Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7034 người đang online, trong đó có 1538 thành viên. 15:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 155828 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    TU PHƯỚC, PHẢI TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CHO PHƯỚC BÁO CỦA CHÍNH MÌNH NGÀY CÀNG DÀY THÊM, CÀNG THÙ THẮNG THÊM?
    [​IMG]
    Ngày nay chúng ta thường hay nghe nói đến 2 chữ "Phước báo", nhưng lại khó lòng thấu triệt được cái gì là phước. Đa phần mọi người luôn cho rằng phải ăn mặc sung sướng, phải giàu sang phú quý, phải tiền hô hậu ủng, phải vui vẻ khoẻ mạnh, phải gia đạo hoà thuận thì mới gọi là phước. Điều này không sai, tuy nhiên phạm vi quá hạn hẹp. Nhà Phật giải thích chữ phước này bao gồm 2 tầng, nghĩa là trên mặt sự tướng và trên mặt tâm:

    1. Trên mặt sự tướng: Tất cả những thọ dụng từ miếng ăn, miếng uống, áo quần, vật chất, cho đến các mối quan hệ thiện duyên trong đời này mà một người có được thì gọi là phước. Trong phước này được chia làm 3 loại:

    _ Phước về tài lộc: Nếu người có phước nhiều thì trong đời này bất luận là làm ngành nghề nào cũng rất dễ dàng phát tài, luôn được hưởng cuộc sống giàu sang phú quý, ăn sung mặc sướng. Nếu người có phước ít một chút thì đời này tiền của chỉ tạm đủ sống qua ngày mà thôi, không có dư để mà tích trữ.

    _ Phước về thông minh trí tuệ: Nếu người có phước nhiều thì đời này rất thông minh, có thể nói là học 1 biết 10. Nếu người có phước ít thì đời này trí tuệ không thể mở mang, đối với tất cả các vấn đề đều rất chậm hiểu.

    _ Phước về sức khoẻ và thọ mạng: Nếu người có phước nhiều thì đời này cơ thể luôn khoẻ mạnh, nếu có bệnh thì chẳng qua chỉ là cảm mạo đôi chút mà thôi, thọ mạng rất dài lâu. Nếu người không có phước nhiều thì rất hay bị bệnh, nay yếu mai đau, bệnh này vừa hết thì bệnh khác liền kéo đến, thọ mạng không dài lâu.

    2. Trên mặt tâm thức: Cũng tức là nói đến sự an định của nội tâm. Nếu người có phước nhiều thì tâm luôn thanh tịnh an ổn, không có ưu, bi, khổ, não, không có lo nghĩ, cũng chẳng có chấp chước. Nếu người có phước ít thì tâm luôn động loạn bất an, thường hay sợ hãi, hay lo lắng suy nghĩ.

    Vậy với người mà phước cực kỳ mỏng tạm hoặc không có phước thì sao? Thì đời này nhất định là nghèo cùng, thường hay có chuyện khiến cho hao tổn, gặp nhiều chuyện chẳng như ý khiến cho lo lắng không yên, thường hay gặp hoạn nạn, bị mọi người ghét bỏ, thường mắc tù tội, mọi sự vui sướng tốt lành đều lánh xa, thường gặp vận xấu, thọ mạng không dài lâu.

    Từ đây, chúng ta cũng đã phần nào tự mình phán đoán xem trong vận mạng của chính mình chỗ phước báo có được đó là nhiều hay ít. Nếu phước báo của chính mình đã có nhiều rồi, thì vẫn nên tiếp tục gieo trồng thêm phước báo, để cho phước báo này càng trổ, càng thù thắng. Nếu phước báo của chính mình quá ít ỏi hoặc không nhiều thì cố gắng nổ lực tu phước và tích phước, để cho phước báo của mình ngày càng dày thêm, ngày càng thù thắng thêm.

