Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

1849 người đang online, trong đó có 739 thành viên. 18:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 155084 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Trầm tư về 9 Chữ CÙ LAO

    1/. Sinh : Cha mẹ đẻ ra

    2/. Cúc : Nâng đỡ cung cúc tận tụy

    3/. Phủ : Vỗ về, vuốt ve chiều chuộng

    4/. Súc : Cho ăn bú mớm

    5/. Trưởng: Nuôi dưỡng thân thể

    6/. Dục : Giáo dưỡng tinh thần

    7/. Cố : Trông nom, nhìn ngắm

    8/. Phục : Quấn quít, săn sóc phục vụ

    9/. Phúc : Che chở, bế bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị ăn hiếp

    (*) Cù Lao = Cần Cù & lao Nhọc

    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên!
    [​IMG]
    THƯ GỬI CHO CON

    Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu
    Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
    Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi
    Hay tự cha không mặc được áo quần.
    Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
    Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế,bồng.
    Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
    Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.
    Cũng có lúc con thường hay trách móc
    Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
    Xưa kia bên nôi - giờ con sắp ngủ,
    Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng...

    Có lúc cha già không muốn tắm
    Đừng giận cha và la mắng nặng lời.
    Ngày con nhỏ,con vẫn thường sợ nước
    Từng van xin “đừng bắt tắm, mẹ ơi !”
    Những lúc cha không quen xài máy móc
    Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu.
    Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
    Có khi nào cha trách móc con đâu?

    - Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn
    Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
    Nếu không phải là niềm vui đối thoại
    Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.
    Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
    Đừng ép thêm, già có lúc biếng ăn
    Con cần biết lúc nào cha thấy đói
    Lúc nào cha thấy mệt muốn đi nằm
    Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
    Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay.

    Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
    Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.
    Một ngày kia cha mẹ già chán sống
    Thì con ơi đừng giận dữ làm gì !
    Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
    Ở tuổi này sống nữa để làm chi?

    - Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
    Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
    Muốn cho con được nên người xứng đáng
    Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
    Con tức giận có khi còn xấu hổ
    Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ
    Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
    Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.
    Hãy gíúp mẹ những bước dài mệt mỏi
    Để người vui đi hết chặng đường đời.
    Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá
    Vẫn yêu con như biển rộng sông dài.
    Luôn có con, trong cuộc đời
    Yêu con, Cha-Mẹ có mấy lời cho con.

    Hiếu Tâm
    Vu Lan- Cảm Niệm Ân Đức Sinh Thành!
    suutapdoco thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Quay đầu lại là bờ!
    Câu chuyện điển hình trong Phật Giáo:

    [​IMG]
    ANGULIMALA, Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ

    Dịch giả Thích Nguyên Tạng

    Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosalạ Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy, nên chàng được cả thầy, lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã khiến cho các học viên khác ganh tỵ với chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính trái đạo lý với bà vợ thầy. Thoạt tiên, thầy không tin họ; nhưng sau khi nghe điều đó nhiều lần, ông nghĩ rằng đó là sự thật và thề sẽ trả thù Ahimsakạ Ông thầy nghĩ rằng việc giết học trò sẽ gây tai tiếng ảnh hưởng xấu cho ông. Cơn giận dữ thúc giục ông đề nghị một việc không thể tưởng tượng nổi đối với chàng thanh niên Ahimsaka trẻ tuổi và ngây thơ kia. Ông ta bảo cậu học trò phải giết một trăm người và mang về ngón tay cái từng người để trả học phí về việc dạy chàng. Cố nhiên chàng thanh niên không muốn nghĩ đến một việc kinh khủng như vậy. Vì thế chàng đã bị tống cổ ra khỏi nhà thầy và trở về với gia đình cha mẹ.

