Cơ hội đầu tư PHR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PHR, 12/12/2019.

4964 người đang online, trong đó có 481 thành viên. 18:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 127409 lượt đọc và 742 bài trả lời
  1. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Đến thời điểm hiện tại ta thấy ngay trước mắt cơ hội đầu tư dài hạn tốt nhất trong năm. Ai sợ sệt thì xuống tàu cho nhanh để người khác lên tàu.
    Với 15.000ha đất cao su tại vị trí đắc địa của Bình Dương có giá trị hiện tại tương đương 1,5-2,5 tỷ. Ta có ngay giá trị ts cty chỉ riêng đất và ts trên đất đã đạt cả tỷ usd. Chưa kể cty chuyển đổi 10.000ha từ 2019-2025 sang đất công nghiệp, đô thị, dịch vu, nông nghiệp công nghệ cao thì giá trị gấp nhiều lần.
    Với giá cp hiện tại 51.500₫ thì vốn hóa cty chưa tới 7.000 tỷ. Phải nói là quá rẻ mạt cho một dn có giá trị tài sản cả tỷ usd.
    Những tháng qua, thông tin bị nhiễu về cty rất nhiều. Tập trung vào cty ko hoàn thành tiến độ dự án cũng như kế hoạch kd 2019. Cty đã thông tin tình hình thực hiện dự án vẫn diễn ra bình thường và tìm nhiều cách để ổn định tâm lý của nhà đầu tư. Những ngày qua tập đoàn VRG, PHR, NTC đã tích cực làm việc với tỉnh Bình Dương về việc thu hồi và giao đất cho ntc ngay trong tháng 12 này. Tỉnh đã nhất trí các nội dung làm việc giữa các bên và hứa phê duyệt sớm nhất trong tháng 12 này.
    VRG, PHR, NTC rất tin tưởng tỉnh phê duyệt trong những ngày tới để ntc sớm nhận đất triển khai dự án ngay đầu tháng 1/2020. Mọi việc chậm trễ làm bất lợi cho các bên chứ ko riêng gì doanh nghiệp như: PHR, VRG ko hoàn thành kế hoạch kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến dn hiện tại cũng như năm sau. NTC chậm triển khai dự án sẽ mất đi các đối tác đã thỏa thuận cho thuê đất dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
    Bản thân tỉnh cũng ảnh hưởng rất lớn như thất thu một khoản ngân sách khi PHR ko đạt kế hoạch LN, giảm sức hút đầu tư khi chậm triển khai dự án và quan trọng nhất đó là uy tín, hình ảnh của tỉnh trong mắt các nhà đầu tư cũng như dn. Tại sao một dự án ntc3 đã đc chính phủ phê duyệt từ tháng 5/2019 mà đến nay ko triển khai đc? Đó sẽ là một dấu hỏi lớn cho ubnd tỉnh Bình Dương.
    Còn đối với tập đoàn VRG thì quá sức ảnh hưởng cho kế hoạch 2019 của họ, trong đó có việc chuyển sàn Hose.
    Tôi phân tích đến đây các bạn đã hiểu nhiều điều rồi. Muốn có thêm thông tin thì inbox
    Còn giá cp giảm như hiện tại phản ảnh tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư đang nắm giữ mà thôi. Trong nguy có cơ. Đây là cơ hội tốt nhất đầu tư doanh nghiệp tỷ usd.
    gallant10, peter_inv, ltl984 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. Mrbon4

    Mrbon4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2019
    Đã được thích:
    14.170
    BD đang bị thịt ai dám kí cho mà làm :))
    "Với 15.000ha đất cao su tại vị trí đắc địa của Bình Dương có giá trị hiện tại tương đương 1,5-2,5 tỷ" => căn cứ nào quy ra vậy cụ
  3. nhatb00m

    nhatb00m Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Đã được thích:
    1.026
    PHR có ngày đẹp trời ăn quả giấy truy thu tiền đất, cái xứ này cứ lấy rẻ của nhân dân xẻ ra bán dễ đi lắm :))
    Cái hay cũng là cái dở của PHR là đất của công giao quá rẻ
    Tonyky8668 thích bài này.
  4. chicominhem27071981

    chicominhem27071981 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2017
    Đã được thích:
    1.028
    game over rùi
    Tonyky8668 thích bài này.
  5. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Cập nhật cổ phiếu PHR – Tiền bồi thường đất sẽ được nhận trong nửa cuối năm 2019
    [​IMG] Phan Nhật Cường
    2 tháng trước
    Kết quả kinh doanh Q2/2019



    [​IMG]


