Cổ phiếu các ngân hàng - Có nên ôm không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi legalcasino, 16/06/2007.

1252 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 17:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 501 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. legalcasino

    legalcasino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu các ngân hàng - Có nên ôm không?

    Chuyên gia tài chính của NHNN đã có ý kiến như vậy thì còn chần chừ gì mà không múc nhỉ!

    ============================================
    Có nên mua cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm này?
    Thứ bảy, 16/6/2007, 13:35 GMT+7
    Dù cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC liên tiếp sụt giảm, nhưng theo ông Nguyễn Long (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) người đầu tư vẫn có lãi nếu mua loại cổ phiếu này trên thị trường niêm yết và OTC bởi kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng tương đối sáng sủa.

    Lợi nhuận tăng

    Đứng đầu trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phải kể đến Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm của ACB đạt 770 tỷ đồng, cao hơn so với cả năm 2006. ACB cũng vừa chính thức tăng vốn từ 1.100 tỷ đồng lên 1.530 tỷ đồng, và theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông thông qua thì cuối năm nay, ACB sẽ phát hành thêm 100 tỷ đồng cổ phiếu tăng vốn.

    Xấp xỉ ACB, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đạt 530 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 5 tháng đầu năm, tăng 142% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản của Sacombank 35.600 tỷ đồng; tổng huy động vốn là hơn 31.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt hơn 19.000 tỷ đồng.

    Cũng trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Đông Á (EAB) cũng đạt 127 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đạt 260 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 92% so với cùng kỳ năm trước.

    Tổng tài sản của Eximbank đạt 19.050 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ và nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 14.577 tỷ đồng. Theo kế hoạch đặt ra, lợi nhuận trước thuế của Eximbank sẽ đạt hơn 600 tỷ đồng trong năm nay.

    Không chỉ có các ngân hàng có quy mô lớn làm ăn phát tài, lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm của các ngân hàng có quy mô vừa vừa cũng tương đối khả quan. Ngân hàng Cổ phần thương mại Việt Á (VAB) đạt 88,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (đạt 53% kế hoạch cả năm) trong khi 6 tháng đầu năm 2006, VAB chỉ đạt 20 tỷ đồng.

    Ngân hàng Phương Đông (OCB) đạt trên 90 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 167,4% so với cùng kỳ năm 2006. Dự kiến cuối năm nay, lợi nhuận trước thuế của OCB sẽ đạt 250 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng khi Ngân hàng Nhà nước cho phép.

    Các ngân hàng đang tự ?otăng lực?

    Cùng với việc lợi nhuận gia tăng, bản thân các ngân hàng hiện nay cũng đang từng ngày từng giờ khẩn trương đổi mới chiêu thức kinh doanh theo hướng tiếp thị vốn vay để tranh thủ thu hút khách hàng.

    Nếu như trước đây, các ngân hàng đòi hỏi cao về điều kiện tài sản thế chấp, thời gian trả nợ thì bây giờ mức vay vốn của khách hàng phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp là chính và tài sản thế chấp được hình thành từ những hợp đồng mua-bán hàng hoá của doanh nghiệp ấy.

    Thậm chí, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) còn có những buổi gặp gỡ định kỳ với khách hàng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn.

    Hay như việc Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Quốc tế (VIB Banhk) đã liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp của cả nước trong các lĩnh vực như: Thuỷ sản, gỗ, nông sản, dệt may, da giầy... để có thể tiếp cận được gần với các doanh nghiệp. Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) còn liên kết với Bảo Việt nhân thọ để vươn rộng sang lĩnh vực bảo hiểm.

    Để chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ của mình, đầu năm 2007, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã ký kết với Khoa Quản trị kinh doanh ĐHQGHN (HSB) đầu tư 5 triệu USD để đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng.

    Chuyên gia tài chính Nguyễn Long cho rằng chính sự thay da đổi thịt trong phương thức kinh doanh này của các ngân hàng trong nước đã cho thấy bước chuẩn bị rất tốt để có tầm vóc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài sẽ vào nước ta trong nay mai chứ không dễ bị ngân hàng nước ngoài trường vốn, nhiều kinh nghiệm ?onốc ao? như một số người vẫn nghĩ.

    Vì vậy, các nhà đầu tư vẫn có thể mua cổ phiếu ngân hàng vì nếu cổ phiếu ngân hàng có rớt giá theo xu hướng của thị trường thì vẫn có thể thể hưởng cổ tức do những hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng mang lại.
  2. Damsan

    Damsan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng, Viễn thông, Dầu khí. 3 loại CP này chỉ nên ôm vào, cẩn thận bán ra rồi lại tiếc.
  3. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0

    Câu này hay quá. Còn chần chờ gì nữa mà không múc hả bác. Xem STB kìa, giá chỉ có 74 thôi. Múc vào là vừa rồi. Đợi nó xuống thêm nhiều khi nó không chịu xuống mà lại phi vù vù thì "hỏng hết cả bánh kẹo". Sang thứ 2 múc khẩn trương đi bác ơi !
  4. leader11

    leader11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Thui Bác ạ kêu gào làm gì người ta lại bảo mình PR thô thiển. STB chẳng sớm thì muộn nó cũng lên. Lợi nhuận năm nay ước chừng hơn năm ngoái 150%. Tốc độ tăng lợi nhuận vượt cả Tốc độ tăng vốn. Không lãi ít nhất 50% em đi đầu xuống đất

Chia sẻ trang này