Cổ phiếu hàng đầu có cho lợi nhuận hàng đầu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gadongtao, 05/02/2015.

3169 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 03:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 626 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    Đã hết tháng 1, hầu hết các công ty đã ra báo cáo tài chính 2014. Đây là thời điểm tìm ra những cổ phiếu với những tiêu chí hàng đầu sẵn sàng cho một chu kỳ mới. Với kiến thức hạn hẹp của mình, Gà em giới thiệu những cổ phiếu hàng đầu theo các tiêu chí khác nhau, đơn thuần là để thảo luận hiểu hơn về phân tích doanh nghiệp chứ không khuyến nghị mua bán. Gà em định chia thành các nhóm như sau:
    A. Chỉ số tài chính hàng đầu
    1. Lợi nhuận hàng đầu
    2. Thặng dư hàng đầu
    3. Doanh thu hàng đầu
    4. Dòng tiền hàng đầu
    5. Giá trị hàng đầu
    6. Tiền sản thanh khoản hàng đầu
    7. Vay
    B. Chỉ số khác hàng đầu
    1. Giao dịch hàng đầu
    2. Khối ngoại mua ròng nhiều nhất
    3. Giảm giá nhiều nhất
    4. Tích lũy lâu nhất
    ....
    Do mỗi tiêu chí có cách đánh giá khác nhau, để thống nhất một view nhìn, gà em tính tương đối theo số lượng cổ phiếu và hoàn toàn dựa vào BCTC 2014. Ví dụ doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu có nghĩa là doanh nghiệp có 1 cổ phiếu tạo ra được nhiều nhất doanh thu chứ không phải là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất.
    w_street.bull thích bài này.
    w_street.bull đã loan bài này
  2. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    A.1. Lợi nhuận hàng đầu
    Một số doanh nghiệp lớn vẫn chưa công bố báo cáo tài chính 2014. Con số ở đây chỉ đề cập đến những doanh nghiệp đã được cập nhật BCTC trên CafeF.
    Lợi nhuận là một trong những con số được chú ý đến nhiều nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp, nhanh nhất đến đánh giá doanh nghiệp. Ở tiêu chí này tôi muốn phân nhỏ các lớp thông tin:
    - Tạo ra nhiều nhất giá trị tuyệt đối về lợi nhuận:
    Dẫn đầu vẫn là VNM. Năm 2014 VNM đã tạo ra được 6.068 tỷ lợi nhuận. Danh hiệu này rất có thể sẽ bị thay thế bởi GAS, VIC, CTG, ... tuy nhiên hiện tại các đơn vị này vẫn chưa công bố BCTC nên chưa có cơ sở để đánh giá.
    Tiếp theo là DHG với 530 tỷ lợi nhuận, LAS 439 tỷ, HCM 376 tỷ, DRC 352 tỷ, CSM 331 tỷ, ...
    Ngoại trừ HCM, các mã cho giá trị lợi nhuận lớn nhất đều là các doanh nghiệp sản xuất.
    - EPS cao nhất
    Lợi nhuận cao nhất không mang nhiều ý nghĩa vì chúng ta sở hữu cổ phiếu. Vậy chúng ta quan tâm đến những cố phiếu có EPS cao nhất.
    WCS đang tạm dẫn đầu với EPS lên đến 21.330 đồng / cổ phiếu. Công ty bến xe miền tây là doanh nghiệp có doanh thu tăng ổn định, không có vay nợ, tiền mặt dồi dào (63.5 tỷ đầu tư tài chính ngắn hạn, 17.1 tỷ tiền mặt) ROE duy trì ở mức 52%
    Tiếp theo là NCT. Năm 2014 NCT tạo ra 273.5 tỷ lợi nhuận, EPS tương ứng 11.000 đồng; ROE lên đến 72% đặc biệt là ROA cũng đến mức 62%. NCT cũng là doanh nghiệp có lượng tiền mặt cực khủng và không có vay nợ.
    Thứ ba là 1 cổ phiếu dòng Sông Đà: S55 với EPS 12.287 đồng. Đây là cổ phiếu có mức EPS cao nhưng ROE lại thấp chỉ đạt 15.5% điều đó dễ hiểu bởi vì S55 có các quỹ cực lớn so với vốn điều lệ. Vốn 25 tỷ nhưng thặng dư vốn cổ phần lên đến 68 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 66 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 24.6 tỷ. S55 thừa sức chia 1:1 để tăng vốn.
    Lẽ dĩ nhiên tiền nào của ấy cả 3 mã này đều có thị giá rất cao nhưng PE đều nhỏ hơn 10.
    - Đột biến lợi nhuận
    Mặc dù chưa công bố BCTC quý IV nhưng có lẽ PPI là doanh nghiệp có mức đột biến về lợi nhuận lớn nhất 2014. Lũy kế 9 tháng PPI đã có 27 tỷ lợi nhuận trong khi năm 2013 chỉ đạt 106 triệu tăng gấp 250 lần
    Tiếp theo là PIV với mức tăng trưởng lợi nhuận gấp nhiều lần. Năm 2014 PIV đạt 8 tỷ lợi nhuận trong khi 2013 chỉ lãi 24.6 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chính để PIV đã có hơn 10 phiên tăng trần liên tiếp.
    HT1 cũng là đơn vị đột biến lợi nhuận khi 2013 chỉ đạt 2.5 tỷ LNST nhưng 2014 lên đến 308 tỷ...
  3. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    A.2 Thặng dư hàng đầu

