CUỘC CHƠI LỚN MỚI CHỈ BẮT ĐẦU ? KHÔNG CÒN LO IPO BỊ BỘI THỰC !!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quanchinh, 22/07/2007.

6647 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 12:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 784 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. quanchinh

    quanchinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    0
    CUỘC CHƠI LỚN MỚI CHỈ BẮT ĐẦU ? KHÔNG CÒN LO IPO BỊ BỘI THỰC !!!!!!!!!!

    Ngày 22/07/2007, 13:39
    Cuộc chơi lớn mới bắt đầu



    Cuộc chơi lớn mới bắt đầu và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng cổ phiếu mạnh.
    (ĐTCK-online) Bản báo cáo của Merrill Lynch với những nhận định tiêu cực về TTCK Việt Nam đã có tác động nhất định tới tâm lý của một bộ phận nhà đầu tư và là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiều cổ phiếu suy giảm. Để góp thêm một tiếng nói giúp nhà đầu tư Việt Nam đọc báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế một cách độc lập, đồng thời tham khảo thêm một cách xây dựng cơ hội đầu tư cho mình, ĐTCK-online xin giới thiệu bài viết của ông Đặng Quang Gia, giảng viên TTCK Trường đại học Ngân hàng.


    Nhà đầu tư nước ngoài có thể phân thành 3 loại: các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư nhỏ. Ở đây, quỹ đầu tư được hiểu như là một tổ chức tập hợp tiền bạc của nhiều nhà đầu tư nhỏ để mua cổ phiếu trên sàn và OTC. Các quỹ này có các tiêu chí đầu tư riêng của họ. Nói chung thì các quỹ này có chủ trương chính là an toàn, lợi nhuận hàng năm từ 10% đến 15% là ổn. Bởi vậy ta không ngạc nhiên khi các quỹ đầu tư nằm trong Ngân hàng HSBC và Merrill Lynch đều nói về hệ số P/E. Hệ số này cho biết về sự tương quan giữa giá cả và tiền lời của một DN. P/E càng nhỏ thì an toàn cao. An toàn cao là mục tiêu của quỹ, nhưng an toàn cao sẽ khó có khả năng lãi nhiều. Đó là kinh nghiệm chung trên các TTCK thế giới.

    Nhìn chung, nhà đầu tư và đầu cơ của Việt Nam không có cùng mục tiêu an toàn cao như các quỹ. Đối tượng này thường muốn có lợi nhuận lớn và như vậy, đương nhiên phải chấp nhận rủi ro cao. Do mục tiêu đầu tư khác nhau, nên không thể lấy nhận định của bất cứ một quỹ đầu tư nước ngoài nào làm chuẩn để đầu tư cả.

    Là người từng làm việc nhiều năm tại TTCK Mỹ và đã tham gia giảng dạy trên 14 năm tại Việt Nam, tôi thấy TTCK Việt Nam có một số điểm khác biệt quan trọng:

    + TTCK Việt Nam mở cửa được 7 năm, nhưng chỉ hoạt động mạnh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cơ hội lớn cho dân Việt Nam kiếm lời và làm giàu từ TTCK.

    + Hầu hết các công ty niêm yết cổ phiếu trong vòng vài năm trở lại đây là có tiềm năng lớn, trong khi giá nhiều cổ phiếu còn rẻ, cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam.

    + Nhà đầu tư cá nhân chưa phải đóng thuế, ít nhất cũng đến năm 2009, là cơ hội tốt nhất cho các nhà đầu tư Việt Nam trong giai đoạn đầu của TTCK.

    Cuối năm 2006, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, tôi đã từng khuyến cáo nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu của những DN hàng đầu (trên sàn như VNM, KDC, GMD và những cổ phiếu chưa niêm yết như PVD, FPT?) và đến nay, giá của các loại cổ phiếu này có khoảng chênh lệch lớn so với thời điểm khuyến cáo mua, dù TTCK có suy giảm hay DN có thực hiện điều chỉnh giá do thưởng cổ phiếu. Thực tế, cơ hội đầu tư ở ngay trước mặt, nhưng nếu không biết nắm lấy thì năm sau có thể sẽ phải mua với giá cao hơn và lợi nhuận sẽ ít đi. Trong tương lai, những DN mạnh trên sàn Việt Nam sẽ niêm yết ở nước ngoài. Muốn niêm yết ở nước ngoài, cần phải có kiểm toán quốc tế để xây dựng lòng tin với nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một ?ochìa khóa? cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các công ty triển vọng như VNM, KDC, GMD, FPT...

