Danh mục 2020 (bất chấp index): MBB mục tiêu 35, FPT mục tiêu 92

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngoalong818, 29/09/2019.

8298 người đang online, trong đó có 1361 thành viên. 11:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12128 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. ngoalong818

    ngoalong818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    1.101
    FPT - Công ty cổ phần FPT

    Thời gian qua đã quá nhiều bài viết về DN này, Tuy nhiên chưa đưa ra luận điểm chi tiết hoặc chưa đánh giá hết tiềm năng của Doanh nghiệp cộng nghệ số 1 Việt Nam. Xin đưa ra vài phân tích cụ thể và tầm nhìn trong 2 năm tới để cộng đồng cùng tham luận.
    Mục tiêu giá 92.000 vnđ/cổ phiếu trong 2020, 135.000 vnđ/ cổ phiếu trong 2021 tương đương tiềm năng tăng trưởng 136% trong 2 năm

    Tổng quan về FPT:
    FPT là công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Viễn thông và Giáo dục. Thị trường hoạt động cả trong và ngoài nước (tính tới T8/2019, doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 42% tổng doanh thu). Doanh thu, lợi nhuận sau thuế 2018 lần lượt đạt 23.259 tỷ và 2.620 tỷ.
    1. Triển vọng
    - Tăng trưởng ngành Cộng nghệ thông tin
    Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam - với trọng tâm là mảng chuyển đổi số (DX). Mức chi tiêu cho Chuyển đổi số dự kiến đạt 2000 tỷ $ vào năm 2021.
    - Khối Công nghệ thông tin:
    Gồm 3 mảng: Xuất khẩu phần mềm, chuyển đổi số và Giải pháp phần mềm . Tốc độ tăng trưởng duy trì trên 30% trong 5 năm qua và sẽ duy trì trên 30% trong ít nhất 3 năm tới. Đây là động lực chính sẽ kéo tăng trưởng cho FPT trong 3 năm tới với tiêm năng vô hạn từ thị trường nước ngoài và Xu hướng Chuyển đối số mạnh mẽ trong nước với sự cổ vũ mạnh từ Chính phủ.
    Cụ thể:
    • Mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng kép 30% trong 5 năm qua. Đưa tỷ trọng doanh thu thị trường nước ngoài lên 42% tính tới tháng 8 năm 2019. Trong đó thị trường Nhật bản chiếm tới 55,7% doanh thu và dự kiến thị trường này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng 30% trong 3 năm tới. Các thị trường Mỹ, Châu âu cũng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao 25-30%.
    • Mảng Chuyển đổi số (DX). Tốc độ tăng trưởng kép 57,7% trong 3 năm qua, tăng 40,7% trong 6 tháng đầu năm 2019. FPT đặt mục tiêu Chuyển đổi số đạt doanh thu 50% mảng xuất khẩu phần mềm sau 5 năm. Tức doanh thu kỳ vọng 500 triệu $.
    - Khối Viễn thông
    Gồm 2 mảng: Dịch vụ Viễn thông và Nội dung số.
    • Dịch vụ viễn thông duy trì tăng trưởng ổn định với tốc độ trung bình trên 15%/năm. Viễn thông sẽ là hậu phương vững chắc giúp FPT phòng thủ tốt với những cú sốc tới từ bên ngoài.
    • Nội dung số sở hữu các thương hiệu: vnexpress.net; ngoisao.net….. Đây là mảng có sự cạnh tranh rất cao tuy nhiên FPT online vẫn duy trì được vị thế và hoạt động hiệu quả.
    - Mảng Giáo dục
    Là hệ thống giáo dục đầu tiên tại Việt Nam có đầy đủ các khối từ Tiểu học cho tới sau đại học. Số lượng học viên đạt tốc độ tăng trưởng kép 37,15% trong trong 3 năm từ 2016 tới nay. Góp phần bổ sung nguồn nhân lực rất lớn cho quá trình vươn mình phát triển của tập đoàn.
    - Tài chính vững mạnh và nhiều triển vọng:
    • ROE liên tục nhiều năm liền duy trì trên 23%, biên lợi nhuận ròng tăng từ 5,3% trong 2016 lên mức 11,6% năm 2018 nhờ thoái vốn khỏi mảng phân phối, bán lẻ. Cổ tức duy trì mức cao trong nhiều năm nhờ lợi nhuận ổn định (20-25% tiền mặt và cổ tức cố phiểu tỷ lệ dao động 20%)
    • Định giá còn nhiều hấp dẫn với doanh nghiệp viễn thông đầu ngành. EPS dự kiến 2020 đạt 6.100 vnđ/ cp, với PE kỳ vọng 15 cho doanh nghiệp đầu ngành tăng trưởng 25% là bình thường. Giá mục tiêu cho FPT trong 2020: 6.100 * 15 = 91.200 vnđ/cp. Giá hiện tại đang giao dịch ở 57.400, còn rất nhiều dư địa tăng giá.
    - Triển vọng nới room, thoái vốn SCIC tại FOX là xúc tác đưa định giá của của FPT lên cao. Tất nhiên đây là câu chuyện chưa thể xảy ra trong 1,2 năm tới vì bản thân FOX quá ngon để SCIC nhả. và FPT vẫn vướng đk sở hữu doanh nghiệp Viễn thông nên việc nới room vẫn bỏ ngõ
    2. Rủi ro:
    - FPT không tận dụng được xu hướng chuyển đổi số quốc gia
    - Không đủ lao động đáp ứng đà tăng trưởng
    - Chuyển đổi số tại FPT không mang lại giá trị như kỳ vọng
    - Sự canh tranh mạnh mẽ của các Quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc



    MBB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

    MBB có thể nói là Ngân hàng tốt nhất cho giới đầu tư ở thời điểm hiện tại khi thỏa mãn rất nhiều tiêu chí: Triển vọng tăng trưởng tích cực (trên 20% trong 3 năm tới), Chất lượng tài sản xếp Top 3, chỉ số tài chính lành mạnh, Biên an toàn cao khi PB chỉ 1,1 lần cho 2020, Sở hữu hệ sinh thái đầy đủ gần như duy nhất, ban lãnh đạo nhiệt huyết, Có câu chuyện xúc tác từ bán cổ phần cho cổ đông chiến lược.......
    Mục tiêu giá 35.000 vnđ/cổ phiếu trong 2020 và tương đương tiềm năng tăng trưởng 52% trong 1 năm.

    1. Tổng quan về MBB:
    MBB là Ngân hàng Thương mại cổ phần có chất lượng tốt nhất tại thời điểm hiện nay. Với gần 20 năm hình thành, phát triển, tình hình tài chính vững mạnh, ban lãnh đạo tài năng, tâm huyết. MBB đang ngày một khẳng định được vị thế với khách hàng, đối tác và cổ đông.

    2. Triển vọng:
    Đầu tiên phải nói tới Chất lượng

    - MBB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất hiện tại xét trên nhiều yếu tố bao gồm: Khả năng sinh lời, rủi ro và lợi thế cạnh tranh. Biên thu nhập lãi ròng - Nim của MBB xếp top2 chỉ sau VPB (tuy nhiên VPB có tỷ trọng cho vay tiêu dùng lớn, ls cao, rủi ro rât cao). Xin không đi sâu chi tiết do nhiều thuật ngữ gây khó hiểu cho đa số nđt. Nhưng một trong những lý do khiến Biên Thu Nhập lãi ròng của MBB rất cao là do: cơ cấu huy động của MBB có lợi thế cạnh tranh đặc biệt với hơn 42% lượng tiền gửi là Tiền không kỳ hạn (Từ Viettel, Bộ quốc phòng và các dn liên quan )
    - MBB là một trong số ít các ngân hàng đã xử lý xong nợ xấu tại VAMC
    - Dư địa cho MBB tiếp tục tối ưu hóa danh mục tài sản và Sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn còn nhiều dư địa. Có thể hiểu đơn giản, trong khi các bank khác đã vận dụng hết cách để đẩy mạnh lợi nhuận thì MBB gần như bao năm vẫn kiên trì với trường phải bảo đảm an toàn vốn lên hàng đầu.