    PHR (Cổ phiếu PHR) ghi nhận 278 tỷ đồng (+5% YoY) doanh thu thuần, trong đó doanh thu thuần thuộc về công ty mẹ đạt 215 tỷ đồng (+21% YoY). tỷ suất lợi nhuận gộp chung giảm từ 20.3% trong quý 2/2018 xuống 8,4% trong quý 2/2019, do tỷ suất lợi nhuận gộp thành phẩm giảm (chủ yếu là cao su tự nhiên).Trong bối cảnh giá CSTN ảm đạm, lợi nhuận gộp đóng góp từ khu công nghiệp đã tăng tỷ trọng lên 46,6% trong quý 2/2019, so với chỉ 13,6% trong quý 2/2018.



    [​IMG]


    Cao su tự nhiên:

    • Doanh thu từ cao su tự nhiên (CSTN) đạt 215 tỷ đồng (+21% YoY). Mặc dù sản lượng xuất khẩu CSTN của Việt Nam giảm 9% YoY trong quý 2/2019 do lo ngại về chiến tranh thương mại và sản lượng khai thác thấp trong bối cảnh thời tiết kém thuận lợi, sản lượng tiêu thụ CSTN của PHR vẫn đạt 6,1 nghìn tấn (+19,1% YoY). Trong khi các nhà sản xuất CSTN khác ở Việt Nam có sản lượng khai thác giảm, PHR đã thu mua CSTN từ khu vực có điều kiện thời tiết tốt hơn trong quý 1/2019 và tương tự trong quý 2/2019 để đảm bảo sán lượng kinh doanh tăng trưởng. Giá bán trung bình ở mức 35,3 triệu đồng/tấn trong quý 2/2019, tăng 2% YoY và so với mức giảm 12% YoY trong quý 1/2019. Lũy kế 6T2019, giá bán trung bình là 33,5 triệu đồng/ tấn (giảm 6% YoY). Mặc dù giá bán trung bình trong quý 2/2019 tăng, tỷ suất lợi nhuận gộp của thành phẩm giảm đáng kể từ 21,4% trong quý 2/2018 xuống 4,7% trong quý 2/2019. Điều này là do tỷ trọng cao su thu mua từ bên ngoài với biên lợi nhuận thấp tăng (62% trong quý 2/2019 so với 57% trong quý 2/2018), dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thành phẩm thấp. PHR thường ưu tiên bán cao su khai thác nhưng trong gian đoạn sản lượng khai thác thấp, công ty phải mua cao su trên thị trường để đáp ứng kế hoạch năm về sản lượng tiêu thụ.
    • Thu nhập từ thanh lý cây cao su chỉ đạt 40,4 tỷ đồng (so với 101,8 tỷ đồng trong 6T2018). Trong 6T2019, PHR đã chặt 159 ha diện tích cây cao su già (so với 800 ha trong 6T2018) và đấu giá thành công tại mức giá 250 triệu đồng/ha. Công ty sẽ đẩy nhanh việc chặt cây trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu 1.000 ha trong năm 2019, thấp hơn so với mức 1.291 ha của 2018.
    Khu công nghiệp:

    • Công ty đã cho thuê thêm 5,8 ha diện tích khu công nghiệp trong quý 2/2019, so với 2,8 ha trong quý 1/2019 và 20,8 ha trong quý 2/2018. Đến cuối 6T2019, tổng diện tích đã cho thuê từ KCN Tân Bình (giai đoạn 1) đạt 201 ha (tỷ lệ lấp đầy 82%), so với 192 ha (tỷ lệ lấp đầy 79%) trong cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp không thay đổi ở mức 73%. Giá cho thuê là 80 USD/m2, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ ở mức 65 USD/m2.
    • Lợi nhuận từ công ty liên doanh NTC tăng 11% YoY lên 20,1 tỷ đồng, tương ứng với việc lợi nhuận ròng của NTC tăng trong quý 2/2019 (từ 55,2 tỷ đồng trong quý 2/2018 lên 60,8 tỷ đồng trong quý 2/2019), nhờ cổ tức nhận được từ các công ty liên doanh của NTC tăng. NTC có 5 công ty liên doanh, 3 trong số đó là các công ty phát triển khu công nghiệp.
    Thu nhập tài chính tăng 250% lên 26,9 tỷ đồng, trong khi chi phí lãi vay giảm 22% xuống 3,4 tỷ đồng trong quý 2/2019 do số dư tiền mặt tăng. Do vậy, thu nhập tài chính ròng tăng từ 2,4 tỷ đồng trong quý 2/2018 lên 16,3 tỷ đồng trong quý 2/2019.

