★ ♥ ♦ ♣ ♠ ♫ Đất nền thủ đô lại dậy sóng: Hà Nội 7 triệu người, trung bình 3000 người/km2, mỗi năm nh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chaos8x, 04/10/2011.

1058 người đang online, trong đó có 423 thành viên. 20:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25750 lượt đọc và 519 bài trả lời
  1. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    muare , f319 cùng tách ra từ ttvnol , các nick cũ vẫn active nhé =))
  2. vntrungtruc

    vntrungtruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    56
    Giám đốc công ty bất động sản xin vào tù để trốn nợ


    Đặng Nam Hải tại cơ quan điều tra. Ảnh: X.Hoa
    Bị con nợ truy lùng ráo riết, Đặng Nam Hải (nguyên trưởng phòng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Eximbank chi nhánh Nghệ An) xin vào trại tạm giam lánh nạn để bảo toàn tính mạng.
    Đặng Nam Hải (32 tuổi) cùng Nguyễn Trung Ngọc (34 tuổi) là những đại gia mới nổi ở thành phố Vinh, Nghệ An. Năm 2010, cả hai lập Công ty TMCP Thái Bình Dương kinh doanh bất động sản, mở nhà hàng Đại Dương 5 ở khu đất vàng của Vinh khiến nhiều người thán phục tài tháo vát của bộ đôi này.

    Vì kết thân với Hải, Ngọc dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết và tiềm năng của chi nhánh Eximbank Nghệ An.

    Theo kết quả điều tra của Phòng cảnh sát kinh tế và chức vụ ******* tỉnh Nghệ An, từ khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng, bất động sản đóng băng, việc làm ăn của công ty của Hải và Ngọc cũng rơi vào khủng hoảng, nợ nần chồng chất.

    Để có tiền duy trì kinh doanh và trả lãi ngân hàng, Hải vay nóng hơn 16 tỷ đồng từ nhiều người, mỗi tháng trả lãi hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh vẫn thua lỗ, Hải mất khả năng thanh toán nợ.

    Vị trưởng phòng của Eximbank Nghệ An này tìm cách moi tiền từ nơi đang làm việc. Nắm nhiều hồ sơ tiền gửi của khách, Hải lập hồ sơ giả của khách rồi dùng thế chấp vay tiền. Cho đến ngày bị phát hiện, Hải đã rút ruột của chi nhánh được gần 4 tỷ đồng.

    Riêng với Ngọc, trong thời gian công ty làm ăn bết bát, anh ta cũng vay nóng hơn 10 tỷ đồng để cứu vãn tình thế nhưng không được. Đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Ngọc làm giả 8 sổ đỏ mang tên người thân của mình mang đến Eximbank Nghệ An vay tiền. Với sự giúp sức của Hải, Ngọc đã rút được 20,7 tỷ đồng của ngân hàng. Khi đang ở Hà Nội, Ngọc bị bắt.

    Những ngày cuối tháng 10, khi bị các con nợ truy lùng, đe dọa tính mạng, Hải đến cơ quan ******* đầu thú và xin vào trại tạm giam để được đảm bảo an toàn tính mạng.


    Từ ngày ông chủ bị bắt, nhà hàng Đại Dương 5 đóng cửa. Ảnh: N.Khoa
    Đại tá Đào Hồng Lập (Trưởng phòng cảnh sát kinh tế và chức vụ ******* tỉnh Nghệ An) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với Ngọc để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; riêng Hải đang bị tạm giữ hình sự.

    Theo Nguyên Khoa

    Vnexpress
  3. vntrungtruc

    vntrungtruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    56
    Vỡ nợ bùng phát, bất động sản lại chịu áp lực bán tháo


    Thị trường bất động sản đang đứng trước áp lực bán tháo sau khi các vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp xảy ra. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, từ giờ đến cuối năm, giá bất động sản vẫn lao dốc.
    Làn sóng bán tháo bất động sản đã từng xảy ra cách đây vài tháng sau khi lãi suất ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đồng thời hạn chế cho vay bất động sản. Điều này buộc các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để trả nợ vay ngân hàng. Chính vì vậy, giá đất tại nhiều dự án liên tục giảm trung bình 10-15 triệu đồng/m2, cá biệt có nhiều lô đất giá giảm 20 triệu đồng/m2.

    Cho đến đầu tháng 8 đà bán tháo bắt đầu giảm dần, giá đất một số dự án như đô thị mới An Hưng, Vân Canh, Văn Khê, Văn Phú … bắt đầu tăng trở lại 1-3 triệu đồng/m2 sau khi có thông tin lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm dần. Hơn nữa, sau thời gian dài giảm giá nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua vào và giá bất động sản sẽ khó tiếp tục giảm thêm nữa.

