Cơ hội đầu tư đã đến!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kitten2, 26/01/2008.

197 người đang online, trong đó có 78 thành viên. 02:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 618 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. kitten2

    kitten2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Cơ hội đầu tư đã đến!

    Cơ hội đầu tư đã đến!
    Trong khi nhiều nhà đầu tư nhỏ lo bán cổ phiếu để trang trải nợ nần và thu tiền về trước Tết thì các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư giàu kinh nghiệm lại coi đây là thời điểm để đầu tư. Lý do là giá các cổ phiếu niêm yết đã rất hấp dẫn sau một thời gian giảm sâu; không ai nói giá cổ phiếu lúc này là có yếu tố bong bóng hay giá ảo.

    Nếu thị trường tăng cao mỗi ngày, nhà đầu tư sẽ rất vui mừng; nhưng mua tại thời điểm thị trường đang nóng cũng đồng nghĩa với mức độ rủi ro đầu tư cao. Theo tư vấn của CTCK Sài Gòn, năm 2008 là cơ hội tốt cho nhà đầu tư vì có thể mua được cổ phiếu với giá rẻ, mà mua càng rẻ thì đầu tư càng an toàn.


    Không giấu diếm, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC cho biết, một thuận lợi của các CTCK mới thành lập là giá cổ phiếu rất hấp dẫn để giải ngân. Thị trường đang cần tiền, các CTCK mới thành lập sẵn tiền nên rất thuận lợi cho đầu tư. Nếu ra đời vào thời điểm thị trường sôi động như đầu năm 2007, CTCK mới dễ dàng phát triển mảng dịch vụ môi giới nhưng lại gặp sức ép về giải ngân. Nếu mua vào thời điểm giá cổ phiếu đang lên cao thì cơ hội thu lợi nhuận từ mảng tự doanh của CTCK rất thấp.

    Bài học đã diễn ra vào giữa năm 2007, khi thị trường giảm liên tục thì một số CTCK mới ra đời đã giải ngân và hiện thực hoá lợi nhuận vào tháng 10 khi thị trường bất ngờ tăng trở lại. Vào cuối năm 2007, một số CTCK này có thể tuyên bố rằng, tuy chỉ mới thành lập vài tháng nhưng đã đạt khoản lợi nhuận vài chục tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều CTCK tham gia thị trường vào thời điểm đầu năm 2007, khi thị trường đang sốt, lại tổng kết năm 2007 với một kết quả không lời, không lỗ.

    Đại diện SSI bình luận: "Trong tâm lý nhà đầu tư, sự sợ hãi và lòng tham đang đen xen nhau ở thế 50/50 nên thị trường sẽ phát triển bền vững. Khi đa số đều có lòng tham thì rủi ro rất lớn".

    Một khuyến cáo được nhắc đi nhắc lại với các nhà đầu tư rằng, cần ưu tiên độ an toàn trong đầu tư bằng việc bám sát các tiêu chí chọn lựa cổ phiếu đầu tư. Sở dĩ phải ưu tiên độ an toàn hơn kỳ vọng lợi nhuận trong năm 2008 vì theo dự báo của các chuyên gia, 2008 là năm khó khăn của TTCK thế giới. TTCK Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài.

    Ba tiêu chí nên có trong lựa chọn cổ phiếu đầu tư là: các công ty đầu ngành, có tốc độ tăng trưởng cao và người quản lý tốt. Cho dù thị trường khó khăn, các công ty đầu ngành vẫn phát triển. Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ đảm bảo giá cổ phiếu không giảm trước xu thế tăng cung hàng trên TTCK. Lựa chọn công ty có người điều hành tốt đảm bảo công ty sẽ hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đã được công bố.

    Nếu một công ty hội đủ ba tiêu chí trên, theo các chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu ở thời điểm này. Trong thời hạn một năm, nhà đầu tư có thể kỳ vọng mức sinh lời gấp đôi lãi suất ngân hàng cộng với tỷ lệ lạm phát.

    Một phép tính đơn giản để tìm ra cổ phiếu tốt là dựa vào kế hoạch lợi nhuận và vốn điều lệ năm 2008 mà doanh nghiệp công bố, rồi tính ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2008 và tính mức giá có thể chấp nhận được vào cuối năm 2008, đặt điều kiện P/E là 20 lần. Cổ phiếu nào có mức giá hiện tại tương đương mức giá giả định (hoặc thấp hơn) thì nên đầu tư. Trường hợp công ty chia thưởng cổ phiếu thì sẽ càng hấp dẫn hơn, bởi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng EPS bền vững sẽ đảm bảo cổ phiếu sau khi chia tách sẽ tăng giá trở lại.

