Cuối tuần chúc mừng 1 Triệu nhà đầu tư có Hàng này trong TK !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 26/11/2021.

6647 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 12:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13686 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. Banhxeoxeo

    Banhxeoxeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2021
    Đã được thích:
    147
    Pvx dự lên đc bao nhiêu hả bác chủ
    BigDady1516 thích bài này.
  2. huntermedia511

    huntermedia511 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2020
    Đã được thích:
    996

    LCG nhịp này lên nhẹ đc 22 - 23 không ae :D
    BigDady1516 thích bài này.
  3. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    872
    Đầu tuần múc luôn cặp đôi LIG + LCG

    nhé các cao thủ :D
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Về mệnh chờ tin Q 4 có thể trên 2x 2022:-bd@};-
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021, Bài cũ: 29/11/2021 ---
    Tím hết :drm@};-
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021 ---
    CEO quá là siêu phẩm \:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021 ---
    FCN,LCG Apple:drm1@};-
    nobita_78 thích bài này.
    alisson36 đã loan bài này
  5. nobita_78

    nobita_78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    2.152
    Đầu tư công ko thể thiếu Xi măng, cát đá sỏi, Ống nhựa, Săts thép được. Múc BCC, HOM, HT1, BMP, DAG, NTP, NNC, DHA, HPG, HSG, NKG, SMC, TLH....
    ThanTuDoBigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chủ tịch Tập đoàn Fecon kiến nghị 4 nội dung về tư cách nhà đầu tư và 5 nội dung về nhà thầu xây dựng
    [​IMG]
    Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Tập đoàn Fecon - Top 5 Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã kiến nghị 4 nội dung về tư cách nhà đầu tư và 5 nội dung về nhà thầu xây dựng trong cải cách thủ tục hành chính.