    Khi cha chàng biết được tại sao Ahimsaka đã bị đuổi, ông ta vô cùng tức giận đứa con mình và không chịu nghe lời giải thích lý do, Cũng chính trong ngày ấy, đang lúc trời đổ mưa xuống như trút nước, người cha ra lệnh Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka chạy đến mẹ chàng và xin lời khuyên. Nhưng bà không thể chống lại quyết định của chồng. Sau đó Ahimsaka tìm đến nhà vị hôn thê của chàng (theo cổ tục hứa hôn từ lâu trước khi đi đến hôn nhân thực sự Ở Ấn Độ). Nhưng khi gia đình này biết lý do Ahimsaka bị đuổi ra khỏi trường, họ cũng xua đuổi chàng. Nỗi ô nhục, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka đã làm cho chàng điên tiết lên. Trong nỗi đau đớn cùng cực đó, đầu óc của chàng chỉ nhớ lại mệnh lệnh khắc nghiệt của thầy: Phải góp nhặt một trăm ngón tay người. Và vì thế mà chàng bắt đầu lao vào cuộc giết hại, những ngón tay góp nhặt được chàng treo chúng lên cành cây. Nhưng chúng bị bầy quạ và diều hâu phá hoại, sau đó chàng đã sâu lại một vòng ngón tay đeo lên cổ để theo dõi số lượng.
    Cũng vì điều này mà y dần dần được biết qua cái tên Angulimala (người đeo vòng ngón tay) và trở thành nổi hãi hùng cho vùng nông thôn này. Chính đức vua đã nghe được việc giết hại của Angulimala và ra lệnh bắt y. Khi bà Mantani, mẹ của Ahimsaka, biết được ý định của vua, bà đi vào trong rừng với những nỗ lực tuyệt vọng để cứu con của bà. Lúc ấy, vòng đeo cổ của Angulimala có một ngón là đủ một trăm.
    Đức phật biết được nỗ lực ngăn cản của người mẹ đối với con bà và nghĩ rằng nếu Ngài không can thiệp vào thì Angulimala, đang tìm người cuối cùng để làm cho đủ số lượng, sẽ gặp mẹ mình và y có thể giết bà. Trong trường hợp đó, y sẽ chịu đau khổ còn lâu dài hơn nữa vì nghiệp ác của mình. Do lòng bi mẫn, Đức Phật đi đến khu rừng kia.
    Sau nhiều ngày đêm mất ngủ, Angulimala rất mệt và gần như kiệt sức, y rất nôn nóng tìm cách giết người cuối cùng để đủ số lượng và hoàn tất phận sự của mình, y quyết giết người đầu tiên mà mình gặp. Khi nhìn xuống từ nơi ẩn mình trong núi, y thấy một người đàn bà trên con đường phía dưới. Y muốn làm trọn lời thề của mình để có đủ một trăm ngón tay, nhưng khi đến gần, y nhìn thấy người đó chính là mẹ mình. Lúc ấy, Đức Phật cũng đang đi tới, và Angulimala liền định thần, quyết giết chết người du sĩ kia để thay cho mẹ mình. Y liền vung dao bắt đầu đi theo Đức thế Tôn. Nhưng Đức Phật vẫn di chuyển trước mặt ỵ Angulimala không thể đuổi kịp được Ngài. Cuối cùng, y quát lên: "Này, khất sĩ kia, hãy đứng lại! Đứng lại!", và đấng Giác Ngộ trả lời: "Ta đã đứng lại từ lâu, chính ngươi mới là người chưa dừng lại thôi!" Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này. Vì thế y lại hỏi: "Này khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đã dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng?"
    Đức Phật đáp: "Ta nói rằng ta đã dừng lại vì ta từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫn và trí tuệ do tư duy quán sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, người vẫn là người chưa dừng lại".
    Nghe qua những lời này, Angulimala như được nhắc nhở thực tại và suy nghĩ, đây là những lời của một bậc hiền nhân. Vị khất sĩ này hiền thiện và rất mực dũng cảm như thế chắc hẳn vị này là một nhà lãnh đạo các khất sĩ. Quả thực, chính Ngài hẳn là đấng Giác Ngộ rồi đây. Hẳn ngài đến đây chỉ vì mục đích làm cho mình thấy được ánh sáng. Suy nghĩ như vậy, y ném vũ khí và thỉnh cầu Đức Thế tôn tiếp nhận y vào giáo đoàn khất sĩ, Đức Phật đã chấp thuận việc ấy.
    Khi đức vua và quân lính đến bắt Angulimala, họ thấy người ấy đang ở trong Tịnh xá của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đã từ bỏ ác đạo của mình và trở thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên vị này. Suốt thời gian Angulimala nhiệt tâm thực hành thiền định.
    Tôn giả Angulimala vẫn không được an tâm vì ngay cả trong lúc thiền định tĩnh lặng, Tôn giả thường nhớ lại quá khứ cùng với những tiếng gào thét thê thảm của những nạn nhân bất hạnh. Do một quả báo vì ác nghiệp kia, trong lúc đi khất thực trên đường phố, Tôn giả đã nhiều lần trở thành mục tiêu của đủ thứ gậy, đá ném vào và thường trở về Tịnh xá vỡ đầu chảy máu, đầy vết thương bầm tím, rồi lại được Đức Phật nhắc nhở: "Này pháp tử Angulimala, con đã từ bỏ việc ác, hãy kham nhẫn lên. Đây là hậu quả của ác nghiệp mà con đã gây tạo ở đời này. Đáng lẽ ra ác nghiệp sẽ còn làm con khổ đau qua vô lượng kiếp nếu trước đây ta không gặp con".
    Một buổi sáng, trong lúc đang trên đường đi khất thực ở thành Savatthi, Tôn giả Angulimala nghe tiếng ai đang kêu khóc đau đớn. Khi Tôn giả biết đó là một thai phụ đang đau vì chuyển dạ và gặp khó khăn lúc sanh con. Tôn giả suy nghĩ tất cả chúng sanh trên thế gian này đều phải chịu đau khổ. Động lòng từ, Tôn giả kể lại với Đức Phật nỗi khổ đau của người phụ nữ đáng thương kia. Ngài đã khuyên Tôn giả nói lên những lời thề chân thật, lời đó về sau này có tên là Anggulimala Paritta (thần chú hộ mệnh Angulimala). Đi đến trước mặt người sản phụ đang chịu đau đớn kia, Tôn giả phát nguyện những lời sau: " Này chị, từ ngày tôi được sinh ra trong chánh Pháp đến nay, Tôi chưa từng cố ý sát hại mạng sống của sinh linh nào. Nhờ sự thật này, nguyện hồi hướng cho chị được an lành và đứa bé sắp sanh của chị cũng được an lành".
    Ngay lập tức người sản phụ liền sanh con một cách dễ dàng. Cả mẹ lẫn con đều được khoẻ mạnh. Cho đến nay nhiều người vẫn dùng đến thần chú hộ mệnh này.
    Rồi một lần khác vị Tôn giả đi khất thực lại bị đánh đập tàn nhẫn - (Xin xem tiếp trong phim ở dưới)
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=319793991765065&id=100012033995076