    Là một cổ đông ắt hẳn ai cũng quan tâm lợi ích của mình được bao nhiêu trong doanh nghiệp. Thông thường cổ đông chỉ được hưởng từ hai quỹ: Lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần. Vậy cùng tìm ra những doanh nghiệp cho mức thặng dư nhiều nhất trên 1 cổ phiếu. Cái này gọi là đi tắt đón đầu :)

    Đương nhiên cổ phiếu đầu tiên được đề cập đến là S55. Như trên đã nóiVốn 25 tỷ nhưng thặng dư vốn cổ phần lên đến 68 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 66 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 24.6 tỷ. Và nếu chỉ tính khoản lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần thì 1 cổ phiếu của S55 đã có giá trị gia tăng lên đến 37.000 đồng. Một con số cực kỳ ấn tượng.
    ABT cũng là một cổ phiếu có mức thặng dư lớn. Vốn đầu tư 141 tỷ, thặng dư 288 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 27.5 tỷ. Các mã tiếp theo là WCS, RAL, SVC, TTP, ... đều có mức thặng dư / cổ phiếu rất lớn.
  4. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    A.3 Doanh thu hàng đầu

    VNM đang là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất cũng là doanh nghiệp có doanh thu thuần lớn nhất với mức doanh thu lên đến 35 nghìn tỷ đồng. Tiếp theo là SVC 8.000 tỷ; PGS 7.500 tỷ; PGD 7.000 tỷ; PLC 6.800 tỷ. Nhóm dầu khí luôn là nhóm có doanh thu cao nhất.
    Một góc nhìn khác hãy xem các doanh nghiệp có khả năng tạo ra doanh thu lớn nhất trên 1 đồng vốn.
    Nổi bật nhất là PSD. PSD chỉ có 14.2 triệu cổ phiếu nhưng doanh thu năm 2014 là 6.200 tỷ. Tức là 1 cổ phiếu tạo ra tới 436.000 đồng doanh thu. COM, TV6, SVC, PJC, ... cũng là những đơn vị sử dụng vốn hiệu qua khi tạo ra doanh thu khủng trên vốn đầu tư.
    TC6 cũng là một cổ phiếu có doanh thu / cổ phiếu lớn và PE rất thấp. Chỉ bằng 3. Tiêu chí này dẫn đến 2 đánh giá về doanh nghiệp:
    - Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao
    - Hoặc doanh nghiệp sử dụng rất hiệu quả đồng vốn (vòng quay vốn lớn)
    PSD là đơn vị như vậy khi có dư nợ lên đến 1.800 tỷ trong khi vốn chủ sở hữu chỉ là 220 tỷ; vốn đầu tư của chủ sở hữu là 142 tỷ.
    Nhưng COM không vay nợ đồng nào vẫn tạo ra 5.500 tỷ đồng doanh thu trên 14.1 triệu cổ phiếu. (Chú ý là đến thời điểm hiện tại COM không còn dư nợ nhưng trong năm COM cũng đã trả đến 3.4 tỷ lãi vay
  5. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    A.4. Dòng tiền hàng đầu

    Một doanh nghiệp cho dù doanh thu cực lớn, lợi nhuận cực cao mà dòng tiền thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh không lớn thì cũng không có nhiều ý nghĩa (trừ trường hợp các doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư, phát triển thị trường)