    Kiến nghị trên được ông Phạm Việt Khoa phát đi tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan do Bộ Xây dựng và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp đồng tổ chức.
    Theo ông Phạm Việt Khoa, là một trong Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về thi công xây dựng và đầu tư hạ tầng, từ khi thành lập đến nay Fecon đã triển khai thi công nhiều dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, các dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, hóa dầu Long Sơn và trên 10 dự án nhiệt điện trên toàn quốc.
    Gần đầy nhất, Fecon đã tham gia thi công các dự án tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 10 dự án điện gió trên bờ và gần bờ tại các tỉnh miền Trung và miền Nam bằng các công nghệ tiến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
    Trong lĩnh vực đầu tư dự án, Fecon đã và đang đầu tư các dự án BOT giao thông, điện gió, điện mặt trời và đang cùng các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục nghiên cứu đầu tư 3 khu công nghiệp, 3 khu đô thị, 03 dự án điện mặt trời, 03 dự án điện gió trong đó có 01 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất trên 1.000MW.
    [​IMG]
    Ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch Tập đoàn Fecon, Top 5 Nhà thầu xây dựng Việt Nam.
    “Với tư cách là một nhà đầu tư, nhà thầu trong nước đã từng tham gia nhiều dự án đầu tư xây dựng và trực tiếp đầu tư các dự án theo hình thức BOT, có cơ hội làm việc với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ & châu Âu, để đóng góp một phần nhỏ bé hiến kế thúc đẩy đầu tư dự án và xây dựng công trình đặc biệt là khơi thông & thu hút đầu tư các dự án năng lượng theo Luật PPP mới có hiệu lực tháng 1/2021. Công ty chúng tôi xin trân trọng gửi tới Bộ Xây dựng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền một số nguyện vọng, ý tưởng về cải cách thủ tục hành chính và mong nhận được sự quan tâm, ghi nhận của Bộ xây dựng và các cấp có thẩm quyền liên quan để nền thể chế của Việt Nam thực sự là hành lang thông thoáng, an toàn cho hoạt động đầu tư và xây dựng dự án” – Vị Chủ tịch Tập đoàn Fecon chia sẻ.
    4 kiến nghị trên tư cách nhà đầu tư
    Thứ nhất, Luật PPP đã có hiệu lực từ tháng 1/2021, đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế chia sẻ rủi ro khả thi, đảm bảo cho nhà đầu tư tư nhân và Nhà nước cùng nhận được hiệu quả đầu tư hoặc rủi ro tương ứng tỷ lệ tham gia. Cần thiết kế cơ chế đảm bảo để phù hợp yêu cầu của các tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án theo thông lệ quốc tế; có các cơ chế đảm bảo các yếu tố liên quan đến chủ quyền để hạn chế các rủi ro cho dự án đầu tư, như các vấn đề sở hữu đất đai, sở hữu sử dụng mặt biển, các dự án hạ tầng dùng chung…
    Xây dựng cơ chế riêng để khuyến khích nhà đầu tư tham gia tại các dự án hạ tầng, dự án an sinh xã hội. Đề nghị xem xét sửa đổi nâng tỷ lệ vốn Nhà nước, xem xét điều chỉnh nội dung quy định của các cơ quan ban ngành khi sử dụng vốn ngân sách thanh toán chia sẻ giảm doanh thu cho doanh nghiệp PPP để tạo động lực khuyến khích nhà đầu tư; Đề nghị bổ sung quy định lợi nhuận của nhà đầu tư trong thời gian thi công dự án để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án PPP; Xây dựng quy chế về quản lý ngoại tệ tại dự án PPP để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; Bổ sung hướng dẫn chi tiết trong việc lập thư mời đầu tư, phương pháp xây dựng giá, phí sản phẩm dịch vụ công bảo đảm tính đúng, đủ chi phí đầu tư dự án và lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; Có hướng dẫn chi tiết trong việc doanh nghiệp dự án PPP phát hành trái phiếu dự án; Ban hành quy định về mẫu hợp đồng thực hiện dự án PPP phù hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung các văn bản hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp PPP trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án, quản lý chi phí dự án.
    Về các dự án Hạ tầng đô thị, hiện nay, cơ chế đầu tư PPP theo hình thức BT đã chấm dứt do những lo ngại về tính không minh bạch trong xác định giá trị đất thanh toán cho dự án hạ tầng. Để khắc phục vấn đề này mà vẫn tạo được nguồn thu từ đất đai cho phát triển hạ tầng, Fecon đề xuất cơ chế đầu tư theo hình thức BLT (xây dựng, cho thuê và chuyển giao). Cơ quan có thẩm quyền lập dự án và tổ chức đấu thầu đầu tư dự án, sau đó nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng rồi ký hợp đồng cho Nhà nước thuê dự án (15-20 năm theo phương án tài chính của dự án). Nhà nước bố trí nguồn để trả tiền thuê dự án bằng cách đấu giá đất, đấu già tài sản công, bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước… hoặc các nguồn thu khác. Mô hình này sẽ tuyệt đối minh bạch với tất cả các bước. Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế linh hoạt trong phê duyệt ngân sách chi tiêu công, đặc biệt là ngân sách đầu tư hạ tầng.
    Đối với các dự án đường sắt đô thị trọng điểm cần kết hợp với phát triển các khu đô thị xung quanh (mô hình TOD) thay thế cho hình thức BT trước đây. Coi hạ tầng và đô thị là một dự án không tách rời, từ đó nhà đầu tư tư nhân được quyền đầu tư xây dựng, khai thác các đô thị lân cận. Đảm bảo yếu tố đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch và đặc biệt là đảm bảo hiệu quả chung của dự án.
