Cướp hàng!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 12/10/2018.

3577 người đang online, trong đó có 1430 thành viên. 14:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6551 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Tìm 'cổ phiếu hoa hậu' cuối năm
    Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 10/10/2018 9:11:13 AM
    [​IMG]
    Sau ba tuần tăng liên tiếp, chỉ số Vn- Index đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh từ cuối tuần trước tới nay do áp lực chốt lời, ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh 50-60% so với vùng đáy.

    Trong một báo cáo mới đây của CTCK KB Việt Nam cho rằng các yếu tố ngoại biên tiếp tục là ẩn số và có ảnh hưởng mang tính chi phối đến diễn biến thị trường chứng khoán Việt trong quý IV/2018.

    Bluechip vẫn hút dòng tiền

    Lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc gia tăng, kéo theo khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Với việc bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 tới, nhiều khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ không có thêm động thái mới cho đến khi kỳ bầu cử kết thúc.

    Tuy nhiên, với chu kỳ hồi phục của nền kinh tế trong nước, đà tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn và những phản ánh sớm của câu chuyện nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt quý IV/2018 vẫn có triển vọng.

    Cũng theo KB Việt Nam, trong kịch bản tích cực, các yếu tố rủi ro như chiến tranh thương mại, tỷ giá, lạm phát… không chuyển biến xấu, khả năng Vn-Index sẽ lên đến vùng 1.050-1.080 điểm trước khi chịu áp lực điều chỉnh; ngược lại, chỉ số Vn-Index có thể quay về ngưỡng 950 điểm. Tuy nhiên, khả năng này là rất thấp.

    Về dòng tiền, KB Việt Nam cho rằng nhóm Bluechip vẫn là nhóm ngành thu hút được lượng lớn tiền của các nhà đầu tư bởi có yếu tố hỗ trợ đến từ kết quả sản xuất kinh doanh như: ngân hàng, dầu khí, tiêu dùng…

    Đáng chú ý, rất nhiều khả năng sẽ có đợt chào bán cổ phần lớn cho nhà đầu tư đến từ ba "ông lớn" ngành ngân hàng (VCB, BID, CTG) nhằm tăng vốn để đáp ứng chuẩn mực Basel II trong bối cảnh Chính phủ không có dự định bổ sung vốn từ ngân sách nên nhiều khả năng sẽ thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước.

    Thực tế, thời gian qua, các cổ phiếu bluechip đã hút một lượng lớn tiền vào thị trường chứng khoán với khối lượng giao dịch thanh khoản "khủng".

    Tại phiên giao dịch ngày 2/10, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Massan đã có giao dịch thỏa thuận đột biến gần 110 triệu cổ phiếu tại mức giá 100.000 đồng/ cp, tương ứng tổng giá trị gần 11.000 tỷ đồng (470 triệu USD).

    Tại ngày hôm đó, thanh khoản toàn thị trường tăng đột biến lên tới gần 18.500 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh đạt 6.200 tỷ đồng.

    Cũng liên quan đến MSN, phiên giao dịch ngày 5/10 vừa qua, quỹ đầu tư KKR đã bán 54,8 triệu cổ phiếu, ngay lập tức quỹ đầu GIC của Chính phủ Singapore mua lại một nửa lượng cổ phiếu này tại mức giá 89.200 đồng/cp.

    "Ngôi sao" thanh khoản thời gian qua phải kể đến STBcủa Sacombank với nhiều phiên giao dịch hàng chục triệu đơn vị một phiên, đỉnh cao là phiên giao dịch ngày 28/9 với hơn 27 triệu đơn vị được khớp lệnh, tổng giá trị đạt hơn 361,1 tỷ đồng.

    Những "viên ngọc" sáng

    Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018 cùng với những nhóm ngành được dự kiến sẽ thu hút, tuy nhiên, cơ hội không trải đều cho tất cả các mã cổ phiếu.