    Lũy kế, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 430 tỷ đồng (+15% YoY) và 141 tỷ đồng (-33% YoY), hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu, nhưng chỉ hoàn thành 11% kế hoạch lợi nhuận trước thuế do không có thu nhập từ đền bù đất trong 6T2019.

    Kế hoạch kinh doanh Q3/2019

    Trong Q3/2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu từ cao su là 264 tỷ đồng (-10% YoY), giả định sản lượng kinh doanh là 8 nghìn tấn (-10% YoY) và giá bán trung bình là 33 triệu đồng/tấn (không đổi so với cùng kỳ năm trước). Công ty cũng đã ban hành Nghị quyết Hội đồng quản trị công bố mức cổ tức đợt cưới cho năm 2018 là 5% trên tổng số 20% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức 3,1%).

    Cập nhật các dự án khu công nghiệp

    • VSIP 3 (691 ha): PHR sẽ bàn giao đất cho VSIP trong quý 3 để đổi lấy khoản đền bù đất là 1,3 tỷ đồng/ha, cộng thêm 20% lợi nhuận sau này từ dự án, tương đương ít nhất 1,2 tỷ đồng/ha.
    • Nam Tân Uyên (345 ha): PHR đã nâng thành công mức bồi thường đất lên 2,5 tỷ đồng mỗi ha. Công ty sẽ bàn giao đất cho NTC trong quý 3.
    • Tân Lập: Công ty gần đây đã ban hành Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc phát triển khu công nghiệp Tân Lập (giai đoạn I) với diện tích 200 ha. Đối với dự án này, công ty sẽ thành lập công ty con với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. PHR sẽ nắm giữ 51% cổ phần, 49% cổ phần còn lại đóng góp bởi một đối tác Đài Loan chuyên sản xuất nội thất. Khách hàng mục tiêu của khu công nghiệp này là các nhà sản xuất gỗ, đối tượng này sẽ thuê diện tích lớn cho công xưởng sản xuất và showroom. PHR dự kiến khu công nghiệp này sẽ bắt đầu hoạt động thương mại từ cuối năm 2020. Khu công nghiệp Tân Lập đã nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp 2016-2020, nên công ty chỉ cần trình kế hoạch kinh doanh và một số thủ tục giấy tờ khác trước khi có thể bắt đầu thi công cơ sở hạ tầng.
    Lợi nhuận tương lai chủ yếu tới từ mảng khu công nghiệp

    • Chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính thu nhập từ thanh lý cây cao su trong 2019-2020, từ 390 tỷ đồng xuống 250 tỷ đồng (-41% YoY) để phản ánh sản lượng thanh lý thấp hơn dự kiến và thay đổi trong giá bán trung bình, được giả định lần lượt là 1.000 ha (-23% YoY, như kế hoạch của công ty) và 250 triệu đồng/ha (-24% YoY).
    • PHR sẽ không bán 32,85% cổ phần tại NTC. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng PHR sẽ tiếp tục thu về lợi nhuận và cổ tức từ công ty liên doanh này lần lượt ở mức 56 tỷ đồng (-64% YoY do khoản lợi nhuận bất thường trong 2018) và 67 tỷ đồng (+20%) cho năm 2019 và 2020.
    • Trong quý 3, PHR sẽ chuyển nhượng 350 ha (trên tổng cộng 350 ha) cho Nam Tân Uyên để nhận 875 tỷ đồng tiền bồi thường đất, ghi nhận trong năm nay.
    • PHR cũng sẽ chuyển nhượng 50 ha (trên tổng cộng 691 ha) cho VSIP 3 trong quý 3 để ghi nhận 65 tỷ đồng tiền bồi thường đất năm nay. 641 ha còn lại sẽ được chuyển nhượng trong năm sau, ghi nhận 833 tỷ đồng cho năm 2020.
    Theo đó, dự báo của chúng tôi như sau:



    [​IMG]


    Định giá

    Chúng tôi bổ sung định giá cho khu công nghiệp Tân Lập, với tổng diện tích 400 ha (Giai đoạn 1 và 2). Chúng tôi giả định giá thuê ở mức 80 USD/m2 cho thời hạn 50 năm (tăng 2% hàng năm), phí sử dụng đất ở mức 17,4 USD/m2 (4 tỷ đồng/ha), và chi phí cơ sở hạ tầng ở mức 15 USD/m2.