    Về các dự án BOT, PPP giao thông, ông Phạm Việt Khoa cho rằng, dự án BOT giao thông, đề xuất nên có quy định về nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước tham gia vào dự án để lợi nhuận ≥12%, hiện tại với các dự án BOT cao tốc đang triển khai, Đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý Nhà nước đang cố gắng giảm tối đa vốn Nhà nước hỗ trợ cho dự án dẫn đến lợi nhuận của các dự án thấp (~11%) không hấp dẫn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, dẫn đến các nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay. Để hấp dẫn các nhà đầu tư các dự án PPP giao thông, đề xuất Chính phủ ra chính sách để các địa phương giao mỏ vật liệu xây dựng (đất đắp, đá…) trực tiếp cho các nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp khai thác phục vụ dự án theo quy hoạch.
    Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư” ngày 29/3/2021, tuy nhiên chưa đủ sức hấp dẫn để huy động được nguồn lực rất lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư vì cơ chế chia sẻ rủi ro không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực BOT đường cao tốc vì không có bảo lãnh doanh thu tối thiếu mà chỉ chia sẻ 50% khi doanh thu giảm dưới 75% so với phương án tài chính và kèm theo nhiều quy định ràng buộc phức tạp; Chưa có cam kết về biến động tỷ giá và chỉ đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ ở mức 30% doanh thu dự án do đó sẽ gây khó khăn trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ.
    Kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm đối với các dự án cấp bách quan trọng tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có đủ tiềm lực kinh nghiệm tham gia vào các dự án PPP như sau: Hình thành gói tín dụng ưu đãi phù hợp để cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đường bộ cao tốc trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đang hạn chế cho vay đối với các dự án BOT, hoặc phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ để huy động vốn cho dự án. Lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một số dự án quan trọng, có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ; trên cơ sở áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư để lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín, năng lực, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
    Về các dự án điện gió ngoài khơi, Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn về điện gió ngoài khơi, khi hiện thực hóa các tiềm năng này chúng ta sẽ cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu: đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải do nhiệt điện than gây ra với sự tham gia quan trọng của năng lượng sạch, đồng thời đảm bảo góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, suất đầu tư loại điện gió ngoài khơi còn khá cao so với các loại hình năng lượng khác như nhiệt điện than, điện khí, điện gió & mặt trời trên bờ, vì vậy cần có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước theo hình thức đối tác công tư.
    Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ chi phí đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi, hoặc xây dựng cơ chế trợ giá cho EVN trong việc mua điện từ nguồn điện gió này. Đề nghị Chính phủ áp dụng cơ chế chỉ định nhà đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi để đảm bảo các nhà đầu tư trong nước và các nước G7 đủ năng lực tham gia đầu tư. Ngành Công thương cần có chiến lược phát triển chuỗi cung ứng cho mảng dự án chiến lược này để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành đầu tư.
    5 kiến nghị trên tư cách nhà thầu xây dựng
    Với các dự án đầu tư có vốn của Nhà nước, ông Phạm Việt Khoa kiến nghị: Đề nghị tổ chức đấu thầu EPC hoặc E&C, nhà thầu chịu trách nhiệm toàn diện từ thiết kế kỹ thuật thi công, mua sắm và xây lắp, tăng thời gian bảo hành lên 3-5 năm (thay vì 2 năm như hiện nay); Khi đấu thầu EPC với dự án đầu tư công có vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thì quy định rõ phải có nhà thầu trong nước đảm bảo năng lực thực hiện ít nhất 30% khối lượng công việc của dự án đã có trong Luật Đấu thầu.
    Sơ tuyển các nhà thầu, tổ hợp nhà thầu đủ năng lực mới đc tham gia dự thầu EPC các dự án cấp phù hợp. Tạm ứng thanh toán tỷ lệ lớn (50%) để khơi thông dòng tiền dự án và đảm bảo mua phần lớn khối lượng vật liệu chính ngay từ đầu để tránh ảnh hưởng của trượt giá, yêu cầu nhà thầu phát hành bảo lãnh tạm ứng. Nhà nước cần xây dựng chính sách bình ổn giá thị trường đối với các nguyên vật liệu xây dựng để đảm bảo ko đội vốn đầu tư dự án. Với dự án cấp 1 trở lên, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ thẩm tra phương án thiết kế kỹ thuật nhà thầu trúng thầu, không cần thẩm tra, phê duyệt đơn giá, định mức (vì đã đấu thầu theo giá hoặc đơn giá trọn gói). Các dự án cấp 2 trở xuống, chủ đầu tư tự thẩm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra.
    Đơn giản hóa thủ tục nghiệm thu, đặc biệt hồ sơ chất lượng. Vì thời gian bảo hành 3-5 năm đã đủ để chứng minh chất lượng dự án. Chủ đầu tư chỉ xác nhận các mốc hoàn thành công việc theo giai đoạn không cần đánh giá hồ sơ chất lượng theo giai đoạn. Chỉ đánh giá hồ sơ chất lượng tại mốc nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Giảm bớt số lượng hồ sơ chất lượng/ hồ sơ hoàn công, thanh toán, quyết toán các dự án công. Hiện có nhiều dự án chủ đầu tư yêu cầu phải lập đến 9-11 bộ hồ sơ.
