Cổ phiếu giá chỉ 10.000 đồng với 1 triệu m2 đất sẽ bị thâu tóm?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 16/09/2021.

1244 người đang online, trong đó có 497 thành viên. 13:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61777 lượt đọc và 435 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    16/9/2021

    CTCP sữa Hà Nội - Hanoimilk (HNM) sàn UPCOM giá 10.000 đồng

    - Kết quả kinh doanh: 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng mạnh gấp 67 lần cùng kỳ 2020
    Link: https://ndh.vn/doanh-nghiep/hanoimi...g-co-phieu-tang-73-trong-3-thang-1296933.html

    - Thương hiệu lâu đời ở miền Bắc, sở hữu dây truyền sản xuất sữa hiện đại với 350 công nhân lành nghề, được cấp phép xuất khẩu sữa vào thị trường tỷ dân Trung Quốc.
    Link: Link: https://vietnambiz.vn/hanoimilk-va-...tifood-dang-cho-ket-qua-20200622182126007.htm

    - Tài sản đang có: Lô đất 1 triệu m2 được khai thác trong 50 năm (mới dùng hết có vài năm), trong đó có 200.000 m2 mặt nước với phong cảnh hữu tình, vừa để nuôi bò Oganic, trồng cỏ tự nhiên, làm sân golf, tham quan du lịch…

    Hòa trong không khí mời gọi anh Louis thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ nhưng tài sản lớn!
    Nay cũng phải giới thiệu em nó lên tí! :D
    gallant10alisson36 đã loan bài này
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Hanoimilk có lãi trở lại và muốn huy động vốn 'khủng', cổ phiếu tăng 73% trong 3 tháng

    Hanoimilk có kế hoạch chào bán riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu và chào bán trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT đang là cổ đông lớn nhất nắm gần 22% vốn công ty. Lợi nhuận doanh nghiệp dần phục hồi trong năm 2020 và nửa đầu 2021.

    [​IMG]
    Ngọc Điểm Thứ sáu, 6/8/2021, 15:59 (GMT+7)

    Lợi nhuận hồi phục

    Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM) công bố BCTC quý II với doanh thu tăng 80% lên 97 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp đạt 20 tỷ đồng, tăng 89%. Biên lãi gộp cải thiện từ 19,5% lên 20,5%.

    Các chi phí khác cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơn doanh thu như chi phí bán hàng tăng 9%, chi phí quản lý tăng 1,2%, chi phí tài chính tăng 63%.

    Theo đó, doanh nghiệp có lãi sau thuế 6,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 1,7 tỷ đồng. Nhờ vậy, lũy kế nửa đầu năm, Hanoimilk ghi nhận doanh thu tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Hanoimilk lý giải doanh thu bán hàng và gia công trong nước đều tăng, ngoài ra có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng chi phí khấu hao giảm.

    Doanh nghiệp cho biết doanh thu và lợi nhuận cải thiện trong những quý gần đây nhờ việc tung ra sản phẩm thức uống dinh dưỡng vị trái cây, tăng hiệu quả thông qua gia công cho đối tác. Dù vậy, tính đến cuối quý II, lỗ lũy kế 88 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ 200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 121 tỷ đồng.

    Với kết quả kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu HNM cũng tăng giá 73% từ vùng 4.900 đồng/cp lên 8.500 đồng/cp trong vòng 3 tháng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu HNM hiện chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần do không công bố thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không có biện pháp khắc phục. Doanh nghiệp dự kiến họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào 19/6 nhưng sau đó thông báo tạm hoãn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu HNM trong 6 tháng qua. Nguồn: TradingView

    Dự kiến tăng vốn gấp 3,5 lần

    Hanoimilk được thành lập 2001, từng là thương hiệu lớn trên thị trường, tuy nhiên sau sự cố melamine năm 2008 cùng nhưng khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả thì hoạt động kinh doanh đi xuống. Đồng thời, với sự lớn mạnh của các thương hiệu sữa khác như TH True Milk, Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM), Sữa Quốc Tế (UPCoM: IDP) thì Hanoimilk ngày càng lu mờ.