    Một cái tên được giới phân tích đánh giá cao thời gian gần đây là cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), trong bối cảnh Vietcombank thoái vốn tại ngân hàng này theo Thông tư 36 của NHNN.

    Theo đó, lợi thế của MBB là lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm, quản trị rủi ro theo phương pháp ba tuyến phòng thủ hiệu quả, chất lượng tài sản tốt hàng đầu ngành với mô hình hoạt động có phần thận trọng.

    Đặc biệt, về thị giá, so với các cổ phiếu ngân hàng cùng quy mô khác, thị giá cổ phiếu MBB luôn "rẻ" quanh mốc 23.000 đồng/cp.

    Tại thời điểm hiện tại, PE của MBB mới đạt 11,4 lần và PB cũng chỉ ở mức gần 1, trong khi chỉ số bình quân ngành PE là gần 15 và PB ở mức 3,25 lần (Vietcombank có lúc PE vượt lên 25 và PB chạm 5 lần).

    Tại báo cáo phân tích của nhiều công ty chứng khoán, cổ phiếu MBB là một trong những cổ phiếu luôn được duy trì khuyến nghị mua với mức giá mục tiêu trên 3x, tổng mức sinh lời là 40,2%.

    Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) vẫn là một mã đáng để đầu tư của nhiều tổ chức, khi công ty đang nắm gần 60% thị phần thị trường sữa tươi. Lợi nhuận của công ty là rất ổn định và năm nào cũng chi cổ tức, đậm và đều, khiến các cổ đông hài lòng.

    Sự "đáng để đầu tư" của VNM đã được chứng minh bằng "cuộc đua" mua cổ phiếu giữa F&N và JC&C với động thái liên tiếp đăng ký mua vào mã cổ phiếu này.

    Một cổ phiếu khác cũng đang được giới phân tích lưu ý là HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) hiện đang giao dịch tại mức giá hơn 13.000 đồng/cp, dù trước đó đã từng là một bluechip có thị giá 30.000 đồng/cp.

    Nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra phân tích về đà giảm của cổ phiếu HSG là do phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh trong ngành, nhưng chủ yếu là do vay nợ ngắn hạn tăng "chóng mặt", kéo theo chi phí lãi vay tăng "ăn mòn" lợi nhuận. Thậm chí khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này bán dưới mệnh giá, bởi sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh.

    Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn có thể thấy, về dài hạn, HSG vẫn có nhiều lợi thế, nợ vay của Hoa Sen sẽ không còn nữa các nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động (sản lượng tổng cộng lên đến 2,5 triệu tấn/ năm. Công ty cũng chủ động giảm hàng tồn kho để giảm áp lực tài chính là các khoản vay ngắn hạn.

    Ngoài ra, việc thoái vốn tại cảng Gemadept sẽ mang lại lợi nhuận khoảng 100 tỷ đồng , các bất động sản của HSG tại quận 2, quận 9 đang được rao bán với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá vốn…

    Một vài cái tên khác cũng được khuyến nghị mua với triển vọng tốt như: STB, VJC (Vietjet Air)…

    Thùy Linh
    Doilavay thích bài này.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Một tuần liên tục phá đáy và bị bán tháo, Thép Nam Kim (NKG) đã hết vị?
    THỨ 7, 13/10/2018, 13:42
    0CHIA SẺ


    Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đồng tình rằng Thép Nam Kim sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong tương lai khi tiền mặt sẽ được giữ lại để thanh toán nợ vay và tài trợ vốn lưu động.
    [​IMG]
    Tuần giao dịch qua, cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim liên tục đi xuống, từ mức 15.500 đồng/cp về chỉ còn 13.000 đồng/cp. Đi cùng với đó, nhà đầu tư cũng mạnh tay bán tháo khỏi cổ phiếu từng "đong đầy" hi vọng này.