    Mặt khác, cần xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng công trình, giải quyết kịp thời các vướng mắc của các nhà thầu chính đáng. Nên có danh sách xếp hạng các nhà thầu để sàng lọc, lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp cho tham gia đấu thầu các dự án công (như cách làm của Singapore, Nhật Bản).
    Đối với dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, xây dựng cơ chế cho phép cho các nhà thầu trong nước được làm tổng thầu, trong đó các nhà thầu trong nước có thể thuê đối tác nước ngoài làm thầu phụ để tham gia đấu thầu.
    Đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay nước ngoài, cần xây dựng cơ chế sử dụng nguồn lực địa phương là điểm chấm bắt buộc khi xét kết quả đấu thầu.
    Khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại vào xây dựng công trình
    Kiến nghị cần có cơ chế đột phá cho các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước, được ứng dụng công nghệ, giải pháp thi công xây dựng hiện đại, nếu chứng minh được có hiệu quả về kinh tế, tiến độ và chất lượng bền vững thì các dự án này không cần có định mức, thay vào đó là quản lý bằng tổng mức đầu tư.
    Đối với công nghệ thi công xây dựng hiện đại có thể ứng dụng trong các dự án mang tính chất đặc biệt, hoặc cấp thiết thì có thể áp dụng định mức và đơn giá của nước ngoài.
    Bỏ phương pháp quản lý xây dựng bằng định mức đơn giá
    Quy định về định mức đơn giá đang được Bộ xây dựng chủ trì thiết lập và áp dụng nhiều năm nay, tuy nhiên đã thể hiện nhiều bất cập trong thực tiễn, ngăn cản quá trình phát triển bởi các công nghệ mới rất khó được áp dụng trong các dự án công trình có sự tham gia vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, chính hệ thống định mức đơn giá gây khó khăn cho Nhà thầu và các chủ đầu tư khi giải trình với các cơ quan thanh tra kiểm toán, mặc dù trước đó dự án đã được đấu thầu cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.
    Đề nghị chỉ áp dụng quy định về định mức đơn giá trong xây dựng tổng mức đầu tư phục vụ phê duyệt ngân sách dự án đồng thời không áp quy định về định mức đơn giá trong quá trình triển khai đầu tư, mà áp dụng theo hình thức hợp đồng trọn gói trên cơ sở ngân sách đã phê duyệt.
    Về hoạt động tư vấn thiết kế giám sát thi công công trình điện
    Theo Thông tư số 21/2020/TT-BCT trong đó yêu cầu các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát thi công công trình điện lực phải xin Giấy phép hoạt động điện lực.
    Với các đơn vị tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình thông thường, các đơn vị này đã phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hoặc Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
    Như vậy, cùng một công việc nhưng nhà thầu hoạt động Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát thi công các công trình điện (như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp) phải xin cấp hai loại giấy phép. Thủ tục xin cấp phép của hai loại giấy phép này là tương tự nhau (gồm bằng cấp, chứng chỉ, tài liệu chứng minh…).
    Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị với Chính phủ xem yêu cầu nhà thầu hoạt động Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát thi công các công trình điện chỉ cần có một trong hai loại giấy phép nêu trên là hợp lệ.
    [​IMG]
    Tập đoàn FECON thi công công trình dự án TBM Metro Line 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
    Chi phí phát triển dự án không được tính là chi phí hợp lý của doanh nghiệp
    Đối với các doanh nghiệp xây lắp, để tiến hành đấu thầu dự án phải bỏ ra chi phí để tìm kiếm, tiếp cận và đánh giá dự án đó như chi phí khảo sát, chi phí tư vấn, chi phí thiết kế để lên bài thầu, chi phí bảo lãnh dự thầu, có khi tham gia đấu thầu 3 dự án chỉ trúng 1 dự án nhưng chi phí phát triển dự án của 2 dự án không trúng thầu không được tính là chi phí hợp lệ của doanh nghiệp, điều này rất không thực tế với hoạt động các doanh nghiệp xây dựng và đầu tư... Hiện tại, đều hạch toán vào chi phí bán hàng (tại khoản 641). Tuy nhiên, theo quy định tại điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì chi phí này đều không được đưa vào chi phí khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (Do khoản chi phát sinh không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp).
    “Vì đặc thù của doanh nghiệp xây lắp để đấu thầu, chào giá dự án thì phải bỏ ra những chi phí ban đầu để tiếp cận dự án, dự án có thể trúng thầu, có thể không trúng thầu nhưng đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thực tế và liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tại, chi phí để tìm kiếm, phát triển dự án của doanh nghiệp là phát sinh hàng năm và chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong chi phí bán hàng. Nếu theo luật hiện hành, chi phí của những dự án không trúng thầu bị loại là 1 tổn thất không hề nhỏ của doanh nghiêp. Kính đề nghị các cơ quan chức năng xem xét để cho các doanh nghiệp được hạch toán chi phí hợp lý, hợp lệ” – ông Phạm Việt Khoa nhấn mạnh.
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021, Bài cũ: 29/11/2021 ---
    CEO tây bán 3 triệu ko xi nhê gj \:D/\:D/\:D/@};-
    atula77 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chứng khoán 29/11: Tiền bắt đáy vào dồn dập, thời điểm khó khăn nhất đã qua?

