CƠ SỞ ĐỂ BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vua132, 14/11/2018.

461 người đang online, trong đó có 184 thành viên. 01:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5570 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. vua132

    vua132 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2016
    Đã được thích:
    12
    Kính gửi: Quý nhà đầu tư.

    Nối tiếp seri cập nhật hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Q3/2018, trong bài này em sẽ đánh giá xu hướng ngành ngân hàng trong thời gian tới và đề cập đến một số mã cổ phiếu để theo dõi. Giá mua bán và thời điểm thích hợp sẽ được tư vấn cụ thể đến từng nhà đầu tư sau.


    CẬP NHẬT NGÀNH NGÂN HÀNG
    KHUYẾN NGHỊ VCB – TCB – ACB - MBB


    VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
    Giá mục tiêu 63.700 đồng/cp (Theo dõi)


    Luận điểm đầu tư
    - Là ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thương hiệu cũng như quy mô vốn hóa.
    - Chất lượng nguồn vốn: không bị áp lực Basel II cao
    • · Phát hành 10% riêng lẻ cho đối tác (Mizuho Bank) dự kiến thành công
    • · Hạ tỷ lệ sở hữu tại MBB và EIB xuống dưới 5% đang thực hiện
    - Chất lượng tài sản: Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao.
    - NIM được duy trì nhờ nguồn vốn giá rẻ và lợi thế trong ngành.
    - Khoản thu nhập bất thường tiềm năng:
    • · Chưa ký kết bancasurance, dự kiến sẽ hoàn tất năm 2019
    • · Đang thực hiện thoái vốn tại MBB và EIB
    Định giá
    - Theo MBS, ước tính Bookvalue năm 2018 và 2019 lần lượt là 20.626 đồng và 23.590 đồng. Ở mức P/B mục tiêu 3.1 lần, giá hợp lý của VCB là 63.700 đồng/cp.


    TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
    Giá mục tiêu 33.100 đồng/cp (Theo dõi)


    Luận điểm đầu tư
    - Là ngân hàng có nhiều quan hệ đối tác chiến lược như VIC, HVN hay MSN nên việc đầu ra được đảm bảo ổn định là lợi thế lớn của ngân hàng này.
    - Tiềm năng tăng trưởng tín dụng: Room tín dụng vẫn ở mức thấp trong khi cuối năm là thời điểm mở bán Vin City.
    - Tiềm năng tăng trưởng thu nhập ngoài lãi lớn: thu nhập từ mảng kinh doanh trái phiếu đứng đầu thị trường, thu nhập phí từ các đối tác chiến lược, thu nhập từ bancasurance (hợp tác Manulife năm 2017).
    - Hoạt động hiệu quả top đầu toàn ngành với tỷ lệ CIR ngày càng giảm.
    - Chất lượng tài sản tốt: 9T/2018 tuy tỷ lệ nợ xấu có tăng lên mức 2,1% sau nhiều năm dưới 2% nhưng vẫn được kiểm soát chặt chẽ (<3%).

    Định giá
    - Theo MBS, ước tính Bookvalue năm 2018 và 2019 lần lượt là 14.718 đồng và 17.176 đồng. Ở mức P/B mục tiêu 2.25 lần, giá hợp lý của TCB là 33.100 đồng/cp.


    ACB – Ngân hàng TMCP Á châu
    Giá mục tiêu 37.000 đồng/cp (Theo dõi)


    Luận điểm đầu tư
    - Là ngân hàng hoạt động hiệu quả hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành.
    - Tiềm năng cải thiện NIM: ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng fintech vào hệ thống và chú trọng phát triển mảng bán lẻ.
    - Chất lượng tài sản tốt: tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong nhiều năm sau vụ Bầu Kiên, hoàn thành trích lập dự phòng ở nhóm G6.
    - Yếu tố thu nhập đột biến:
    • · Xử lý tài sản thế chấp từ nhóm công ty G6
    • · Hơn 41 triệu cổ phiếu quỹ giá sổ sách khoảng 16.500 đồng có thể gia tăng tài sản giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng khi cần thiết, gián tiếp đóng góp doanh thu cho kết quả kinh doanh.
    Định giá
    - Theo MBS, ước tính Bookvalue năm 2018 và 2019 lần lượt là 21.351 đồng và 26.670 đồng. Ở mức P/B mục tiêu 1.7 lần, giá hợp lý của ACB là 37.000 đồng/cp.