    Tuy nhiên, thị trường chưa kịp hồi phục tiếp tục hứng chịu thêm “cú sốc” nữa khi chỉ trong vòng 1 tháng liên tiếp 5-6 vụ vỡ nỡ quy mô lớn vài trăm tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các chủ nợ lớn đều là đại gia có tiếng tăm trong làng bất động sản Hà Nội.

    Theo điều tra cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ do giá bất động sản giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày. Vì vậy, các đối tượng này mất khả năng thanh toán.

    Nhiều chủ nợ hiện đã bị cơ quan CSĐT bắt giam, thế nhưng hệ thống “chân rết” phía dưới cũng đang “dẫy chết” khi đang ôm một khối lượng nợ khổng lồ. Trong đó, nhiều chủ nợ phải chọn phương án bán tháo hoặc gắn nhà đất để thu tiền trả nợ.

    Ông Ngô Hồng Tuấn – trưởng văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại văn phòng công chứng Đông Đô có làm thủ tục công chứng mua bán bất động sản cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp công chứng bán nhà để gắn nợ do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.

    Theo khảo sát của VnMedia tại một số chợ đất lớn tại Hà Nội, hai tuần nay lượng hàng chào bán tăng nhanh trong đó đất tại một số dự án vẫn tiếp tục giảm như Geleximco khi C, D giá đường nhỏ 38 triệu đồng/m2, đường to 45-48 triệu đồng/m2. Dự án Vân Canh đường nhỏ giảm hơn 40 triệu đồng/m2, đường to 48-50 triệu đồng/m2, liền kề dự án Kim Chung – Di trạch khoảng 35-40 triệu đồng….

    Chị Nguyễn Mỹ Hạnh – Giám đốc sàn bất động sản Vietland cho biết, giá bất động sản vài tuần nay tiếp tục giảm trong đó có trường hợp khách hàng cần tiền đã chào bán nhiều lô đất dự án và thổ cư với mức giá thấp hơn mặt bằng chung quanh khu vực. Tuy nhiên, lực mua rất yếu thậm chí không khách hỏi mua.

    Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu tiền do sức ép đáo hạn của các khoản vay trước ngày càng tăng đặc biệt thời điểm 31/12 (dư nợ cho vay phi sản xuất phải kéo xuống 16%) ngày càng đến gần trong khi vay mới dường như rất khó khăn. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang bắt đầu cuộc chơi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong đó lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 30%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng. Do vậy, thị trường vốn đang thiếu lại càng thiếu hơn vì ngân hàng lớn sẽ tập trung cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì lãi suất cao, đảm bảo tính an toàn.
    Theo Anh Đào

    VnMedia
  4. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Bất động sản: Hết “sóng” là… vỡ nợ









    [​IMG]
    Trái với nhận định thị trường BĐS cuối năm sẽ khởi sắc và có dấu hiệu tăng trở lại thì những ngày cuối tháng 10 này thị trường bất ngờ trước cuộc bán tháo “chạy” nợ của giới đầu cơ và nhà đầu tư BĐS.
    Nhiều chuyên gia nhận định, đây là hệ lụy không tránh khỏi của những vụ vỡ nợ “dây chuyền” quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng liên quan đến những tay chơi khét tiếng một thời trong làng BĐS. Theo điều tra cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ do giá BĐS giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày. Vì vậy, các đối tượng này mất khả năng thanh toán.

    Thông tin về những chủ nợ đã bị cơ quan ******* bắt giữ cũng không làm nguội được phần nào sức nóng của áp lực trả nợ khi mà hệ thống các chủ nợ trung gian vẫn ngày ngày đối mặt với những món nợ mà mới ngày nào việc hùn hạp, vay mượn còn phải nhờ đến những mối quan hệ ưu ái mới được chấp nhận cho tham gia.

    Ông Ngô Hồng Tuấn - Trưởng văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại Văn phòng công chứng Đông Đô có làm thủ tục công chứng mua bán BĐS cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp công chứng bán nhà để gắn nợ do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.

    Thêm đó, từ phía thị trường, những vụ “nổi sóng” ồn ào của các dự án tên tuổi: Vân Canh, Bắc An Khánh hay Geleximco càng làm cho người mua có nhu cầu thực ngán ngẩm bởi không khó để nhận ra rằng giới đầu cơ đang “quẫy sóng” nhằm bán tháo những mớ hàng đã ôm mà không thể “chịu nhiệt” thêm được nữa. Một chủ đầu tư dự án danh tiếng thẳng thắn cho rằng: Không ít các trùm đầu cơ “ôm” bằng tiền của ngân hàng và chiêu thổi sóng là cách cuối cùng để bán tống bán tháo, chấp nhận cắt lỗ còn hơn là…chết!