    Mặc dù giai đoạn 2 của dự án KCN Tân Bình với tổng diện tích 1.055 ha vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, chúng tôi tin rằng PHR sẽ được phép phát triển dự án này trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi bổ sung thêm định giá cho Tân Bình giai đoạn 2, và tiếp tục giả định giá thuê ở mức 80 USD/m2 cho thời hạn 50 năm (tăng 2% hàng năm), tiền thuê đất ở mức 17,4 USD/m2 (4 tỷ đồng/ha), và chi phí cơ sở hạ tầng ở mức 15 USD/m2.

    Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá SOTP. Mảng cao su được định giá bằng phương pháp PE, với PE mục tiêu không đổi ở mức 8,5x cộng với thu nhập bất thường từ khoản bồi thường đất. Đối với mảng khu công nghiệp, chúng tôi sử dụng phương pháp DCF với WACC là 12,7% để tính toán giá trị hợp lý. Như vậy, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho PHR là 69.000 đồng/cổ phiếu.



    [​IMG]


    Quan điểm đầu tư

    Mảng kinh doanh cao su của PHR có thể giảm dần do nhiều khả năng giá cao su sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong những năm tới vì dư cung. Đối với công ty, 2019-2020 là giai đoạn chuyển dịch, khi công ty thanh lý cây cao su và đất trồng cây cao su được chuyển nhượng cho bên thứ ba là các công ty phát triển khu công nghiệp để đổi lấy tiền bồi thường đất. Đây là động lực tăng trưởng chính của lợi nhuận công ty trong giai đoạn 2019-2020, tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, điều này đã được phản ảnh vào giá cổ phiếu.

    Kể từ năm 2021, PHR sẽ tập trung hơn vào mảng khu công nghiệp, khi công ty đặt định hướng là nhà phát triển khu công nghiệp, chứ không đơn thuần chỉ bán đất. Chúng tôi kỳ vọng dự án KCN Tân Lập và Tân Bình giai đoạn 2 sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận, giúp công ty duy trì lợi nhuận tốt kể từ 2021. Công ty nhận thấy nhu cầu khu công nghiệp đang gia tăng nhờ dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, được phản ánh bởi giá thuê liên tục tăng. Với thế mạnh về vị trí và quỹ đất lớn được chuyển đổi từ đất trồng cao su, phát triển KCN sẽ giúp PHR thu về tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như (1) thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây cao su sang phát triển khu công nghiệp rất phức tạp, (2) quy trình xin Chính phủ cấp phép mất nhiều thời gian.

    Đối với giai đoạn 2021-2025, PHR đặt kế hoạch chuyển đổi thêm 4.500 ha diện tích trồng cây cao su sang khu công nghiệp, trên tổng quỹ đất 15.000 ha, tuy nhiên công ty chưa công bố thông tin cụ thể.

    Về kết quả kinh doanh, chúng tôi tin rằng sau mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ ghi nhận trong 2019, lợi nhuận sẽ đi ngang năm 2020 và có thể sẽ giảm sút trong năm 2021 do không còn các khoản thu nhập bất thường từ bồi thường đất và thực chất tiền thuê khu công nghiệp sẽ được ghi nhận dàn trải trong thời hạn thuê 50 năm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, mức tăng trưởng mạnh 6 tháng cuối năm 2019 và cổ tức 40% và 50% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức 7,3% và 9,1%) cho năm 2019 và 2020 là các yếu tố hỗ trợ cho cổ phiếu. Chúng tôi đánh giá KHẢ QUAN cho PHR với thời gian đầu tư 1 năm.

    Nguồn: SSI
    CaiBang thích bài này.
  6. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.467
    hàng bên kia sườn núi rồi chơi bời gì nữa cụ.
    nhìn gương HBC đi rồi biết nhé.
  7. daututudau555