    MBB – Ngân hàng TMCP Quân đội
    Giá mục tiêu 34.200 đồng/cp (Theo dõi)


    Luận điểm đầu tư
    - Là ngân hàng hoạt động hiệu quả hàng đầu với mô hình hoạt động ưu việt.
    - Chất lượng tài sản tốt: tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp, 9T2018 đang có dấu hiệu tăng nhưng vẫn ở mức thấp 1,5%. Gần đây, ngân hàng đã rà soát quá trình cho vay có thể giúp kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp trong thời gian tới.
    - Chi phí vốn thấp: Tỷ lệ CASA cao hàng đầu ngành giúp ngân hàng tạo được lợi thế cạnh tranh khi mặt bằng lãi suất tăng cao.
    - Tiềm năng tăng trưởng thu nhập lớn: Triển khai mảng cho vay tiêu dùng và bảo hiểm thời gian gần đây giúp
    - Việc VCB bán vốn (nhiều khả năng là trên sàn) khiến giá bị đè ở mức thấp, tiệm cận giá chào bán trong đợt đấu giá 19.600 đồng.

    Định giá:
    - Theo HSC, ước tính Bookvalue năm 2018 và 2019 lần lượt là 14.866 đồng và 17.258 đồng. Ở mức P/B 2.3 lần, giá hợp lý của MBB là 34.200 đồng/cp.


    Nhận định xu hướng ngành ngân hàng trong thời gian tới

    1. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc

    - Giảm tốc khi Chính phủ phát đi tín hiệu siết chặt tín dụng, đặc biệt dòng vốn chạy vào thị trường chứng khoán và bất động sản nhưng dự báo sẽ ổn định ở mức 15-16% trong năm 2019.

    Hình 1: Tỷ lệ Tín dụng do Ngân hàng tài trợ trên GDP​
    [​IMG]
    Nguồn: WorldBank
    - Việt Nam đang được tài trợ tín dụng từ ngân hàng ở mức cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.

    - Điều này có thể gây nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính của Việt Nam nên vấn đề kiểm soát tín dụng ở mức tăng trưởng phù hợp cho tiêu dùng và tập trung vào mục đích sản xuất sẽ là xu hướng trong những năm tới

    Hình 2: Tăng trưởng tín dụng và huy động 2014 - 2019F​

    [​IMG]
    Nguồn: MBS
    - Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động từ 2014 – 2017 dần ổn định sau đỉnh 2015.

    - Dự báo từ năm 2018 ổn định hơn ở mức 15 – 17%.


    2. Phát triển mảng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng giúp cải thiện NIM

    Hình 3: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng có sự dịch chuyển cơ cấu
    [​IMG]
    Nguồn: FiinPro​

    - Xu hướng bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang là hướng chuyển dịch mới của các ngân hàng hiện nay với ưu điểm lãi suất cho vay cao hơn và phân tán rủi ro tốt hơn cho vay bán sỉ (doanh nghiệp lớn). Tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình 29,4% giai đoạn 2013 -2017.

    - Theo VNDirect, tỷ trọng cho vay KH cá nhân tăng từ 24,4% năm 2013 lên 37% năm 2017.

    Hình 4: Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng 2012 - H1/2018 và cơ cấu mục đích vay​

    [​IMG]
    Nguồn: FiinPro​

    - Hơn 50% tỷ trọng tín dụng tiêu dụng trong những năm qua cho mục đích mua, sửa chữa nhà ở cho thấy nhu cầu rất lớn từ nhóm bất động sản (ngành bất động sản sẽ được bàn chi tiết ở những bài sau) do nhu cầu tăng dân số tự nhiên và cơ học trong quá trình đô thị hóa ngày càng cao của Việt Nam.

    - Theo SSI, tăng trưởng mảng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng ở mức 12,4% trong tháng 10 và liên tục tăng cao từ đầu năm 2017 ở mức 6,5%.

    Hình 5: So sánh tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước​

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect​

    - Với quy mô dân số và tỷ lệ ở độ tuổi lao động cao, tín dụng tiêu dùng trong những năm qua liên tục tăng từ 7,7% năm 2013 lên 21,7% năm 2017.

