CU ĐƠ ngán cũng phải nuốt hết năm nay nhé

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 26/02/2021.

2354 người đang online, trong đó có 941 thành viên. 21:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4301 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    ‘Đặc sản’ lỗi lệnh, quá tải hệ thống tại HOSE: Ngán nhưng vẫn phải ăn đến cuối năm 2021?
    [​IMG]

    Rủi ro hệ thống giao dịch đã tác động lớn đến tâm lý của nhà đầu tư. Trong nhiều phiên giao dịch, đây là khởi nguồn của việc nhà đầu tư "bắn" các lệnh thị trường (MP) bán cổ phiếu bằng mọi giá. Hệ quả là cổ phiếu giảm sàn chỉ ít phút sau đó.

    Thị trường chứng khoán đã có một năm 2020 đầy bất ngờ. Sự thăng hoa của kênh đầu tư này diễn ra trong bối cảnh những dự báo về tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 liên tục được đưa ra. Đây tưởng như là nghịch lý khi kiếm tiền trên thị trường chứng khoán lại dễ dàng hơn rất nhiều so với cách mà các doanh nghiệp đang chật vật để tồn tại.

    Hệ quả là nhà đầu tư đã ồ ạt mở tài khoản để giao dịch chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới tại Việt Nam tháng sau phá vỡ kỷ lục của tháng trước. Sự xuất hiện của đội ngũ "nhà đầu tư F0" đẩy thanh khoản thị trường bùng nổ.

    Giá trị giao dịch khớp lệnh mỗi phiên vượt mốc 20.000 tỷ đồng trở nên quen thuộc với nhà đầu tư trong "năm COVID-19 thứ nhất". Đến đây, câu chuyện quá tải hệ thống giao dịch trở thành một vấn đề lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro hệ thống công nghệ đang tác động tiêu cực đến tâm lý giới nhà đầu tư.

    Những phiên biến động mạnh của thị trường từ giữa tháng 1 cho thấy rõ nét những rủi ro từ hệ thống công nghệ như thế nào.

    Trong cơn bĩ cực của thị trường, nhà đầu tư hoang mang khi không thể đặt lệnh bán. Cùng với đó, bảng điện của các công ty chứng khoán không thể hay hiển thị chậm về bước giá đang khớp lệnh thực tế trên sàn khiến nhà đầu tư bán tháo bằng mọi giá.

    Hệ quả là, quyết định bán bằng lệnh thị trường (lệnh MP) đẩy cổ phiếu giảm sàn chỉ sau ít phút. Khi đó, tâm lý hoảng loạn được đẩy lên cao.

    Trong những tháng gần đây, dòng thông báo "lỗi giao dịch, không nhận lệnh, HOSE đang không trả xác nhận (confirm – theo thông báo gốc) lệnh mới kể từ thời điểm…" của công ty chứng khoán quá đỗi quen thuộc với nhà đầu tư.

    [​IMG]
    Thông báo được một công ty chứng khoán gửi đi. Nguồn: CTCK.

    Nói về thực trạng này, ông Lê Hải Trà - Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từng cho biết số lượng lệnh giao dịch của Top20 công ty chứng khoán hàng đầu tăng 3 – 12 lần trong năm 2020.

    "Dù HOSE đã có năng lực dự phòng nhất định, nhưng mức tăng này quá lớn, khiến hệ thống không thể đáp ứng nhu cầu khi đường truyền giữa hệ thống của Sở và hệ thống của các CTCK không thay đổi", người đứng đầu HOSE chia sẻ.

    Những lo ngại về rủi ro hệ thống công nghệ giao dịch được giải quyết bằng một giải pháp tình thế đó là nâng lô từ 10 cổ phần lên 100 cổ phần. Người đứng đầu HOSE cho biết việc này sẽ giảm khoảng 18% số lượng đặt lệnh trên thị trường.

    Mặc dù việc nâng lô giao dịch lên 100 cổ phiếu được HOSE áp dụng ngay từ phiên giao dịch đầu năm (4/1), tình trạng quá tải trên hệ thống tiếp tục diễn ra. Nhiều nhà đầu tư nghĩ đến giải pháp nâng lô giao dịch lên 1.000 đơn vị, thậm chí là 10.000 đơn vị. Nhưng điều này rõ ràng sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư cá nhân.

    Nói thêm, trong nhiều phiên giao dịch, nhà đầu tư không thể đặt lệnh mua bán khi giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE vượt 15.000 tỷ đồng. Song, một số phiên giao dịch thì mức giới hạn có thể tăng lên 16.000 tỷ đồng hoặc giảm xuống chỉ còn hơn 14.000 tỷ đồng. Không ai biết được con số chắc chắn khi nào hệ thống giao dịch sẽ "đơ" với giá trị bao nhiêu.