    Hiện TTCK đang ảm đạm, các cơ quan quản lý đang và sẽ có những giải pháp "tiếp lửa" cho thị trường. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ đến sớm hơn dự kiến.

    Nhưng giả sử tình huống xấu nhất xảy ra vào xuối năm 2008 là chỉ số P/E trung bình của thị trường ở mức thấp nhất như hiện nay thì đầu tư vào các công ty có chỉ số EPS cao, khả năng thu được lợi nhuận vẫn là khả thi. Trong ba tiêu chí, tiêu chí doanh nghiệp đầu ngành có thể không cần đạt điểm tuyệt đối và tiêu chí người lãnh đạo doanh nghiệp nên nhìn nhận ở mức độ là những người có thể tin cậy được (không nhất thiết phải là người nổi tiếng), đã có thành công trong những năm trước; nhưng nhà đầu tư nên ưu tiên doanh nghiệp có mức tăng trưởng EPS cao, đồng thời xem xét tính khả thi của lợi nhuận kế hoạch năm 2008 là các dự án nào, hợp đồng nào?

    Để làm được điều này, theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên tích cực tham dự ĐHCĐ, chất vấn lãnh đạo doanh nghiệp về tiến độ các dự án đầu tư, kế hoạch phát triển kinh doanh? Nhà đầu tư nhỏ có thể không thực hiện quyền bỏ phiếu (vì đôi khi quyền này cũng không có ý nghĩa lớn) nhưng đừng ngại thực hiện quyền chất vấn HĐQT để có có thêm cơ sở khi quyết định đầu tư hay cơ cấu lại danh mục đầu tư.
  2. mayday

    mayday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Đã được thích:
    0


    Bài này viết được đấy
  3. kitten2

    kitten2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    0
    26/01/2008 Công bố chung N/A VNN News

    TTCK: Không gì quý hơn bình tĩnh!

    Trong tuần qua thị trường tiếp tục sụt giảm mạnh. Đáy mới được thiết lập tuần trước đã bị phá vỡ nhanh chóng.

    Đáy mới
    Trong tuần qua thị trường tiếp tục sụt giảm mạnh. Đáy mới được thiết lập tuần trước đã bị phá vỡ nhanh chóng chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, bất chấp việc một số công ty đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh cả năm 2007 rất ấn tượng.

    Cụ thể, tại sàn Chứng khoán TP.HCM trong tuần qua có 1 phiên tăng điểm và 4 phiên giảm điểm, chỉ số VN ?" Index giảm 57,84 điểm, tương đương giảm 6,93% xuống mức 776,04 điểm.

    Tại sàn Hà Nội, kết thúc một tuần giao dịch chỉ số HASTC giảm 12,73 điểm (tương đương giảm 4,47%) xuống mức 271,76 điểm, có 4 phiên giảm điểm chỉ có 1 phiên tăng điểm.

    Rõ ràng, tuần qua lại là một tuần giao dịch khá ảm đạm nữa của chứng khoán nước nhà, khối lượng giao dịch đạt thấp so với tuần trước.

    Đặc biệt, vào ngày 24/1 chỉ số VN ?" Index tạo lập đáy mới là 764,13 điểm và HASTC ?" Index tạo đáy mới là 270,36.

    Như vậy, mặc dù thị trường đã xuống rất thấp, bên cạnh đó một số doanh nghiệp đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh cho thấy rất khả quan, nhưng với sự suy giảm của thị trường chứng khoán thế giới và tâm lý nhà đầu tư vẫn lo lắng sau những phiên suy giảm mạnh của thị trường trong thời gian qua khiến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn ảm đạm.

    Liên thông mạnh dần với thị trường toàn cầu
    Đáng chú ý, chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giảm điểm mạnh như vậy có sự góp phần của một nỗi sợ hãi mới: lo ngại về suy thoái Mỹ.

    Thực tế cho thấy, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ, một khi thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính, đã bắt đầu hoà vào dòng chảy chung của thế giới.

    Minh chứng mới nhất là việc thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sụt giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới lại vừa chứng kiến một ngày thứ 3 đen tối, ngày 22/1.

