Cổ phiếu tâm điểm ngày 14/12 dưới góc nhìn kĩ thuật: CTG

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tmb_group, 14/12/2018.

1482 người đang online, trong đó có 592 thành viên. 23:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2930 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. tmb_group

    tmb_group Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    92
    CTG - Tin xấu phản ánh?

    - Xu thế ngắn hạn: Downtrend.

    - Vùng hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn: 22.1 và 23.75

    - Chỉ báo RSI: Tiêu cực.
    RSI bẻ gập xuống mức 41 cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế.
    Đồng thời việc để thủng cả mức đáy cũ khiến cho RSI đang xác lập một downtrend ngắn hạn, điều này đồng nghĩa với việc khả năng cao phe bán sẽ còn tiếp tục làm chủ cuộc chơi trong các phiên tiếp theo.

    - Khối lượng: 11,3 triệu cổ phiếu cao hơn gấp 2,5 lần trung bình 20 phiên là 4,3 triệu.

    [​IMG]

    - Diễn biến giao dịch:

    Nguyên lý đầu tiên và cũng là cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật đó là tất cả các thông tin liên quan đã được phản ánh bởi giá cả. Không phải ngẫu nhiên trong tất cả các Bluechips, CTG lại là mã bị bán mạnh với volume lớn.

    Đây đang là thời điểm nhạy cảm với CTG khi hàng loạt tin xấu ra cùng 1 lúc. Dường như phiên qua những ai nhanh nhạy, nắm bắt được tin tức đã tranh thủ “thoát hàng” trước. Trong bối cảnh thị trường chung đang khá yếu, với một lượng bán vừa phải thì hệ quả tất yếu là CTG có một phiên giảm tương đối và hình thành một cây nến đen bao phủ hoàn toàn cây nến trắng trước đó!

    Còn phiên nay, suốt cả buổi sáng CTG giao dịch giảm nhẹ ở mức cầm chừng - chủ yếu là theo xu thế chung của thị trường. “Ác mộng” chỉ thực sự diễn ra ở phiên chiều khi mà tin tức được lan đi nhanh chóng, khiến cho một cuộc tháo chạy quy mô bắt đầu. Lệnh bán diễn ra liên tục và xối xả, lúc 13h18 có một lệnh bán lớn với khối lượng lên đến gần 600 ngàn cổ phiếu, CTG khớp tăng vọt từ 4 triệu lên 4 triệu 6.

    Sau 14h, mức hỗ trợ 22.6 của CTG bị xuyên thủng, lực bán càng lúc càng dồn dập, khối lượng giao dịch cao hơn cả phiên sáng cộng lại! Chốt chặn 22.1 tỏ ra là ngưỡng hỗ trợ quan trọng khi giá về đến đây thì dừng lại và có dấu hiệu quay đầu tăng.

    Kết phiên, CTG đóng cửa ở mốc 22.35 (giảm 3,5%) với khối lượng cao nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Thường thì khối lượng sẽ củng cố cho xu hướng, nên việc mua vào CTG lúc này là khá rủi ro cho những ai có ý định “bắt dao rơi”.

    Trước khi có một số dấu hiệu đảo chiều rõ ràng, thì hành động hợp lý nhất lúc này là nên đứng ngoài.

    - Tín hiệu chung: Tiêu cực.

    Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.
    - SMART TA -
  2. TamAnh02

    TamAnh02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/01/2017
    Đã được thích:
    52
  3. Humbledaddy

    Humbledaddy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2018
    Đã được thích:
    367
    Thật tốt, có những bài TA như bác sẽ sớm việc trao tay diễn ra nhanh hơn ^^
  4. ras013

    ras013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2014
    Đã được thích:
    499
    CTG dự về bao nhiêu đấy chủ thớt?
  5. BrokerF319

    BrokerF319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Đã được thích:
    1.701
  6. lathang

    lathang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/05/2015
    Đã được thích:
    509
    Vietinbank đang ôm “quả bom nổ chậm” Xi măng Công Thanh?
    15/12/2018


    Báo Cáo tài chính bán niên năm 2018 của Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) đã cho thấy sự mất cân đối tài chính trầm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khi khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 2.023 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của Xi măng Công Thanh chỉ 13.892 tỷ đồng.
    Món nợ khổng lồ của Xi măng Công Thanh
    Được biết đến là “ông lớn” hoạt động đa lĩnh vực bao gồm: nhiệt điện, phân đạm, vận tải, khách sạn, resort, sân golf và mũi nhọn là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng và clinker, nhưng doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt dự án lớn được triển khai là Công ty CP xi măng Công Thanh liên tiếp lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nợ đầm đìa và mất cân đối tài chính.
    Cụ thể, theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tổng tài sản của đơn vị là hơn 15 nghìn tỷ đồng.

    Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt xa giá trị tài sản cố định là hơn 1 nghìn tỷ đồng.

    [​IMG]
    Tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng.
    Cũng theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, khoản lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng.