    daututudau555 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2017
    Đã được thích:
    432
    có giá trị hiện tại tương đương 1,5-2,5 tỷ/ha --> Chắc vậy cụ ạ theo giá đền bù của NTC và VSIP
  8. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    PHR có gì? 1) Cao su ta tạm bỏ qua đi. Khi nào giá cao su lên 250 yên/kg hẵng tính. Hiện tại vẫn duy trì. Mỗi năm mang về lợi nhuận sau thuế khoảng 150 tỷ. 2) Đất thì bao la ít ai sánh bằng rồi. 14.000ha Giá đất hiện tại giao dịch ít nhất 2,5 tỷ/ha. Giá tiếp tục tăng khi các kcn phía nam đã lấp đầy trên 80%. Năm 2020 và tiếp theo, PHR là vua KCN. Trade war chưa biết đến bao giờ kết thúc. Kcn tiếp tục hưởng lợi lớn. 3) Còn trên 2000 ha cao su đến hạn thanh lý. Và tiếp tục tăng thêm vài năm tới. Giá khoảng 300 triệu ha 4) KCN Tân Bình: vốn csh 160 tỷ. Phr nắm 80%. NTC 15%, cty Đức Việt 5%. Diện tích 352ha, lấp đầy khoảng 90%. Đang mở rộng thêm 1055ha và đã đưa dần vào cho thuê 5) PHR nắm 32% NTC tương đương 5.300.000 cp. Giá vốn 53 tỷ. Giá thị trường 1000 tỷ. Tính thêm diện tích PHR bàn giao sắp tới 345ha thì NTC có khoảng 1000ha. Mỗi năm hưởng cổ tức từ 100-200% 6) Giao đất và hợp tác với Vsip. Giao gần 700ha giá 1,3 tỷ/ha và giao tiếp thêm 300ha năm 2020 tại Hội Nghĩa và Tân Lập. Hưởng thêm ít nhất 1,2 tỷ/ha trong suốt vòng đời dự án. Đc góp 20% vốn nữa và hưởng ln trong 20% này. Tôi đánh giá cái này ngon hơn so với việc giao đất 2,5 tỷ ha cho NTC. Lý do là việc giao đất cho Vsip cũng hưởng trọn 2,5 tỷ/ha. Ngoài ra thêm 20% ln hằng năm PHR góp vốn vào. Ta biết Vsip là kcn nổi tiếng tại VN, hiệu quả thì ko phải bàn. PHR chỉ ngồi hưởng cho hết vòng đời dự án. 7) Dự kiến giao thêm khoảng 350ha cho kcn Đất Cuốc mở rộng của KSB trong năm tới. Kcn này được tỉnh Bình Dương chấp thuận mở rộng năm 2019 tại Tân Lập. 8) Mở mới kcn Tân Lập 400ha. PHR nắm 51%. Kcn này nhỉnh hơn kcn Tân Bình 50ha gđ 1. PHR nắm quyền kiểm soát cty. Quý 1/2020 khởi công. Tương lai mở rộng thêm bất cứ lúc nào. Năm 2020 mở tiếp kcn tại Hội Nghĩa 560 ha 9) Cty dự kiến chuyển đổi thêm 4000ha đất cao su sang đất kcn đến 2022 10) Ngoài ra còn có cty gỗ Trường Phát, Phước Hòa Đắc Lắc, Campuchia, tham gia góp vốn các dự án của tập đoàn cao su. Mỗi năm hưởng cổ tức tầm 40-50 tỷ. 11) Khu dân cư Phước Hòa và KDC Tân Bình. KDC Phước Hòa 36 ha, dỡ dang còn 50 tỷ. Kdc Tân Bình mới mở bán. Giá đất ở tăng từng ngày. Hiện tại Bình Dương đang sốt đất trở lại. LN sau thuế phân bổ đến 2021 không dưới 1000 tỷ. PHR nhận tiền bồi thường đợt 1 từ NTC trong quý 3 này khoảng 400 tỷ. 2 đợt còn lại nhận trong năm 2020. Nhận đền bù từ VSip cũng tương tự. Năm 2019 ta sẽ có Nhận đền bù từ ntc 400 tỷ, từ Vsip 400 tỷ, từ KSB khoảng 100 tỷ Thanh lý cây 250 tỷ Cổ tức được chia 100 tỷ, lãi tiền gửi 70 tỷ, lợi nhuận từ cty liên kết 100 tỷ Lãi gộp kinh doanh cao su, gỗ 180 tỷ => Tổng 1.600 tỷ => Tổng chi phí 120 tỷ (lãi vay, bán hàng, qldn, khác) => Tổng ln trước thuế 1.480 tỷ Thuế TNDN 17%=251 tỷ => Tổng ln sau thuế ước đạt: 1.229 tỷ Eps đạt 9.100₫/cp
    MunMin_15, CaiBangTTBngoc thích bài này.
  9. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Đâu là mức giá mục tiêu của cổ phiếu PHR?
    Diễn đàn Doanh nghiệp - 03/10/2019 8:31:00 SA
    [​IMG]In tin này
    [​IMG]Lưu tin |
    [​IMG]Gửi email |
    Đóng cửa sổ này
    Theo báo cáo tài chính bán niên 2019, doanh thu thuần của PHR đạt hơn 569 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 177 tỷ đông, giảm gần 20% so với cùng kỳ.