    Cùng với việc chậm nộp BCTC kiểm toán 3 năm liên tiếp 2017-2019, cổ phiếu HNM bị hủy niêm yết tại HNX và giao dịch trở lại trên UPCoM vào tháng 6/2020. BCTC kiểm toán 2016 của doanh nghiệp vấp phải hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí trả trước…

    Mới đây, doanh nghiệp đã đồng loạt công bố BCTC kiểm toán 2018, 2019 và 2020. Trong BCTC kiểm toán 2018 vẫn còn ý kiến ngoại trừ về tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, công cụ dụng cụ nhưng đến 2019 và 2020 thì không còn.

    Theo BCTC tự lập, doanh nghiệp hầu như có lãi hàng quý. Song, theo BCTC kiểm toán năm mới công bố, giai đoạn 2017-2019 đơn vị thua lỗ. Hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc từ nửa cuối năm 2020 giúp có lãi gần 3 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Định hướng phát triển trong giai đoạn tới là tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc và một số nước ASEAN, gia công cho các đối tác trong nước và quốc tế. Đơn vị sẽ phát triển hệ thống bán hàng, đầu tư ngân sách marketing để phát triển và tái tung các sản phẩm mang thương hiệu IZZI, Yotuti, Dinomilk, Yoha. Mục tiêu của Sữa Hà Nội là trở thành 1 trong 3 công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa; công ty số 1 về các sản phẩm sữa danh cho trẻ em.

    Quy mô doanh thu của Hanoimilk dưới 200 tỷ mỗi năm trong khi Mộc Châu Milk và Sữa Quốc Tế 3.000-4.000 tỷ đồng, còn so với quy mô của TH True Milk hay Vinamilk (HoSE: VNM) là gần 60.000 tỷ đồng thì cách rất xa.

    Để thực hiện kế hoạch đó, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Sữa Hà Nội đã thông qua phương án chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Phương án tăng vốn được thực hiện theo từng đợt và ưu tiên nhà đầu tư chiến lược phụ hợp tiêu chí.

    Ngoài ra, Hanoimilk còn lên phương án phát hành 200 tỷ trồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 2 năm, giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến thực hiện trong 2020 và 2021.

    Nguồn tiền huy động được dùng để đầu tư đổi mới công nghệ, tăng công suất nhà máy chế biến sữa UHT, tăng công suất nhà máy chế biến sữa chua, thực hiện dự án trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh, Hà Nội và xử lý nợ.

    Hiện khoản nợ ngắn hạn là 194 tỷ đồng và nợ dài hạn 6,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,7 lần.

    Theo BCTC quý II, cổ đông lớn nhất của Sữa Hà Nội là ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT nắm 21,88% vốn. Tiếp theo là bà Vũ Thị Thanh Vân nắm 18,75%. Ngoài ra, còn có các cổ đông lớn tổ chức năm trên 6% vốn là Công ty Hoàng Mai Xanh và Công ty Phát triển sản phẩm.

    https://ndh.vn/doanh-nghiep/hanoimi...g-co-phieu-tang-73-trong-3-thang-1296933.html
    gallant10, yellowteaMinhchau2021 thích bài này.
    alisson36xauzai77 đã loan bài này
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Sữa Quốc tế lột xác từ khi về tay Blue Point và Bản Việt: 6 tháng lãi trước thuế hơn 500 tỷ, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước
    23-07-2021 - 11:46 AM | Doanh nghiệp

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của Sữa Quốc tế thực sự lột xác sau khi nhóm cổ đông mới đa phần là các nhà đầu tư tài chính tham gia vào quản trị công ty.

    CTCP Sữa Quốc tế (IDP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng vượt trội so với ngành.