    Ceo mới nhiều tham vọng và năng động với những hướng đi mới
    - MB Ageas Life - con đường nhiều thuận lợi
    Đây là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiền ở VN đạt điểm hòa vốn sau 4 năm hoạt động. Tiềm năng MB Ageas Life là rất lớn khi có lợi thế từ kênh bán chéo sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm và tận dụng kênh phân phối qua đối tác - cổ đong chiến lượng Viettel.
    - MB Credit - Người đến sau
    Gia nhập ngành chậm hơn các ddosois thủ FECredit, HomeCredit, HDSaison. MBCredit cũng là một đầu kéo cho tăng rưởng của ngân hàng trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, là người đến sau và chưa có lợi thế cạnh tranh đặc biệt nào cùng rủi ro tăng lên khi đẩy mạnh mảng này là những điểm cần lưu ý.
    - Ngân hàng số - Gia tăng lợi nhuận ngoài lãi cho ngân hàng.

    Định giá rẻ và chỉ số tài chính đẹp
    MBB sẽ có lợi nhuận sau thuế tăng 25% trong 2019 và quanh mức 20% trong 2020, 2021. Thậm chí ban lãnh đạo đặt ra mục tiêu tham vọng, duy trì ROE trên 20% trong 5 năm tới. Chỉ số ROE ở mức 22% và ROA 2% ở top cao và sẽ duy trì. Tại mức giá 22.x, MBB có PE 6.x cho 2019 và 5.5 cho 2020. PB chỉ ở mức 1,1 cho 2020. Năm 2020: EPS 3.500đ/cp, PE 10 (PE trung bình 3 năm qua ở mức 10-12 lần). Giá hợp lý của MBB là: 3.500 * 10 = 35.000 vnđ/cp.

    3 Rủi ro:
    - Khủng hoảng kinh tế thế giới có thể tác động tới kinh tế trong nước qua đó ảnh hưởng tới hệ thống tài chính ngân hàng và MBB cũng không thể ngoại lệ. Việc giá bị chiết khấu thêm 10-15% là có thể trong tình huống này.
    Last edited: 29/09/2019
  2. navf

    navf Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Đã được thích:
    203
    Mình đồng ý mức giá triển vọng tương lai của mbb, còn fpt thì với giá 92 là cao.
    ngoalong818 thích bài này.
  3. tay_ho

    tay_ho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    18.161
    Thị trường thế này HCM mới là số 1
    Rolex4646 thích bài này.
  4. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.523
    Mbb là cty tầm thường
  5. ssivietnam_2018

    ssivietnam_2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2018
    Đã được thích:
    4.898
    2 công ty này bị định giá gấp đôi giá thật.
  6. ngoalong818

    ngoalong818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    1.101
    Phân tích cơ bản để hiểu sâu doanh nghiệp. Phân tích dòng tiền, thị hiếu đám đâu..... để biết cơn điên của tt có thể đưa cp tới đâu cụ nhé. Cái mình nghỉ và cái tt nghỉ đôi khi có nhiều sai khác. ^^
  7. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.323
    Mấy bố đếm cua kinh thế
  8. ngoalong818

    ngoalong818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    1.101
    "khái niệm tầm thường" có thể diễn đạt ra theo ý như nào nhờ cụ cho vài dòng luận điểm. ^^
    MBB có thể chưa phải DN xuất sắc trong quá khứ, và cũng ko dám nói là xuất chúng trong tương lại. Tuy nhiên, con số tài chính ít nhiều cũng nói lên là một DN xứng đáng để nắm giữ ở nhiều thời điểm.
    Thu nhập lãi thuần từ 7k tỷ lên 14k tỷ trong khoảng từ 2015 tới 2018. Tức tăng gấp đôi sau 4 năm
    Lợi nhuận sau thuế từ 2,5k tỷ lên 6,1kk tỷ trong cùng áy thời gian. Tăng 2,5 lần sau 4 năm
    Cổ tức nhiều năm liền ở mức cao với khoảng 8% tiền và 15-20% cổ phiếu.
    Giá cổ phiếu tăng hơn 4 lần sau 7 năm niêm yết chưa kể lượng cổ phiếu tích lũy tăng thêm mỗi năm từ 15-20%.
    hi
    Mhoang79 thích bài này.
  9. ChemLa9

    ChemLa9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2019
    Đã được thích:
    165
    =))=))=))
    Vậy mà cụ không hiểu à, vì chưa lên tàu :)
  10. SilentDream

    SilentDream Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2017
    Đã được thích:
    5.073

Chia sẻ trang này