Cổ phiếu ngân hàng quá nóng (trích nguyên tiêu đề)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hugncom, 31/12/2006.

167 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 04:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 818 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ngân hàng quá nóng (trích nguyên tiêu đề)

    Chỉ trong hai tuần trở lại đây, giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị trường OTC tăng vụt với những bước quá nóng sốt và phổ biến.

    Chỉ trong hai tuần qua, cổ phiếu của nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng từ 20 ?" 30 giá, kể cả cổ phiếu của những ngân hàng được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả hoạt động lẫn những thành viên vừa mới ra đời hoặc chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang.

    Ngân hàng Đông Á (EAB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank), Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Quân đội (MB)?, những cái tên đắt giá trên thị trường OTC đương nhiên có mặt trong đợt sốt này.

    Giá cổ phiếu EAB và Eximbank vốn đã được đề cập nhiều trong thời gian qua khi có đà tăng mạnh nhất. Giá cổ phiếu VIB Bank, VPBank tăng không quá mạnh nhưng đều và vững. Còn ?ongựa ô? của đợt tăng này là Habubank.

    Giá cổ phiếu của EAB hiện đã lên tới 17,5 triệu đồng/cp, tăng khoảng 3,5 triệu đồng/cp chỉ trong 10 ngày qua; của Eximbank là 13,5 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng/cp so với ngày 15/12; của MB tăng lên 8 triệu đồng thay vì mức 7,4 triệu đồng/cp trước đó? Giá cổ phiếu của VIB Bank cũng tăng từ 62.000 đồng/cp lên 64.000 đồng; cổ phiếu VPBank cũng tăng lên mốc 60.000 đồng thay mức 54.000 ?" 56.000 đồng phổ biến của trung tuần tháng 12/2006.

    Với Habubank, mức tăng trở nên nổi bật nhất trên thị trường khi thêm trên 10.000 đồng/cp để lên mức 74.000 đồng; thậm chí có giá chào tới 77.000 đồng/cp vào thời điểm cuối tháng này.

    Giá cổ phiếu của một số thành viên khác như An Bình, G-Bank, SHB, MSB? cũng tăng vọt trong đợt sốt này.

    Có nhiều yếu tố nâng giá cổ phiếu ngân hàng lên những mức kỷ lục từ trước tới nay. Trên thị trường, chưa bao giờ giá cổ phiếu ngân hàng lại trở thành một đề tài được bàn luận nhiều như vậy. Trên diễn đàn *********, trong những ngày này, chiếm quá nửa đề tài nóng hổi là về cổ phiếu các ngân hàng thương mại.

    Chỉ riêng không khí đó cũng đã tác động lớn tới tâm lý của những chủ sở hữu cổ phiếu các nhà băng. Họ đang nắm giữ những mặt hàng được săn đón, quan tâm và ngợi khen (có nhiều trường hợp quá mức). Tất nhiên, phải có những lực đẩy thực sự, có gốc rễ cụ thể trong đợt sốt này.

    Lại phải nói đến Eximbank với những gì được công bố về nợ xấu và triển vọng kinh doanh. Rồi cổ phiếu EAB tăng vụt khi có tin ngân hàng này chuẩn bị bán vốn cho thương hiệu ngân hàng số 1 thế giới là Citigroup. Cổ phiếu MB thực sự hấp dẫn khi ngân hàng này đã có kế hoạch chia 42% cổ tức bằng cổ phiếu. Giá cổ phiếu của An Bình cũng vượt 500.000 đồng/cp khi có thông tin ngân hàng này sắp phát hành một đợt trái phiếu chuyển đổi. Và Habubank lại có thông tin hỗ trợ từ một giải thưởng khá ấn tượng vừa được trao tặng cũng như mức vốn điều lệ mới 1.000 tỷ đồng?

    Một nguyên nhân khác, rất quan trọng, là những con số hấp dẫn về lợi nhuận, cổ tức mà các ngân hàng bắt đầu đưa ra. Những con số kỷ lục trong lịch sử hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang chứng minh ngân hàng là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất hiện nay.

    Tuy nhiên, trong cơn sốt này không thể phủ nhận một số tác động từ công tác ?olàm hàng? trên thị trường. Có nhận định cũng cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng hiện nay đã cao hơn giá trị thực rất nhiều. Và hơn hết, mỗi nhà đầu tư, những người trong cuộc, sẽ xem xét lại nhận định đó.