    Cụ thể, doanh thu quý này của IDP đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng đạt 2.657 tỷ đồng, tăng 39,4%.

    Biên lợi nhuận quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 của IDP đạt trên 39% trong khi cùng kỳ 2020 chỉ đạt trên 36%.

    Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của IDP đạt 281 tỷ đồng, tăng 146% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng đạt 506 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ 2020.

    Lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 đạt 228 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2020, luỹ kế 6 tháng đạt 506 tỷ đồng, tăng gần 170% cùng kỳ 2020.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của Sữa Quốc tế thực sự lột xác sau khi nhóm cổ đông mới đa phần là các nhà đầu tư tài chính tham gia vào quản trị công ty.

    Được thành lập năm 2004, IDP có hai nhà máy đặt tại Chương Mỹ và nhà máy sữa Ba Vì đặt tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Dòng sản phẩm chủ đạo của công ty đưa ra thị trường mang thương hiệu "Ba Vì" bao gồm: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn Ba Vì. Sau này, IDP phát triển mạnh thương hiệu LIF (love in farm), Kun, (dòng sản phẩm cho trẻ em) và Ba Vì.

    Năm 2014, IDP có 2 nhà đầu tư lớn là VinaCapital và Daiwa, hai nhà đầu tư này nắm giữ 70% vốn của công ty.

    Năm 2020 là một năm chuyển mình của IDP khi ông Trần Bảo Minh thôi làm Chủ tịch HĐQT, hai quỹ đầu tư thuộc VinaCapital và Daiwa bán hết vốn.


    Ông Tô Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lên làm Chủ tịch IDP, lúc này IDP cũng có thêm cổ đông mới là Blue Point và Lothamilk trong đó CTCP Chứng khoán Bản Việt (15% VĐL), CTCP Lothamilk (10,18% VĐL) và CTCP Blue Point (60,56% VĐL).

    Ngoài ra, IDP còn một nữ cổ đông lớn khác là bà Đặng Phạm Minh Loan với tỉ lệ sở hữu 5% vốn điều lệ. Bà Loan là Phó Tổng Giám đốc điều hành của Vina Capital, hiện đang đảm nhiệm cương vị Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của IDP.

    Một điểm đáng chú ý là cổ đông nắm giữ 50% vốn của Blue Point là ông Đoàn Minh Thiện hiện đang là kế toán trưởng của Chứng khoán Bản Việt - đơn vị sở hữu 15% cổ phần IDP.

    [​IMG]
    Phó Tổng giám đốc VCSC ông Đinh Quang Hoàn, hiện giữ chức Chủ tịch LothaMilk, công ty đang nắm hơn 10% của IDP đã từng chia sẻ, IDP sẽ trở thành công ty tỷ USD vào năm 2022, và khoản đầu tư 440 tỷ của Bản Việt vào IDP là khoản sinh lời đáng kể vì IDP "đã có sự chuyển biến ngoạn mục". ROE (Return on Equity – lợi nhuận trên vốn) của IDP trong năm 2020 lên tới 63%, cao nhất trong số các công ty sữa đang giao dịch trên sàn. Tỷ lệ cổ tức ở mức cao, IDP vừa chi trả cổ tức 50% bằng tiền mặt cho cổ đông vào tháng 6 vừa qua.

    IDP đặt mục tiêu 3 năm tới sẽ nằm trong top 4 công ty sữa Việt Nam, đồng thời rút ngắn khoảng cách với doanh nghiệp ở vị trí số 3. Mặc dù quy mô của IDP khá nhỏ so với các ông lớn sữa trên thị trường, tuy nhiên kết quả của IDP đang làm ngạc nhiên toàn bộ giới đầu tư.