    VIC tăng tích cực đóng góp lớn vào việc gồng gánh thị trường vượt qua thời điểm khó khăn nhất khi áp lực bán dồn dập trên diện rộng, đặc biệt trong nhóm vốn hóa lớn.

    [​IMG]

    Dòng tiền bắt đáy dồn dập kéo thị trường phục hồi nhanh chóng (Hình minh họa)

    Không ngoài dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ làn sóng bán tháo tài sản rủi ro trên toàn cầu do lo ngại biến chủng mới của COVID-19. Dù vậy, mức độ ảnh hưởng có phần nhẹ nhàng hơn nhiều so với thế giới.

    Đóng góp lớn nhất vào kết quả này là sự vững vàng của “anh cả” VIC khi cổ phiếu này tiếp tục tăng khá tích cực, đi ngược số đông. Hầu hết các cổ phiếu trụ khác như VCB, GAS, VHM, TCB, MSN, BID, CTG, GVR, PLX, MBB,... đều chìm trong sắc đỏ khiến VN-Index có lúc đã giảm 24 điểm ngay sau ATO.

    Sắc đỏ bao trùm hầu hết các nhóm ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng, Thép, Bán lẻ, Nhựa, Cảng biển,... Dù vậy, vẫn có một số điểm sáng đi ngược thị trường có thể kể đến như SSI, VND, GEX, CEO, DIG, SJS, SSH, FCN, SMC, TLH,...

    Ngược lại, 2 nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Dầu khí và Hàng không chưa phục hồi được nhiều. Giá dầu có phiên cuối tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 khiến cổ phiếu Dầu khí như GAS, PVS, PVD, BSR, PLX,... đều giảm rất mạnh. Trong khi đó, lo ngại về biến chủng mới khiến nhiều quốc gia siết chặt đi lại khiến hy vọng mở cửa trở lại đối với ngành Hàng không ngày càng xa vời.

    Thời điểm 9h40 sáng, VN-Index tạm thời thu hẹp đà giảm còn 14,15 điểm (-0,95%) xuống 1.478,88 điểm với thanh khoản hơn 7.700 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng nhẹ 64 tỷ đồng trên HoSE với lực bán tập trung trên HCM, VPB, SSI, HDB trong khi CTG, VRE được mua ròng.

    Tương tự, đà giảm cũng đang được thu hẹp trên HNX và UpCOM nhờ lực cầu bắt đáy tham gia mạnh mẽ. HNX-Index tạm thời giảm 2,05 điểm (-0,45%) xuống 456,58 điểm với thanh khoản 1.193 tỷ đồng. UpCOM-Index cũng giảm 1,04 điểm (-0,91%) xuống 113,3 điểm với thanh khoản 702 tỷ đồng.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Biến chủng Omicron, phát biểu của ông Powell, cuộc họp OPEC+: Những nhân tố chi phối thị trường toàn cầu tuần này

    Biến chủng mới Omicron của Covid-19 có thể tiếp tục gây hoảng sợ trên thị trường tài chính toàn cầu trong tuần này. Các tài sản rủi ro như dầu thô và tiền ảo đã bị bán tháo trong khi những tài sản an toàn như vàng và trái phiếu kho bạc Mỹ được nhà đầu tư gom mua...

