Cổ tức trọn đời: CTR - 2/6/2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 02/06/2018.

2649 người đang online, trong đó có 1059 thành viên. 13:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 872086 lượt đọc và 4270 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Viettel đang làm gì ở thị trường viễn thông kỳ lạ nhất thế giới?



    Trước khi mở cửa, giá một chiếc sim di động ở Myanmar lên tới 2.000 USD. Còn sau đó hơn 3 năm, giá một chiếc sim còn 1,5 USD và 90% người dân Myanmar đã sử dụng di động. Nhưng đó chưa phải là điều đặc biệt nhất.
    [​IMG]


    Đầu năm 2018, sau khi một mạng di động mới toanh có tên gọi Mytel (công ty viễn thông của người Myanmar) thực hiện cuộc gọi đầu tiên thông suốt, nhiều người dân ở các vùng hẻo lánh tại quốc gia lần đầu tiên biết đến 4G. Mytel là liên doanh của 2 công ty Myanmar với một đối tác Việt Nam – Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel).

    Tại làng Thadon (thuộc Mon State), người dân ở đây phần lớn đã sử dụng smartphone nhưng mỗi khi muốn truy cập Internet thì phải di chuyển vào thị trấn Thaton cách đó khoảng 10 km. Ở chính nơi họ sống, sóng 2G tốt nhưng 3G rất “tậm tịt” và chưa có 4G. Chính vì thế, hôm nhân viên của một mạng mới có tên Mytel đến tận làng mời dùng sim 4G với tốc độ lướt Internet trên smartphone vượt trội, ai cũng ngạc nhiên.

    Anh Ar Kar Maung, người làng Thadon (Mon State) cho biết, mạng Mytel gọi nội mạng chỉ bằng một nửa so với các nhà mạng khác. Data của Mytel cũng nhiều ưu đãi hơn khi kích hoạt có 1,5 GB trong 3 tháng, và 300 phút nội mạng miễn phí. “Rất khác so với các mạng trước dó, đặc biệt là tốc độ Internet”, anh này chia sẻ.

    Sự xuất hiện của một mạng di động mới nhưng có một cái tên thân thiện với người Myanmar đang đem tới một luồng gió mới với thị trường viễn thông vốn rất kỳ lạ tại đây.

    Chỉ cách đây vài năm trước khi đất nước Myanmar mở cửa, 1 chiếc sim di động còn có giá tới 2.000 USD và sóng di động 2G chỉ phủ ở thành phố và tỷ lệ người dùng di động chưa đến 10%. Nhưng sau hơn 3 năm mở cửa viễn thông, tỷ lệ này đã tăng lên 90% và 80% trong số đó dùng smartphone.

    Ông Trương Vũ Sơn, Giám đốc Mytel ở chi nhánh Naypyidaw (thủ đô Myanmar) nói vui: “Người dân ở đây dùng smartphone “như một thói quen”. Thực tế, tại trụ sở chi nhánh Mytel ở Naypyidaw, anh bảo vệ và chị tạp vụ cũng dùng smartphone và lướt web rất sành điệu.

    [​IMG]
    Người dân Myanmar hầu hết là dùng smarphone và vì thế, cơ hội dành cho những mạng di động có hạ tầng băng rộng di động tốt nhất là rất lớn.

    Nếu so sánh với tốc độ phổ cập di động ở Việt Nam (thuộc hàng nhanh nhất thế giới), Myanmar còn nhanh hơn và không quốc gia nào sánh được về tốc độ phổ cập smartphone. Ở đất nước của những ngôi chùa, hệ thống mạng wifi rất kém và người dân chủ yếu truy cập Internet thông qua di động.

    Thế nhưng, cùng với việc phổ cập nhanh chóng smartphone, hạ tầng mạng di động băng rộng của các hãng viễn thông trước đó như MPT, OOreedoo và Telenor chưa phát triển đủ nhanh. Đây cũng là lý do mà một mạng di động mới như Mytel, chưa được quảng cáo nhưng được đón nhận khá nồng nhiệt ở các miền quê Myanmar – nơi muốn truy cập Internet thì phải tranh thủ ra thị trấn như người dân ở làng Thadon (Mon State).