    Tạo "sóng" để đẩy hàng, thế nên sau khi dồn sức tạo "sóng" mà thị trường không thanh khoản được, những vụ vỡ nợ bắt đầu xuất hiện. Theo nhận định của một chuyên gia kinh tế nguyên là một nhà quản lý về thị trường BĐS, nếu thị trường không có biến chuyển, thì từ giờ đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ tuyên bố vỡ nợ.

  5. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    chao8x và chao9x vào đây a đái vào mồm chúng mày hết.
  6. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Vỡ nợ bùng phát, bất động sản lại chịu áp lực bán tháo









    [​IMG]
    Thị trường bất động sản đang đứng trước áp lực bán tháo sau khi các vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp xảy ra. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, từ giờ đến cuối năm, giá bất động sản vẫn lao dốc.
    Làn sóng bán tháo bất động sản đã từng xảy ra cách đây vài tháng sau khi lãi suất ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đồng thời hạn chế cho vay bất động sản. Điều này buộc các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để trả nợ vay ngân hàng. Chính vì vậy, giá đất tại nhiều dự án liên tục giảm trung bình 10-15 triệu đồng/m2, cá biệt có nhiều lô đất giá giảm 20 triệu đồng/m2.

    Cho đến đầu tháng 8 đà bán tháo bắt đầu giảm dần, giá đất một số dự án như đô thị mới An Hưng, Vân Canh, Văn Khê, Văn Phú … bắt đầu tăng trở lại 1-3 triệu đồng/m2 sau khi có thông tin lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm dần. Hơn nữa, sau thời gian dài giảm giá nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua vào và giá bất động sản sẽ khó tiếp tục giảm thêm nữa.

    Tuy nhiên, thị trường chưa kịp hồi phục tiếp tục hứng chịu thêm “cú sốc” nữa khi chỉ trong vòng 1 tháng liên tiếp 5-6 vụ vỡ nỡ quy mô lớn vài trăm tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các chủ nợ lớn đều là đại gia có tiếng tăm trong làng bất động sản Hà Nội.

    Theo điều tra cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ do giá bất động sản giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày. Vì vậy, các đối tượng này mất khả năng thanh toán.

    Nhiều chủ nợ hiện đã bị cơ quan CSĐT bắt giam, thế nhưng hệ thống “chân rết” phía dưới cũng đang “dẫy chết” khi đang ôm một khối lượng nợ khổng lồ. Trong đó, nhiều chủ nợ phải chọn phương án bán tháo hoặc gắn nhà đất để thu tiền trả nợ.

    Ông Ngô Hồng Tuấn – trưởng văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại văn phòng công chứng Đông Đô có làm thủ tục công chứng mua bán bất động sản cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp công chứng bán nhà để gắn nợ do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.


    Theo khảo sát của VnMedia tại một số chợ đất lớn tại Hà Nội, hai tuần nay lượng hàng chào bán tăng nhanh trong đó đất tại một số dự án vẫn tiếp tục giảm như Geleximco khi C, D giá đường nhỏ 38 triệu đồng/m2, đường to 45-48 triệu đồng/m2. Dự án Vân Canh đường nhỏ giảm hơn 40 triệu đồng/m2, đường to 48-50 triệu đồng/m2, liền kề dự án Kim Chung – Di trạch khoảng 35-40 triệu đồng….

    Chị Nguyễn Mỹ Hạnh – Giám đốc sàn bất động sản Vietland cho biết, giá bất động sản vài tuần nay tiếp tục giảm trong đó có trường hợp khách hàng cần tiền đã chào bán nhiều lô đất dự án và thổ cư với mức giá thấp hơn mặt bằng chung quanh khu vực. Tuy nhiên, lực mua rất yếu thậm chí không khách hỏi mua.

    Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu tiền do sức ép đáo hạn của các khoản vay trước ngày càng tăng đặc biệt thời điểm 31/12 (dư nợ cho vay phi sản xuất phải kéo xuống 16%) ngày càng đến gần trong khi vay mới dường như rất khó khăn. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang bắt đầu cuộc chơi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong đó lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 30%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng. Do vậy, thị trường vốn đang thiếu lại càng thiếu hơn vì ngân hàng lớn sẽ tập trung cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì lãi suất cao, đảm bảo tính an toàn. ​

  7. vntrungtruc

    vntrungtruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    56
    Thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc đến giữa năm 2012
    Thứ Sáu, 28.10.2011 | 08:00 (GMT + 7)
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội – khi trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 27.10.
    Theo ông Nguyễn Hữu Cường, trong bối cảnh lạm phát chưa giảm đáng kể, các NH đang gặp khó khăn về nguồn vốn thì việc đổ vỡ tín dụng đen đã làm cho bức tranh thị trường BĐS càng thêm xám xịt.
    Sóng “ảo”
    “Nếu nhìn vào thị trường BĐS từ sau tháng “cô hồn” đến nay, có thể thấy những cơn sốt cục bộ ở dự án này, dự án kia khiến nhiều người đã vội mừng thị trường BĐS sắp ấm lại nhưng thực tế đó chỉ là những cơn sóng “ảo”, là các chiêu kích giá của giới đầu cơ BĐS”, ông Cường nói.
    Quả thật, việc tăng giá nhanh chóng từ 7-10 triệu đồng/m2 chỉ trong hơn 1 tháng (từ tháng 8 đến cuối tháng 9.2011) của đất dự án Vân Canh vừa qua khiến không ít người ngỡ ngàng, khó hiểu. Nói như ông Nguyễn Hữu Cường, đây là kết quả của việc kích giá cục bộ, như một ngọn núi lửa mà không có lửa do thị trường BĐS vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ trầm lắng, khó khăn chung. “Một nhóm lợi ích tự đẩy giá, trục lợi trên bối cảnh thị trường ảm đạm chung thì việc giảm giá đột ngột ngay sau đó cũng không quá bất ngờ. Tôi được biết có những người đã lỗ cả tỉ đồng vì trót ôm đất Vân Canh qua vụ sốt ảo này”, ông Cường hé lộ.
    Trước đó, nhiều nguồn tin trên thị trường cho rằng, đất Vân Canh tăng giá bất thường do bị một nhóm các DN BĐS “làm xiếc” , trong đó có những lệch đặt mua cả hơn 20 lô liền kề một lúc khiến hệ thống môi giới đất Hà Nội náo loạn. Nhiều người đầu tư cá nhân nhỏ lẻ nhận thấy giá đất Vân Canh sau thời gian dài tăng cao đã trở về mức khá hấp dẫn (các lô đất đường nhỏ có giá 38 triệu đồng/m2, lô góc đường to 40-41 triệu đồng/m2) nên đã mạnh dạn mua vào. Sau khi đã tạo được “cầu”, thị trường liên tục đánh “sóng lên”, đẩy giá mỗi mét vuông đất cùng loại tăng thêm từ 7-10 triệu đôngg/m2. Tuy nhiên, vì là “cầu” ảo nên giá đất Vân Canh nhanh chóng hạ nhiệt.
    Theo một số văn phòng giao dịch BĐS, từ hơn 1 tuần nay, giá đất dự án này đã giảm 5-6 triệu đồng/m2. Đơn cử, những lô đường 12m bây giờ còn khoảng 40-41 triệu đồng/m2, lô đường to 50 -55 triệu đồng/m2 mà không có người hỏi mua. Số giao dịch thành công vì vậy gần như bằng không.
    Áp lực bán tháo
    Theo các chuyên gia, thị trường BĐS đang đứng trước áp lực bán tháo sau khi các vụ vỡ nợ “tín dụng đen” liên tiếp xảy ra. Đây là cơ sở để nhiều chuyên gia cho rằng, từ nay đến cuối năm, giá BĐS sẽ còn tiếp tục lao dốc.
    Trên thực tế, làn sóng bán tháo BĐS đã từng xảy ra cách đây vài tháng sau khi lãi suất NH điều chỉnh tăng lãi suất, đồng thời hạn chế cho vay BĐS. Điều này buộc các NĐT bán tháo BĐS để trả nợ vay ngân hàng. Chính vì vậy, giá đất tại nhiều dự án liên tục giảm trung bình 10-15 triệu đồng/m2, cá biệt có nhiều lô đất giá giảm 20 triệu đồng/m2. Tia sáng cho thị trường bắt đầu le lói từ đầu tháng 8 khi đà bán tháo bắt đầu giảm dần, giá đất một số dự án như đô thị mới An Hưng, Vân Canh, Văn Khê, Văn Phú... bắt đầu tăng trở lại 1-3 triệu đồng/m2 sau khi có thông tin lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng đã đến điểm đáy, thị trường khó có thể giảm sâu thêm và đã đến thời điểm thích hợp để mua vào.
    “Tuy nhiên, thị trường chưa kịp hồi phục lại tiếp tục hứng chịu thêm “cú sốc” khi chỉ trong vòng 1 tháng liên tiếp 5-6 vụ vỡ nợ quy mô lớn vài trăm tỉ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các chủ nợ lớn đều là đại gia có tiếng tăm trong làng BĐS Hà Nội. Đây là một đòn giáng nặng nề lên thị trường vốn như một cơ thể đang suy nhược nay phải hứng thêm trọng bệnh”, ông Cường nói.
    Theo điều tra của cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ lo do giá BĐS giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày, trong khi thị trường BĐS lại đang mất khả năng thanh khoản. “Các con nợ lớn đã bị cơ quan CSĐT bắt giam, nhưng một hệ thống “chân rết” phía dưới cũng như đang ngồi trên đống lửa do phải ôm một khối lượng nợ khổng lồ. Thời gian tới chắc chắn nhiều chủ nợ phải chọn phương án bán tháo hoặc gán nhà đất để thu tiền trả nợ, do vậy giá BĐS sẽ còn giảm”, ông Cường nhận định.
    Tuy nhiên, ông Cường cũng cho rằng không nên “vơ đũa cả nắm” và nhìn thị trường BĐS quá u ám bởi BĐS nóng, lạnh cũng tùy phân khúc. Có phân khúc sẽ giảm, có phân khúc vẫn lên. Hàng BĐS cao cấp, hàng có giá trung bình nhưng diện tích lớn nên số tiền bỏ ra lớn thì khó thanh khoản. Các sản phẩm có tính pháp lý cao, đặc biệt là những mảnh đất thổ cư có sổ đỏ dưới 3 tỉ đồng, hay các khu vực ven đô có giấy tờ pháp lý nghiêm chỉnh, giá rẻ vẫn là một kênh hấp dẫn được nhiều người tìm mua. “So với việc gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm 14%/tháng thì đầu tư vào đất thổ cư, về lâu dài tỉ lệ sinh lời vẫn chắc chắn cao hơn”, ông Cường khẳng định.
    Song Minh
  8. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Vỡ nợ “khủng“ liên tiếp lộ diện… đại gia bất động sản