    " Bị mắng nhiếc mắng lại
    Ác hại nặng nề hơn
    Bị mắng không mắng lại
    Được chiến thắng hai lần "

    Tôn giả Angulimala thích sống độc cư và biệt lập. Sau đó Tôn giả viên tịch một cách yên bình. Là một vị A la hán, Tôn giả chứng đắc Vô dư Niết bàn.
    Các Tỳ kheo thỉnh ý Đức Phật về nơi tôn giả Angulimala tái sanh, và khi Đức Thế Tôn đáp pháp tử Angulimala đã chứng đắc Vô dư Niết bàn, thì chư vị không thể tin điều đó. Vì thế chư vị lại hỏi liều có thể nào một người đã giết quá chứng đắc Niết bàn Vô dư y chăng. Trước câu hỏi này, Đức Phật đáp: "Này các Tỳ kheo, Angulimala đã tạo quá nhiều ác nghiệp, vì vị ấy đã không tìm được bậc thiện hữu tri thức và nhờ sự giúp đỡ cũng như lời khuyên tốt mà vị ấy đã trở nên kiên định và chuyên tâm thực hành giáo pháp và thiền định. Như vậy, nghiệp ác của vị ấy đã được thiện nghiệp lấn át che phủ và tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn trừ cả lậu hoặc. Đức Phật lại nói về tôn giả Angulimala:
    "Ai dùng các hạnh lành
    Xoá mờ bao nghiệp ác
    Chiếu sáng cõi đời này
    Như trăng thoát khỏi mây"
    Sức mạnh của lòng từ bi bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào. Và đó cũng là điều kiện tuyệt đối để giác ngộ.
    Thích Nguyên Tạng
    2014 Thang tienCongtringuyen1971 thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tháng 7 - xá tội vong nhân, vu lan báo hiếu thấm thoắt qua đi, mai đã là 1/8 rồi, mùa thu đã về trên khắp nẻo. Hãy lắng lòng nghe Chú Đại Bi rồi ngủ ngon nhé!
    Chú Đại Bi - 7 Biến (hay & an tịnh)
    kevin phamCongtringuyen1971 thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đây chính là lý do vì sao bạn TỤNG KINH TRÌ CHÚ mà chưa được linh ứng
    HoaTuBi thích bài này.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Sư Thầy Thích Đồng Thành Dự ĐOÁN 4 hiểm họa sắp xảy ra
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đức Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi Voi trắng 6 ngà!
    [​IMG]
    Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến. Theo tín ngưỡng Phật Giáo Trung Hoa, ngài là một trong 4 vị Đại Bồ Tát: Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

    Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

    Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

    Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cữ hành lễ vía Ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và lễ vía Ngài thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.
    ST
    HoaTuBi2014 Thang tien thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Bài hát Sám Nguyện