    Trong năm đầu tiên cung cấp dịch vụ, Mytel sở hữu hạ tầng với hơn 30.000 km cáp quang, hơn 7.000 trạm thu phát sóng 4G và là nhà mạng duy nhất phủ sóng Internet siêu băng rộng toàn quốc ngay trước khi khai trương.

    Sức mạnh về hạ tầng Internet siêu băng rộng di động này rất có sức nặng với người dùng Myanmar khi phần lớn người dân sử dụng smartphone 2 sim 2 sóng. Đi kèm với đặc điểm “nghiện” lướt web với smartphone rất nặng, cơ hội dành cho những nhà mạng như Mytel rất khả quan.

    “Giá rẻ, Internet di động siêu tốc độ phủ khắp nơi là lý do tôi chọn Mytel dù họ chưa chính thức khai trương, bởi đây cũng là điều mạng khác không có”, chị Athin Chay- một người dân cũng ở Mon State chia sẻ khi lắp chiếc sim thứ 2 vào chiếc smartphone 2 sim 2 sóng của mình.

    Thị trường viễn thông di động Myanmar được một số nhà phân tích bình luận là kỳ lạ nhất thế giới ở 3 điểm: tốc độ phổ cập di động, tốc độ phổ cập smartphone, và mức độ “cuồng” Internet di động. Cũng nhờ những đặc điểm này và sở hữu một hạ tầng 4G lớn nhất Myanmar, Mytel đặt mục tiêu khá tham vọng cho năm đầu tiên kinh doanh với 2-3 triệu thuê bao dù ngày 9/6/2018 mới khai trương dịch vụ.
    LaviciRose2018 thích bài này.
  2. Rose2018

    Rose2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    15.190
    Thông tin rất hữu ích. Tks bác :drm3
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. thuAOF

    thuAOF Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2007
    Đã được thích:
    176
    E kepper và best loyal đây, còn kha khá em này từ hồi ipo đây. Thôi chờ 4x như chủ top dự cho bõ công chờ.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Giữ chặt thôi bạn! Con này giữ càng lâu thì phi càng trâu! Nếu giữ đủ 10 năm khéo tăng 100 lần đó! Tất nhiên cả ăn cổ tức và giá chia tách! ;)
    minhviet2014, thuAOFRose2018 thích bài này.
  5. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    10 sự kiện nổi bật của Viettel năm 2017
    15:00 | 01/01/2018

    Được công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh; là doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất; lợi nhuận tốt nhất, nộp thuế lớn nhất, sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất… là những sự kiện nổi bật của Viettel trong năm 2017.
    [​IMG]2017: Viettel đạt lợi nhuận gần 44.000 tỷ đồng
    [​IMG]Mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Tanzania
    1. Viettel chính thức được Chính phủ công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh

    Ngày 19/07/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1059/QĐ-TTg về việc công nhận Viettel là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. Đây là sự ghi nhận, tin tưởng, của Đảng, Nhà nước, Bộ quốc phòng với những kết quả mà Viettel đạt được trong việc nghiên cứu sản xuất trang thiết bị quân sự trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Thương hiệu Viettel được xếp hạng thứ 49 trong tổng số 50 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới.
    Với những nỗ lực sản xuất kinh doanh luôn đạt kết quả cao, xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông rộng khắp, được công nhận là hạ tầng mạng thông tin quân sự thứ hai của Quốc gia, làm nhiệm vụ vu hồi dự phòng cho mạng thông tin quân sự, Viettel đã chủ động tham gia và phát triển nền công nghiệp công nghệ cao nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng.

    Qua hơn 6 năm thực hiện nhiệm vụ QPAN, Viettel đã nghiên cứu thành công, sản xuất và cung cấp cho Bộ Quốc phòng để đưa vào trang bị trong toàn quân nhiều sản phẩm công nghệ cao có chất lượng tương đương hoặc tính năng vượt trội so với nước ngoài, giúp Nhà nước hàng năm không phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu.

    Viettel cũng đang tiến rất gần đến mục tiêu nghiên cứu, sản xuất một số dòng vũ khí chiến lược đặc biệt. Hệ thống Tường lửa Quốc gia do Viettel xây dựng đã góp phần bảo vệ an ninh an toàn mạng lưới thông tin cho đất nước và quân đội, trở thành vành đai giám sát các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam.