    Nhưng sự cảnh giác và những lo ngại về việc không thể mua hoặc không thể bán tại thời điểm giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt gần những mốc giá trị trên vô hình chung đã tạo ra hiệu ứng đám đông trên thị trường.

    Trong những phiên điều chỉnh, vào thời điểm giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 13.000 tỷ đồng, nếu lực bán trên thị trường xuất hiện và tình trạng chậm hiển thị giá khớp lệnh khiến nhà đầu tư đặt lệnh MP, cổ phiếu sẽ giảm sàn sau ít phút, một nhân viên môi giới chia sẻ.

    Một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đang đánh giá quá tải, trả kết quả sai, bảng giá chậm, đang trở thành "đặc sản" của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Đây là một lực cản lớn đối với thị trường.

    Nhà đầu tư vẫn loay hoay giữa hai dòng lựa chọn. Nếu không giao dịch đồng nghĩa với việc là bỏ qua cơ hội, thậm chí đây là nghề nghiệp của nhiều người. Nhưng giao dịch sẽ phải "ôm" hết rủi ro hệ thống về mình vì chưa có một thông báo chính thức nào từ HOSE làm thỏa lòng họ.

    "Về mặt nguyên tắc của quy trình đặt lệnh, chỉ khi nào các giao dịch "bước qua cửa" HOSE thì chúng tôi mới có thể xử lý. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với các nhà mạng để kiểm tra lượng dữ liệu tới cổng của chúng tôi như thế nào, trong khoảng thời gian nào và khi nào có dấu hiệu ùn ứ. HOSE đang cố gắng làm rõ việc này", ông Lê Hải Trà từng nói.

    Nhưng đến đây, khi nào lệnh có thể "bước qua cửa" HOSE hay đường truyền nhà mạng đang ra sao, nhà mạng nào cung cấp dịch vụ lại không ai nói. Chỉ có những người quản lý của HOSE mới thực rõ.

    Để rồi, nhà đầu tư chỉ còn biết kỳ vọng vào việc ra mắt hệ thống mới của HOSE. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra yêu cầu HOSE và các đơn vị đẩy nhanh tiến độ đưa hệ thống Công nghệ thông tin TTCK (KRX) sớm vào hoạt động, thay thế cho hệ thống hiện nay trong thời gian sớm nhất để có thể giải quyết triệt để vấn đề quá tải hệ thống giao dịch.

    "Dự kiến sau Tết, HOSE sẽ thực hiện test (kiểm nghiệm – PV) kiểm tra hệ thống với các công ty chứng khoán. Nếu mọi vấn đề diễn ra thuận lợi, hệ thống KRX có thể vận hành chính thức vào cuối năm 2021", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chia sẻ thông tin với báo giới.

    Như vậy, nhà đầu tư chứng khoán dù không muốn nhưng vẫn phải chấp nhận tình trạng như những gì đang diễn ra hiện nay trong những tháng tới. "Đặc sản" lỗi lệnh, đơ hệ thống dù họ có ngán cũng vẫn phải ăn.
  2. leduc88

    leduc88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    532
    Đợi đội này nâng cấp xong chắc hết sóng chứng khoán, lúc đó thanh khoảng 8 k. Lại dùng hệ thống cũ cho tiết kiệm
    ip5s83, Namnguyen91, Mhoang791 người khác thích bài này.
  3. namviet2020

    namviet2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2020
    Đã được thích:
    334
    thay người lãnh đạo. tôi tin chắc không quá nửa tháng triển khai hệ thông mới dc ngay. thế kỷ nào rồi mà còn đợi cả năm mới up dc hệ thống mới??? đuổi mẹ nó đi chứ
    KimQuy2018 thích bài này.
  4. F01987

    F01987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2021
    Đã được thích:
    207
    Các bác xem thêm nhé:

    https://*********.vn/2021/02/dang-sau-chuyen-nghen-lenh-chung-khoan-830-829869.htm

    Hai mươi năm vẫn chạy... “tốt”!

    Về tuổi đời, hệ thống giao dịch của HOSE đã hơn 20 năm. Trước khi khai trương sàn TPHCM ngày 20-7-2000, hệ thống đã được lắp đặt và chạy thử nghiệm, kiểm tra đi kiểm tra lại (test) hàng năm trời. Lúc bấy giờ để tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã đề nghị và được Thái Lan hỗ trợ. Tuy thế hệ thống giao dịch của HOSE không phải của Thái Lan.

