Đánh giá kịch bản trung hạn - đồ thị tuần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi KienDang, 20/09/2014.

2077 người đang online, trong đó có 830 thành viên. 18:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 874 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    trong một chủ đề tôi viết đã lâu:
    http://f319.com/threads/ba-kich-ban-tuan-toi-va-trung-han-lieu-vni-co-dat-650.517610/
    tôi đã vẽ đường trend kháng cự trong đồ thị tuần, và thị trường đã tích lũy rồi có cú beak ngoạn mục khỏi đường trend đó và tạo nên một ngưỡng hỗ trợ rất chắc chắn cũng với đường trend này
    Hiện tại đường giá đang pull back lại gần trend hỗ trợ (như hình vẽ dưới ở ngưỡng 613p)
    Vậy chúng ta thấy gì và cần làm gì ở tuần sau khi mà trong ngắn hạn thị trường đã có 3 tuần điều chỉnh, đường giá đã nằm sát ngưỡng hỗ trợ trung hạn... Đường SMA20 tuần đang đi lên để tiệm cận dần với đường trend hỗ trợ tôi vẽ.
    Tôi xin được đưa ra 3 kịch bản của tuần sau và trung hạn với xác xuất như nhau
    - TT đi ngang quanh 610 ở đường giá trên đường trend hỗ trợ trung hạn mà tôi đã mô tả ở trên
    - TT phiên đầu tuần điều chỉnh giảm phiên buổi sáng sau đó phiên chiều và những phiên ngày sau giá sẽ tăng và kiểm tra lại đỉnh cũ 644.5 (nếu như vậy có thể trong ngắn và trung hạn ta có thể lướt sóng quanh vùng giá 610-650)
    - TT (TT xấu) điều chỉnh giảm tiếp chạm luôn SMA20 tuần tương đương ngưỡng 585-590 điểm, sau đó sẽ có những phiên hồi khi chạm ngưỡng này. Nhưng do giảm điểm sâu nên tâm lý nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và thị trường sẽ phải có điều chỉnh tích lũy trong trung hạn.
    Quan điểm cá nhân các cổ trụ như GaS BVH MSN .. hầu hết đã điều chỉnh chạm hỗ trợ trung hạn, các cổ khác dù chưa tăng nhiều nhưng cũng đã điều chỉnh theo dòng dầu khí nên khả năng điều chỉnh sâu theo kịch bản thứ 3 trong trung hạn là rất thấp, các cụ nên tích cực gom dần cổ tốt giá rẻ đớn sóng chạm 680-700 vào cuối năm nay.
    [​IMG]
    teledn, LINHPLCwindflower thích bài này.
  2. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    Nga chuyển chiến lược sang châu Á là “phản ứng tự nhiên”
    Tâm Anh
    Việc đặt mục tiêu vai trò lớn hơn ở châu Á của Moscow sẽ giúp tăng cường vị thế của nước Nga ở nhiều khu vực khác, bao gồm phương Tây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố hôm 19/9.


    "Việc tăng cường vai trò của Nga ở châu Á... không còn nghi ngờ gì nữa sẽ góp phần vào việc tăng cường vị thế của nước Nga ở những khu vực khác, trong đó có phương Tây", hãng tin Reuters dẫn phát biểu của ông Medvedev tại diễn đàn đầu tư ở khu nghỉ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen.

    Ông nói, việc Nga chuyển chiến lược phát triển kinh tế sang châu Á - Thái Bình Dương là một "phản ứng tự nhiên" với tình hình thế giới. Chiến lược châu Á mới của Nga không phải là sự trả đũa phương Tây, mà là sự phát triển bình thường và nhằm ứng phó với biến đổi của môi trường kinh tế.

    Với ba phần tư lãnh thổ của Nga nằm ở châu Á, Moscow cần phải đưa ra một chiến lược "năng động và hướng tới tương lai" ở khu vực này, Thủ tướng Nga tuyên bố.