    - Cho vay hộ gia đình của Việt Nam ở mức 45% GDP so với các nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia gần 70% GDP, cho thấy nhu cầu này vẫn còn thấp so với tiềm năng tăng trưởng của nó.

    Hình 6: Tăng trưởng tín dụng cá nhân ở một số ngân hàng năm 2017​

    [​IMG]
    Nguồn: FiinPro
    - Các ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì mảng cho vay cá nhân tốt mặc dù việc kiểm soát chất lượng cho vay đã được NHNN siết chặt trong những năm qua. Nhóm ngân hàng có sự đóng góp của mảng cho vay tiêu dùng đang có xu hướng hạ nhiệt, điển hình ở VPB.

    Hình 7: NIM một số ngân hàng Q2/2018​

    [​IMG]
    Nguồn: MBS
    - VPB có NIM cao vượt trội so với các ngân hàng khác nhờ mảng cho vay tiêu dùng FE Credit đóng góp rất lớn

    - Các ngân hàng có NIM cao thường tập trung ở những doanh nghiệp tư nhân với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cao và cho vay tiêu dùng như MBB HDB

    Hình 8: Bảng thống kê chi phí huy động và cho vay của các ngân hàng​

    [​IMG]
    Nguồn: MBS​

    - Từ bảng trên cho thấy các ngân hàng có lãi suất cho vay cao thường có công ty tài chính cho vay tiêu dùng như VPB MBB HDB. Tuy nhiên, chi phí lãi suất huy động của VPB ở mức cao nên gây áp lực lên nguồn đầu ra trong thời gian tới dưới áp lực cạnh tranh và thị trường bất động sản chững lại. Thêm vào đó mặt bằng lãi suất tăng trong thời gian tới sẽ tạo áp lực lên các ngân hàng vốn đã phải huy động lãi suất cao thời gian trước đó.

    - VCB vốn có ưu thế trong mảng bán sỉ truyền thống nên lãi suất đầu ra không cao so với mặt bằng của các ngân hàng khác. Tuy nhiên, thương hiệu sẵn có sẽ là nguồn lực vô hình giúp ngân hàng này chuyển dịch sang mảng khách hàng cá nhân dễ dàng nên tiềm năng cải thiện NIM lớn hơn.

    Hình 9: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng​

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect
    - MBB và VCB là 2 ngân hàng có mặt bằng lãi suất huy động thấp hơn nhờ lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn so với các ngân hàng khác.

    - Đây là ưu thế chuyên biệt giúp ngân hàng sử dụng như lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn lãi suất huy động có xu hướng tăng như giai đoạn sắp tới.

    - Dự địa tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm 2018 của một số ngân hàng còn không nhiều ngoài một số doanh nghiệp đặc thù.

    [​IMG]

    3. Phát triển những khoản thu nhập phi tín dụng giúp hạn chế phụ thuộc doanh thu từ tăng trưởng tín dụng

    Hình 10: Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng qua các năm​

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect​

    - Từ năm 2017 thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng bắt đầu gia tăng đột biến nhờ hạch toán khoản phí từ đối tác bảo hiểm nhân thọ, đây cũng là nguồn thu nhập ngoài lãi thường xuyên của các ngân hàng trong thời gian tới nhờ hoa hồng của việc bán chéo sản phẩm.

    - Theo FiinPro, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập của các ngân hàng tại Việt Nam hiện là 9% trong khi bình quân của khu vực là 17%. Trong tương lai, bắt kịp xu hướng của ngành ngân hàng, không chỉ bancasurance mà nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính khác sẽ được triển khai như quản lý tài sản, đầu tư tài chính, thanh toán trực tuyến mà việc sở hữu mạng lưới rộng khắp hoặc đối tác chiến lược có độ phủ cao sẽ là lợi thế trong cuộc chiến bán lẻ này.

    Hình 11: Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ VAMC/Tổng nợ các qua năm​

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect​

    - Việc xử lý nợ xấu đang được triển khai quyết liệt trong hệ thông ngân hàng. Chủ yếu ở các ngân hàng tư nhân. Thu nhập từ việc xử lý nợ xấu sẽ là khoản thu nhập bất thường của một số ngân hàng trong thời gian tới nhưng đây là khoản thu nhập không bền vững và quy trình thanh lý tài sản không đơn giản do gặp nhiều quy định, thủ tục.