    (Đăng Long)

    => Bác này chắc kô hiểu gì về chứng khoán rùi, nóng hả? nóng vào mắt giá này đã tính cho việc chia tách, trả cổ tức = CP... đầu năm 2007 rùi (nhiều CP vẫn chưa hết tin đâu, ví như EXIM còn 2 tin tốt nữa khi đó giá phải 18-20 )
    Thế này chắc đầu tuần bác Đăng Long lại sẽ có bài: Cổ phiếu dầu khí cháy bùng bùng .
  2. vinataba9

    vinataba9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Một số bác học giả chỉ toàn lý thuyết, có trực tiếp tham gia vào thực tế đâu mà biết. Tôi thấy bác TDS phát biểu mà buồn cho cấp quản lý VN quá. Yếu kém kinh khủng, hệt như mấy bác ở học viện Ngân hàng.
  3. hailua_tapchoi

    hailua_tapchoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy nếu mà nói thế thì cả thị trường Việt Nam quá nóng, các NH so với các doanh nghiệp của Petro về các chỉ tiêu kinh doanh và lợi nhuân đâu có kém thế mà giá cổ phiếu thua xa các doanh nghiệp của Petro như PVI, PTSC ..

    www.TIMNHADAT.com
  4. all2hero

    all2hero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Lãi lớn chưa từng có tại các ngân hàng TMCP

    >> Các ngân hàng cổ phần công bố lãi lớn

    TP - Đón năm mới 2007, hơn phân nửa trong tổng số 40 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên cả nước đã chắc chắn nâng ly sâm banh cụng ăn mừng...

    Các ngân hàng TMCP đều lãi lớn trong năm 2006 Ảnh: Hồng Vĩnh
    Theo nhận định của các chuyên gia, 2006 sẽ được coi là năm ?ohoa sai, quả ngọt? chưa từng có, đem lại cho khối ngân hàng cổ phần lợi nhuận và thành công rực rỡ nhất từ trước đến nay.

    2006 - Năm thăng hoa

    Những ngày cuối năm 2006, khối ngân hàng thương mại quốc doanh gồm các ?oanh cả?: Ngoại thương (Vietcombank); Công thương (Incombank); Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank)... vẫn im ắng thông tin tình hình làm ăn kinh doanh.

    Ngược lại, khối các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đang lan rộng bầu không khí đầy phấn khởi.

    Ngày cuối cận Tết Dương lịch, trụ sở chính của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) tọa lạc tại vị trí đẹp cận kề Hồ Gươm (Hà Nội) nhộn nhịp người ra kẻ vào. Trên gương mặt các cổ đông ra vào làm thủ tục phần lớn đều hỉ hả.

    Bác Nguyễn Hoà, một cổ đông trung thành của ngân hàng này không giấu được nụ cười mãn nguyện: ?oTôi vừa được biết VPbank dự kiến mức chia lợi nhuận cho cổ đông năm nay là 24,2% và chi trả hoàn toàn bằng tiền mặt. Với hơn 500 triệu đồng mệnh giá đang sở hữu, thế là tôi đã có một số tiền kha khá để lo cho cả nhà ăn Tết này?.

    Năm 2006 tổng tài sản VPbank ước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng; tổng tiền huy động dân cư - 5.500 tỷ đồng; tổng dư nợ - 5.000 tỷ đồng. Theo tính toán, lãi trước thuế của ngân hàng (đã trích trừ quỹ dự phòng rủi ro) năm 2006 ước tính đạt 175 tỷ đồng (gấp 1,5 lần so với năm 2005).

    Về cổ tức, riêng quỹ thưởng của cán bộ công nhân viên ngân hàng tính cho cả năm sẽ vào khoảng 10 tỷ đồng. Như vậy, 2006 là năm ?ophát tài, phát lộc? của VPbank? - Theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng Giám đốc VPbank, thành công này đang nằm chung trong sự thăng hoa của khối NHTMCP nói chung.

    Ông Sơn nhận định: ?oNăm nay mức tăng trưởng của các NHTMCP đều đạt vào khoảng 50%; lợi nhuận chung của khối NHTMCP tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2005, cá biệt có những ngân hàng tăng lên gấp đôi. Về cổ tức năm nay các NHCP đều đạt tỷ suất lợi nhuận từ 15% - 20%?.

    Thông tin mới nhất, năm 2006, Ngân hàng Á châu (ACB) tiếp tục dẫn đầu khối NHCP về hiệu quả hoạt động, với tổng lợi nhuận trước thuế đến nay đạt 568 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm; Sacombank đạt 447 tỷ đồng, đạt 146% so với lợi nhuận năm ngoái; Eximbank đạt trên 340 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch năm.

