Cổ phiếu Sơn Hải Phòng teo sau quả này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietnam2020, 13/09/2007.

1187 người đang online, trong đó có 474 thành viên. 23:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 443 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vietnam2020

    vietnam2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu Sơn Hải Phòng teo sau quả này

    Chỉ có doanh nghiệp lãnh đủ
    Duy Đông

    Căn cứ vào thực tế, Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc (Tổng cục Hải quan) kiến nghị: cần có bộ tiêu chuẩn quốc gia về mặt hàng này và có mức thuế suất tương ứng với mỗi mã hàng hoá.

    Cơ quan hải quan chỉ có thể làm việc khách quan và chính xác, đảm bảo quyền lợi của DN khi có đủ cơ sở kỹ thuật trong công tác phân tích phân loại hàng hoá. Thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định thuế suất thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính.
    Khi ngành hải quan thực hiện phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trong điều kiện còn thiếu nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật mô tả hàng hoá do các cơ quan chức năng khác chưa ban hành thì người chịu thiệt vẫn là doanh nghiệp (DN). Việc Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Công ty SHP) khiếu nại nhiều lần liên quan đến mã số phân loại hàng hoá là một ví dụ tiêu biểu.

    Sơn nguyên liệu hay sơn thành phẩm?
    Trong 2 năm 2005-2006, Công ty SHP đã nhập khẩu một số nguyên liệu dạng paste để sản xuất sơn tấm lợp. Theo quy định hiện hành, nếu DN nhập khẩu paste màu để sản xuất sơn thì loại hàng hoá này có thuế suất thuế nhập khẩu là 3% (biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành). Tuy nhiên, theo kết luận của cơ quan hải quan, loại hàng hoá mà Công ty nhập khẩu lại là sơn thành phẩm (có mã hàng hoá là 32081069), nên DN phải chịu mức thuế suất theo quy định là 30%. Với 11 lô hàng đã nhập khẩu, Công ty SHP phải nộp khoản tiền truy thu thuế là 8 tỷ đồng. Và DN bắt đầu hành trình khiếu nại của mình vì cho rằng đã bị áp đặt một cách vô lý.
    Công ty SHP cho biết, mặt hàng mà Công ty nhập khẩu về là paste màu gốc Polyeste chịu nhiệt trên 2150C. Để tạo ra được sơn thành phẩm, các kỹ sư của Công ty phải cho thêm các chất làm mờ, phân tán, dàn đều, tạo màng và dung môi vào và khuấy với tốc độ cao (ngang với lực phân tán tương tự như nghiền), đồng thời phải chỉnh các màu theo yêu cầu màu sắc cụ thể của khách hàng. Phải qua các công đoạn này thì mới tạo ra sơn thành phẩm. Hơn nữa, để làm được điều này, Công ty đã ký hợp đồng đào tạo và chuyển giao công nghệ bước 1 với đối tác nước ngoài và cử cán bộ đi nghiên cứu và học tập tại Hàn Quốc để làm chủ công nghệ. Do đó, theo Công ty SHP, thì không thể gọi paste sơn màu mà Công ty nhập về là sơn thành phẩm hay giống như sơn thành phẩm được.
    Công ty SHP còn viện dẫn Công văn 1549/BCN-TCKT ngày 14/7/2007 của Bộ Công nghiệp (cũ) trả lời thắc mắc của Công ty về vấn đề này như sau: ?oViệc cơ quan hải quan áp paste vào mã 3208.10.69 là loại khác của sơn lót và sơn dùng làm nước sơn ban đầu (sơn thành phẩm) cũng chưa đủ sức thuyết phục?. Với những dẫn chứng về paste sơn và quá trình chế tạo từ paste màu này thành sơn thành phẩm như trên, Công ty SHP đã phản ứng quyết liệt vì cho rằng, cơ quan quản lý đã cứng nhắc và áp đặt.