    Theo tôi, các nhà đầu tư Việt Nam không nên bỏ cuộc. Cuộc chơi lớn mới bắt đầu và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng cổ phiếu mạnh: doanh thu tăng trưởng trên 40%/năm trong 3 đến 5 năm liên tục, lợi nhuận thuần EPS cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự - đó mới là ?otiêu chuẩn vàng? quốc tế khi chọn cổ phiếu. Cho dù TTCK có rớt, công ty tốt vẫn có thể lên giá và đó chính là cơ hội đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư.

    Nói về nhà đầu tư Việt Nam, thực tế, những nhà đầu tư chiến lược có số tiền lớn và thời gian đầu tư trên 1 năm thì chưa có nhà đầu tư nào bị lỗ cả, mà chỉ có những nhà đầu tư nhỏ trên sàn, mua bán thường xuyên và hay sử dụng chiến thuật lướt sóng mới dễ bị thua lỗ.

    20 năm trước tại TTCK Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư lướt sóng cao gấp 10 lần nhà đầu tư lâu dài, nhưng kết quả thì ngược lại. Nếu nhà đầu tư lướt sóng cũng như nhà đầu tư lâu dài khởi điểm cùng đầu tư một loại cổ phiếu, sau 1 năm, nhà đầu tư lướt sóng kiếm được số tiền không quá 20% số vốn bỏ ra, trong khi nhà đầu tư lâu dài có thể kiếm được trên 40%. Đó là chưa kể nhà đầu tư lướt sóng ?onhảy? sai công ty, nên bị lỗ.

    Kể từ sau Tết Nguyên đán Đinh Hợi tới nay, tính theo đám đông trên sàn thì trên 95% nhà đầu tư nhỏ theo chủ trương lướt sóng đều thua lỗ. Theo tôi, giai đoạn này không nên lướt sóng mà nên đầu tư có chu kỳ tối thiểu từ nay đến Tết, chọn đúng cổ phiếu tốt thì xác suất kiếm lời sẽ trên 90%. Giai đoạn này nên chọn các cổ phiếu blue-chip, tránh các cổ phiếu đầu cơ cao và sau 6 tháng các bạn sẽ thấy phần thưởng mình được hưởng. ?oBuy bad news, sell good news? là một trong những thành ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm đầu tư thành công trên TTCK thế giới.

    Ngày 22/07/2007, 11:01
    Cung hàng qua IPO: không lo ?~?~bội thực?T?T



    Nguồn cung hàng từ các đợt IPO DN lớn chưa chắc đã nhiều, do các DN có xu hướng bán một phần lớn cổ phần cho đối tác chiến lược
    (ĐTCK-online)Bên lề cuộc họp giao ban 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giao cho Cục Tài chính DN phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nghiên cứu, đề xuất các giải pháp liên quan đến chỉ đạo giãn IPO của các DN lớn.


    Về phía DN, hầu như không có đơn vị nào muốn hoãn lại kế hoạch cổ phần hóa đã dày công theo đuổi. Giới kinh doanh thì thận trọng phân tích, cho dù đúng tiến độ, nguồn cung hàng từ các đợt IPO DN lớn chưa hẳn đã nhiều.

    Một quan chức Cục Tài chính DN cho biết, việc giãn tiến độ thực hiện IPO của các DN lớn nằm ở việc triển khai Nghị định 109/CP mới được ban hành. Tổ công tác triển khai Nghị định 109 vừa được thành lập, trong đó có đại diện Bộ Tài chính, UBCK và các bộ, ngành khác. Theo quan chức này, với các DN có quy mô lớn, vốn Nhà nước trên 500 tỷ đồng hoặc hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù như ngân hàng, viễn thông thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán cho các nhà đầu tư do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cụ thể. Hiểu theo một nghĩa rộng hơn, có thể Tổ công tác sẽ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian, lịch trình thực hiện IPO của các DN lớn.