    Tu phước, phải tu như thế nào đây? Có rất nhiều phương pháp tu phước như: Bố thí, cúng dường, cứu giúp người nghèo khó hoạn nạn, chăm sóc bệnh nhân, hiếu dưỡng cha mẹ ông bà, làm đường, xây cầu, khuyên người làm lành, ăn chay, giới sát, phóng sanh, giữ giới, tụng Kinh, niệm Phật.....Tuy nhiên, cách tu phước thù thắng nhất chính là sửa đổi tâm niệm.

    Vậy phải sửa đổi tâm niệm như thế nào? Trước đây, mọi suy nghĩ đều là vì chính mình, vì lợi ích của bản thân mình, nay ta đem những suy nghĩ đó chuyển đổi trở lại, niệm niệm đều nghĩ đến lợi ích của tất cả mọi người, vì mọi người mà tận hết sức để phục vụ. Phàm là những tâm niệm hại người lợi mình, đối với xã hội đều chẳng có lợi ích, thì dù là 1 niệm cũng chẳng để cho sanh khởi lên. Nếu có thể làm được như vậy, thì phước báo của chúng ta chỗ tu được đó là vô lượng vô biên, ngay trong đời này sẽ cảm thọ được thiện báo mà chẳng cần phải đợi đến đời sau.

    Chúng ta thấy trong truyện Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần, ông Du Tịnh Ý sau khi được Táo Thần khai thị cho phương pháp cải sửa lỗi lầm, tu tạo phước lành, thì ông thật sự quay đầu mà cải ác làm lành, niệm niệm đều là vì lợi ích của tất cả mọi người, ông chẳng còn vì bản thân ông nữa. Cho nên, ông nhận được thiện quả ngay trong hiện đời. Trong mạng ông vốn không có công danh nên dẫn đến ông thi đâu thì rớt đó, sau này ông thi đậu tiến sĩ, ra làm quan. Trong mạng ông có 9 người con, chết 7 còn 2, trong 2 đứa này thì 1 đứa thất lạc từ nhỏ chẳng rõ sống chết, chỉ còn giữ lại được 1 đứa con gái duy nhất bên mình mà thôi, tuy nhiên đứa con này lại không bình thường, suốt ngày ngẩn ngơ, sau này ông tìm lại được đứa con trai đã thất lạc, còn đứa con gái cũng tìm được thầy trị cho hết bệnh. Thọ mạng của ông được kéo dài thêm, ông sống đến ngoài 80 tuổi. Đây đều do mạng hiện thời của ông đã chuyển đổi trở lại.

    A Di Đà Phật!

    _ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_
    suutapdoco thích bài này.
  2. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    [​IMG]

    THẾ NÀO LÀ TINH CHUYÊN [​IMG]

    Có một số đồng tu đến nói với tôi rằng: “Pháp sư ơi! Tôi học Phật đến rất khổ não. Vì sao rất khổ não, vì thời khoá quá nhiều, lại phải đi làm, lại phải làm việc nhà”. Tôi hỏi những thời khoá gì vậy? Họ nói, thí dụ khoá sớm thì phải niệm chú Lăng Nghiêm, mười tiểu chú, đọc Phổ Môn Phẩm, đọc Kinh Kim Cang, đọc Tâm Kinh, đọc hết một đống; Quá nhiều! Hai giờ đồng hồ cũng đọc không xong. Tôi nghe rồi gật gật đầu. Tôi nói, đúng rồi! Bạn thật là khổ cực. Tôi hỏi, bạn có thành tựu hay không vậy? Họ nói, mỗi ngày tôi đều làm không thiếu một ngày nào. Tôi hỏi, bạn có thành tựu hay không? Họ hỏi, thành tựu việc gì? Tôi nói, tâm của bạn có được thanh tịnh không? niệm có được chuyên nhất hay không? Họ nghĩ lại, tâm của tôi không thanh tịnh, vọng niệm rất nhiều, một ngày từ sớm đến tối phải quấy nhân ngã, trong lòng dính mắc quá nhiều sự việc. Tôi nói, công phu của bạn đã làm uổng công rồi. Họ hỏi, vậy thì phải làm sao?