    Lực lượng cán bộ công nhân viên Viettel cũng duy trì các chế độ huấn luyện quân sự bắt buộc và trở thành các đơn vị dự bị động viên, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. Với việc được công nhận là doanh nghiệp QPAN, Viettel còn có nhiệm vụ đến năm 2020, phải xây dựng thành công tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao với giá trị doanh thu từ nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự của Viettel đạt 1 tỷ USD.

    2. Thương hiệu Viettel được định giá gần 2,6 tỷ USD

    Ngày 5/12/2017, Brand Finance - nhà tư vấn định giá thương hiệu và chiến lược kinh doanh độc lập hàng đầu thế giới, đã công bố bảng xếp hạng Top 50 Thương hiệu Việt Nam 2017. Theo đó, Viettel là thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam với mức định giá của năm 2017 là 2,569 tỷ USD, gấp hai lần thương hiệu đứng thứ 2, và chiếm gần 30% giá trị trong 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

    Trong top 500 thương hiệu viễn thông thế giới, Viettel xếp hạng 49, đứng thứ 17 tại châu Á và đứng thứ 2 tại Đông Nam Á. Đây cũng là giá trị thương hiệu cao nhất mà một thương hiệu Việt Nam đạt được từ trước đến nay.

    3. Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận và nộp thuế lớn nhất Việt Nam

    Ngày 7/11/2017, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính công bố 1000 công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đứng đầu danh sách này, tiếp theo đó là Công ty Honda Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

    Tiếp đó, ngày 29/11/2017, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Viettel đứng đầu danh sách 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất. Danh sách và thứ hạng doanh nghiệp trong bảng xếp hạng này được đánh giá dựa trên các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời, lợi nhuận trước thuế và doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, uy tín của doanh nghiệp trên truyền thông cũng là chỉ tiêu tham chiếu quan trọng đánh giá hiện trạng sức mạnh và triển vọng của mỗi doanh nghiệp.

    Năm 2017, Viettel đạt doanh thu gần 250.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng đem về cho Viettel lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng, tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng trên toàn mạng đạt hơn 98 triệu thuê bao, trong đó có 32 triệu thuê bao tại thị trường nước ngoài.

    4. Myanmar, thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel

    Sáng 26/8/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cắt băng khánh thành trụ sở Mytel tại Yangon, Myanmar. Đây là thị trường thứ 10 của Viettel, cũng là thị trường có quy mô lớn nhất với dân số 55 triệu người. Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 1,8 tỷ, trong đó Viettel chiếm cổ phần lớn nhất trong liên doanh với 49%.

    Dự án đã đưa Việt Nam từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7 trong số các quốc gia đầu tư vào Myanmar. Tổng Bí thư cho rằng, Viettel là tập đoàn danh tiếng, không chỉ có tiếng ở Việt Nam mà còn trên thế giới, vì vậy cần phải tiếp tục khẳng định và nâng cao uy tín của con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, giá trị Việt Nam.

    Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu ********************** đến thăm một công ty nước ngoài của Viettel. Trước đó, Viettel đã được tiếp đón *************, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, TTTT, Kế hoạch Đầu tư đã đến thăm và làm việc ở các thị trường nước ngoài của mình.

    5. Doanh nghiệp viễn thông đầu tiên xóa bỏ cước roaming cho người dân 3 quốc gia

    Từ 1/1/2017, thực hiện đúng cam kết của mình trước yêu cầu của Thủ tướng 3 nước, Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên trên thế giới áp dụng cho khách hàng mức cước liên lạc gồm cuộc gọi, tin nhắn và lướt web giữa mạng Viettel (Việt Nam) - Metfone (Campuchia) - Unitel (Lào) như mức cước trong nước.

    Nhờ quyết định này, người sử dụng các mạng của Viettel khi thực hiện liên lạc trong khu vực Đông Dương sẽ được giảm tới hơn 13 lần giá cước cuộc gọi quốc tế trong khu vực, chỉ phải trả 2.000 đồng/phút (so với giá cũ 36.000 đồng), giảm 160 lần giá cước data, cước tin nhắn giảm gần 10 lần.