    Lượng giao dịch tương ứng tăng mạnh, trung bình thời gian gần đây đạt 2-3 triệu đơn vị. Riêng phiên cuối tuần 12/10, NKG bật đèn xanh trở lại lên mức 13.400 đồng/cp với gần 1,4 triệu cổ phiếu được sang tay.

    Gặp khó, cổ phiếu NKG đã lao dốc từ đầu năm

    Thực tế, đà giảm của Nam Kim bắt đầu từ cuối năm 2017, khi mà tính cạnh tranh gia tăng cùng biến động thị trường thép thế giới đã tác động không nhỏ lên tình hình kinh doanh của Công ty. Song song với đó, việc tăng cường mở rộng đầu tư nhà máy nhằm khép kín chuỗi giá trị thời gian đầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến biên lãi của Nam Kim, chi phí xây dựng cùng chi phí liên quan đè nặng.

    Bước sang năm 2018, khó khăn lại càng chồng chất, áp lực cạnh tranh trong ngoài nước lên cao, chi phí nguyên vật liệu là HRC cũng liên tục leo thang, đi cùng chính sách tồn kho phản ứng ngược khiến Nam Kim sụt giảm mạnh về lợi nhuận.

    Điển hình qua 6 tháng đầu năm, bức tranh tài chính tại "ông lớn" tôn thép này cho thấy một sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và lợi nhuận, khi mà doanh thu tăng 44% nhờ tăng trưởng sản lượng, song lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm mạnh mạnh đến 34%. Mặc dù giá bán trung bình của Nam Kim tăng 16-19% nhưng chưa thể bù đắp cho mức tăng 32% của nguyên liệu đầu vào chính là thép cán nóng HRC. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của của NKG cũng giảm 3,7% xuống mức thấp nhất 3 năm là 7,2% trong kỳ.

    [​IMG]
    Biến động cổ phiếu NKG 1 năm và 3 tháng qua.

    Áp lực chồng chất

    Hạ hồi phân giải vấn đề, (1) liên quan đến chi phí nguyên vật liệu HRC, cần lưu ý rằng mối tương quan giữa giá HRC và các nhà sản xuất thép dẹt đã đảo chiều từ cuối năm 2017, dẫn đến bài toán tồn kho gây phản ứng ngược so với dự định.

    Tức, từ đầu năm 2016 khi giá HRC chạm đáy và phục hồi, tỷ suất lợi nhuận gộp của thép dẹt thường sát với giá thép Nam Kim cùng những đơn vị cùng ngành khác. Do đó, Nam Kim đã có thể tăng giá thép nhanh chóng và tận dụng lợi thế của hàng tồn kho giá rẻ của mình; điều này là nhờ tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ tác động đến tăng trưởng doanh thu toàn ngành là 32% trong năm 2016 và 22% trong năm 2017 và áp lực cạnh tranh tương đối thấp trên thị trường, SSI Research từng cho biết. Song, từ cuối năm 2017, mối tương quan đã không còn khi tỷ suất lợi nhuận của Nam Kim đều giảm do hàng tồn kho giá thấp không còn nhiều.

    Giá HRC và tỷ suất lợi nhuận gộp của Nam Kim, Hoa Sen Group

    [​IMG]
    Nguồn: Bloomberg, SSI Research.

    Bên cạnh đó, (2) áp lực cạnh tranh tăng trên thị trường nội địa và xuất khẩu gia tăng khiến các nhà sản xuất thép dẹt khó có thể chuyển phần chi phí đầu vào tăng cho người tiêu dùng, trong đó có Nam Kim. Đặc biệt, với sự tham gia mới của "đại gia" Thép Hòa Phát (HPG) vào thị trường tôn mạ đầu năm nay lại càng đẩy tính cạnh tranh lên cao.

