Cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động, lượng tiền đổ vào quỹ VNFIN Lead ETF tăng mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Investor_70, 22/05/2020.

1309 người đang online, trong đó có 523 thành viên. 20:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4211 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động, lượng tiền đổ vào quỹ VNFIN Lead ETF tăng mạnh


    Cùng với đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, dòng vốn chảy vào các quỹ đầu tư nội cũng có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là những quỹ ETF "chuyên ngành" mới như SSIAM VNFIN Lead (ETF cho các cổ phiếu tài chính) hay VFMVN Diamond (ETF cho các cổ phiếu hết room ngoại).

    Đối với Quỹ ETF SSIAM VNFIN Lead, tại thời điểm IPO, quỹ đã huy động được 262 tỷ đồng (khoảng 11,3 triệu USD ~ 26,2 triệu chứng chỉ quỹ). Đến thời điểm hiện tại, quỹ đã thu hút thêm được thêm gần 100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư mới nâng quy mô của quỹ lên 357 tỷ đồng, tương ứng hơn 37 triệu chứng chỉ quỹ. Trong khi đó, quỹ VN Diamond ETF do VFM quản lý hiện cũng có tài sản hơn 600 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Công ty quản lý quỹ SSIAM cho biết đến cuối tuần này, quy mô của VNFIN Lead ETF dự kiến sẽ đạt mức 400 tỷ đồng. Việc quy mô quỹ mở rộng trong bối cảnh dịch bệnh cho thấy nhà đầu tư vẫn rất quan tâm tới sản phẩm này cũng như cổ phiếu nhóm ngành tài chính nói chung.

    SSIAM kỳ vọng sẽ nâng được quy mô tổng tài sản quản lý (AUM) của quỹ lên khoảng 700 tỷ vào cuối tháng 6 và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Với tín hiệu tích cực từ dòng vốn chảy vào các quỹ ETF nói chung, SSIAM dự kiến sẽ huy động thêm quỹ mới dựa trên chỉ số VN30 trong thời gian tới.

    Với việc ngành tài chính chiếm khoảng 25% vốn hóa toàn thị trường và lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn tương đối khả quan trong quý đầu năm nên nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là động lực chính nâng đỡ thị trường.

    Sau khi rơi vào tình trạng quá bán do tâm lý lo ngại tác động của dịch bệnh, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức định giá hấp dẫn. Chính vì vậy khi thị trường hồi phục, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã thu hút được dòng tiền lớn nhảy vào bắt đáy, nhiều mã đã hồi phục 30-50% kể từ cuối tháng Ba đến nay.

    Kết quả này cũng góp phần đưa NAV của VNFIN Lead ETF tăng trưởng 34% so với 31/3, nhỉnh hơn mức tăng 32% của VFMVN30 ETF và 28% của VN-Index. Tính từ đầu tháng Năm tới nay thì VNFIN Lead ETF vẫn có thành tích tốt hơn 3 quỹ ETF còn lại. Trước đó trong giai đoạn thị trường giảm sâu, mức giảm của quỹ ETF này cũng thấp hơn mặt bằng chung.

    [​IMG]

    VNFIN Lead[/paste:font]

    các quỹ ETF nội

    SSIAM VNFIN Lead vượt trội so với các quỹ ETF khác

    VNFIN Lead hút vốn đầu tư
    Tinhledt thích bài này.
  2. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Thủ tướng trả lời phỏng vấn báo nước ngoài: Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, chuyển sang "bình thường mới", quyết tâm tăng trưởng 5% trong năm nay
    22-05-2020 - 10:21 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định những thành công của Việt Nam là do nhận thức sớm dịch bệnh, có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động.


    Chiều 21/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam như Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ), Đài truyền hình NHK và báo Akahata (Nhật Bản), Hãng thông tấn TASS (Nga) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

    Thủ tướng khẳng định những thành công của Việt Nam là do nhận thức sớm dịch bệnh, có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động.

    Ông cũng nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam là chủ động, không chủ quan, "chống dịch như chống giặc", huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, lấy phòng dịch làm ưu tiên, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, điều trị hiệu quả. Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân.

    Thủ tướng cho biết trước các tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quan tâm đến cuộc sống của người dân, có các gói hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

    Do đó đến nay Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh đồng thời giữ vững được kinh tế vĩ mô, chuyển sang trạng thái "bình thường mới", quyết tâm đạt tăng trưởng GDP trong năm 2020 là 4,5-5%.