    [​IMG]
    Năm 2017, Viettel đạt tổng doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2016.
    Được dự báo sẽ tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy việc giao lưu kinh tế - thương mại, văn hoá, du lịch đồng thời thắt chặt mối quan hệ láng giềng gắn bó trong khu vực, gói cước Đông Dương từ khi ra đời đã khiến lưu lượng thoại chuyển vùng của người dân 3 nước tăng 18 lần. Lưu lượng Data roaming cũng tăng 33 lần. Tổng lượt người dân 3 quốc gia sử dụng dịch vụ roaming của Viettel tính đến tháng 12/2017 đạt 1 triệu lượt.

    Sau động thái tiên phong của Viettel, đến lượt Axiata Group, Công ty mẹ của hãng viễn thông Smart Axiata cũng xem xét xóa bỏ cước viễn thông trong mạng lưới các nhà cung cấp di động của hãng này tại châu Á. Tháng 6/2017, EU cũng đã tuyên bố xóa cước chuyển vùng điện thoại trong liên minh châu Âu.

    6. Viettel triển khai mạng 4G xuất sắc nhất hàng đầu thế giới

    Ngày 18/04/2017, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông 4G. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương.

    Như vậy, với tất cả các công nghệ 2G, 3G và 4G, Viettel đều thực hiện xuyên suốt chiến lược mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau. Tuy nhiên, với 36.000 trạm BTS 4G, Viettel đã thực hiện trong một thời gian thần tốc là 6 tháng nhằm mục tiêu phổ cập dịch vụ di động băng rộng, giúp Việt Nam đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đánh giá, Viettel triển khai mạng 4G vào hàng xuất sắc nhất thế giới. Theo Bộ trưởng, Việt Nam phải mất tới 20 năm để triển khai mạng 2G trên toàn quốc. Nhưng Viettel chỉ cần 6 tháng để hoàn thành mạng 4G với vùng phủ sóng tương đương.

    Bộ trưởng còn cho biết, các hãng viễn thông lớn trên thế giới hiện vẫn dùng công nghệ 2 thu - 2 phát nhưng Viettel dùng công nghệ hiện đại nhất hiện nay là 4 thu - 4 phát. Đây được coi là một sự kiện nổi bật về KHCN của Việt Nam trong năm 2017.

    [​IMG]
    Mảng nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng.
    7. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được bình chọn là 1 trong 10 người có ảnh hưởng lớn nhất Internet Việt Nam trong 10 năm qua

    Sáng 22/11/2017, Hiệp hội Internet Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ qua (2007 - 2017). Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội được bình chọn là 1 trong 10 người có ảnh hưởng lớn nhất Internet Việt Nam trong 10 năm qua.

    Các đề cử và bình chọn dựa trên tiêu chí về sự đóng góp nhằm thúc đẩy Internet, phát triển thuê bao, ứng dụng và dịch vụ, thúc đẩy môi trường Internet an toàn, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh Internet.

    Với tầm nhìn của mình, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã quyết định đầu tư để phủ sóng mạng 3G, 4G rộng khắp Việt Nam ngay tại thời điểm khai trương, nhằm phổ cập dịch vụ băng rộng di động ở Việt Nam.

    Đến tháng 5/2017, Việt Nam đã có 49 triệu thuê bao băng rộng di động, trong đó khách hàng của Viettel chiếm tới hơn 50%. Riêng với thuê bao 4G, Viettel chiếm gần như tuyệt đối về thị phần. Tầm nhìn của đồng chí về hạ tầng Internet băng rộng không chỉ ở mảng di động.

    Năm 2013, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng là lãnh đạo doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tuyên bố về chiến lược phát triển băng rộng cố định nhằm xây dựng hạ tầng viễn thông quốc gia, là nền tảng cho mạng di động băng rộng và các ứng dụng băng rộng.

    Đến nay, hạ tầng cáp quang của Viettel đã phủ đến tận xã với chiều dài 356.000 km, đủ để quấn 9 vòng quanh trái đất. Đồng chí cũng chủ động nhận nhiệm vụ với Đảng, Nhà nước, Quân đội xây dựng Tường lửa quốc gia, bảo vệ an ninh, an toàn mạng lưới thông tin cho Việt Nam trên không gian mạng.