    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.

    Ngoài ra, giới đầu tư còn chờ phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, cuộc họp chính sách sản lượng của liên minh dầu lửa OPEC+, và báo cáo việc làm tháng 11 của Mỹ.

    Thị trường chứng khoán từ châu Á tới châu Âu và Mỹ, cùng các tài sản rủi ro như dầu thô và tiền ảo đã bị bán tháo trong phiên ngày thứ Sáu, sau khi có tin biến chủng Omicron được phát hiện ở Nam Phi và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là biến chủng đáng lo ngại. Ngược lại, những tài sản an toàn như vàng và trái phiếu kho bạc Mỹ được nhà đầu tư gom mua.

    Chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 2,5%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Chỉ số S&P 500 mất 2,3%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm.

    Giá dầu thô giảm hơn 12% trong phiên ngày thứ Sáu và giá Bitcoin mất 8%. Giá trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, khiến lợi suất của kỳ hạn 10 năm sụt về 1,47%, từ mức cao thiết lập hôm thứ Tư là 1,69%.

    “Tuần này có nhiều dữ liệu kinh tế Mỹ quan trọng được công bố, nhưng tôi cho rằng biến chủng Covid mới sẽ khiến nhà đầu tư đứng ngoài thị trường cho tới khi có thông tin rõ ràng hơn”, giám đốc dầu tư Peter Boockvar của Bleakley Advisory Group nhận định.

    Báo cáo kinh tế Mỹ được chờ đợi nhất tuần này là báo cáo việc làm tháng 11 dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu. Theo Dow Jones, các chuyên gia dự báo khu vực phi nông nghiệp của Mỹ có thêm 581.000 công việc mới trong tháng này, sau khi có thêm 531.000 công việc trong tháng 10. Các chuyên gia tin rằng nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi đợt giảm tốc do biến chủng Delta, và tăng trưởng kinh tế quý 4 có thể mạnh hơn quý 3.

    Nhà quản lý quỹ Scott Redler của T3Live.com nói rằng có một số ngưỡng chủ chốt mà thị trường cần duy trì để tạo ra một đợt tăng điểm cuối năm. “Ở thời điểm hiện tại, thị trường có đuối đi, nhưng xu hướng tăng vẫn chưa đứt gãy. Đà tăng sẽ được đẩy mạnh trở lại nếu S&P 500 giữ được ngưỡng bình quân 50 ngày trong tuần tới”, ông Redler nói.

    Với sự xuất hiện của Omicron, một số nhà đầu tư bắt đầu đảo ngược sự đặt cược trước đó rằng phục hồi kinh tế mạnh và lạm phát leo thang sẽ buộc Fed phải đẩy nhanh tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuần này, thị trường quan tâm đến phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Uỷ ban Ngân hàng thuộc Thượng viện vào ngày thứ Ba. Giới đầu tư kỳ vọng trong lần xuất hiện này, ông Powell sẽ đưa ra những đánh giá mới về tình hình kinh tế và lạm phát, cũng như ảnh hưởng của Covid đến nền kinh tế.

    Theo nhà sáng lập Barry Knapp của Ironsides Macroeconomics, mối lo hiện nay là biến chủng mới có thể lây lan rộng và khiến các hoạt động kinh tế chậm lại, làm cho tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng thêm phần tồi tệ. Trong bối cảnh như vậy, lạm phát có thể tăng nóng hơn trong khi tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

    Theo ông Knapp, rủi ro đối với giá cổ phiếu ở thời điểm này là không hề nhỏ và nhà đầu tư nên thận trọng khi bắt đáy. Vị chuyên gia nói rằng Fed vẫn có thể đẩy nhanh việc cắt giảm chương trình mua tài sản, và tiếp đó là đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất.

    Thị trường dầu lửa cũng là một tâm điểm chú ý trong tuần này, khi liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước ngoài khối, thường gọi là nhóm OPEC+, họp vào ngày thứ Năm. Tuần vừa rồi, Mỹ và một loạt nước tiêu thụ dầu lớn đã nhất trí xả dự trữ dầu lửa chiến lược nhằm kéo giá dầu xuống, trong đó Mỹ sẽ xả khoảng 50 triệu thùng dầu.