    Chính khoản lỗ này đã nâng tổng mức lỗ lũy kế của Xi Măng Công Thanh lên 2.023 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Xi Măng Công Thanh có dấu hiệu mất cân đối tài chính.
    [​IMG]
    Lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng.
    Theo Báo cáo kiểm toán bán niên, số liệu hàng tồn kho cuối kỳ của Xi măng Công Thanh là hơn 365 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là hơn 187 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là gần 480 tỷ đồng. Tổng tài sản cố định của Công Thanh tại thời điểm 30/6/2018 là 13.892 tỷ đồng. Biến động so với thời điểm 31/12/2017 là giảm trừ hơn 29 tỷ đồng.

    Tại thuyết minh về các khoản nợ phải trả của tập đoàn (tính đến 30/6/2018) đã tăng thêm 322 tỷ đồng (từ 14.693 lên 15.015 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn là 2.416 tỷ đồng, nợ dài hạn là xấp xỉ 12.599 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2018 là 2.023 tỷ đồng.

    Với những số liệu trên, kiểm toán đã nghi ngờ “khả năng hoạt động liên tục” của Xi măng Công Thanh trong bút lục phần “vấn đề cần nhấn mạnh” tại trang 4 bản báo cáo kiểm toán do PwC Việt Nam Báo cáo soát xét mang số hiệu HCM 7510 ngày 18/9/2018.

    “Chúng tôi xin lưu ý đến thuyết minh [2.1] của báo cáo tài chính cho thấy, Công ty đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 352 tỷ đồng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2018. Và cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.123 tỷ đồng Việt Nam. Điều này, cùng với các vấn đề khác [2.1] cho thấy, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

    Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty Xi măng Công Thanh đã được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh để có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau”, báo cáo kiểm toán cho hay.

    [​IMG]
    Kiểm toán viên Mai Viết Hùng Trân nghi ngờ “khả năng hoạt động liên tục” của Xi măng Công Thanh.
    Tín hiệu báo động cho Vietinbank
    Tình hình tài chính khủng hoảng trầm trọng của Tập đoàn Công Thanh – Xi măng Công Thanh hiện nay đang là nỗi ám ảnh của ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác. Tuy nhiên, có lẽ không ai lo lắng bằng chủ nợ của doanh nghiệp này – ngân hàng Vietinbank.

    Tại thời điểm báo cáo tài chính sau soát xét bán niên 2018, dư nợ tín dụng của Công Thanh tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM là 8.105 tỷ đồng. Trong đó, khoản dư nợ ngắn hạn hơn 980 tỷ đồng, vay dài hạn là hơn 4.732 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 2.390 tỷ đồng thể hiện tại thuyết minh 17a và 17b trang 25 báo cáo này.

    [​IMG]
    Những khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại ngân hàng Vietinbank.
    Trước đó, khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại Ngân hàng VietinBank gồm khoản nợ lãi vay dài hạn và lãi vay trái phiếu tính đến ngày 31/12/2015 có tổng giá trị là 3.310,973 tỷ đồng. Khoản nợ này đã được Ngân hàng VietinBank gia hạn trả nợ lãi, các khoản lãi này sẽ được trả trong vòng 14 năm, bắt đầu từ năm 2017.

    Trong diễn biến mới nhất, bằng việc ân hạn thời gian trả nợ từ năm 2017 đến năm 2035, Vietinbank đã “tái cấu trúc” khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó các khoản phải trả dư nợ đến năm 2016 được phân bổ vào thời gian từ năm 2020 đến 2026. Phần lãi vay và dư nợ phát sinh từ năm 2017 sẽ được ân hạn phân bổ trả nợ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2035. Đến thời điểm năm 2035, Tập đoàn Công Thanh sẽ phải thanh toán dứt điểm gốc và lãi vay cho Vietinbank.

    Như vậy, “sự nguy hiểm” của con nợ – Xi măng Công Thanh đã được chính chủ nợ – Ngân hàng VietinBank “hóa giải” bằng cách gia hạn nợ.


    Trước sự việc bất thường nêu trên, có lẽ dư luận sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng này xảy ra liên tục đối với một khách hàng và cũng là một trong những con nợ nghìn tỷ của Ngân hàng VietinBank?
    Có một điều lạ là qua các báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Công Thanh, đơn vị kiểm toán đã liên tục đưa ra cảnh báo về tình hình tài chính của đơn vị này từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn được VietinBank liên tục tiến hành gia hạn cho các khoản nợ và lãi vay.


    Liệu Xi măng Công Thanh có trở thành “quả bom nổ chậm” trong tương lai của Ngân hàng VietinBank hay không? Và VietinBank có rút chân ra được khỏi khối nợ nghìn tỷ đã bị “chôn” tại Xi măng Công Thanh, câu trả lời chỉ có Ngân hàng này mới biết.
  7. tmb_group

    tmb_group Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    92
    CTG trước mắt có hỗ trợ ở 22.1, nếu vùng này để thủng thì khả năng cao sẽ về lại 21.
  8. ras013

    ras013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2014
    Đã được thích:
    499
    Nếu xét về nợ xấu thì so với BID không biết thằng nào hơn thằng nào kém.
  9. Tran Nam

    Tran Nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2014
    Đã được thích:
    5.834
    T2 khả năng cao chạm sàn đó bác
  10. tmb_group

    tmb_group Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    92
    Cũng có thể, tin xấu thực ra có từ lâu rồi, nhưng bây h mới bắt đầu phản ánh sau khi CTG điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Chia sẻ trang này