    Năm 2019, PHR đặt kế hoạch doanh thu 2.192 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.246 tỷ đồng. Như vậy sauu 6 tháng, PHR đã hoàn thành được gần 26% kế hoạch doanh thu và 17,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

    PHR dự kiến sẽ ghi nhận 350 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCOM: NTC) trong năm 2019, nhưng kế hoạch này hiện tại chưa được thực hiện. Tuy nhiên chỉ tính riêng việc chuyển giao đất cho Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam- Singapore (VSIP) (chưa tính tới việc bàn giao đất cho NTC) cũng sẽ giúp cho PHR ghi nhận khoản lợi nhuận cao hơn so với việc thoái vốn khỏi NTC.

    Công ty cũng công bố phương án đầu tư và thực hiện bàn giao đất để thực hiện dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 và dự án VSIP 3. Theo đó, dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 thống nhất giá trị bồi thường và hỗ trợ thiệt hại cho PHR khi bàn giao đất là 2,5 tỷ đồng/ha. Diện tích dự kiến bàn giao theo sổ sách là 345,31 ha.

    Với dự án VSIP 3, PHR hợp tác đầu tư với VSIP dưới hình thức công ty liên doanh và tham gia góp vốn dự án VSIP 3 với tỷ lệ 20% vốn điều lệ. Tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cây cao su và các hỗ trợ khác tính bình quân 1,3 tỷ đồng/ha (diện tích dự kiến bàn giao 691 ha).

    Trong thời gian hợp tác, PHR được chia 20% lợi nhuận từ hợp đồng kinh doanh cho thuê đất và tổng mức công ty được hưởng không thấp hơn 1,2 tỷ đồng/ha tính trên diện tích đất công ty tham gia dự án. Ngoài ra, PHR được chia lợi nhuận từ KQKD hàng năm của toàn bộ dự án tương ứng với tỷ lệ vốn góp 20%.

    Trong khi đó, mảng kinh doanh cao su của PHR có thể giảm dần do nhiều khả năng giá cao su sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong những năm tới vì dư cung. Đối với PHR, 2019-2020 là giai đoạn chuyển dịch, khi công ty thanh lý cây cao su và đất trồng cây cao su được chuyển nhượng cho bên thứ ba để đổi lấy tiền bồi thường đất. Đây là động lực tăng trưởng chính của lợi nhuận công ty giai đoạn 2019-2020.

    Với thế mạnh về vị trí và quỹ đất lớn được chuyển đổi từ đất trồng cao su, phát triển khu công nghiệp sẽ giúp PHR thu về tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây cao su sang phát triển khu công nghiệp rất phức tạp, quy trình xin cấp phép mất nhiều thời gian...

    Theo công ty chứng khoán SSI, về kết quả kinh doanh, PHR được kỳ vọng rằng lợi nhuận của PHR sẽ đi ngang 2020 và có thể sẽ giảm xuống trong năm 2021 do không còn các khoản thu nhập bất thường từ bồi thường đất và thực chất tiền thuê khu công nghiệp sẽ được ghi nhận dàn trải trong thời hạn thuê 50 năm. Tuy nhiên trong ngắn hạn, mức tăng trưởng tích cực của PHR trong 6 tháng cuối năm 2019 và cổ tức 40% và 50% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức tương ứng 7,3% và 9,1 %) cho năm 2019 và 2020 là các yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu PHR.

    SSI cho rằng, với mảng cao su được định giá bằng phương pháp PE, với PE mục tiêu không đổi ở mức 8,5x cộng với thu nhập bất thường từ khoản bồi thường đất. Đối với mảng khu công nghiệp được sử dụng phương pháp DCF với WACC là 12,7 % để tính toán giá trị hợp lý. Như vậy, mức giá mục tiêu một năm cho PHR là 69.000/cổ phiếu.

    Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, mức Stock Rating của PHR ở mức 92 điểm cho thấy đây là cổ phiếu trong chu kỳ tăng trưởng bền vững. Đồng thời, đồ thị giá đang bước vào giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng từ mức giảm lên tăng, cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên tích lũy cổ phiếu PHR ở các nhịp điều chỉnh.
    CaiBangTTBngoc thích bài này.
  10. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Doanh nghiệp cao su tự nhiên chờ lãi từ khu công nghiệp
    Thứ Bảy, 5/10/2019 06:34
    (ĐTCK) Hoạt động cốt lõi là kinh doanh cao su tự nhiên gặp khó đã và đang tác động kém tích cực tới kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cao su niêm yết. Tuy vậy, việc chuyển đổi từ đất trồng cao su sang xây dựng khu công nghiệp hứa hẹn sẽ giúp những doanh nghiệp này cải thiện hiệu quả kinh doanh.
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp cao su tự nhiên đang có xu hướng chuyển đổi đất trồng cao su sang xây dựng khu công nghiệp.
    Lợi nhuận phập phù theo giá cao su

    Thời gian qua, giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm. Tại ngày 1/10, giá cao su tại Toyko (Nhật Bản) kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1,3 yên/kg về mức 159,3 yên/kg.

    Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2019 trên Sở Giao dịch hàng hóa Singapore (sàn SICOM) giảm 0,5% xuống 127,8 US cent/kg.

    Cùng với giá giảm, giao dịch cũng trở nên trầm lắng khi thị trường lớn là Trung Quốc nghỉ giao dịch trong 1 tuần (thị trường tài chính Trung Quốc đóng cửa từ ngày 1-7/10 để nghỉ lễ Quốc khánh và mở cửa lại vào ngày 8/10), hay trước sự tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung…

    Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 9/2019, xuất khẩu cao su đạt 72.110 tấn, giá trị 94,27 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đồng thời giảm 27% về lượng và 28,7% về giá trị so với 15 ngày cuối tháng 8/2019.

    Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9, xuất khẩu cao su đạt 1,03 triệu tấn, giá trị 1,41 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

    Giá xuất khẩu cao su trung bình 15 ngày đầu tháng 9/2019 ở mức 1.307 USD/tấn, giảm 2,4% so với mức giá xuất khẩu trung bình 15 ngày trước đó, nhưng tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2018.

    Diễn biến giá cao su không khả quan khiến doanh thu, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp cao su tự nhiên niêm yết trong tình trạng trồi sụt kéo dài.

    Ðơn cử, tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR), về doanh thu, quý III/2018 đạt 351,1 tỷ đồng, sang quý IV/2018 tăng lên 673,8 tỷ đồng, nhưng đến quý I/2019 giảm mạnh về 291,6 tỷ đồng và giảm tiếp về 278,1 tỷ đồng trong quý II/2019.

    Về lợi nhuận, PHR đạt 177 tỷ đồng trong quý III/2018, sang quý IV/2018 tăng lên 181,6 tỷ đồng, trước khi giảm mạnh tương ứng về 87,3 tỷ đồng và 66 tỷ đồng trong quý I và II/2019.

    Năm 2019, PHR đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 2.192 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.246 tỷ đồng.

    Như vậy, PHR mới chỉ thực hiện được 26% kế hoạch doanh thu và 17% kế hoạch lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm. Ðể có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay, PHR cần có những bước đột phá trong nửa cuối năm.

    Chia sẻ với phóng viên Báo Ðầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Văn Tược, Tổng giám đốc PHR cho biết, do giá bán cao su những tháng đầu năm thấp và kế hoạch triển khai các dự án tập trung vào những tháng cuối năm nên doanh thu và lợi nhuận 8 tháng qua của PHR đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch.

    Tuy nhiên, theo kế hoạch dự án VSIP III và Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2019, nên Công ty đảm bảo hoàn thành được các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019.

    Với Công ty cổ phần Cao su Ðồng Phú (DPR), kết quả kinh doanh cũng phập phù trong 4 quý gần nhất.

    Cụ thể, quý III/2018 đạt doanh thu 221,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 32,5 tỷ đồng; quý 4/2018 đạt doanh thu 281,8 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17,4 tỷ đồng; quý I/2019 đạt doanh thu 175,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 56,9 tỷ đồng; quý II/2019 đạt doanh thu 157 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 36 tỷ đồng.

    Thông tin cập nhật từ DPR cho thấy, lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, Công ty ghi nhận sản lượng cao su khai thác đạt 5.045,5 tấn/12.300 tấn (hoàn thành 41% kế hoạch năm), sản lượng cao su thu mua đạt 1.501.8 tấn/3.000 tấn (hoàn thành 50% kế hoạch năm) và sản lượng tiêu thu đạt 5.805,6 tấn/15.000 tấn (hoàn thành 37,5% kế hoạch năm).

    Theo đó, DPR ghi nhận tổng doanh thu hơn 343 tỷ đồng và tổng lợi nhuận gần 121,0 tỷ đồng sau 8 tháng, qua đó hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu (728,5 tỷ đồng) và 53% kế hoạch lợi nhuận (229,7 tỷ đồng) cả năm.

    Kỳ vọng từ mảng kinh doanh mới

    Mới đây, PHR đã công bố tiến độ các dự án triển khai để củng cố niềm tin của cổ đông, nhà đầu tư trong bối cảnh cổ phiếu Công ty ghi nhận nhiều phiên giảm mạnh.