    Chưa kể, (3) chiến tranh thương mại leo thang cũng tạo thêm áp lực lên triển vọng xuất khẩu tôn mạ, bởi tỷ trọng xuất khẩu hiện chiếm đến 50% tổng sản lượng tiêu thụ của Nam Kim, như vậy sự lan truyền của chủ nghĩa bảo hộ trên phạm vi toàn cầu dễ dàng gây tổn thương đơn vị này.

    Theo VCSC, Nhà máy Nam Kim 3 mới kỳ vọng giúp gia tăng công suất sản xuất tấm tôn mạ Công ty thêm 190% lên 1,2 triệu tấn từ quý 3/2017 đến quý 1/2018, trong khi nhà máy Nam Kim 4 gia tăng công suất ống thép của NKG thêm 150% lên 300.000 tấn từ quý 2/2017.

    Ước tính, Nam Kim sẽ vận hành với công suất khoảng 60% trong năm 2018, tương đương dư địa còn lớn cho tăng trưởng trong những năm tiếp theo mà không cần mở rộng tăng trưởng công suất lớn.

    Một vấn đề đáng quan tâm khác, để đẩy mạnh sản lượng, (4) Nam Kim thời gian qua đã áp dụng chính sách trả chậm, vô hình trung khiến áp lực tài chính lên cao, dư nợ vay tăng và chi phí lãi vay tương ứng tăng. Và cuối cùng, không đứng ngoài cuộc đua Nam Kim cũng tăng cường mở rộng công suất, một mặt mang lại dư địa tăng trưởng, theo giới phân tích, mặt còn lại đòi hỏi dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn, chi phí xây dựng cùng các khoản liên quan tạo áp lực lên vốn lưu động.

    Nhìn chung, Nam Kim cho thấy đang đi vào vùng trũng của kinh doanh, áp lực từ nhiều phía dẫn đến việc Công ty khó có thể trả cổ tức (tiền mặt) trong năm 2018, điều này có lẽ cũng làm giảm "hứng thú" của nhà đầu tư trong bối cảnh hiện tại.

    Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đồng tình rằng Nam Kim sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong tương lai khi tiền mặt sẽ được giữ lại để thanh toán nợ vay và tài trợ vốn lưu động. Dự báo, doanh thu thuần cả năm 2018 của Nam Kim ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 25% song biên lợi nhuận gộp dự giảm từ 8,6% xuống còn 7,8%, lợi nhuận sau thuế theo đó giảm mạnh 39% về 434 tỷ.
    tornado1 thích bài này.
  3. stockvnn2015

    stockvnn2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2015
    Đã được thích:
    19.354
    Nửa đêm, bỗng có tiếng kêu:
    - Hiếp dâm, có người hiếp dâm tôi!! Help me! Hiếp me!
    - Mọi người chạy tới chỉ thấy 1 bà lão đang ngồi nhai trầu, vẻ mặt thản nhiên,bà lão nói:
    - Sống trên đời, ai chẳng có ước mơ!
    [​IMG]:)) [​IMG]:)):)):))

    Xả tress tý cho hạ hỏa cái đầu , 1 tuần nó giật cho 2 ngày như hôm rồi chắc bạc tóc sớm! :)
    bongcomay thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.204
    Tuần sau giao dịch thêm 30 triệu cổ tha hồ cướp nghe giáo
    bongcomay thích bài này.
  5. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Hoàng tử HSG và hoa hậu NKG quá hót.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Thấy cafef dìm hàng vui quá bác!! Hi
    tornado1 thích bài này.
  7. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Hàng đẹp càng dìm càng nổi!
  8. Lucyfer

    Lucyfer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2016
    Đã được thích:
    528
    Có bị cướp mất JVC hơm ?
    bongcomay thích bài này.
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Mất quá trời luôn á..huhu
    Cơ mừ em thà vậy còn hơn ..không ai cướp mới lo á..hic
    huyen141292 thích bài này.
  10. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Cứ kệ cho nó cướp, phí của giời cô giáo ơi...
    bongcomay thích bài này.

Chia sẻ trang này