    Thiết kế của hệ thống HOSE xuất phát từ Sở Giao dịch chứng khoán Mỹ ở Chicago. Trong thập niên 1980, Chicago là đơn vị tiên phong phát triển các hệ thống khớp lệnh tự động. Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan đã mua lại giải pháp của Chicago để dùng đồng thời phát triển đội ngũ công nghệ riêng để can thiệp sâu hơn vào hệ thống.

    Khi Thái Lan đồng ý hỗ trợ chúng ta, đã có một thỏa thuận ba bên: chủ sở hữu bản quyền Chicago là Công ty DSTi cho phép Thái Lan hỗ trợ HOSE - tức cho Việt Nam giấy phép sử dụng. Trong hệ thống này, Thái Lan có một bảng riêng (coding board) chuyên cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch. Việt Nam không tách riêng giao dịch giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nên bỏ phần này.

    Nguyên lý thiết kế của hệ thống nói trên đưa ra một cơ chế phân bổ lệnh vừa đảm bảo sử dụng tài nguyên (công suất) của hệ thống một cách tối ưu, vừa tự bảo vệ. Giả sử hệ thống giao dịch của một công ty chứng khoán thành viên bị lỗi, gửi hàng loạt lệnh lỗi vào sàn, có thể đủ lớn làm sập hệ thống chung, thì cũng chỉ giới hạn lỗi trong hạn mức đã phân bổ cho công ty đó mà không ảnh hưởng tới các thành viên khác.

    HOSE đang xem xét các giải pháp tạm thời như nâng lô, nâng bước giá giao dịch cổ phiếu. Một giải pháp nữa được nhiều chủ thể trên thị trường đề xuất là nâng chuẩn niêm yết trên HOSE.

    Theo ghi nhận của người viết bài này, những năm đầu tiên giao dịch, lúc cao điểm nhất HOSE có tới 105 công ty chứng khoán thành viên. Hệ thống phân bổ cho mỗi thành viên 3.000 đơn vị lệnh, tổng cộng có tới 315.000 lệnh được sử dụng trong công suất tối đa 900.000 lệnh của HOSE.

    Sau các đợt sáp nhập, giải thể, chuyển nhượng, số công ty chứng khoán giảm gần một phần ba, hiện còn 74 đơn vị. 31 công ty kia đã biến mất, song mã số (ID) giao dịch của chúng vẫn còn và không thể xóa bỏ, đồng nghĩa với việc 93.000 lệnh thiết kế (hơn 10%) bị bỏ không, không thể xài. Vì sao không thể xóa? Vì nếu xóa sẽ xáo trộn toàn bộ thứ tự mã số ID dẫn tới việc thay đổi các mã thành viên, mã tài khoản của nhà đầu tư.

    “Tội đồ” phái sinh

    Ngoài phần lệnh bất di bất dịch 3.000 đơn vị mà công ty chứng khoán nào cũng nhận được, phần lệnh còn lại được hệ thống phân bổ cho các thành viên dựa trên số lượng lệnh bình quân trong vòng giao dịch 30 ngày/thành viên. Những công ty chứng khoán có thị phần lớn được phân bổ nhiều và ngược lại.

    Ở một khía cạnh khác, trong vòng 15 tháng trở lại đây, thị trường phái sinh gia tăng cường độ hoạt động (xem thêm bài Sóng thần phái sinh trên TBKTSG số ra ngày 4-2-2021) và cùng với đó là việc “lấn chiếm” sử dụng số lượng lệnh chung của hệ thống HOSE.

    Lợi dụng bước giá cổ phiếu quá nhỏ và lô cổ phiếu quá thấp (trước ngày 1-1-2021 lô cổ phiếu là 10 đơn vị), các nhà đầu tư hoạt động giao dịch bắc cầu (arbitrage) liên tục rải lệnh lô nhỏ, chi li từng bước giá. Chưa có một tính toán chính xác việc rải lệnh chiếm bao nhiêu phần trăm công suất giao dịch của HOSE, tuy nhiên hậu quả của nó là khôn lường. Đó là khơi mào cuộc cạnh tranh giành giật thị phần thiếu lành mạnh giữa các công ty chứng khoán.

    Một số công ty chứng khoán đã và đang áp dụng phí giao dịch bằng 0 (trừ mức 0,03% mà các công ty chứng khoán bắt buộc phải nộp cho HOSE theo quy định) để thu hút nhà đầu tư. Nhờ không phải trả phí, nhà đầu tư trên thị trường phái sinh “vô tư” rải lệnh vào thị trường cơ sở trên HOSE.