    PHR cho biết, đối với dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án và Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương đã ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công tác bồi thường và hỗ trợ thiệt hại được thực hiện trong tháng 9 vừa qua với mức 2,5 tỷ đồng/ha.

    Về hoạt động đầu tư, đại diện PHR cho biết, Công ty hợp tác đầu tư với Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) và tham gia góp vốn để thực hiện dự án VSIP III với tỷ lệ vốn góp là 20% vốn điều lệ của dự án.

    Hiện tại, hai bên đang đàm phán hợp đồng hợp tác để thống nhất ký kết và thực hiện từ tháng 9/2019. PHR sẽ bàn giao đất cho VSIP trong quý III này để đổi lấy khoản đền bù đất là 1,3 tỷ đồng/ha, cộng thêm 20% lợi nhuận sau này từ dự án, tương đương tối thiểu 1,2 tỷ đồng/ha.

    Với dự án Khu công nghiệp Tân Lập 1, PHR đang phối hợp cùng đối tác và đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án đầu tư, quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường… để trình các cấp có thẩm quyền và Chính phủ phê duyệt.

    Nếu quá trình phê duyệt diễn ra thuận lợi như kế hoạch, dự án này sẽ được triển khai từ đầu năm 2020.

    Trong quý III này, PHR sẽ chuyển nhượng 350 ha đất cho chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Tân Uyên để nhận 875 tỷ đồng tiền bồi thường đất, đồng thời chuyển nhượng 50 ha đất (trên tổng cộng 691 ha) cho VSIP 3 để nhận 65 tỷ đồng tiền bồi thường và cả 2 khoản này đều được ghi nhận vào báo cáo tài chính năm nay, 641 ha đất còn lại sẽ được chuyển nhượng trong năm 2020 và ghi nhận 833 tỷ đồng.

    Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, 2019-2020 là giai đoạn chuyển dịch của PHR khi Công ty đẩy mạnh thanh lý cây cao su và đất trồng được chuyển nhượng cho bên thứ ba là các công ty phát triển khu công nghiệp để đổi lấy tiền bồi thường đất. Ðây là nguồn thu và là động lực tăng trưởng chính của PHR trong giai đoạn này.

    Kể từ năm 2021, PHR sẽ tập trung hơn vào mảng khu công nghiệp khi định hướng trở thành nhà phát triển khu công nghiệp, chứ không đơn thuần chỉ bán đất. SSI cho biết, dự án Khu công nghiệp Tân Lập và Tân Bình giai đoạn 2 sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ năm 2021.

    Trong một báo cáo phân tích mới đây về DPR, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh mủ cao su sẽ chưa có tín hiệu khả quan, đóng góp của vườn cây Kratie cũng chưa nhiều với năng suất trung bình ở mức thấp là 0,97 tấn/ha.

    Trong khi đó, hai khu công nghiệp của DPR đã gần được lấp đầy, nên dư địa tăng trưởng về doanh thu cho thuê không còn nhiều .

    Trước đó, Hội đồng quản trị DPR đã thông qua việc thành lập Chi nhánh Chế biến gỗ có diện tích dự kiến là 4,5 ha với vốn đầu tư 60 tỷ đồng, đồng thời dự kiến lập dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô hơn 496 ha.

    Mở rộng dư địa tăng trưởng thông qua những lĩnh vực kinh doanh mới là hướng đi mà DPR đang thực hiện với kỳ vọng có thể “chuyển mình” trong giai đoạn tới.

    Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) cho biết, sẽ thanh lý 274,2 ha vườn cao su để thực hiện liên kết kinh doanh, trong đó bán đấu giá công khai 224,9 ha với giá khởi điểm hơn 9,4 tỷ đồng, tương đương giá bình quân gần 42 triệu/ha và 76.168/cây.

    Bán phân bổ 49,3 ha cho Công ty cổ phần Ðầu tư xây dựng cao su, giá bán theo kết quả đấu giá thành công. Với mức giá này, HRC dự kiến thu về gần 18 tỷ đồng.

    Về kết quả kinh doanh, 8 tháng đầu năm 2019, HRC bán được 2.648,54 tấn mủ cao su, doanh thu 86,26 tỷ đồng.

    BSC nhận định, mặc dù giá cao su thế giới được đánh giá sẽ tăng trở lại, nhưng không tác động nhiều đến giá cao su trong nước. Ðiều này sẽ khiến mảng kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên còn gặp khó khăn.

    Do đó, xu hướng chuyển đổi đất trồng cao su sang xây dựng khu công nghiệp sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho các doanh nghiệp có diện tích vườn cây lớn.

    Hải Minh
    TTBngoc thích bài này.

Chia sẻ trang này