    Chia sẻ về những hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đại dịch COVID-19, Thủ tướng cho biết đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp này cũng gửi lời cảm ơn đến các hãng truyền thông, báo chí quốc tế thời gian qua đã dành sự quan tâm và có những đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình và những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, coi đây là nguồn khích lệ lớn cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

    Phóng viên nước ngoài chúc mừng thành công của Việt Nam và đánh giá cao các biện pháp của Việt Nam trong phòng chống hiệu quả đại dịch COVID-19.

    Chuyên gia quốc tế: Việt Nam đang đứng trước những cơ hội độc đáo trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng!
    An Bình

    Theo Nhịp sống kinh tế/VGP
    Tinhledt thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này
  3. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    VietinBank tăng vốn để hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn Basel II
    Tác giả Thúy Ngân

    Thứ Năm, 21/5/2020 15:56
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Đến thời điểm hiện tại VietinBank đã đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điều kiện “đủ” để một ngân hàng thương mại có thể đáp ứng được Basel II là có mức vốn tự có phù hợp với quy mô tăng trưởng tổng tài sản trong đó có tăng trưởng tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.
    Đi đầu triển khai các chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

    Trong suốt quá trình phát triển, VietinBank luôn phát huy vai trò chủ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình cổ phần hóa, tăng cường năng lực tài chính và quản trị ngân hàng, tăng cường tiềm lực và công nghệ, mở rộng phạm vi hoạt động phù hợp định hướng của Ngành Ngân hàng.

    Đầu năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt một số ngành/lĩnh vực, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tác động kép bởi thiên tai do hạn hán, xâm ngập mặn, bằng sự vào cuộc khẩn trương và trách nhiệm, với tinh thần chủ động đồng hành, chia sẻ với khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, VietinBank tiên phong triển khai Thông tư 01, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với nhiều chính sách cụ thể như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, giảm phí...

    Ngoài nhiệm vụ là một đơn vị kinh doanh, với xuất phát điểm là một ngân hàng quốc doanh, VietinBank đã tham gia tích cực trong hoạt động cho vay chính sách hỗ trợ giảm nghèo, thực hiện các trách nhiệm xã hội và chia sẻ khó khăn với cộng đồng.

    Tăng vốn điều lệ để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn Basel II

    [​IMG]
    VietinBank đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.
    Nhận thức được vai trò, trách nhiệm và vinh dự lớn lao mà Đảng, Chính phủ, NHNN tin tưởng giao cho, VietinBank luôn nỗ lực để cải thiện nâng cao năng lực quản trị hướng tới các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất trong quản trị ngân hàng, cung cấp tín dụng lành mạnh phục vụ tăng trưởng kinh tế.
    Từ năm 2014 đến nay, VietinBank đã và đang tích cực triển khai các dự án thuộc chương trình Basel II, hướng tới đáp ứng thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, quản lý vốn theo các chuẩn mực của Ủy ban Basel II cũng như thông lệ thực hành trong khu vực.
    Đại diện VietinBank khẳng định: Trên cơ sở triển khai và ứng dụng các dự án Basel II vào hoạt động điều hành, đến thời điểm hiện tại, về cơ bản VietinBank đã đáp ứng toàn diện các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin.

    Tuy nhiên, điều kiện “đủ” để một ngân hàng thương mại có thể đáp ứng được Basel II là có mức vốn tự có phù hợp với quy mô tăng trưởng tổng tài sản trong đó có tăng trưởng tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.

    Tính từ năm 2013 đến nay, vốn điều lệ của VietinBank không được bổ sung thêm. Hiện tại, tỷ lệ CAR của VietinBank mặc dù vẫn tuân thủ quy định hiện hành của NHNN tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhưng với năng lực vốn còn giới hạn, VietinBank đang đứng trước thách thức rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải đảm bảo yêu cầu tỷ lệ CAR tối thiểu theo chuẩn mực Basel II quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và quy định về đánh giá nội bộ mức đủ vốn tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2021) trong bối cảnh vốn điều lệ chưa tăng.