    Tôi nói, bạn làm quá tạp quá loạn, chư Phật Bồ Tát dạy người một môn thâm nhập thì tại sao bạn làm nhiều đến như vậy, bạn tự tìm cái khổ đó mà. Một môn thì tâm được tịnh, tâm được định, không được xen tạp. Có đồng tu hỏi tôi, vậy tôi niệm A Di Đà Phật, tôi niệm Bồ Tát Quán Thế Âm có xem là xen tạp không? Xen tạp, bạn phải nên biết đó thật là xen tạp, trong lòng một lúc thì niệm A Di Đà Phật, một lúc thì niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, hai bên đều không được tốt. Tưởng A Di Đà Phật mà bên trong xen tạp Quán Thế Âm Bồ Tát, tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát bên trong xen tạp A Di Đà Phật, hai bên đều không được tốt. Vậy phải nên như thế nào, chuyên nhất niệm A Di Đà Phật. Chuyên nhất niệm A Di Đà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát có tức giận hay không?

    Quán Thế Âm Bồ Tát sân si là phàm phu rồi, không phải là Bồ Tát. Bạn nghĩ lại xem, chúng ta không hề xem thường Quán Thế Âm Bồ Tát, ta không niệm Ngài thì Ngài sân giận với ta, đó là bạn huỷ báng Quán Thế Âm Bồ Tát, đem Quán Thế Âm Bồ Tát xem thành phàm phu, bạn niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì Ngài hoan hỉ, bạn không niệm Ngài thì Ngài sân si, bạn dùng tâm trạng như thế nào để xem Bồ Tát vậy? chính mình đã phạm phải sai lầm to lớn mà không hề biết, bạn nói xem có oan uổng hay không? Tất cả chư Phật Như Lai thấy bạn chuyên tu một pháp môn đều hoan hỉ tán thán. Vì sao vậy? Bạn có thành tựu, con đường bạn đi là đúng. Bạn niệm rất nhiều danh hiệu chư Phật Bồ Tát, chư Phật Bồ Tát vừa xem thấy thì lắc đầu, bạn chỉ trồng một ít thiện căn, ngay đời này không thể có thành tựu vì tâm của bạn là tán loạn. Cái gì gọi là công đức, định huệ là công đức. Các vị thử nghĩ xem, tu rất nhiều pháp môn có thể được định hay là tu một pháp môn thì dễ dàng được định?

    Bạn chính mình có thể thử nghiệm mà! Không cần phải hỏi người khác. Bạn hiểu được đạo lý này, hiểu được phương pháp thì dễ dàng thành tựu. Không hiểu phương pháp, không hiểu lối đi thì tinh thần và thời gian cả một đời đều bị lãng phí. Việc này rất là đáng tiếc! Cho nên ở chỗ này đại sư Thanh Lương đã khải thị cho chúng ta rất lớn, Ngài dạy bảo chúng ta một môn thâm nhập. Đại sư Ấn Quang là người thời cận đại, làm ra cho chúng ta một mô phạm rất tốt. Tôi đến chùa Tô Châu ở núi Linh Nham để thăm viếng, xem thấy mật thất mà lão hoà thượng ngày trước bế quan, Ngài có một cái Phật đường nhỏ, rất nhỏ, ngay trong đó chỉ cúng một vị A Di Đà Phật, không có Quán Âm, Thế Chí, trên bàn Phật chỉ có một quyển kinh A Di Đà. Bạn xem đây là chuyên tinh, Nơi mà ***** chính mình dụng công niệm Phật, bài trí bàn Phật rất đơn giản, không có bất cứ thứ gì, chỉ có 1 cái khánh, một cái mõ nhỏ, cúng một ly nước, một cái lư hương nhỏ, không có thứ nào khác nữa. Từ ngay chỗ này thấy được cái gì, chuyên nhất, chân thật làm ra tấm gương một môn thâm nhập cho chúng ta xem.

    (Trích từ đĩa Không Làm Giặc Quốc Gia - tập 6)
    suutapdoco thích bài này.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    [​IMG]

    Phong thủy không bằng thiện tâm!