    Ông nói rằng, Moscow có ba nhiệm vụ quan trọng ở châu Á, bao gồm xây dựng lòng tin giữa Nga và các nước châu Á, tăng cường sự hiện diện của Nga trong các vấn đề khu vực, và thúc đẩy sự tham gia của Nga vào các dự án tài chính và công nghệ hiện đại với châu Á - Thái Bình Dương.

    Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng cho biết, Nga sẵn sàng hợp tác với phương Tây, bất chấp những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm cô lập kinh tế đối với Moscow. Ông khẳng định rằng, những nỗ lực nhằm gây sức ép lên Moscow chưa bao giờ chứng minh có được hiệu quả.

    "Lịch sử cho thấy rằng, bất cứ nỗ lực nào nhằm gây sức ép với Nga đều không thành công", ông Medvedev tuyên bố trước đông đảo các doanh nhân và chính khách Nga.

    Ông cho rằng, phương Tây hành động như thể là họ không thừa nhận Nga cũng có những lợi ích quốc gia của riêng mình. Tuy nhiên, Thủ tướng Nga cũng khẳng định, nước ông sẵn sàng nối lại hợp tác với phương Tây, nếu như phương Tây học cách lắng nghe quan điểm của phía Moscow.

    Thủ tướng Nga thông báo, ông đã ký một sắc lệnh về việc áp các mức thuế đối với hàng hóa của Ukraine, sau khi chính quyền Kiev đã ký kết một thỏa thuận về việc liên kết với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, quyết định chưa có hiệu lực ngay lập tức.

    Cũng trong bài phát biểu tại diễn đàn đầu tư ở thành phố Sochi, ông Dmitry Medvedev khẳng định rằng, việc hướng Nga theo mô hình kinh tế khép kín là không thích hợp và Moscow muốn theo đuổi các nguyên tắc cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô.

    "Bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan tới những thay đổi cơ bản về mô hình phát triển kinh tế, theo hướng một nền kinh tế động viên hoặc khép kín, đều không thích hợp và không cần thiết", Thủ tướng Nga tuyên bố.
  3. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.841
    Ông nào cũng kêu chart xấu, hô sập...thứ 2 nó lại dựng đứng cho mà xem
    KienDang thích bài này.
  4. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    “Dư nợ tín dụng 2015 tăng khoảng 12 - 14%”
    Đây là chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước dự báo tại báo cáo giải trình, phục vụ cho phiên chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 29/9 tới.
    Tình hình cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong các năm 2014-2015 nằm trong “đề bài” dành cho Thống đốc.

    Một trong những cơ sở để đưa ra dự báo nói trên được Thống đốc dẫn tại báo cáo là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đề ra nhiệm vụ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6-6,2%; kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 7%.

    Cộng thêm các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã dự báo một số chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong năm 2015.

    Theo đó, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 12-14% so với cuối năm 2014 và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp. Lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn hệ thống.

    Thống đốc Bình cũng xác định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Tỷ giá cũng được xác định sẽ điều hành linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đảm bảo ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối.

    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước “hứa” năm 2015 sẽ triển khai các giải pháp tín dụng để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

    Nhìn lại từ đầu năm đến nay, Thống đốc đánh giá Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tổng phương tiện thanh toán diễn biến phù hợp với kinh tế vĩ mô, tiền tệ và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo báo cáo, tính đến ngày 29/8/2014, so với cuối năm 2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 9,09% còn huy động vốn tăng 8,52%. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 9,94%, bằng ngoại tệ giảm 0,1%.

    Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm 2013, dự phòng khả năng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân, Thống đốc khái quát.

    Vẫn so với cuối năm 2013, Thống đốc cho biết mặt bằng lãi suất đến nay đã giảm khoảng 0,5-1,5%/năm. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm. Cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường phổ biến khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn.