    Rõ ràng, đã bắt đầu hoà nhập vào thị trường thế giới, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ dù không bị ảnh hưởng mạnh.

    Không quá lo lắng, dẫn đến thiệt hại lớn
    Tuy nhiên, trong những ngày u ám hoảng loạn vừa qua, những người có trách nhiệm, có tâm với nền chứng khoán nước nhà cũng nhanh chóng đưa ra những lời khuyên chân thành, rằng các nhà đầu tư cần hết sức bình tĩnh và không quá lo lắng, dẫn đến thiệt hại lớn.

    Thật vậy. Giới đầu tư tại các thị trường Âu - Á có thể yên tâm phần nào khi các chuyên gia cho rằng châu Âu không quá lo ngại về suy thoái Mỹ trong khi kinh tế châu Á ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn.

    Và trên thực tế thì việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng USD trong phiên họp chiều tối 22/1 hiện đã phát huy tác dụng. Giới đầu tư đã yên tâm hơn và tin vào hiệu ứng tích cực của quyết định này đối với chứng khoán toàn cầu.

    Vậy nên sau đó, chứng khoán châu Á và châu Âu đã phục hồi sau khi giảm lúc đầu phiên do nghi ngại. Ngay cả chứng khoán Mỹ sau khi giảm tới 460 ngay đầu phiên giao dịch thì cuối phiên cũng đã nhanh chóng hồi phục dần trở lại lúc cuối phiên.

    Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9/1 cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam dự báo là 8,3% cho 2007; 8,2% cho 2008 và 8,3% cho 2009. Ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu lên các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam là không lớn.

    Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã nói tại Hội thảo "Thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2008" do Bộ Tài chính phối hợp với Tổ chức Euro Events và Ngân hàng cổ phần Quốc tế tổ chức ngày 23/1 tại Hà Nội rằng "Nền tài chính của Việt Nam hiện đang phát triển khá lành mạnh".

    Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thì cho hay, các chính sách, định chế của thị trường tài chính, chất lượng các dịch vụ tài chính được cải thiện sau khi Việt Nam gia nhập WTO... đang tạo điều kiện cho thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển.

    Riêng về vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 25 - 30% cổ phiếu các công ty niêm yết và doanh số giao dịch chiếm 18% toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư trên thị trường niêm yết chính thức là 7,6 tỷ USD. Nếu tính cả thị trường không chính thức ước đạt 20 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2006.

    Do vậy, rõ ràng khi thị trường xuống dốc thảm hại thì họ cũng thiệt thòi lớn, mất đi những khoản tiền khổng lồ, chứ không hẳn là ngồi "rung đùi hưởng lợi" như nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn nghĩ. Thậm chí họ còn thiệt đơn thiệt kép, bởi danh mục của họ còn đa dạng hơn, còn có cả những chứng khoán nước ngoài khác, trong đó có nhiều chứng khoán mất giá trị khá nhiều tại Mỹ hay Nhật.
  4. kitten2

    kitten2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nguon TTXVN

    Thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều cổ phiếu giá rẻ
    Các chuyên gia chứng khoán nhận định sự sụt giảm của VN-Index là điều hết sức bình thường và ở thời điểm hiện nay thực sự đã có rất nhiều cổ phiểu giá rẻ.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/1, VN-Index tăng 11.91 điểm so với phiên hôm qua, đứng ở mức 776.04 điểm. Ở phiên giao dịch hôm qua, chỉ số này đã đạt mức thấp nhất trong vòng một năm qua.

    Theo ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty quản lý Quỹ Dragon Capital, sự sụt giảm này là điều hết sức bình thường. ?oNhiều người đã lấy mức VN-Index là 1.200 vào thời điểm tháng 4 năm 2007 để so sánh do vậy, mức sụt giảm như hiện nay họ cho là nhiều, tuy nhiên với tôi không nên lấy 1.200 làm tiêu chí so sánh,? ông nói.

    Ông đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư trong nước rằng nên nhìn vào chỉ số giá trên lợi nhuận (P/E) và tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trên từng cổ phiếu (EPS) để quyết định mua vào.

    Ông Trịnh Việt Cường, Cố vấn Công ty Chứng khoán Nhật Bản OKASAN cho biết khi VN-Index giảm về dưới 800, nhiều cổ phiếu rẻ đã xuất hiện như cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn BBC với P/E là 10 và Công ty Cổ phần Cửu Long An Giang ACL với P/E là hơn 11.