    Một thầy phong thủy đi qua một chặng đường rất dài, vô cùng khát nước. Cuối cùng trông thấy một trang viên, ông vội vàng đi tới xin chén nước.

    Một người hầu từ trong đi ra nói ông đợi ngoài cửa đợi mình đi lấy nước.

    Thầy phong thủy đợi thật lâu, trong lòng không khỏi phàn nàn.

    Cuối cùng, nước được đưa tới và đựng trong một chiếc bát. Ông đang định uống một miếng nước thật lớn, không ngờ trên mặt nước rắc nhiều cám và còn rất nóng.

    Thầy phong thủy tức giận, nghĩ rằng gia chủ này muốn hành hạ ông, tâm địa thật độc ác. Nhưng bởi vì quá khát, ông chỉ có thể nén tức giận, vừa thổi cám gạo trôi đi, vừa làm cho nước nguội dần rồi uống từng chút một.

    Sau khi uống xong, thầy phong thủy liền làm phép, biến phong thủy của gia đình độc ác này giống như một nghĩa trang, vĩnh viễn không có ngày ngóc đầu lên được.

    Một vài năm sau, thầy phong thủy lại đi qua trang viên này. Điều ông không ngờ chính là ở đây phong cảnh tươi đẹp, càng thêm thịnh vượng, một mảnh đất cát tường.

    Thầy phong thủy cảm thấy bối rối, yêu cầu được gặp chủ nhân để cho biết chuyện bát nước trước kia và tìm hiểu về phong thủy ở đây.

    Chủ nhân là một bà lão. Sau khi lắng nghe, bà mỉm cười và nói:

    - “Trong phạm vi mấy km ở vùng này không có người, người đi đến đây nhất định phải đi rất xa, lập tức uống nước có hại đối với cơ thể. Cho anh chờ một lúc là vì để hơi thở của anh ổn định lại, tu sửa sơ bộ. Nước lạnh càng làm thương thân, do đó thay bằng nước sôi, cho thêm cám là hy vọng anh uống chậm rãi, uống một miếng nước lớn có hại đối với cơ thể…”

    Thầy phong thủy nghe xong hết sức xấu hổ. Từ đó về sau, ông đã từ bỏ các loại phong thủy, chuyên chú tu hành bản thân. Bởi vì cuối cùng ông đã hiểu rằng : TỐT HƠN PHONG THỦY RẤT NHIỀU CHÍNH LÀ THIỆN TÂM, CAO HƠN PHÉP THUẬT RẤT NHIỀU CHÍNH LÀ NHÂN QUẢ.

    Một người tích đức tu hành, không nói cũng tự hiểu. Đôi khi Đức Phật từ bi đối với chúng ta cũng giống như bát nước nóng, hao tổn quá nhiều tâm sức. Mà suy nghĩ người thường của chúng ta, vừa nóng vội vừa tham lam, làm sao có thể hiểu được sự từ bi của Đức Phật?

    Tất cả mọi tính toán không bằng một trái tim thuần khiết…
    H. Hoàng

    __(())__
    suutapdoco thích bài này.
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    [​IMG]
    Con quỳ gối chắp tay chiều bóng đổ
    Tháp nghiêng nghiêng vạt nắng đậu ơ hờ
    Vùng kỷ niệm một thời lăng lắc cũ
    Rót xuống chiều xao xác những đêm mơ
    Con quỳ xuống lòng con đầy hoang dã
    Với khói sương với những nhịp thăng trầm
    Giọt nắng khóc vặn mình lăn xuống giá
    Cơn gió chiều ru gót vọng từ âm
    Con quỳ xuống nghe cõi lòng rưng rức
    Mảnh thu khô gió thổi xác xơ gầy
    Bên đó nhớ bên này thương biết mấy
    Giọt chuông chiều thức tỉnh mấy lần say
    Con quỳ gối quả tim con ấm lại
    Bao xưa xa cội rễ nguyện quay về
    ST
    suutapdoco thích bài này.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Bức thư gửi Phật - Giảng sư Thích Tâm Tiến
    --- Gộp bài viết, 12/03/2017, Bài cũ: 12/03/2017 ---
    Lá thư bá đạo không nhịn được cười...
    suutapdoco thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Giờ Ta Đã Biết "Cực Hay" - Thầy Thích Tâm Tiến
    HoaTuBi thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    VỊ THẦY ĐÚNG NGHĨA