    Theo đánh giá của Oxford Economics, sự tăng trưởng về mật độ của Internet Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015 đã đóng góp 3,7 tỷ USD vào GDP và tạo ra gần 140.000 việc làm mới tại Việt Nam. Và trong tương lai không xa, Internet di động sẽ là một trong những ngành kinh tế then chốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

    8. Viettel nghiên cứu, sản xuất thành công và đưa vào hoạt động hàng loạt sản phẩm dân sự và quân sự

    Về các sản phẩm dân sự, ngày 8/6/2017, Viettel cắt chuyển toàn bộ gần 80 triệu thuê bao di động sang hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel có tên gọi vOCS 3.0.

    Tính đến nay, hệ thống được coi là “trái tim của nhà mạng” này đã được Viettel triển khai tại 9 quốc gia với số lượng thuê bao quản lý là 150 triệu. Viettel đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất toàn cầu. Với việc tự nghiên cứu, phát triển hệ thống tính cước này, Viettel đã tiết kiệm được hơn 70 triệu USD (~ 1.600 tỷ VNĐ) chi phí đầu tư.

    Năm 2017, 1.000 trạm BTS 4G do Viettel sản xuất cũng đã bắt đầu được đưa vào mạng lưới viễn thông của Viettel ở Đông Timor và Việt Nam. Theo kết quả đo kiểm, thiết bị 4G của Viettel đạt 25/26 chỉ tiêu theo chuẩn của 3GPP, tổ chức duy nhất trên thế giới về chuẩn hoá các công nghệ mạng thông tin di động tế bào. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị mạng viễn thông – một lĩnh vực mà hiện trên thế giới chỉ còn có 5 nhà cung cấp. Ngoài ra, thiết bị báo hiệu cứu hộ trên biển là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế của Cospas-Sarsat, góp phần đưa Việt Nam vào top 5 các nước Châu Á sản xuất được thiết bị này.

    Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020, 70% hạ tầng viễn thông của Viettel sẽ do Viettel làm chủ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất. Tất cả các thành phần từ mạng lõi (vOCS, MSC, EPC, IMS), mạng truyền dẫn (Site Router) đến mạng truy nhập (eNodeB) của Viettel sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hạ tầng viễn thông Việt Nam sử dụng thiết bị do người Việt Nam sản xuất, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia.

    Về quân sự, năm 2017, Viettel hoàn thành sản xuất 34.000 thiết bị thông tin, tổng đài, hàng chục radar (trong đó có sản phẩm sở hữu tính năng ngang tầm top đầu thế giới như ra-đa cảnh giới bờ có tính năng chiến - kỹ thuật tương đương dòng Score 3000 của khối NATO), 13.800 km cáp quang; 07 tổ hợp VUA-SC-3G; hệ thống tự động hóa chỉ huy tác chiến điện tử; hệ thống máy tính ảo phục vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng.

    [​IMG]
    Mảng đầu tư nước ngoài, Viettel tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới.
    9. Viettel trở thành đơn vị đầu ngành về an toàn thông tin không gian mạng tại Việt Nam

    Ngày 24/2/2017, Viettel và Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình của ngành CNTT, an ninh mạng của Viettel khi không chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm, mà đáp ứng cả nhu cầu của tổ chức và doanh nghiệp về công cụ và phương tiện đảm bảo an toàn thông tin, đào tạo nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho CBCNV cũng như hỗ trợ bộ máy vận hành hệ thống.

    Bên cạnh Vietnam Airlines, Viettel tiếp tục đẩy mạnh cung cấp giải pháp an toàn thông tin cho các Bộ, Ngành Chính phủ/Tập đoàn lớn/ Doanh nghiệp vừa và nhỏ/Khách hàng cá nhân, giúp thu thập, nắm bắt sớm các nguy cơ để kịp thời đưa ra các biện pháp đối phó nhằm đảm bảo an toàn thông tin ở mức Quốc gia. 40 đơn vị, tổ chức trên cả nước, trong đó có 14 UBND tỉnh, 9 Bộ/Cơ quan ngang bộ, 19 Tập đoàn/doanh nghiệp lớn và ngân hàng đã đề nghị Viettel hỗ trợ trực tiếp. Viettel cũng đã phối hợp với Cục CNBộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh TTLL đề xuất phương án thực hiện triển khai Trung tâm giám sát ATTT tổng thể cho toàn quân và cho Bộ Tư lệnh; Triển khai các giải pháp đảm bảo ATTT cho hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng…