    Cơ quan hải quan cũng lúng túng
    Theo ông Nguyễn Hữu Xuân, Giám đốc Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc (Tổng cục Hải quan), cơ quan hải quan đã tiến hành phân tích mẫu hàng hoá mà Công ty SHP đã NK. Kết quả thu được cho thấy, loại hàng hoá này không phải là paste màu, nhưng cũng không phải là sơn thành phẩm. Trong thành phần của hàng hoá nhập khẩu thì còn thiếu nhiều yếu tố khác mới tạo ra được sơn thành phẩm, song cũng đã có thêm nhiều chất quan trọng để không đơn thuần chỉ là paste màu nữa. Nếu coi đây là paste màu thì không chuẩn xác, nhưng nếu phân loại đây là sơn thành phẩm thì lại bị ?oép?. Như đã nói ở trên, việc ?ođẩy? hàng hoá này từ nguyên liệu (paste sơn) thành sơn thành phẩm đã làm tăng rất nhiều số tiền thuế mà DN phải nộp, khiến DN buộc phải khiếu nại.
    Mọi rắc rối nảy sinh xuất phát từ việc sau khi đã phân tích được thành phần của hàng hoá nhập khẩu, nhưng cơ quan hải quan không có cơ sở để phân loại vào loại hàng hoá nào để tính thuế. Trong trường hợp này là do không có tiêu chuẩn về paste sơn do cơ quan có thẩm quyền quy định. ?oĐể tránh việc DN khiếu nại, trong trường hợp này lẽ ra phải có bộ tiêu chuẩn quốc gia quy định cụ thể thế nào là paste màu, thế nào là paste sơn và sơn thành phẩm. Khi có cơ sở kỹ thuật này và sau khi đã phân tích thành phần của hàng hoá, thì cơ quan hải quan sẽ có khung chuẩn để áp dụng. Lúc này, việc áp mã vừa chính xác, không gây thiệt hại cho DN và không gây khó cho cơ quan hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ?, ông Xuân nói. Cũng theo ông Xuân, đáng lẽ khi được hỏi, Bộ Công nghiệp (cũ) cũng cần phải kết luận đây là sơn nguyên liệu hay sơn thành phẩm để cơ quan hải quan có cơ sở áp thuế một cách chuẩn xác cho DN. Song trong Công văn số 3427/BCN-CLH ngày 19/6/2006 gửi Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, Bộ Công nghiệp (cũ) cũng chỉ nói chung chung: ?oNhư thế giữa hai khái niệm bán thành phẩm và nguyên liệu thì paste màu được coi là bán thành phẩm hơn là nguyên liệu sản xuất sơn?. Lý do mà cơ quan này không thể khẳng định được đây là nguyên liệu hay bán thành phẩm cũng được lý giải là do hiện nay chưa có tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chí kỹ thuật để phân biệt 2 nhóm sản phẩm trên. Và giả sử khi đã kết luận được sản phẩm mà Công ty SHP đã nhập là bán thành phẩm sơn thì cũng chẳng có cơ sở rõ ràng nào để cơ quan hải quan áp thuế, bởi chưa có quy định trong biểu thuế về loại ?obán thành phẩm sơn?. Thế nên, DN càng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải lý giải rõ ràng việc tại sao lại áp thuế sản phẩm của mình là sơn thành phẩm thay vì nguyên liệu sản xuất sơn.

    DN chịu khổ
    Trong đơn khiếu nại ngày 19/7/2007 gửi Bộ Tài chính, Công ty SHP nêu rõ, việc DN này phải đóng thêm 8 tỷ đồng tiền thuế do cơ quan hải quan điều chỉnh mức thuế đang đẩy DN này đứng bên bờ vực phá sản. Mọi thắc mắc và dẫn chứng của DN này với lãnh đạo Bộ Tài chính cũng vẫn xoay quanh chuyện DN không đồng tình với việc cơ quan hải quan quyết định áp thuế theo mã thành phẩm trong khi chưa có quy định về tiêu chuẩn mặt hàng trên.
    Vụ việc này cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Theo tìm hiểu riêng của phóng viên Báo Đầu tư, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN tiếp tục sản xuất, Tổng cục Hải quan đã cho phép giải toả cưỡng chế nhập khẩu đối với Công ty SHP. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho phép DN này nộp thuế truy thu theo kế hoạch trong vòng 2 năm. Trong quyền hạn có thể giải quyết của mình, Tổng cục Hải quan đã làm hết sức mình để tháo gỡ vướng mắc của DN. Tuy nhiên, do thiếu quy định về tiêu chuẩn hàng hoá nên DN phải chịu thiệt thòi vô lý mà không biết kêu ai.
    Trong quá trình tìm hiểu thông tin viết bài này, chúng tôi được biết, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn Tổng cục Hải quan áp mã hàng hoá của Công ty SHP vào nhóm sơn thành phẩm. Một trong những lý do đưa ra là sản phẩm mà DN này nhập khẩu về đã gần với sơn thành phẩm, chỉ cần quá trình gia công thêm không phức tạp là tạo ra sơn thành phẩm. Bên cạnh đó, khi áp thuế suất ở mức cao sẽ khuyến khích DN đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất paste màu (thuế suất 3%) thay vì chỉ gia công đơn giản như hiện nay. Rõ ràng, quan điểm trên không thuyết phục được DN bởi khi không có quy định cụ thể về vấn đề này thì rất dễ dẫn đến cách làm tuỳ tiện mà người ?olãnh đủ?û không ai khác chính là DN. ?oĐể giải quyết được tận gốc vấn đề, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải có quy định về tiêu chuẩn loại hàng hoá này cũng như nhiều hàng hoá khác. Trên cơ sở quy định đó, các cơ quan hải quan, thuế mới đủ căn cứ để phân loại và tính thuế với DN, tránh để ảnh hưởng đến sản xuất của DN như hiện nay?, ông Xuân cho biết. Hiện Công ty SHP vẫn tiếp tục khiếu nại vì vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng. Một câu hỏi tưởng như đã cũ, nhưng vẫn cần phải nhắc lại: bao giờ thì DN hết khổ vì cơ chế?

Chia sẻ trang này