    4. Fintech được áp dụng rộng rãi giúp hạn chế CIR và hoạt động hiệu quả hơn

    [​IMG] [​IMG]
    - Thu nhập của các ngân hàng tăng mạnh trong thời gian gần đây nhưng chi phí vẫn không tăng quá lớn, một số ngân hàng còn tiết giảm được chi phí ngày càng hoạt động hiệu quả hơn như TCB ACB BID CTG STB HDB VIB

    5. Củng cố nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác tạo lợi thế cạnh tranh riêng

    Hình 12: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng​

    [​IMG]
    Nguồn: MBS
    - Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (<3%) như ACB VCB MBB TCB đã hoàn thành trích lập dự phòng đầy đủ cho trái phiếu VAMC.

    - Trái lại các ngân hàng có lượng trái phiếu VAMC lớn như STB VPB VIB LPB mỗi năm đều phải trích lập dự phòng nếu vẫn chưa xử lý được khoản nợ xấu đó, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận

    Hình 13: Tỷ lệ nợ xấu 9T/2018 của các ngân hàng​

    [​IMG]

    - Tỷ lệ nợ xấu tại VPB và STB vẫn ở mức cao trên 3%.

    - Mặt bằng chung của các ngân hàng có xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nổi bật nhất ở VIB TCB

    - Những ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp là VCB ACB TPB LPB

    Hình 14: Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng​

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect​

    - Đến năm 2020 Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn Basel II cho các ngân hàng thương mại nhưng khó khăn trong việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đang là vấn đề chính của các ngân hàng, đặc biệt ở các ngân hàng quốc doanh bởi việc tăng vốn không đơn giản.

    - Lựa chọn của hầu hết các ngân hàng là phát hành tăng vốn và các ngân hàng quốc doanh thường ưu tiên huy động vốn cấp 2. Việc nới room nước ngoài được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt này trong thời gian tới, đây hứa hẹn sẽ là câu chuyện mới của ngành ngân hàng trong năm sau ở những ngân hàng luôn kín room như MBB

    [​IMG]

    - Trong số các ngân hàng hiện đang kín room thì CTG là ngân hàng cấp thiết nhất trong việc nới room do khó có khả năng huy động tăng vốn như MBB ACB.

    - TCB MBB VPB là số ít ngân hàng mở room ít nhất trong số các ngân hàng thương mại và hiện đang full room. Sau sự kiện hở room trong tháng 10 vừa qua của VPB nhờ phát hành ESOP, khối ngoại ngay lập tức mua vào khiến VPB tăng trần. Điều này cho thấy sự kỳ vọng của khối ngoại đối với các ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt những ngân hàng top đầu.
    0388348888 thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Ko thấy khuyến cáo STB nhỉ
    vua132 thích bài này.
  3. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.255
    Thôi đừng chiêm bao
    vua132 thích bài này.
  4. SyanNaVT

    SyanNaVT Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/01/2017
    Đã được thích:
    319
    Cty nào lùa gà ndt để đổ bô đây :))
    vua132 thích bài này.
  5. CaiBang

    CaiBang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    636
    chơi bank mà không có BID thì vất [-X
    vua132 thích bài này.
  6. langtu_gl

    langtu_gl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    408
    Giờ này vẫn khuyến nghị mua ngân hàng thì cũng đến chịu! Còn giảm nhiều và giảm sâu nha!
    vua132 thích bài này.
  7. ipo

    ipo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Đã được thích:
    2.792
    Bán ngay MBS đi, kẹp ngân hàng nặng lắm.
    vua132 thích bài này.
  8. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    41.648
    Bài nhiều thông tin nhưng chung chung quá.
    vua132 thích bài này.
  9. Tupro

    Tupro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2016
    Đã được thích:
    279
    Giờ mà bác còn vô đây hô hốt ngân hàng để kiếm gạch xây nhà à? :D:D:D
    vua132 thích bài này.
  10. Nguyenhnk

    Nguyenhnk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2014
    Đã được thích:
    3.718
    VPB vậy mà nợ xấu nhiều hơn STB... có nhầm không vậy?
    vua132 thích bài này.

Chia sẻ trang này