    Khẳng định sức mạnh CNTT, nhiều dự án xã hội lớn, đưa ứng dụng CNTT vào mọi ngõ ngách của cuộc sống của Tập đoàn được Chính phủ đánh giá cao như Dự án SMS tiêm chủng trên toàn quốc; Dự án SmartCity với 16 tỉnh/tp; Dự án quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế; Dự án một cửa điện tử…, đã từng bước.

    10. Tái sinh một Viettel mới theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, lấy khách hàng làm trung tâm

    Năm 2017, với sự tư vấn của 2 tổ chức hàng đầu thế giới là Boston Consulting Group (BCG) và Hay Group, Viettel đang có những chuyển dịch mang tính nền tảng để trở thành Tập đoàn Công nghiệp viễn thông toàn cầu theo hướng tinh gọn, linh hoạt, lấy khách hàng làm trung tâm.

    Mô hình mới đã được thiết kế theo hướng tăng tính tự chủ của các đơn vị kinh doanh, Tập đoàn chịu trách nhiệm dẫn dắt về chiến lược, tri thức, giảm số lớp, giảm chồng chéo giữa các đơn vị, hình thành các đơn vị kinh doanh theo các phân khúc khách hàng, thiết kế lại các quy trình tiếp xúc với khách hàng, đưa các công nghệ mới, tự động hoá quy trình để tăng trải nghiệm khách hàng.

    Xây dựng các trung tâm sáng tạo để kích thích việc hình thành và thực thi các ý tưởng mới. Cơ chế lương mới được xây dựng theo hướng công bằng nội bộ được đặt lên hàng đầu, có tính khích lệ, động viên tinh thần làm việc, trả lương theo giá trị tạo ra cho Tập đoàn và định vị lương của Viettel dẫn đầu thị trường.
    LaviciAdagioT thích bài này.
  6. HarleyDavid

    HarleyDavid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Đã được thích:
    38
    Bác nào hôm nay đi ĐH CĐ nhỉ?
    co_be_thich_dua thích bài này.
  7. HarleyDavid

    HarleyDavid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Đã được thích:
    38
    Anh Tào Thắng, kinh nghiệm vận hành khai thác nhiều năm, sẽ làm CTR tăng được năng suất LĐ lên nhiều lần, trong giai đoạn sắp tới.

    Myanmar, quản lý vận hành thí điểm là mở đầu trong các thị trường đầu tư tại NN.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Giờ mới dhcd xong

    Điểm tin 1 số nội dung chính:

    Chia sẻ sơ lược: 1 quỹ của anh Niko có vốn 1,2 tỷ usd muốn mua trên 10% bằng cách phát hành trái phiếu nhưng Ctr trả lợi hiện tại chưa cần nên chắc phải mua trên sàn nếu muốn!
    Hơn 9000 nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm 10-15 năm được chuyển giao toàn bộ cho Ctr cùng với hệ thống phần mềm 60tr usd chuyển hết cho Ctr! Hiện tại 70% chi phí Ctr Là lương nên nếu mảng này điều chỉnh tốt thì sẽ tạo cho lợi nhuận tăng đều

    Chốt thưởng cp 10% và tiền 10% trong thời gian sắp tới

    Sẽ cử nhân viên sang Myanmar thử nghiệm mảng vận hành khai thác, nếu Okie sẽ làm các thị trường còn lại

    Về kế hoạch năm thì chắc chắn Là đạt, quan trọng vượt bao nhiêu thôi

    Nói chung Ctr được nhận những tài sản vô hình và hữu hình tương đương vài nghìn tỷ và k phải ai cũng nhìn được!

    Tập xác định Ctr Là hold dài thì sẽ có thành quả lớn!
    LaviciBuros thích bài này.
  9. HarleyDavid

    HarleyDavid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Đã được thích:
    38
    Hold. Cuối năm tính.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  10. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Ncc6688, loveapple, Lavici3 người khác thích bài này.
    bokinhvan3979 đã loan bài này

Chia sẻ trang này