    [​IMG]
    Sản phẩm sữa KUN, sản phẩm cho trẻ em của IDP đã tăng hiện diện mạnh trong thời gian qua khi sử dụng hình ảnh của Quang Hải để quảng cáo. Tuy nhiên thời gian vừa qua, KUN cũng gặp không ít rắc rối khi một đại diện thương hiệu của công ty là Thơ Nguyễn bị phụ huynh phản đối vì đăng các clip trên Youtube với nội dung phản cảm.

    https://cafef.vn/sua-quoc-te-lot-xa...3-lan-cung-ky-nam-truoc-20210723114647102.chn
    gallant10 thích bài này.
    gallant10xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Đất đai của HNM:
    106 hecta = 1,06 triệu m2 đất cách Trung tâm Hà Nội 30km dùng trong 50 năm.


    [​IMG]
    gallant10yellowtea thích bài này.
    gallant10xauzai77 đã loan bài này
  5. ngoclanstock

    ngoclanstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Đã được thích:
    1.670
    Bác khôn thế
    gallant10xauzai77 thích bài này.
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Cách đây mấy năm, Sữa quốc tế IDP cũng đã từng thua lỗ be bét, năm vừa rồi sang tên, đổi chủ, bị thâu tóm và giờ giá cổ phiếu nó còn đắt hơn cả VNM mà không ai bán!

    https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/s...o-phieu-tang-100-tinh-tu-dau-nam-1295958.html
    --- Gộp bài viết, 16/09/2021, Bài cũ: 16/09/2021 ---
    Mai không có HNM giá dưới 10 để mua đâu.
    Nói thế cho nó vuông!
    gallant10xauzai77 đã loan bài này
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Điểm danh những cổ phiếu SỮA đang niêm yết trên thị trường:
    - IDP: giá 117.000 đồng
    - VNM: giá 86.000 đồng
    - MCM: giá 60.000 đồng
    - QNS: giá 54.000 đồng

    - HNM: giá 10.000 đồng
    gallant10 thích bài này.
    gallant10xauzai77 đã loan bài này
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Ngành sữa quý II: Biên lợi nhuận gộp Sữa Quốc Tế vượt Vinamilk

    Lợi nhuận Vinamilk tiếp tục giảm trong quý II trong khi Sữa Quốc Tế, Mộc Châu Milk và Hà Nội Milk tăng trưởng. Mảng sữa của Đường Quảng Ngãi giảm nhưng mảng đường tăng trưởng đã giúp lợi nhuận vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất khẩu của Vinamilk ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số trong quý II.

    [​IMG]
    Ngọc Điểm Thứ năm, 5/8/2021, 14:28 (GMT+7)

    Trong năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ ngành sữa ghi nhận mức giảm 6%, theo số liệu của AC Nielsen. SSI Researh đánh giá ngành sữa dù được coi là mặt hàng thiết yếu nhưng xu hướng tiêu thụ có thể bị giảm trong năm 2021 dưới tác động dịch bệnh. Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng thu nhập thấp có thể thay đổi do dịch Covid-19 đã gây thiệt hại đến thu nhập của nhóm này, hoặc đối với những người tiêu dùng nhạy cảm về giá.

    Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sữa, đặc biệt là giá đường. Trong tháng 6, giá đường duy trì mức cao từ 16.000-17.400 đồng/kg tùy loại, giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng 3 nhưng tăng từ 23-28% so với cuối năm 2020.

    “Ông lớn” lãi giảm

    Trước bối cảnh này, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sữa quý II và nửa đầu năm khá phân hóa. Trong khi lợi nhuận Vinamilk (HoSE: VNM) và mảng sữa của Đường Quảng Ngãi suy giảm thì nhiều doanh nghiệp sữa khác tăng trưởng mạnh.

    Cụ thể, Vinamilk – doanh nghiệp chiếm trên 60% thị phần sữa trong nước báo cáo doanh thu quý II đạt 15.716 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Song biên lãi gộp tiếp tục ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 4 năm 43,6% và giảm so với mức 46% cùng kỳ năm trước. Theo đó, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sữa giảm 7,7% xuống 2.835 tỷ đồng.

    Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành sữa ghi nhận doanh thu 28.906 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 5.411 tỷ đồng; lần lượt giảm 2,5% và 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Hoạt động kinh doanh của Vinamilk ghi nhận khả quan ở thị trường xuất khẩu nhưng giảm ở thị trường nội địa. Doanh thu nội địa nửa đầu năm đạt 24.429 tỷ đồng, giảm 4%; xuất khẩu 4.476 tỷ đồng, tăng 5%. Lợi nhuận gộp trong nước giảm 10% trong khi xuất khẩu tăng 2,8%.

    Đặc biệt, mảng xuất khẩu tăng trưởng hai chữ số trong quý II với doanh thu thuần đạt 1.606 tỷ đồng, tăng 17.2% so với cùng kỳ. Thị trường Trung Đông tiếp tục đóng vai trò chủ chốt và duy trì đà tăng trưởng. Đối với các chi nhánh nước ngoài, doanh thu thuần đạt 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này được dẫn dắt bởi sự phục hồi của Driftwood với doanh thu đạt tăng trưởng hai chữ số sau khi các trường học tại Mỹ dần mở cửa trở lại sau hơn một năm đóng cửa do Covid-19. Angkor Milk tiếp tục tăng trưởng dương trong quý II dù mức tăng này thấp hơn mức tăng của quý trước do Campuchia chịu nhiều ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 mới giống như các quốc gia Đông Nam Á khác.

    Chứng khoán Phú Hưng kỳ vọng doanh thu nội địa của Vinamilk phục hồi từ cuối quý III khi vaccine Covid-19 được triển khai toàn dân vào cuối tháng 8 và đại dịch được kiểm soát triệt để hơn. Ở mảng xuất khẩu, ngoài thị trường hiện hữu, doanh nghiệp sữa cũng tăng cường mở rộng khi thành lập liên doanh tại Philippines và xuất khẩu sữa hạt vào Trung Quốc. Ngoài ra, mảng kinh doanh bò thịt – đầu tư thông qua công ty con Vilico (UPCoM: VLC) sẽ là động lực tăng trưởng của Vinamilk trong tương lai khi thị trường sữa chững lại.

    Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) cũng cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của mảng sữa đậu nành, nước khoáng… trong quý II giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mảng đường tăng trưởng đã bù đắp và giúp lợi nhuận đơn vị tăng trưởng. Cụ thể, doanh thu quý II đạt 2.031 tỷ đồng, tăng 11%; lãi ròng 360 tỷ đồng, tăng 12,5%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 14,7% đạt 3.670 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 19% đạt 437 tỷ đồng.

    Đường Quảng Ngãi nổi tiếng với thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy, thị phần trong ngành sữa đậu nhiều năm trên 80%, riêng năm 2020 đạt 85,8%, theo số liệu Nielsen. Doanh thu từ sữa đậu nành năm qua ghi nhận giảm 10% so với năm 2019 và đóng góp 58% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp giảm 10,5% và đóng góp 85% tổng lợi nhuận gộp.

    Sữa Quốc tế, Hà Nội Milk, Mộc Châu Milk cải thiện lợi nhuận

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Theo BCTC quý II vừa công bố, Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) ghi nhận doanh thu quý II tăng 26% đạt 1.252 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 549 tỷ đồng, tăng 35%. Biên lãi gộp cải thiện từ 40,9% lên 43,9%, vượt qua Vinamilk. Không chỉ vậy, chi phí bán hàng của doanh nghiệp sữa cũng giảm giúp cho lợi nhuận sau thuế đạt 228 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa 6 tháng, doanh thu đạt 2.380 tỷ đồng, tăng 41%; lãi sau thuế 406 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước.