    Lệnh đã rải, không khớp, thì hủy, sửa, khiến cho tình trạng nghẽn lệnh càng trầm trọng. Đây là lý do chính giải thích tại sao có công ty chứng khoán thị phần môi giới phái sinh lên tới gần 50% toàn thị trường phái sinh. Trên thực tế thị phần môi giới của họ tăng nhưng không tạo ra nhu cầu mua bán thực sự.

    Bài toán cổ phiếu lô lẻ

    Cho đến nay các chuyên viên Hàn Quốc sang hỗ trợ HOSE chạy thử nghiệm hệ thống mới, dự kiến vận hành chính thức vào quí 3-2021, vẫn đang thực hiện các biện pháp cách ly ngăn chặn dịch Covid-19. Chờ đợi hệ thống mới đi vào hoạt động là việc chẳng đặng đừng. Quan trọng hơn, không ít nhà đầu tư e ngại giao dịch không phản ánh đúng cung cầu thực của thị trường vì lệnh mua bán không được xử lý hết hàng ngày.

    HOSE đang xem xét các giải pháp tạm thời như nâng lô, nâng bước giá giao dịch cổ phiếu. Một giải pháp nữa được nhiều chủ thể trên thị trường đề xuất là nâng chuẩn niêm yết trên HOSE. Cụ thể bao gồm nâng vốn điều lệ tối thiểu, nâng hiệu quả hoạt động... để thanh lọc bớt cổ phiếu kém chất lượng. Hiện trên HOSE có khá nhiều cổ phiếu thanh khoản cao, khớp hàng chục triệu đơn vị/ngày, song chất lượng kém xét về các tiêu chí tài chính cơ bản.

    Bên cạnh đó, khi nâng lô cần phải giải quyết vấn đề cổ phiếu lô lẻ cho nhà đầu tư. Hiện tại HOSE không có bảng giao dịch lô lẻ (sàn HNX có giao dịch lô lẻ). Hiện nay lô lẻ cổ phiếu được công ty chứng khoán mua lại của khách hàng, nhưng công ty chứng khoán chơi ép, thường mua ở giá sàn và mua khi thị trường trầm lắng. HOSE dự tính ra mắt bảng giao dịch lô lẻ, theo đó có thể đề xuất mua bán với giá đóng cửa cộng trừ một biên độ nào đó, giao dịch 15-30 phút/ngày, khớp lệnh một lần.

    Đơn giản hơn có thể giải quyết cổ phiếu lô lẻ bằng một quy định của SSC, chẳng hạn công ty chứng khoán mua lô lẻ bằng giá đóng cửa hoặc giá tham chiếu mà không cần một bảng riêng. Cái chính là phải làm sao thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư, cần mua là mua được, cần bán là bán được, tránh làm méo mó thị trường.
    Mhoang79 thích bài này.
  5. duckun2512

    duckun2512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2019
    Đã được thích:
    929
    Báo bắt đầu đăng đồng loạt thì mấy bác này cũng chuẩn bị nóng đít đi là vừa, cho vào lò hết
  6. ForrestGump_216

    ForrestGump_216 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2020
    Đã được thích:
    526
    Biết rồi khổ lắm nói mãi
  7. tomriddle1234

    tomriddle1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2007
    Đã được thích:
    68.191
    Anh Tea tính cả rồi. Hệ thống 700 tỷ nhưng anh ko mua vội. Anh cầm 1000 tỷ gửi ngân hàng 13 tháng. Đến cuối năm tất toán thì hết sóng ck. Thanh khoản về 8k, dùng hệ thống cũ 20 năm tiếp vì nghe đâu bảo hành đến 30 năm.

    Thế là ảnh sẽ báo cáo lên trên kiểu như "Nhờ anh giữ cái đầu lạnh mà nhân dân ta không bị cuốn vào ck." Ngoài ra "Nhờ anh mà đất nước ta đã tiết kiệm được 700 tỷ mua hệ thống mới" và "Nhờ anh có tư duy tài chính tốt nên đã đem 1000 tỷ đi gửi ngân hàng sinh lời"
    Riêng phần anh được chung chi bao nhiêu cho mỗi 5.000 tỷ trót lọt mỗi phiên nghẽn thì anh không nói :D

    Cuối năm chào đón thêm 1 "Anh Hùng" nữa nhé
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  9. Fo2020

    Fo2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2021
    Đã được thích:
    652
    Chuyển qua sàn hà nội và upcom chơi, nhừng sân hose cho anh ấy chơi là xong.
  10. DungSaiKyThuat

    DungSaiKyThuat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2020
    Đã được thích:
    1.673
    vậy mà còn đòi T+0 rồi bán khống các kiểu, làm ăn như hạch

Chia sẻ trang này