    Các NHTM cổ phần bậc trung cũng đạt chỉ tiêu lợi nhuận không kém như Ngân hàng Phương Đông (OCB) đạt 140 tỷ đồng, gấp 2 lần năm trước. NHTMCP Sài Gòn (SCB) lãi 151,4 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2005. Bên cạnh chỉ tiêu về lợi nhuận, nhiều ngân hàng tăng tốc về quy mô tài sản.

    Hiện ACB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, đạt đến 42.500 tỷ đồng, gấp 2 lần so với hồi đầu năm; tiếp theo là NHCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) trên 24.000 tỷ đồng, tăng 58% và NHCP xuất nhập khẩu (Eximbank) gần 17.000 tỷ đồng, tăng 49%.

    Nằm trong chuỗi thành công tiếp theo phải kể khối NHCP mới chuyển từ nông thôn lên đô thị như: AnBìnhbank (ABB); NHTMCP Hà Nội - Sài Gòn (SHB); NHTMCP Toàn Cầu (G-bank); Việt Á...

    Tuy dấu ấn về lợi nhuận chưa ?osắc? do đang trong giai đoạn chuyển tiếp (ABBank năm 2006 lợi nhuận trước thuế khoảng 45 tỷ đồng), nhưng sự ?othăng hoa? của các ngân hàng này được đánh dấu bằng các cú bắt tay lên tiếp với những đối tác cổ đông chiến lược cùng việc tiếp thị hình ảnh, tên tuổi và phong cách làm việc ngày một chuyên nghiệp.

    Cùng với sức nóng thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của khối NHCP nói chung và các ?oem út? mới lên đời này nói riêng đang tăng vùn vụt trên thị trường giao dịch cổ phiếu không chính thức OTC.

    Năm 2007 - Cạnh tranh khốc liệt

    Theo tính toán của các chuyên gia, bức tranh toàn cảnh của khối ngân hàng năm 2007 sẽ là cuộc chiến cạnh tranh thị phần ngày càng quyết liệt giữa khối cổ phần với khối quốc doanh cũng như trong chính nội tại khối cổ phần với nhau.

    Mặc dù hiện tại, khối các NHTM quốc doanh đang rất cố gắng nỗ lực trong việc chuẩn bị những bước ?ođệm? cho tiến trình cổ phần hoá, nhưng sức ỳ cùng những điểm khó tháo gỡ của cơ chế khiến các ngân hàng này ngày càng trở thành những cây cổ thụ cớm bóng.

    Tăng trưởng thị phần kém (nếu không muốn nói là ngày càng bị co hẹp - PV); hoạt động chủ yếu vẫn là tín dụng thay vì dịch vụ; tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMQD vẫn ở mức cao...

    Đó là lý do khiến cho kết quả kinh doanh của khối NHTM này được dự báo năm 2006 và những năm sau sẽ không hấp dẫn lắm. Sức cạnh tranh tại các NHTM quốc doanh sẽ vẫn kém khối NHCP, vì sao?

    Một chuyên gia về phát triển ngân hàng chia sẻ với Tiền phong: ?oĐộng cơ làm việc tại 2 khu vực này hoàn toàn khác nhau; một bên là cho mình vì mình; còn bên kia là quản lý cho Nhà nước hưởng lương theo kiểu Nhà nước.

    Ông Vũ Trọng Ngoạn- Tổng Giám đốc VCB cũng đã từng than phiền về việc chảy máu nguồn nhân lực tài năng của ngân hàng cũng chỉ vì chế độ đãi ngộ không tương xứng.

    ?oỞ NHCP, đồng vốn là do cổ đông bỏ ra, người quản lý phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ làm nó sinh lời; còn ở NHTMQD hiện nay nhiều ngân hàng được hưởng nguồn vốn rẻ của nhà nước như ODA; vốn chính phủ chưa giải ngân là đã chỉ cần hưởng chênh lệch lãi suất đã có lãi, sức ép vô hình trung đã rất khác biệt?- Chuyên gia này so sánh.

    Sự phát triển và lợi nhuận năm 2007 của các NHTMCP có còn hấp dẫn. Cuộc cạnh tranh về thị phần, về nhân lực, về huy động tiền gửi liệu có làm dẫn đến những biến động lớn về tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận?

    Lãnh đạo các Ngân hàng ACB, Sacombank, VPbank, Techcombank, An Bình bank đều cho rằng đồ thị tăng trưởng năm 2007 của khối cổ phần có thể là đi lên ngang bằng.

    Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2007 sẽ thấp hơn do mặt bằng lãi suất có thể tăng ?onóng? từ cuộc cạnh tranh huy động tiền gửi trong dân cùng những chi phí ngày một tốn kém hơn trong cuộc chiến cạnh tranh nguồn nhân lực và đầu tư công nghệ.

    Khánh Huyền

Chia sẻ trang này