    Kể từ sau khi về tay Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) và Blue Point, lợi nhuận Sữa Quốc Tế - được biết đến với sữa KUN liên tục được cải thiện, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng, %

    Tương tự, Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) cũng ghi nhận doanh thu quý II tăng 8% lên 790 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 29,6% lên 32%, lợi nhuận gộp tăng 17% lên 253 tỷ đồng nhờ thỏa thuận được giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tốt hơn với nhà cung cấp khi là thành viên của Vinamilk. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sữa đạt 87 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm, Mộc Châu Milk đạt doanh thu 1.411 tỷ đồng, tăng 3,2%; lãi sau thuế 137 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngay đến Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM) cũng có sự phục hồi đáng kể trong quý vừa qua. Doanh thu Hanoimilk tăng 80% lên 97 tỷ đồng; lãi sau thuế 6,5 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 1,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ 19,4% lên 20,5%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu đơn vị tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

    Hanoimilk lý giải doanh thu bán hàng và gia công trong nước đều tăng, ngoài ra có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng chi phí khấu hao giảm.


    https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/n...an-gop-sua-quoc-te-vuot-vinamilk-1296846.html
    gallant10, hailuabuonchungMinhchau2021 thích bài này.
    gallant10xauzai77 đã loan bài này
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    HNM hồi sinh!

    "Ngay đến Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM) cũng có sự phục hồi đáng kể trong quý vừa qua. Doanh thu Hanoimilk tăng 80% lên 97 tỷ đồng; lãi sau thuế 6,5 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 1,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ 19,4% lên 20,5%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu đơn vị tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

    Hanoimilk lý giải doanh thu bán hàng và gia công trong nước đều tăng, ngoài ra có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng chi phí khấu hao giảm."
    --- Gộp bài viết, 16/09/2021, Bài cũ: 16/09/2021 ---
    6 tháng đầu năm 2021, Hanoimilk ghi nhận doanh thu tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng
    xauzai77 đã loan bài này
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Nhà đầu tư châu Á chiếm ưu thế trên thị trường M&A Việt Nam
    16-09-2021 - 11:48 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho biết các nhà đầu tư châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiếm ưu thế, là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

    [​IMG]
    Ảnh: BIDV

    Theo tổng hợp của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và một số quốc gia khu vực Tây Âu với tổng giá trị đạt khoảng 2.600 tỷ USD, so với giá trị trung bình 926 tỷ USD cùng kỳ trong giai đoạn 2015 – 2019. Công nghệ là lĩnh vực nổi bật với các thương vụ M&A lớn, đạt khoảng 1.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021.

    Giai đoạn 2019-2020, các ngành, lĩnh vực của Việt Nam thu hút lượng lớn vốn đầu tư thông qua M&A gồm: Bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ. Bên cạnh đó, có một số thương vụ đáng chú ý ở các mảng logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng.

    Những thương vị M&A nổi bật, có giá trị giao dịch lớn như: Thương vụ KEB Hana Bank mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD... gat các thương vụ liên quan tới các tập đoàn lớn như: Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk...

    Đáng chú ý, tỷ trọng trong tổng giá trị M&A tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh với sự chủ động ngày càng cao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Giá trị các thương vụ M&A do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng mạnh, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch M&A được thực hiện tại Việt Nam.

    Bộ Công Thương cho rằng, các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp có thể vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021 và 2022. Cùng với đó, một số lĩnh vực cũng cần lưu ý như viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục.

    Về chủ thể, các nhà đầu tư châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore, sẽ tiếp tục chiếm ưu thế và các tập đoàn lớn trong nước sẽ là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

    Tính đến từ 2018 đến nay, lĩnh vực có nhiều giao dịch M&A nhất được thông báo tới Bộ Công Thương là bất động sản, bao gồm cả bất động sản để ở và bất động sản không để ở.

    https://cafef.vn/nha-dau-tu-chau-a-chiem-uu-the-tren-thi-truong-ma-viet-nam-20210916114845066.chn
    xauzai77 đã loan bài này

Chia sẻ trang này