Cú vét hàng trước khi ....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lansdale, 22/07/2018.

3217 người đang online, trong đó có 1286 thành viên. 13:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 6033 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. Lansdale

    Lansdale Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    29
    [ CÚ NƯỚC RÚT CUỐI CÙNG CỦA TTCK VIỆT NAM ]

    Date: 20.07.2018

    Lúc này các chuyên gia đã lên tiếng về việc một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chuẩn bị nổ ra. Thậm chí nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là bước đệm châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này.

    Bản chất của mọi cuộc khủng hoảng theo quan điểm cá nhân của Lynch đó là do giới chóp bu thế giới tạo ra để vơ vét những tài sản giá rẻ. Nếu như ai tinh ý thì hầu hết những người gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 : như Gary Gensler – cựu lãnh đạo Goldman Sach người giúp xóa bỏ kiểm soát các giao dịch phái sinh được chính quyền mới lên của Obama bổ nhiệm thành Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai. Hay Timothy Geithner – Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York, người mà trong cuộc khủng hoảng đã trả cho Goldman Sach 100% số tiền họ cược cho sự đi xuống của các khoản nợ thế chấp ( mà số tiền này chính là số tiền thuế của người dân Mỹ bỏ ra để bù đắp cho những sai lầm của giới chóp bu ) được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Ngân Khố.
    Ben Bernanke lại tiếp tục giữ vị trí chủ tịch FED trong chính quyền Obama khi Obama đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu tiên.
    Bản chất của mọi cuộc khủng hoảng đều không có gì thay đổi và chắc chắn nó sẽ diễn ra. Nhưng vấn đề là khi nào?

    Nếu chúng ta nhìn vào những dấu hiệu vĩ mô hiện tại của nền kinh tế lớn nhất thế giới thì có lẽ khủng hoảng đã đến chân mất rồi.

    Bond Yield 10 Years ngấp nghé vượt mốc 3%, FED có động thái nâng dần lãi suất và thu hẹp bảng cân đối, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức “ toàn dụng” trong lịch sử 4%, độ lệch trái phiếu Chính Phủ Mỹ kỳ hạn ngắn và dài ở mức “báo động”, nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
    Và nếu như nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng thì rõ ràng Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Cũng giống như cả thị trường chứng khoán rơi vào downtrend thì cổ phiếu của bạn cũng không thể tránh khỏi dù ít hay nhiều ( nếu không ảnh hưởng thì chắc cổ phiếu đó không có thanh khoản mà thôi ).

    Như một serial bài đánh giá vĩ mô của mình thì tất cả mọi chính sách kinh tế đều có độ trễ nhất định. Nếu chúng ta rút ra quá sớm khỏi thị trường thì biết đâu chúng ta lại bỏ lỡ một cơ hội lớn nhất của thị trường chứng khoán. Thời gian qua TTCK Việt Nam đã bị sụt giảm khá lớn bởi dòng vốn ngoại rút khỏi các thị trường mới nổi. Xét cho cùng từ đầu năm 2018 VND vẫn là một trong những đồng tiền bị mất giá ít nhất so với USD 1.5% so với các đồng tiền của các thị trường cận biên và mới nổi khác như NDT ( CNY ) mất giá 7.5 %, Ruppee ( Ấn độ ) mất giá 7.6% , Ruppee ( Indonesia ) mất giá 9.15 %.
    Và với lượng dữ trữ ngoại hối 63 tỷ USD của mình thì NHNN Việt Nam đã có những động thái nhằm làm hạ nhiệt tỷ giá như tuần vừa rồi ( 13.07-19.07.2018). Lần đầu tiên kể từ đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước bán ra cả một đợt 5 ngày, tổng cộng khoảng 1,775 tỷ USD. Nhà điều hành đã bám sát thị trường, không bán ở mức giá trần khoảng 23.300 mà bán theo giá thị trường với mức 23.050 VND/USD kéo dài suốt nhiều ngày.
    Theo một vị chuyên gia trả lời trên vietnamfinance thì “Ngân hàng Nhà nước không bán giá trần vì không muốn kỳ vọng tỷ giá bị đẩy lên mức đó. Ngược lại, họ bán sát giá giao dịch và cung ứng đủ nhu cầu chi trả, thanh toán nợ đến hạn cho bất kỳ tổ chức nào muốn mua. Nhà điều hành muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng đến thị trường: không thiếu USD”

    Nên quan điểm của Lynch thì nhà nước vẫn còn đầy đủ công cụ để giữ cho tỷ giá ở vùng “ ổn định” giúp cho dòng vốn ngoại không bị rút hết khỏi thị trường. Bởi chính nhà nước cũng như những ông lớn của Việt Nam vẫn còn một loạt những doanh nghiệp đình đám chưa được thoái xong cũng như tăng vốn xong.