    Ngoài ra, một số cổ phiếu khác như BHS của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, CLC của Công ty Cổ phần Cát Lợi và NLC của Công ty Cổ phần Nà Lơi, đều có mức P/E là từ 6 đến 14.

    Ông Cường cho rằng đây là thời điểm để mua vào, tuy nhiên, để kích cầu, Chính phủ cần thiết phải công bố rõ ràng hơn việc dãn việc chào bán các cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty lớn và tăng tiến độ mua đôla vào nhằm tạo tâm lý tốt cho thị trường./.
  5. kitten2

    kitten2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    0
    27/01/2008 Phân tích - Nhận định N/A TBKTVN
    Thị trường vốn Việt Nam đang hấp dẫn?

    Đầu tư gián tiếp là một yếu tố và là động lực lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.

    Trong hai năm qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực rót vốn vào thị trường vốn Việt Nam. Điều này một mặt có ý nghĩa khích lệ to lớn, mặt khác cũng đem lại những khó khăn thách thức trong định hướng phát triển thị trường và nền kinh tế để phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

    Quy mô thị trường vốn nợ của Việt Nam là tương đối nhỏ với tỷ trọng hiện tại chưa đến 10% GDP. Trong khi đó, con số này ở các thị trường đã phát triển là 80%. Điều này có nghĩa là thị trường này của Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng to lớn để lớn mạnh.

    Hiện tại, các giao dịch trái phiếu hàng ngày tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào khoảng 170 triệu VND. Mặc dù, trái phiếu Chính phủ vẫn chiếm khoảng 80% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi các doanh nghiệp bắt đầu hiểu ra lợi ích của việc sử dụng công cụ trái phiếu trong việc huy động vốn với lãi suất trái phiếu vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư.

    Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia và nhà quản lý xung quanh những vấn đề nội tại của thị trường vốn Việt Nam.

    ?oPhát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt?
    (Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)

    ?oThị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam mặc dù âm thầm so với thị trường cổ phiếu nhưng cũng đã được phát triển với một tốc độ rất nhanh.

    Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với nhận định là thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay là rất phân tán ở thị trường Hà Nội, thị trường Tp.HCM và thị trường OTC, thiếu hấp dẫn và chưa có giao dịch riêng cho trái phiếu và chưa có hệ thống thông tin tập trung về giao dịch trái phiếu.

    Ngày 15/1, Bộ Tài chính đã có quyết định thông qua đề án phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Theo Đề án, toàn bộ hoạt động giao dịch trái phiếu Chính phủ, bao gồm cả các trái phiếu đang niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ được tập trung giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC).

    Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Mục tiêu của việc thành lập thị trường trái phiếu chuyên biệt là để tăng tính thanh khoản và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường, từ đó, sẽ xử lý được những vấn đề về thị trường trái phiếu đang gặp phải.

    Sau đề án này, Bộ Tài chính sẽ ban hành một văn bản mang tính pháp quy và quy chế giao dịch trái phiếu Chính phủ sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hoặc do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành sau khi có sự phê chuẩn của Ủy ban Chứng khoán.

    Hai phương thức giao dịch là giao dịch thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường đều thông qua hình thức giao dịch từ xa hay giao dịch trái phiếu không sàn. Hệ thống thanh toán được thực hiện thông qua trung tâm lưu ký. Tiền giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng được chỉ định thanh toán, hiện nay là Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, trong tương lai toàn bộ hệ thống thanh toán sẽ được chuyển qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn thanh toán là T+1.

    Theo kế hoạch, hành lang pháp lý cho thị trường này sẽ được hoàn thành trong quý 1. Quý 2 là thời điểm tập trung hàng hóa và sau đó hệ thống giao dịch sẽ được khai trương vào khoảng quý 3/2008.

    ?oTrở ngại lớn nhất là khan hiếm sản phẩm?
    (Ông Mark Adams, Trưởng ban Thị trường vốn nợ, BNP Paribas)

    ?oTrong hai năm qua, thị trường trái phiếu Việt Nam đã thu hút được sự chú ý toàn cầu và chúng ta đã chứng kiến lượng trái phiếu tăng trưởng theo cấp số mũ trong 12-18 tháng qua.

    Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, tổng số lượng trái phiếu vẫn ở mức khá thấp. Rất nhiều đợt phát hành vẫn đang còn ở phía trước, và vì thế tổng số trái phiếu được tung ra có thể gấp 4-5 lần con số đã có.