    Vị thầy chỉ là người hướng dẫn đi đúng hướng chứ không phải để đưa lên bàn thờ cúng lạy. Chính đức Phật cũng nói Ngài là người chỉ đường thôi, còn mỗi người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Và Ngài dạy rằng cách cúng dường cao thượng nhất là hành theo pháp, sống đúng pháp. Một vị thầy chỉ có sứ mạng giúp con trong một giai đoạn nào đó nên con chỉ cần kính trọng và tri ân là đủ. Nếu con học từ mẫu giáo lên tới tiến sĩ mà thầy nào con cũng đưa lên bàn thờ cúng lạy thì chỗ đâu mà thờ cho đủ! Vậy tốt nhất là "y Pháp bất y nhân" và nương tựa Pháp nơi chính mình chứ không nương tựa ai khác mới đúng. Vì Pháp là vị thầy vĩ đại nhất luôn sống trong con và cũng ở khắp mọi nơi, hãy chỉ duy nhất tôn thờ và đền ơn vị thầy vĩ đại đó bằng cách sống tùy duyên thuận pháp và vô ngã vị tha chứ không nên tôn thờ cá nhân một vị nào.
    - Thiền sư Viên Minh –
    HoaTuBi thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nếu có lỗi - Làm Thế Nào Để Xóa Bỏ Tội Lỗi? - Thầy Thích Phước Tiến
    HoaTuBi thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CÔNG ÁN NHÌN

    Nhìn
    con gà
    người bổng
    bình an

    Nhìn
    mắt em
    bổng hiện
    thiên đàng

    Chẳng phải
    thắc mắc
    đâu cần
    lý giãi

    Chỉ cần
    nhìn
    là thấy
    bình an...

    - Huệ Viên
    [​IMG]
    HoaTuBi thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Chuyện cậu bé mù xây cầu
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ông Bao Chủng (999-1062) thời Nam Tống, còn gọi là ông Bao Thanh Thiên hay Bao Công, nổi danh là một vị quan thanh liêm mẫu mực và có tài xử án. Dưới đây là một trong rất nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ông.

    Thủa ấy ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mươi tuổi, bị què chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu để qua, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. Khi bị hỏi cậu nói “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.

    Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng tự góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.

    Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.

    Đột nhiên một tiếng sét nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.

    Bấy giờ nhằm lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo đến thắc mắc, kêu than, báo oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “宁行恶勿行善” (ninh hành ác vật hành thiện - thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện).

    Trở về kinh đô sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy rất vướng mắc, buồn phiền về việc này, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không báo cáo lên nhà Vua về sự kiện hy hữu đó.

    Nhà Vua hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Nhà Vua cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và có 1 bàn tay nắm chặt lại, trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ nhỏ . Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “宁行恶勿行善”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.

    Nhà Vua rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Vua xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Vua bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.

    Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời (dưới 20 năm thay vì 3 kiếp tương đương 200 năm). Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn có phúc phận chuyển sinh làm hoàng tử hưởng phúc báu cả đời” .
    Nam Mô A Di Đà Phật( n lần)
    Cầu xin cho Phật tử Huệ Giác, và các vong hương linh họ Huệ ... cùng khắp pháp giới chúng sinh vô hình được siêu sinh về cõi lành tu theo chính Pháp!
    --- Gộp bài viết, 20/03/2017, Bài cũ: 20/03/2017 ---
    Người ta làm khổ mình, mình không khổ - Thầy Thích Trí Huệ
    HoaTuBi thích bài này.

Chia sẻ trang này