    Về phía DN, tiến trình cổ phần hóa đang được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Trong tuần qua, hai ngân hàng thương mại quốc doanh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương (ICB) đã ký hợp đồng tư vấn cổ phần hóa với các nhà thầu quốc tế. Việc định giá DN sẽ được tiến hành ngay sau đó và khoảng cuối tháng 8, hai ngân hàng này sẽ có phương án chi tiết để trình Chính phủ. MobiFone cũng đang tiến hành chấm thầu tư vấn với 9 bộ hồ sơ để sớm có phương án trình Chính phủ.

    Ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc ICB cho biết, nếu thuận lợi Ngân hàng sẽ thực hiện IPO vào đầu tháng 10 tới. Ngân hàng dự kiến bán hết 49% cổ phần theo hạn mức cho phép ra bên ngoài, trong trường hợp Nhà nước lo ngại cung hàng quá dồn dập có thể cho phép Ngân hàng giảm bớt tỷ lệ cổ phần phát hành lần đầu chứ không thể hoãn cổ phần hóa. ?oSự phân chia tỷ lệ 49% là vấn đề quan trọng và cần tính toán hiệu quả, tạo ra tác động tốt tới thị trường chứ không phải là hoãn IPO?, ông Hùng nói.

    Với BIDV, Phó tổng giám đốc Lê Đào Nguyên cho biết: ?oThời điểm tiến hành IPO chúng tôi sẽ cân nhắc và xin ý kiến của Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan. Nếu được phê duyệt trong năm nay, chúng tôi tin rằng cổ phiếu BIDV sẽ thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước khi BIDV IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán?.



    Không lo bội thực

    Trong khi cơ quan quản lý chưa có bất cứ động thái nào can thiệp tới tiến trình cổ phần hóa của các DN lớn, giới chuyên gia nhìn nhận số lượng IPO thực tế sẽ không nhiều như kế hoạch Chính phủ đề ra. Mở thầu tư vấn cổ phần hóa từ cuối tháng 5 song tới nay, MobiFone vẫn chưa chọn được nhà thầu. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu năm 2008, MobiFone mới có phương án chính thức về cổ phần hóa, vì vậy nếu có bán đấu giá thì sớm nhất cũng phải đầu năm 2008, thị trường mới có cổ phiếu MobiFone.

    Hai tổng công ty lớn trực thuộc Bộ Công nghiệp là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng chưa có đề án chi tiết trình cơ quan chủ quản. Nếu thực hiện IPO, tỷ lệ vốn Nhà nước bán ra ngoài cũng rất thấp. Theo Đề án cổ phần hoá Habeco đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc cổ phần hoá được thực hiện theo hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Tổng công ty, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Tuy nhiên, khi bán cổ phần lần đầu, tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm giữ tại Habeco lên đến 76% vốn điều lệ. Trong phần bán ra ngoài, dự kiến 10% cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nếu xét cả tỷ lệ cổ phần dành cho nhà đầu tư chiến lược trong nước thì phần bán ra rộng rãi rõ ràng là không nhiều.

    Ở một số ngân hàng, tỷ lệ bán ra ngoài cho các nhà đầu tư cũng hạn hẹp. Đơn cử như ICB, nếu bán ra ngoài hết 49%, có thể Ngân hàng sẽ dành 20% cho 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ít nhất 10% để IPO và niêm yết ở nước ngoài, phần ít còn lại dành cho đối tác và nhà đầu tư trong nước (đối tác trong nước lại bao gồm đủ mặt các đại gia như VNPT, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Bitexco?). Như vậy, nhiều khả năng nhà đầu tư chỉ có thể tiếp cận với nguồn cổ phiếu ICB hạn hẹp.

    Với BIDV, ngoài tỷ lệ cổ phần bán cho đối tác nước ngoài và đối tác đồng hành trong nước, Ngân hàng này còn chủ trương xin Chính phủ cho phép tăng tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động từ 4% theo quy định hiện hành lên 8-10% nhằm đảm bảo thu hút nhân tài và có chính sách gắn kết với người lao động.

    Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) nhận định, năm 2007 Nhà nước có kế hoạch cổ phần hóa 20 tập đoàn, tổng công ty lớn song thực tế nhiều tổng công ty chưa triển khai hoặc triển khai chậm trễ. Hơn nữa, không phải cứ thuộc diện tổng công ty nhà nước thì có vốn lớn, rất nhiều tổng công ty chỉ có vốn vài trăm tỷ đồng.