    Trước hết, cần chú ý đến sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế. Thực ra, một vài đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước đây là do các nhà đầu tư quốc tế ?olèo lái?. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước đã lớn lên đáng kể đủ để chúng ta tin tưởng đây là động lực cho những đợt phát hành mới trên thị trường.

    Trong các nước châu Á với những câu chuyện tăng trưởng khả quan, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là trường hợp mạnh mẽ nhất. Cũng như trường hợp Ấn Độ, khi đã là thị trường đầu tư có ?ođẳng cấp?, số lượng người mua những ?ogiấy tờ có giá? Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Đến nay, các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước ra thị trường quốc tế. Nếu điều này tiếp tục, việc mất cân đối nguồn cung sẽ tiếp diễn.

    BNP Paribas hướng đến mục tiêu là một trong những ?ongười chơi? dẫn đầu trên thị trường trái phiếu VND. Chúng tôi rất lạc quan về triển vọng của thị trường này. Số lượng các nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng. Điều này có nghĩa là, các ông chủ vay Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn để thực hiện các kế hoạch huy động vốn của mình.

    Trở ngại lớn nhất mà chúng tôi đã gặp phải là sự khan hiếm sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn liên quan đến thủ tục phát hành. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, các đơn vị phát hành, những người tham gia thị trường và các chuyên gia tư vấn pháp lý đang cùng nhau làm việc để giải quyết những trở ngại đang có trên thị trường.?

    ?oNăm giải pháp tài chính trong năm 2008?
    (Ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính)

    ?oNăm 2007, thị trường tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh với tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu xấp xỉ 40% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 17% GDP.

    Cũng trong năm 2007, Chính phủ quyết tâm cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước khi công bố lộ trình cổ phần hóa đến năm 2010 của các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực được coi là nhạy cảm như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông và điện lực.

    Việc tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thành công của Bảo Việt, Vietcombank trong thời gian gần đây cho thấy bước đi đúng đắn của lộ trình này.
    2008 sẽ là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010.

    Với đà phát triển kinh tế, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 được đặt ra là là 8,5 - 9% và tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% xuống còn 11-12%.

    Để đạt được mục tiêu này, những giải pháp tài chính trong thời gian tới bao gồm:

    Thứ nhất, tiếp tục cải cách tài chính công nhằm xây dựng một nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo quyền lực đủ mạnh để điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong đó tập trung chủ yếu vào cải cách chính sách ngân sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho phát triển kinh tế, cải cách hệ thống thuế theo hướng đồng bộ, đơn giản, minh bạch và hiện đại và góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư.

    Thứ hai, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của khu vực này, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được thực hiện theo lộ trình Chính phủ đã công bố.

    Bên cạnh đó, phương thức quản lý nguồn vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được thay đổi từ cơ chế hành chính sang cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước thông qua tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.

    Thứ ba, cải cách hệ thống tài chính nhằm phát triển hệ thống tài chính an toàn, lành mạnh và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, các lĩnh vực ngân hàng, khuôn khổ pháp lý thuộc Ngân hàng Nhà nước theo hướng ngân hàng trung ương hiện đại sẽ được hoàn thiện.

    Đối với thị trường vốn, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý theo luật chứng khoán, phát triển các định chế trung gian, nghiệp vụ thị trường và phát triển thị trường giao dịch theo lộ trình đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt nhằm phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn, phấn đấu giá trị vốn hóa đến năm 2010 đạt 50% GDP và 70% GDP vào năm 2020.

    Ngoài ra, để đảm bảo phát triển ổn định thị trường, Chính phủ đang quyết định tập trung nỗ lực để hoàn thiện khung pháp lý và bộ máy quản lý nhằm quản lý và giám sát có hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

    Thứ tư, tiếp tục thực hiện tự do hóa thương mại và hàng hóa trong khuôn khổ WTO và các khu vực mậu dịch tự do trong khu vực như ASEAN, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản. Theo đó, cơ hội cho hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng được mở rộng theo lộ trình đã cam kết.

    Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính theo chương trình tổng thể đến năm 2010, tập trung vào việc sắp xếp, hoàn thiện bộ máy hành chính, tinh giảm số lượng các bộ từ 28 xuống còn 24 bộ. Đẩy mạnh cải cách hành chính trước hết vào những nơi, những việc vướng mắc, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và nâng cao hiệu quả họat động của bộ máy hành chính.