    Trong thời gian qua, VietinBank đã và đang triển khai tích cực các giải pháp đồng bộ với các phương án được đề ra tại Quyết định 1058/QĐ-TTg cũng như các biện pháp cải thiện vốn từ nguồn lực nội tại của VietinBank, khai thác tối đa các biện pháp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.

    “Căn cứ thực tế cấp tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và áp lực vốn để đảm bảo tuân thủ quy định của Basel II, yêu cầu tăng vốn của VietinBank là hết sức cấp thiết.

    Khác với các ngân hàng thương mại khác, VietinBank không thể thực hiện tăng vốn thông qua các giải pháp phát hành thêm cho nhà đầu tư do bị ràng buộc bởi các giới hạn: (i) tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTM cổ phần có vốn nhà nước không thấp hơn 65%; (ii) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%” - đại diện VietinBank chia sẻ.

    Việc tăng vốn của các ngân hàng là điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng giới hạn cấp tín dụng, giới hạn đầu tư, từ đó tăng cường khả năng cung ứng vốn tín dụng cho thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020, Bài cũ: 22/05/2020 ---
    Tiền Tây, tiền ta nhiều như quân nguyên thì sợ éo gì=))
    Tinhledt thích bài này.
  4. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.392
    Lại mới múc đây mà :))
    Investor_70 thích bài này.
  5. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.644
    Vậy ah, thế quỹ nào nó bán bid kinh vậy bác
    Investor_70 thích bài này.
  6. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
  7. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Tiền tây, tiền ta nhiều như quân nguyên.
    K múc mà vẫn Hold trạng thái đns trọn con sóng thôi.


    Giao dịch khối ngoại ngày 22/5: Gom mạnh bluechip, khối ngoại trở lại mua ròng trên HOSE
    Tác giả T.T

    Thứ Sáu, 22/5/2020 16:19
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Trái với nhà đầu tư nội xả bán bluechip khiến thị trường quay đầu mất điểm, khối ngoại đã tập trung gom các cổ phiếu này và trở lại trạng thái mua ròng về giá trị trên sàn HOSE. Tuy nhiên, với việc bán mạnh trên sàn HNX và thị trường UPCoM, khối ngoại vẫn giữ trạng thái bán ròng nhẹ trong phiên cuối tuần 22/5.
    Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 26,36 triệu đơn vị, giá trị 730,95 tỷ đồng, tăng 50,21% về khối lượng và 33,69% về giá trị so với phiên trước (21/5).

    Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 33,25 triệu đơn vị, giá trị 707,2 tỷ đồng, tăng 45,19% về khối lượng và tăng 15,28% về giá trị so với phiên trước.

    Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 6,89 triệu đơn vị, tăng 28,72% so với phiên trước. Tổng giá trị là mua ròng 23,75 tỷ đồng, trong khi phiên hôm qua bán ròng 66,7 tỷ đồng.

    Trong phiên hôm nay, khối ngoại tập trung mua cổ phiếu bluechip. Cụ thể, VNM được mua ròng 43,55 tỷ đồng (380.670 cổ phiếu), VCB được mua ròng 36,85 tỷ đồng, VHM với 26,31 tỷ đồng, VRE với 17,57 tỷ đồng, VPB với 16,95 tỷ đồng.

    Trái lại, cổ phiếu HPG tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 29,99 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,12 triệu đơn vị. Còn xét về khối lượng, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh, đạt 1,68 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 22,52 tỷ đồng.

    Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 127.330 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,96 tỷ đồng, giảm 58,36% về lượng nhưng tăng 21,74% về giá trị so với phiên trước đó (21/5).

    Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 3,07 triệu đơn vị, giá trị 33,71 tỷ đồng, cùng tăng gấp hơn 5,7 lần cả về lượng và giá trị so với phiên trước.

    Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 2,94 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 31,75 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ròng 151.970 đơn vị, tổng giá trị bán ròng 3,34 tỷ đồng.

    Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 28 mã và mạnh nhất là VCS được mua ròng hơn 387 triệu đồng, tương đương khối lượng 5.900 cổ phiếu.

    Đồng thời, khối này cũng bán ròng 28 mã và dẫn đầu vẫn là SHB bị bán ròng 27,98 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,19 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là TIG bị bán ròng 1,83 tỷ đồng (280.000 cổ phiếu).

    Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 575.650 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 9,47 tỷ đồng, tăng 19,26% về lượng và giảm 53,19% về giá trị so với phiên trước đó.

    Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 525.950 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 16,22 tỷ đồng, tăng 81,58% về lượng và giảm 3,45% về giá trị so với phiên trước.

    Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 49.700 đơn vị, giảm 74,25% so với phiên trước đó. Tổng giá trị là bán ròng 6,75 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 3,43 tỷ đồng.

    Trong đó, khối ngoại mua ròng 20 mã và LPB được mua ròng mạnh nhất đạt 3,43 tỷ đồng, tương đương khối lượng 449.700 cổ phiếu.

    Đứng ở vị trí thứ 2, VTP được mua ròng hơn 2 tỷ đồng (16.210 cổ phiếu)..

    Mặt khác, khối này bán ròng 15 mã và ACV vẫn bị bán ròng mạnh nhất đạt hơn 11,42 tỷ đồng, tương đương khối lượng 191.347 cổ phiếu. Tiếp theo là VIB bị bán ròng 1,56 tỷ đồng (99.900 cổ phiếu).

    Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 22/5, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,78 triệu đơn vị, tăng 83,83% so với phiên hôm qua. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 14,75 tỷ đồng, giảm 77,86% so với phiên trước đó (bán ròng 66,61 tỷ đồng).
    Investor_70 đã loan bài này
  8. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Nay MMs nắn chỏ số trả gap phiên đáo hạn hôm qua thôi mà, trend vẫn giữ nguyên.
    Mới lại nay thông tin HK và thế giới ko thuận, nhưng có vẻ lại bị lừa, chiều Âu Mỹ toàn âm 1% giờ quay đầu xanh mướt roài.
    Ai S nay lại ko vui 2 ngày cuối tuần roài=))
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020, Bài cũ: 22/05/2020 ---
    NN thỉnh thoảng vẫn cơ cấu thôi mà, bán mã này mua mã kia thôi.
    Còn hiên tịa 2 quỹ điamon và SSI vẫn đang múc mạnh
    Investor_70 đã loan bài này
  9. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đón nhà đầu tư mới và doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất

    Trong buổi phỏng vấn với một số báo chí nước ngoài mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 4-5% trong năm nay nhờ những nỗ lực thu hút thêm vốn đầu tư từ những doanh nghiệp đang tìm cách điều chỉnh lại chuỗi cung ứng.

    Mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là duy trì sự ổn định kinh tế và lạm phát thấp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Chính phủ sẽ theo dõi diễn biến của thị trường trong và ngoài nước để có chính sách tiền tệ phù hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, Thủ tướng chia sẻ.

    Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 2020 có thể thấp hơn mục tiêu đề ra trước đó là 6,8% và mức 7% của năm ngoái, kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn duy trì đà tăng trưởng, không giống như một số quốc gia láng giềng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái. Nói cách khác, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 gây ra sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn hưởng lợi từ mong muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài.

    “Việt Nam sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư xây dựng các dự án mới hoặc chuyển dây chuyển sản xuất từ quốc gia khác sang Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ nói thêm.

    [​IMG]
    Thủ tướng cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ không suy thoái như các quốc gia láng giềng. Ảnh: AP

    Thủ tướng cho biết Việt Nam có chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cũng đang triển khai các dự án hạ tầng quan trọng để cải thiện hoạt động logistics. Phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và thế giới để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý và duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, theo bản trả lời viết tay của Thủ tướng.

    “Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát, sớm đẩy lùi dịch Covid-19 và đang sẵn sàng vươn lên cùng đà phục hồi và phát triển kinh tế”.

    Chính phủ sắp ban hành loạt chính sách như tái cơ cấu nợ ngân hàng, giảm hoặc miễn trả lãi vay, đồng thời thực hiện các gói kích thích, như gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ 20 triệu lao động trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tìm cách nhanh chóng giải ngân các khoản đầu tư công và thực hiện cải cách hành chính để đẩy nhanh quá trình phục hồi, theo Thủ tướng.

    Đến nay, Việt Nam ghi 324 ca nhiễm Covid-19, không có ca tử vong và không có thêm ca lây nhiễm cộng đồng nào trong 35 ngày qua. Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam với những yếu tố kinh tế cơ bản vững chắc có thể phục hồi trong năm 2021 nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong và ngoài nước.