    Nhớ lại ngay trước thời điểm khủng hoảng 2007 nổ ra thì Vietcombank cũng IPO thành công 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ với giá đấu thầu bình quân là 70.000 đồng/cổ phiếu số vốn thu về đã là 7.000 tỷ đồng, MBB cũng phát hành tăng vốn điều lệ từ 1.547,2 tỷ đồng lên 2.000 đồng, TCB cũng tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Hòa Phát đã thực hiện 2 đợt phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên hơn 1.400 tỷ đồng, với thặng dư vốn cổ phần hơn 1.700 tỷ đồng. Và đấy là nguồn vốn quan trọng giúp Tập đoàn triển khai Dự án Khu liên hiệp gang thép giai đoạn 1, đưa Hòa Phát lên vị thế hàng đầu trong ngành thép vào năm 2014, khi thị phần dẫn đầu cả nước. Thị trường chứng khoán thuận lợi luôn là một cơ hội trời cho để các doanh nghiệp muốn tăng vốn và bán vốn.

    Vậy việc chưa xong thì lẽ nào chính phủ ta đã buông tay ??? Và nếu như bạn rời khỏi thị trường lúc này biết đâu bạn sẽ lỡ mất “ CÚ NƯỚC RÚT CUỐI CÙNG” của thị trường chứng khoán và cơ hội làm giàu lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ???

    Bài viết này là quan điểm cá nhân của Lynch Phan và nếu như đồng quan điểm thì anh em có thể SHARE bài viết này cho những anh em có đồng quan điểm khác.

    Chúc anh em có những quyết định sáng suốt !

    - Lynch Phan - Take Profit Value Investing

    #TakeProfitValueInvesting
    mission9, qhi, SunReDFLoWer7 người khác thích bài này.
    Todahghanoi đã loan bài này
  2. phattai668

    phattai668 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/08/2014
    Đã được thích:
    6.290
    Bài viết chất lượng....nhưng nhịp chỉnh của tt chưa xong
    Còn xuống 760 tạo nền một thời gian rồi bùng lên giãy chết tại 1350
    Lansdale thích bài này.
  3. luukhoa

    luukhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2016
    Đã được thích:
    1.073
    rất giống chiến tranh tiền tệ,hay sụp đổ của bong bóng vàng.chả nhẽ lại''chẳng có gì mới trên phố...'' hsx trên
    phố nào thế bác.
    Lansdale thích bài này.
  4. Wasawa

    Wasawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2012
    Đã được thích:
    203
    Lansdale thích bài này.
  5. anh_nak

    anh_nak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    2.636
    dữ trữ ngoại hối 63 tỷ USD thì còn quá ít, Thai, Mã, Phi đều có 90-100 tỏi $

    trong khi ta đến hạn thanh toán nợ .... cố gắng cầm cự đc bao lâu
    Lansdale thích bài này.
  6. hghanoi

    hghanoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    423
    Tuyệt vời , mong anh thường xuyên chia sẻ quan điểm và tầm nhìn chiến lược cho các nhà đầu tư mới ra nhập TTCK vài năm gần đây . Họ may mắn khi tham gia vào thời kỳ tăng trưởng của TTCK nhưng kinh ngiệm và hiểu biết có hạn nên số đông không cầm cự nổi qua 3 tháng điều chỉnh. Nếu đọc bài viết này và chỉ cần có tầm nhìn dài hạn chút thôi , quan điểm CK là cờ bạc sẽ giảm đi và mất mát trong 3 tháng qua sẽ vơi đi phần nào
    Lansdale thích bài này.
  7. doccocaubaick

    doccocaubaick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/07/2017
    Đã được thích:
    481
    Nhường tất cho cụ, lái xả ngập mặt cứ lao vào
    --- Gộp bài viết, 22/07/2018, Bài cũ: 22/07/2018 ---
    Vét méo gì cuối phiên hàng ra như thác
    Lansdale thích bài này.
  8. thebest1

    thebest1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    Khó có chiến tranh tiền tệ Trung - Mỹ?
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận và biện pháp xử lý các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ khi các lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo nước này họp kín tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà.