    Trang nghiêm đài sen ngự tọa
    Đại hùng từ phụ Thích Ca
    Đệ tử lắng lòng thanh tịnh
    Bàn tay chắp thành liên hoa
    Cung kính hướng về Điều ngự
    Dâng lời sám nguyện thiết tha

    Đệ tử phước duyên thiếu kém
    Sống trong thất niệm lâu dài
    Không được sớm gặp chánh pháp
    Bao nhiêu phiền lụy đã gây
    Bao nhiêu lỡ lầm vụng dại
    Vô minh che lấp tháng ngày

    Vườn tâm gieo hạt giống xấu
    Tham, sân, tự ái dẫy đầy
    Những nghiệp sát, đạo, d âm *, vọng
    Gây nên từ trước đến nay.
    Những điều đã làm, đã nói
    Thường gây đổ vỡ hàng ngày.
    Bao nhiêu não phiền nghiệp chướng
    Nguyện xin sám hối từ đây

    Đệ tử thấy mình nông nổi
    Con đường chánh niệm lãng xao
    Chất chứa vô minh phiền não
    Tạo nên bao nỗi hận sầu;
    Có lúc tâm tư buồn chán
    Mang đầy dằn vặt lo âu,
    Vì không hiểu được kẻ khác
    Cho nên hờn giận, oán cừu;

    Lý luận xong rồi trách móc
    Mỗi ngày mỗi chuốc khổ đau
    Chia cách hố kia càng rộng
    Có ngày không nói với nhau
    Cũng không muốn nhìn thấy mặt
    Gây nên nội kết dài lâu;
    Nay con hướng về Tam Bảo
    Ăn năn khẩn thiết cúi đầu

    Đệ tử biết trong tâm thức
    Bao nhiêu hạt tốt lấp vùi
    Hạt giống thương yêu, hiểu biết
    Và bao hạt giống an vui.
    Nhưng vì chưa biết tưới tẩm
    Hạt lành không mọc tốt tươi
    Cứ để khổ đau tràn lấp
    Làm cho đen tối cuộc đời
    Quen lối bỏ hình bắt bóng
    Đuổi theo hạnh phúc xa vời.
    Tâm cứ bận về quá khứ
    Hoặc lo rong ruổi tương lai
    Quanh quẩn trong vòng buồn giận
    Xem thường bảo vật trong tay
    Dày đạp lên trên hạnh phúc
    Tháng năm sầu khổ miệt mài
    Giờ đây trầm xông bảo điện
    Con nguyện sám hối đổi thay

    Đệ tử tâm thành quy ngưỡng
    Hướng về chư Phật mười phương
    Cùng với các vị Bồ Tát
    Thanh văn, Duyên giác,Thánh hiền

    Chí thành cầu xin sám hối.
    Bao nhiêu lầm lỡ triền miên
    Xin lấy cam lồ tịnh thủy
    Tưới lên dập tắt não phiền.
    Xin lấy con thuyền chánh pháp
    Đưa con vượt nẻo oan khiên.
    Xin nguyện sống đời tỉnh thức
    Học theo đạo lý chơn truyền.
    Thực tập nụ cười hơi thở
    Sống đời chánh niệm tinh chuyên

    Đệ tử xin nguyện trở lại
    Sống trong hiện tại nhiệm mầu
    Vườn tâm ươm hạt giống tốt
    Vun trồng hiểu biết, thương yêu.
    Xin nguyện học phép quán chiếu
    Tập nhìn tập hiểu thật sâu
    Thấy được tự tánh các pháp
    Thoát ngoài sinh tử trần lao.
    Nguyện học nói lời ái ngữ
    Thương yêu, chăm sóc sớm chiều
    Đem nguồn vui tới mọi nẻo
    Giúp người vơi nỗi sầu đau
    Đền đáp công ơn cha mẹ
    Ơn thầy nghĩa bạn dày sâu.
    Tín thành tâm hương một nén
    Đài sen con nguyện hồi đầu.

    Nguyện đức từ bi che chở
    Trên con đường đạo nhiệm mầu
    Nguyện xin chuyên cần tu tập
    Vuông tròn đạo quả về sau

    Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát
    Nam mô Cầu Sám Hối Chư Phật
    Nam mô Cầu Sám Hối Phật Đà.
    --- Gộp bài viết, 08/10/2017, Bài cũ: 08/10/2017 ---
    XIN CHO CON NIỀM TIN - ĐĐ THÍCH THIỆN MỸ
    HoaTuBi, 2014 Thang tienkevin pham thích bài này.
  8. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Quả Báo Của Lời Thề Độc - Thích Trí Huệ
  9. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Thầy Thích Trí Huệ - Những Câu Hỏi Thách Thức Nhân Loại

Chia sẻ trang này