    Tuyên bố xả dự trữ được đưa ra sau khi Mỹ nhiều lần kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng nhiều hơn mức tăng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng mà nhóm này đang áp dụng.

    Theo bà Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá cơ bản toàn cầu của RBC, với việc Mỹ và một loạt nước phối hợp xả dự trữ chiến lược dầu, có khả năng OPEC+ sẽ tạm dừng việc nâng sản lượng.

    “Câu hỏi đặt ra trước cuộc họp của OPEC+ vào ngày thứ Năm tuần này, không chỉ là liệu họ có dừng tăng sản lượng hay không, mà còn là họ có thể giảm sản lượng hay không, vì họ đang phải đối mặt với cả biến chủng mới của Covid-19 và động thái xả dự trữ của Mỹ”, bà Croft nói.
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021, Bài cũ: 29/11/2021 ---
    :drm1@};-@};-@};-
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021 ---
    :drm1:drm1:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 29/11/2021 ---
    3x :-bd@};-
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Báo Anh: Sau Hòa Phát, Việt Nam sẽ có thêm một đơn vị sản xuất container trong nước
    29-11-2021 - 11:25 AM

    BÁO NÓI - 2:16

    [​IMG]
    Lý giải về việc không thành lập nhà máy container ở Hàn Quốc, KOBC cho rằng do chi phí đất và nhân lực còn đắt đỏ. "Tuy nhiên, với chi phí thấp hơn tại Việt Nam, KOBC hy vọng việc hợp tác mua container có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty vận tải biển trong nước".


    The Loadstar (Anh) đưa tin, Hàn Quốc đang có những bước đầu trong tự chủ ngành công nghiệp sản xuất container, nhằm giải quyết tình trạng thiếu thiết bị.

    Cụ thể, mới đây, tập đoàn kỹ thuật Hàn Quốc Seojin Systems và nhà sản xuất công nghệ container Ace Engineering đã quyết định sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC) - do Nhà nước hỗ trợ tài chính.

    Một trong những nguyên nhân chính khiến thiếu hụt thiết bị nghiêm trọng là do lượng container rỗng quay lại chậm trễ, trong khi nhu cầu nhập khẩu phục hồi từ năm ngoái, từ đó khiến năng lực vận chuyển ngày càng thắt chặt.

    Dự kiến, nhà máy tại Hải Phòng sẽ sản xuất khoảng 100.000 container mỗi năm. Như vậy, sau Hòa Phát sẽ có thêm một đơn vị nữa sản xuất container trong nước.

    KOBC thông tin, sự mất cân bằng nghiêm trọng trong nguồn cung các container rỗng đang gây khó khăn cho nhà xuất khẩu, cũng như công ty vận tải biển của Hàn Quốc.


    Hiện tại, Trung Quốc là nước có thị phần sản xuất container lớn nhất toàn cầu, chiếm 99% thị trường. Theo KOBC, nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung đang ngày càng tăng lên, do sự mất cân bằng cung - cầu, chủ yếu đến từ thiếu hụt nguồn cung ở Trung Quốc.

    "Chúng tôi hy vọng việc đa dạng hóa nguồn cung container sẽ giúp tăng đáng kể lượng container cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước, bao gồm cả HMM - hãng vận tải có lượng hàng lớn từ Việt Nam", đại diện KOBC chia sẻ.

    Năm ngoái, HMM đã bắt đầu thuê các container. KOBC cho hay, việc mở nhà máy sản xuất container nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm thiết bị.

    "Để tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty vận tải biển trong nước, KOBC sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ thuê container, đồng thời tiếp tục đa dạng hóa nguồn hàng trong nước và nước ngoài để đảm bảo nguồn cung container".

    Lý giải về việc không thành lập nhà máy container ở Hàn Quốc, KOBC cho rằng do chi phí đất và nhân lực còn đắt đỏ. "Tuy nhiên, với chi phí thấp hơn tại Việt Nam, KOBC hy vọng việc hợp tác mua container có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty vận tải biển trong nước".
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    CEO vào nhịp nữa \:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 02/12/2021, Bài cũ: 02/12/2021 ---
    LCG chiều trần nốt :drm1@};-

Chia sẻ trang này