    VAFI dẫn chứng cho quan điểm IPO đúng tiến độ chưa hẳn sẽ cung cấp quá nhiều hàng cho thị trường: Vừa qua, Bảo Việt thực hiện IPO với số vốn điều lệ lớn nhất từ trước tới nay, số lượng cổ phiếu chào bán cũng thuộc diện lớn nhất, tuy nhiên IPO của Bảo Việt không hút nhiều vốn từ TTCK bởi Bảo Việt dành 18% vốn điều lệ bán cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, 7% dành cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, chỉ khoảng 4% là dành cho các nhà đầu tư trong nước. Đối với 4 ngân hàng nhà nước thực hiện IPO, mỗi ngân hàng đều dự kiến thu hút 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, dự đoán sẽ chiếm tỷ lệ từ 10% - 15% hoặc 20% vốn điều lệ, số tỷ lệ còn lại dành cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo cơ cấu như vậy thì lượng chứng khoán tung ra thị trường là không lớn và còn nhỏ hơn nhiều so với việc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần liên tục thực hiện các đợt tăng vốn điều lệ trong thời gian qua.



    Giãn IPO: lợi bất cập hại

    Theo VAFI, chủ trương điều tiết các cuộc IPO xem ra có vẻ hợp lý, nhưng sẽ có nhiều bất lợi. Cụ thể, sẽ thêm nhiều thủ tục hành chính để xin phép bán đấu giá, xét duyệt lịch trình IPO, có thể phát sinh nhũng nhiễu trong việc giải quyết. Đáng lo ngại hơn là việc giãn tiến độ sẽ làm tiến trình cổ phần hóa chậm lại, làm chậm khả năng tăng hàng chất lượng cho TTCK, kéo theo sự mất kiên nhẫn và thất vọng của nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức tài chính toàn cầu đang quan tâm tìm hiểu TTCK Việt Nam.

    Theo thống kê, hiện có khoảng 300 tổ chức nước ngoài được cấp mã số giao dịch, trong đó các tổ chức nước ngoài hiện diện tại Việt Nam chiếm khoảng 20 - 25%. Nhìn về tiềm năng của dòng vốn gián tiếp thì rõ ràng lượng vốn từ các tổ chức chưa có VPĐD tại Việt Nam chiếm thế áp đảo, và hiện những đối tượng này chỉ ưa đổ tiền vào sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, còn sàn Hà nội chiếm tỷ lệ thấp. Mới có khoảng 40% số lượng tài khoản của các tổ chức nước ngoài có hoạt động, số còn lại chủ yếu chờ cơ hội. Trong khi nhìn vào những DN trên sàn TP. HCM mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm (khoảng 35 DN ) thì có tới 2/3 là đã hết ?oroom? hoặc gần như hết room, như vậy sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài là hết sức hạn chế và sẽ ngày càng hạn chế nếu cung hàng niêm yết chậm cải thiện.

    Để TTCK hấp dẫn, vấn đề đặt ra là cần có thêm hàng trăm DN niêm yết có quy mô vốn lớn và kinh doanh hiệu quả, trong đó không thể thiếu các DN hàng đầu của Việt Nam. VAFI kiến nghị, để thực hiện được việc này và gia tăng quyền lợi cho nhà đầu tư trong nước thì cần có chính sách mở room, chứ không phải là việc làm chậm các cuộc IPO hay khuyên các công ty hoãn phát hành.

    Đề cập đến khả năng tiếp tục cho các DN lớn thực hiện IPO theo đúng tiến độ nhưng giảm tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài, một quan chức của Bộ Tài chính cho rằng, đó không phải là giải pháp tối ưu. Thực tế đã chứng minh, khi tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ cao, nhiều DN vẫn hoạt động theo phương thức DN nhà nước từ phương án kinh doanh đến phân chia lợi nhuận, bởi vẫn bộ máy lãnh đạo đó, vẫn ông giám đốc, hội đồng quản trị đó nên cung cách quản lý về cơ bản không thay đổi. Hơn nữa, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ lớn sẽ khó thu hút được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia giúp DN đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị.
  2. smallgreen_frog

    smallgreen_frog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị ghi rõ nguồn khi viết bài

Chia sẻ trang này