    ?oViệt Nam vẫn là một điểm đến của giới đầu tư?
    (Ông Sammy Ho, Tổng giám đốc Euro Events)

    ?oThị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lên xuống trong năm 2007. Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách trong lĩnh vực thị trường nợ, nâng cấp Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đưa Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vào vận hành, ban hành thêm nhiều khuôn khổ pháp lý để thị trường vận hành trôi chảy, minh bạch...

    Đây là những điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2008 và những năm tới.

    Theo nhiều người mà tôi đã nói chuyện thì mặc dù thị trường tài chính Việt Nam năm qua có sự biến động mạnh, song họ vẫn có cái nhìn tích cực về thị trường Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 là tất yếu và lành mạnh. Sự điều chỉnh này có thể nói là hữu ích cho sự phát triển dài hạn của thị trường tài chính Việt Nam trong tương lai. Chính vì vậy, họ sẵn sàng tham gia đầu tư, gia tăng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi điều kiện cho phép.

    Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng thị trường trái phiếu công ty. Nhiều ngân hàng đang được chuẩn bị để hỗ trợ việc xây dựng kênh dẫn vốn như Standard Chartered và BNP Paribas. Thị trường trái phiếu công ty đang rộng đường để phát triển.

    Thị trường đã đủ chín muồi, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính Việt Nam đã đủ lớn để Chính phủ mở cửa thị trường dịch vụ tài chính sớm hơn lộ trình. Hơn thế nữa, nếu quyết định mở cửa thị trường sớm hơn lộ trình, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn và trở thành ?ođiểm đến? của nhà đầu tư nước ngoài.

    Chính phủ đang tiến hành các bước đi đúng đắn trong việc thu hút và hấp thụ vốn. Tính hấp dẫn của Việt Nam vẫn cao, thể hiện qua sự quan tâm của nhà đầu tư quốc tế đối với trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ. Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn vì nhiều nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng, VND cũng giống như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tăng giá trong dài hạn nhằm đối phó với lạm phát, Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp giảm tổng phương tiện thanh toán. Nếu điều này xảy ra thì đầu tư vào Việt Nam sẽ rất hiệu quả.

    Bên cạnh đó, với việc định giá hợp lý, các công ty cổ phần hóa luôn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt với những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn?.

    ?oThị trường trái phiếu có quy mô manh mún, nhân lực yếu?
    (Ông Norikata Akamatsu, Chuyên gia tư vấn Phát triển thị trường vốn, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới)

    ?oThị trường trái phiếu Việt Nam còn một số hạn chế nhất định.

    Thứ nhất, quy mô thị trường còn nhỏ bé và tính thanh khoản yếu. Ở các nước khác, trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có vai trò khác nhau. Nhưng ở Việt Nam, sự khác biệt về vai trò này còn chưa rõ ràng, cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều mang tính manh mún, tôi hy vọng là vấn đề này sẽ được giải quyết thời gian ngắn.

    Cũng cần phải chú ý đến sự phân đoạn quá nhiều trong thị trường trái phiếu, dẫn đến sự mạnh mún về quy mô bởi vì dòng chảy luồng vốn sẽ tốt hơn, nếu thị trường Việt Nam có quy mô lớn hơn.

    Rào cản thứ hai là hệ thống thang chuẩn để đánh giá và định mức tín nhiệm ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Vì thế, việc Chính phủ đưa ra những chuẩn mực của thị trường cũng có tác dụng to lớn và việc thực thi luật pháp của Chính phủ cũng rất quan trọng đối với việc phát triển thị trường.

    Một hạn chế nữa là nguồn nhân lực có kỹ năng cho thị trường cũng rất yếu kém. Vấn đề gặp phải trong quá trình phát triển thị trường vốn và tài chính ở Việt Nam đều được nhìn nhận rõ là khâu nhân lực. Gi?i quyết vấn đề này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức.

    Theo tôi, trong bối cảnh thị trường vẫn chưa có hoạt động đồng bộ và năng lực của Chính phủ cũng chưa đủ lớn nên Việt Nam sẽ phải mất vài năm để giải quyết được vấn đề này. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài đều nhìn nhận rằng, chi phí niêm yết, phát hành trái phiếu là khá đắt đỏ so với các nước khác và Việt Nam cần cải thiện hơn nữa hệ thống giao dịch và hệ thống ký gửi.?

Chia sẻ trang này