    Bắc Kinh không công bố thời điểm chính thức diễn ra hội nghị nhưng tờ South China Morning Post cho rằng sự kiện này sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 8 sau khi ông Tập trở về từ chuyến công du Trung Đông và châu Phi.

    Ông Deng Yuwen, cựu biên tập viên tờ Study Times, cho rằng bản thân chiến tranh thương mại không phải là trọng tâm của cuộc họp ở Bắc Đới Hà vì giới chức Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm thời gian qua. Thay vào đó, cuộc họp sẽ quan tâm nhiều đến những vấn đề phát sinh từ cuộc chiến này, như tác động đối với chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại và cách điều hành đất nước.

    Theo ông Deng, sức ép từ cuộc chiến thương mại với Mỹ buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải suy nghĩ lại về những chiến lược chính, quan hệ song phương và hướng tiếp cận với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà phân tích này dự báo sẽ có thêm những điều chỉnh về chiến lược sau hội nghị Bắc Đới Hà.

    [​IMG]
    Giá trị đồng nhân dân tệ vừa giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 1 nămẢnh: Zuma Press
    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, được Bắc Kinh gọi là "lớn nhất trong lịch sử kinh tế", chính thức bắt đầu 2 tuần trước. Mỹ khơi mào bằng cách áp thuế 25% lên 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến biện pháp trả đũa tương xứng từ Bắc Kinh. Trong lúc chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột này sẽ xuống thang thời gian tới, đã xuất hiện nỗi lo về một cuộc chiến tiền tệ.

    Theo đài CNN, giá trị đồng nhân dân tệ (NDT) hôm 19-7 giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 1 năm. Tính trong 3 tháng qua, giá trị đồng NDT đã giảm 8% giữa lúc có những nỗi lo về sự sụt giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và tranh cãi thương mại toàn cầu. Đến ngày 20-7, tỉ giá NDT tiếp tục giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giảm tỉ giá tham chiếu trong ngày mạnh nhất trong 2 năm.

    Theo giới phân tích, sự sụt giảm trên diễn ra sau khi PBOC tỏ dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận một đồng NDT yếu hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Một bước đi như thế có thể hỗ trợ ngành công nghiệp xuất khẩu khổng lồ của Bắc Kinh đối phó với các mức thuế mới của Washington: sản phẩm Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người mua nào thanh toán bằng USD. Điều này có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý II kém ấn tượng với tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong gần 2 năm qua (6,7%).

    Dù vậy, một số chuyên gia nhận định Trung Quốc nhiều khả năng không sử dụng NDT làm vũ khítrong cuộc chiến thương mại vì tổn thất có thể không nhỏ chút nào. Hồi năm 2015 và đầu năm 2016, sự sụt giảm mạnh của giá trị NDT khiến các thị trường Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung rơi vào hỗn loạn. Ngoài ra, một động thái như thế chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ, nhất là khi chính quyền ông Trump lâu nay cáo buộc Trung Quốc cố tình kìm giữ giá trị NDT ở mức thấp để hỗ trợ xuất khẩu.
    Lansdale thích bài này.
  9. nguyenpt00000

    nguyenpt00000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2018
    Đã được thích:
    1.086
    Một cách nhìn hay, thank bác chủ
    Lansdale thích bài này.
  10. anh_nak

    anh_nak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    2.636
    http://vneconomy.vn/nhieu-chuyen-gia-cho-rang-chien-tranh-tien-te-da-bung-no-20180721104631952.htm

    Nhiều chuyên gia cho rằng chiến tranh tiền tệ đã bùng nổ



    AN HUY

    21/07/2018 15:44

    Một cuộc chiến tranh tiền tệ đã nổ ra, song song với cuộc chiến tranh thương mại - theo nhận định của một số nhân vật có uy tín trên thị trường ngoại hối với quy mô giao dịch 5,1 nghìn tỷ USD mỗi ngày, hãng tin Bloomberg cho hay.

    Hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) "thao túng làm tỷ giá đồng tiền và lãi suất của họ thấp hơn".

    Cáo buộc này được ông Trump đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cùng ngày trượt xuống dưới ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD lần đầu tiên trong 1 năm, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không phát tín hiệu nào về việc sẽ can thiệp để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thì nói Chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tỷ giá để xác định xem Trung Quốc có thao túng đồng tiền hay không.

    Nếu một cuộc chiến tranh tiền tệ thực sự xảy ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì hậu quả sẽ rất khó lường và vượt xa khỏi phạm vi hai đồng Nhân dân tệ và USD. Trong trường hợp đó, các thị trường từ cổ phiếu tới hàng hóa cơ bản và các thị trường mới nổi sẽ đều rơi vào tình thế nguy hiểm - Bloomberg nhận định.

    "Rủi ro thực sự nằm ở chỗ chúng ta đang đối mặt với tình trạng đứt gãy trên diện rộng của sự hợp tác trong thương mại và chính sách tiền tệ toàn cầu. Điều đó sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp", ông Jens Nordvig, một chiến lược gia tiền tệ hàng đầu Phố Wall, nhận định. "Những cảnh báo của ông Trump 24 giờ qua thực sự là một sự dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh tiền tệ".

    Cú phá giá đồng tiền gây sốc của Trung Quốc vào năm 2015 vẫn là một hình mẫu để có thể hình dung ảnh hưởng lan rộng của chiến tranh tiền tệ sẽ như thế nào - theo ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IMF).

    Giá của các tài sản có độ rủi ro cao và giá dầu có thể sụt giảm mạnh khi mối lo về tăng trưởng trở nên lớn hơn, kéo theo tỷ giá của các nước có độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Rúp Nga, Peso Columbia, và Ringgit Malaysia. Tiếp đó, sự mất giá đồng tiền sẽ lan rộng ra toàn châu Á.

    Ông Nordvig cho rằng mấu chốt của vấn đề hiện nay là liệu PBoC có can thiệp để giữ tỷ giá Nhân dân tệ quanh ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD nhằm tránh căng thẳng leo thang xa hơn hay không.

    Theo vị chuyên gia này, trong cuộc họp vào ngày 26/7 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Chủ tịch ECB Mario Draghi rất có thể sẽ lên tiếng về biến động tỷ giá. Hồi đầu năm nay, khi đồng USD giảm giá mạnh, ECB đã tỏ thái độ lo ngại.

    Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đo sức mạnh đồng mạnh đồng USD trên thị trường giao ngay có lúc giảm 0,8% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ tháng 3.

    Kết thúc ngày giao dịch, tỷ giá đồng Euro tăng 0,7% so với USD, lên mức 1.1724 USD/Euro, trong khi đồng Yên tăng khoảng 1%.

    "Chắc chắn là đồng tiền yếu đi sẽ mang lại lợi thế bất bình đẳng cho họ", hãng tin Reuters ông Mnuchin nói về Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ theo dõi thận trọng xem họ có thao túng tỷ giá hay không".

    Bộ Tài chính Mỹ từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Mỹ có đang bước vào một cuộc chiến tranh tiền tệ hay không.

    Theo ông Shahab Jalinoos, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu thuộc Credit Suisse, đồng bạc xanh có thể tiếp tục chịu sức ép giảm nếu các nhà đầu tư hành động theo sự chỉ trích của ông Trump đối với tỷ giá đồng nội tệ tăng, theo đó bán ra các trạng thái đầu cơ USD giá lên.

    Theo dữ liệu do Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) công bố hôm thứ Sáu, các quỹ đầu cơ đang đặt cược vào sự tăng giá của USD nhiều nhất kể từ tháng 2/2017.

    "Tổng thống Mỹ gần như đã định nghĩa những gì đang diễn ra là một cuộc chiến tranh thương mại, bởi ông ấy thẳng thừng cho rằng các quốc gia khác đang thao túng tỷ giá vì mục đích cạnh tranh", ông Jalinoos nhận định. "Loạt phát biểu này có thể sẽ khiến thị trường cắt giảm trạng thái nắm giữ USD chờ giá lên".
    Lansdale thích bài này.

Chia sẻ trang này