    VNM đang dẫn đầu về dòng tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh 2014. VNM tạo ra được 5.300 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Tiếp theo là PGD với 1.000 tỷ thu được.
    Dước góc nhìn hiệu quả tạo tiền theo cổ phiếu thì VBC phải là cổ phiếu hàng đầu. VBC chỉ có 3 triệu cổ phiếu nhưng trong năm 2014 đã tạo ra tới 494.5 tỷ đồng. Lưu ý rằng khi đối chiếu với Bảng cân đối kế toán thì có sự không thống nhất. Khi dòng tiền tạo ra để trả nợ gốc, dòng tiền thu về từ phát vay thấp nhưng dư nợ của VBC không giảm tương ứng. Có thể VBC có phương pháp hạch toán đặc thù.
    Loại bỏ yếu tố bất bình thường thì UIC là doanh nghiệp tạo ra dòng tiền lớn / cổ phiếu. Với 8 triệu cổ phiếu, UIC đã thu về 711.5 tỷ từ hoạt động kinh doanh. Mỗi cổ phiếu thu về tới 89.000 đồng. TV2, BXH, PSD cũng là các doanh nghiệp có dòng tiền rất tích cực trong năm 2014.
  6. gadongtao

    gadongtao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    468
    A.5. Vay nợ hàng đầu

    Đặc thù của Việt Nam là sống dựa vào ngân hàng. Nhưng hàng loạt vụ phá sản của các doanh nghiệp gần đây khiến rủi ro từ khả năng trả nợ vay trở nên quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp. Tất nhiên là Gà em chỉ tính vay nợ còn các chiếm dụng vốn khác (phải trả, nợ thuế, ...) không tính đến.

    Tính các doanh nghiệp đã công bố BCTC Quý IV HT1 đang là doanh nghiệp nợ nhiều nhất với 2.100 tỷ vay ngắn hạn và 5.100 tỷ vay dài hạn. Năm 2014 HT1 đã phải trả đến 523 tỷ lãi vay / 1.300 tỷ lãi gộp.
    Để tính 1 cổ phiếu đang gánh bao nhiêu dư nợ ta hãy xét các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ / vốn điều lệ lớn nhất. Dưới góc độ này không thể không nhắc đến RAL. RAL đang có 1500 tỷ vay ngắn hạn, 845 triệu vay dài hạn. 1 cổ phiếu RAL đang phải gánh nợ 130.000 đồng (đòn bẩy ở đây tạm tính là 1:13) năm 2014 RAL phải trả lãi vay 67.5 tỷ đồng trong khi lợi nhuận dành cho cổ đông là 65.3 tỷ. Rõ ràng là Ngân hàng rất thích điều này :)

    Tương tự như RAL thì PSD cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao với 1.800 tỷ vay ngắn hạn. Năm 2014 trả lãi đến 92 tỷ đồng vẫn còn 90 tỷ đồng lợi nhuận. Với 14.2 triệu cổ phiếu tỷ lệ đòn bẩy của PSD cũng tương ứng 1:13. PSD là một trường hợp điển hình của doanh nghiệp có doanh thu / cổ phiếu lớn thì vay nợ lớn đã đề cập ở mục A.3

    Ngược lại có những doanh nghiệp không vay nợ hoặc vay nợ rất ít nhưng có khoản tiền và tương đương tiền rất lớn. PGD đang có gần 2000 tỷ; VND có 1.700 tỷ; VNM có 1.500 tỷ; HCM có 1.500 tỷ. Hai công ty chứng khoán có lượng tiền và tương đương tiền rất lớn. Một vấn đề đáng lưu tâm.

    Nhưng nếu xét lượng tiền / số lượng cổ phiếu thì 2 cổ phiếu vay nợ nhiều nhất lại đang có lượng tiền mặt lớn nhất đó là RAL đang có 601 tỷ (mỗi cổ phiếu có 52.000 đồng); PSD có 830 tỷ (mỗi cổ phiếu có 54.000 đồng) Đây là minh chứng rõ nét cho việc đánh giá các tỷ lệ tài chính chỉ là tương đối và phải gắn với hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp.
  7. w_street.bull

    w_street.bull Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2012
    Đã được thích:
    560
    Ý tưởng của Bác rất hay.
    Bác có thể làm một cái bảng thống kê để mọi người dễ tham khảo và đánh giá cũng như cho ý kiến ko?

Chia sẻ trang này