    Việt Nam từng được định vị sẽ tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh các doanh nghiệp đẩy nhanh kế hoạch rời Trung Quốc do chi phí tăng và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Các tập đoàn lớn như Samsung Electronics, LG Electronics và Intel Corp. đều đã xây dựng nhà máy lớn ở Việt Nam. Tháng 4, Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam trong quý I, tuyên bố sẽ chi 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất rời Trung Quốc.

    Đối tác lắp ráp AirPod của Apple, công ty Inventec Corp. (Đài Loan, Trung Quốc) cũng đang chuẩn bị thành lập một nhà máy ở Việt Nam. Tháng 2, Pegatron, nhà cung cấp của Apple, đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy ở Việt Nam trị giá 150 triệu USD.
    Investor_70 đã loan bài này
  10. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Gần 600 tỷ đồng đổ vào chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETFs trong tuần 18-22/5
    23-05-2020 - 11:30 AM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Riêng 3 quỹ ETF nội tuần qua đã hút ròng lượng vốn lên tới 24 triệu USD (khoảng 560 tỷ đồng). Việc các quỹ ETF nội thu hút dòng vốn khá tốt trong thời gian gần đây đã góp phần ổn định tâm lý thị trường sau nhịp giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.


    Tuần giao dịch 18-22/5 diễn ra với sự bứt phá mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam và thậm chí chỉ số VN-Index đã vượt qua mốc 850 điểm. Sự bứt phá mạnh của thị trường tuần qua ít nhiều có dấu ấn từ các quỹ ETF khi nhiều quỹ đã thu hút dòng vốn trở lại.

    [​IMG]
    Nổi bật nhất phải kể tới VFMVN30 Diamond ETF khi hút ròng 444 tỷ đồng (18,9 triệu USD) trong tuần qua. Dù chỉ mới được thành lập nhưng quỹ này đã hút ròng 27,3 triệu USD từ đầu năm tới nay. Hiện tại, quy mô VFMVN30 Diamond ETF lên tới 660 tỷ đồng, gấp 6 lần so với thời điểm lên sàn chứng khoán vào ngày 12/5.

    Một quỹ ETF mới thành lập trong năm 2020 là SSIAM VNFIN Lead ETF cũng hút ròng lượng vốn lên tới 102 tỷ đồng (4,34 triệu USD) trong tuần qua, nâng số vốn thu hút kể từ khi thành lập tới nay lên 16 triệu USD.

    Quỹ VFMVN30 ETF trong những tuần gần đây có phần chững lại trong việc thu hút vốn, tuy nhiên trong tuần vừa qua quỹ đã hút ròng 18 tỷ đồng, tương ứng 0,8 triệu USD.

    Như vậy, riêng 3 quỹ ETF nội tuần qua đã hút ròng lượng vốn lên tới 24 triệu USD (khoảng 560 tỷ đồng). Mới đây, SSIAM cũng tuyên bố thành lập quỹ SSIAM VN30 ETF sử dụng benchmark VN30 với quy mô tối thiểu 50 tỷ đồng. Việc các quỹ ETF nội thu hút dòng vốn khá tốt trong thời gian gần đây đã góp phần ổn định tâm lý thị trường sau nhịp giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Về phía các quỹ ETF ngoại, Premia MSCI Vietnam ETF cũng hút ròng 0,18 triệu USD. Trong khi đó, VNM ETF bị rút ròng 1,97 triệu USD và cũng là quỹ ETF duy nhất bị rút vốn. Các quỹ FTSE Vietnam ETF, iShare MSCI Frontier 100 ETF, S&P Select Frontier ETF không có biến động về dòng vốn trong tuần qua.

    Lũy kế tuần 18-22/5, các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã hút ròng 22,25 triệu USD. Thống kê cho thấy biến động thị trường thường khá đồng pha với xu hướng dòng vốn ETF. Do vậy, nếu xu hướng hút vốn ETF tiếp tục được duy trì trong những tuần tới, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng về kịch bản tích cực hơn của thị trường.

    Minh Anh

    Theo Nhịp sống kinh tế


    Từ Khóa:
    ttck, chứng khoán, etf, cổ phiếu, khối ngoại, vnm etf
    Investor_70 đã loan bài này

Chia sẻ trang này