    Đáng chú ý là một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

    Tổng hợp đến cuối tháng 8/2014, thông tin được đưa ra là dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,3% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013. Còn dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,3% tổng dư nợ cho vay bằng VND (19,72% là tỷ trọng cuối năm 2013).

    Vẫn theo Thống đốc, tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 29/8/2014 tăng 6,21% so với cuối năm 2013 và tăng 12,35% so với cùng kỳ năm 2013.

    Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế chưa cao, nguyên nhân chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh.... ông Bình lý giải.

    Và, theo dự báo của Thống đốc thì đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt được khoảng 10%.

    Việc tổ chức triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng được Thống đốc nhìn nhận là đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ và đưa dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng lên mức kỷ lục.

    Đây là những yếu tố quan trọng được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tháng 7 vừa qua từ mức B2 lên B1, Thống đốc nhấn mạnh.
  5. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    Nợ xấu tăng, Thống đốc nói gì?
    Như VnEconomy đã đưa tin, trong chương trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thời gian chất vấn đã được ấn định vào ngày 29/9.

    Được lưu ý là không trình bày báo cáo tại phiên chất vấn, Thống đốc vừa gửi báo cáo về các vấn đề nằm trong nhóm vấn đề dự kiến được chất vấn, đến tất cả các vị đại biểu Quốc hội.

    162,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu

    Trong nhóm vấn đề dành cho Thống đốc có tình hình xử lý nợ xấu, một nội dung từng rất nóng tại phiên chất vấn hai năm về trước, cũng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.

    Thống đốc cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%).

    Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lý giải là do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Mặt khác, các tổ chức tín dụng áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu.

    Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh 21,5% riêng trong tháng 6/2014, số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng chậm trong tháng 7/2014, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng bắt đầu giảm.

    Tính từ đầu năm, tháng 7/2014 có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 0,79% so với tháng trước) cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện, Thống đốc nhìn nhận.

    Theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, song cũng quy định chặt chẽ hơn để tránh các tổ chức tín dụng lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.

    Báo cáo cũng nêu khá nhiều con số cụ thể liên quan đến 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu mà các tổ chức tín dụng đã xử lý được trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể khách hàng trả nợ 14,3 nghìn tỷ đồng; bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được 1,56 nghìn tỷ đồng; bán cho các tổ chức, cá nhân 14,49 nghìn tỷ đồng và xử lý bằng dự phòng rủi ro 8,3 nghìn tỷ đồng...

    VAMC đã mua 3.281 khoản nợ

    Liên quan đến hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc cho hay, đến cuối tháng 8/2014, công ty này đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56 ngàn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỷ đồng.

    Cũng tính đến thời điểm nói trên, VAMC đã thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu thuộc 31 tổ chức tín dụng, điều chỉnh lãi suất cho 4 khách hàng với tổng dư nợ được điều chỉnh là 226 tỷ đồng.

    Công ty đã miễn, giảm lãi/phí cho 16 khách hàng với tổng số tiền 60,91 tỷ đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu là 446 tỷ đồng.

    VAMC còn phối hợp với tổ chức tín dụng cấp bổ sung hạn mức 950 tỷ đồng (đã giải ngân được 425 tỷ đồng) để hoàn thiện 2 dự án dở dang của 2 khách hàng, thực hiện bán nợ của 7 khách hàng với tổng dư nợ gốc của các khoản nợ là 623 tỷ đồng, giá bán nợ là 484 tỷ đồng; bán 11 tài sản bảo đảm của khách hàng, thu hồi được 212 tỷ đồng nợ gốc.

    Nhấn mạnh VAMC là định chế mới được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, Thống đốc đánh giá kết quả đạt được ban đầu của công ty là rất đáng khích lệ, hỗ trợ cho đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

    Nhìn rộng hơn cả việc cơ cấu lại ngân hàng và xử lý nợ xấu, báo cáo nhìn nhận kết quả chủ yếu là do những nỗ lực và sự chủ động của ngành ngân hàng.

    Sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng với Ngân hàng Nhà nước trong cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, theo Thống đốc là chưa thực sự chặt chẽ và có hiệu quả.

    Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại ngân hàng và xử lý nợ xấu còn chưa đủ hấp dẫn.

    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng lo ngại về sự an toàn, vững mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng, khi việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu thời gian qua chủ yếu là những giải pháp nội bộ của hệ thống các tổ chức tín dụng, đã và đang làm cho năng lực tài chính của hệ thống này giảm đi.
    --- Gộp bài viết, 20/09/2014, Bài cũ: 20/09/2014 ---
    kịch bản 1 tăng cả tuần sau :)
  6. thinhtaytien

    thinhtaytien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2014
    Đã được thích:
    7.920
    Em Dự:
    1: tích cực, sáng thứ 2 điều chỉnh nhẹ nhàng do ấp lực bán CAll MG, chiều cuối phiên xanh, đến thứ 5 - 6 đỏ nhẹ nhàng do áp lực chốt lời, sang tuần cứ như thế chinh phục 640 về 646.
    2: tiêu cực nhưng khả năng xảy ra rất cao, tâm lý hoang mang, nhà cái tiếp tục đè trụ đỏ vỏ xành lòng, về quanh 600 tích lũy vùng này để tạo đà cho con sóng lịch sử năm 2014. Giai đoạn này đầu tư khéo thì có lãi ko thì lỗ và hòa.:D:D:D:D.
    Riêng em điếc ko sợ súng ôm cổ đến 1200 mới bán =))=))=))=))=))
    KienDang thích bài này.
  7. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    Chính phủ đang nỗ lực làm lành mạnh ngành tài chính nh đây:

    Báo Tuổi trẻ đưa tin, ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã bị bắt giam để điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật. Ngày 20-9, lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ *******, xác nhận thông tin này.

    Được biết, ông Đỗ Tất Ngọc (65 tuổi, trú tại phố Hàng Đồng, Hà Nội) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

    Trước đó, ngày 3/7/2014, Cơ quan CSĐT - Bộ ******* cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Ngọc Ngoạn, nguyên ủy viên Hội đồng Thành viên ngân hàng Agribank; nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty In - Thương mại và Dịch vụ thuộc ngân hàng này để điều tra về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật hình sự.




    Hồi tháng 11/2013, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận về việc Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank thiếu kiểm tra trong lãnh đạo, quản lý, để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

    Theo đó, các ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank có khuyết điểm thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank và các ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Agribank.

    Ông Kiều Trọng Tuyến sau đó đã bị bắt tạm giam ngày 12/1/2014.



    Phương Thảo

    Theo Infonet
  8. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    Chứng khoán

    07:33 - Thứ Bảy, 20/9/2014
    Nhận định chứng khoán tuần 22-26/9: “Sẽ không điều chỉnh sâu”
    VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 22-26/9/2014...

    FPTS Chúng tôi tiếp tục cho rằng nhịp điều chỉnh vừa qua là cơ hội cho những nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu đế đón chờ kết quả kinh doanh quý 3 của những doanh nghiệp tốt, tuy nhiên phải nói thêm thị trường hiện tại vẫn sẽ có sự phân hóa rõ nét nếu hồi phục trở lại. Nhà đầu tư chỉ nên quan tâm đến những nhóm ngành triển vọng như dầu khí, chứng khoán…bên cạnh đó cũng cần theo dõi kỹ thị trường tại ngưỡng hỗ trợ mà chúng tôi đề cập để ra quyết định hợp lý.
  9. Vietbac1

    Vietbac1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    1.274
    Vẽ cái đồ thị này thì chưa được ổn lắm
    KienDang thích bài này.
  10. KienDang

    KienDang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.056
    cái đồ thị này là máy nó vẽ đó cụ ;))
    cụ thấy chưa ổn chỗ nào có thể chỉ rõ cho tôi được ko?

Chia sẻ trang này