCP Phân Bón Bình Điền (HOSE: BFC) lợi nhuận cũng tăng hơn 30% đạt 168 tỷ đồng.

    KQKD các DN phân bón nửa đầu năm 2017 (Đvt: triệu đồng)

    [​IMG]

    Tuy nhiên ở chiều ngược lại, vẫn có 5 doanh nghiệp báo mức lợi nhuận sụt giảm, trong đó cái tên đầu tiên kể đến là PSW. Nửa đầu năm, doanh thu thuần của PSW giảm gần 2,5%, xuống còn 1.111 tỷ đồng, lãi ròng hơn 7,5 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.

    Bên cạnh đó, Tổng CTCP Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí (HOSE: DPM) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm tới 42%, dừng ở mức 454 tỷ đồng. Nguyên nhân theo Công ty là do giá khí đầu vào tăng nên giá thành Ure Phú Mỹ tăng so với cùng kỳ, đồng thời sản lượng bán giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm tương ứng. Ngoài ra, PSE và PCE cũng ghi nhận sụt giảm lãi ròng quanh mức 30%.

    Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua DDV - thành phần “cá biệt” trong danh sách các doanh nghiệp phân bón. Trong nửa đầu năm 2017, DDV đạt doanh thu 919 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, DDV vẫn chịu lỗ ròng hơn 54,7 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số lỗ 212 tỷ đồng của nửa đầu năm 2016.

    Mặc dù, vẫn còn đó những doanh nghiệp chưa thoát khỏi bức tranh ảm đạm, tuy nhiên nhìn chung ngành phân bón nửa đầu năm đã dần chuyển sang “gam màu”mới bớt u ám hơn so với thời điểm cuối năm 2016.

    Tiếp tục kỳ vọng và chờ đợi chính sách thuế

    Năm 2017, ngành phân bón nói chung và các doanh nghiệp phân bón nói riêng đặt khá nhiều kỳ vọng vào chính sách về thuế và quyết sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

    Đối với sự thay đổi chính sách thuế GTGT, các công ty trong ngành đang kỳ vọng rằng luật thuế sẽ được thay đổi đưa phân bón từ mặt hàng miễn thuế GTGT thành mặt hàng chịu thuế GTGT 0%.

    Được biết trong giai đoạn 2015 – 2016, khi luật thuế cũ số 71/2014/QH13 từ mức thuế 5%, các công ty phân bón, đặc biệt là sản xuất phân đơn, đã không được khấu trừ cho các chi phí sản xuất đầu vào làm gia tăng giá vốn hàng bán. Vì vậy, sau khi luật thuế được thay đổi, điều này được kỳ vọng sẽ làm gia tăng biên lợi nhuận gộp cho các công ty phân bón, đặc biệt là doanh nghiệp như LAS, SFG, DCM, DPM.

    Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã đồng ý với đề xuất bãi bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón Ure, phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành nitơ, phospho và kali. Điều này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế.

    Vẫn tồn tại áp lực “tràn” nguồn cung

    Bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành phân bón vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có việc thừa cung.

    Theo MBS, nguồn cung phân bón trong nước vẫn sẽ tiếp tục tăng từ các dự án mở rộng. Năm 2015, BFC đã đầu tư nhà máy sản xuất NPK với công suất ban đầu là 200 nghìn tấn, đến năm 2019 sẽ nâng cấp công suất lên mức 250 nghìn tấn. Đồng thời, Đạm Phú Mỹ đang trong quá trình xây dựng gia tăng thêm 90 nghìn tấn Ure và đưa ra thị trường 250 nghìn tấn NPK.

    Còn nhớ năm 2016, hàng loạt nhà máy đã phải cắt giảm sản lượng phân bón ra thị trường. Do tình hình hạn hán và ngập mặn làm giảm diện tích gieo trồng, thị trường tiêu thụ Ure cả nước đạt 2,09 triệu tấn, giảm 4,76% so với năm 2015. Trong đó, nhu cầu sử dụng phân bón Ure để sản xuất phân bón khác chiếm đến 400 nghìn tấn. Đối với thị trường phân NPK, nhu cầu tiêu thụ nội địa cho cây trồng đạt 3.750 nghìn tấn, giảm 3,85% so với cùng kỳ.

    Theo đó, các nhà máy trong nước đã phải cắt giảm sản lượng sản xuất còn 2 triệu tấn Ure. Đồng thời, các nhà máy sản xuất DAP như DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai cũng đều phải giảm sản lượng sản xuất còn 219 ngàn tấn.

Chia sẻ trang này