    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Theo nhận định của một chuyên gia kinh tế nguyên là một nhà quản lý về thị trường BĐS, nếu thị trường không có biến chuyển, thì từ giờ đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ tuyên bố vỡ nợ.
    Trong các vụ vỡ nợ mới xảy ra gần đây, không vụ nào là không có bóng dáng của bất động sản (BĐS). Có chuyên gia dự đoán rằng, "cơn sóng" khủng hoảng nhà đất lúc này đang lặp lại bóng dáng của cuộc khủng hoảng chứng khoán vài năm về trước.

    Mỗi người một vẻ…
    Trước khi tuyên bố vỡ nợ và bị cơ quan Cảnh sát điều tra ******* tỉnh Bắc Ninh khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1961) là đại gia BĐS ở Bắc Ninh. Tâm có sàn giao dịch BĐS riêng, đồng thời là nhà đầu tư quen thuộc được các sàn giao dịch BĐS ở Hà Nội “chăm sóc” cẩn thận. Tâm từng lãi đơn, lãi kép thời điểm thị trường tốt. Tin rằng phận may luôn mỉm cười, Tâm không chỉ dùng tiền của mình đầu tư hàng chục lô đất, mà còn vay mượn của nhiều người và cầm tiền đầu tư giúp cho những người tin rằng Tâm “mát tay” đường đất cát.

    Tạ Việt Quang và vợ là Bùi Thị Quyên cũng từng là những cái tên quen thuộc đối với nhiều đại gia BĐS. Trước khi bị khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tạ Việt Quang (sinh năm 1975, trú thị trấn Phùng, Đan Phương) nguyên là ông chủ nhiều DN kinh doanh ô tô, công ty du lịch, chủ tiệm vàng..., đồng thời là khách hàng VIP của nhiều công ty chuyên môi giới BĐS.

    Theo nhận định của các cơ quan chức năng, nguyên nhân các vụ vỡ nợ xảy ra liên tiếp và lộ diện các vụ lừa đảo nhằm huy động tiền vốn là do Chính phủ thực hiện các giải pháp siết chặt tín dụng phi sản xuất, khiến cho thị trường BĐS đóng băng, giá nhà đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai, thị trường mất khả năng thanh khoản…

    Không có đại gia, ai thổi “sóng”?

    Có thể thấy, trong mỗi đợt sóng trên thị trường BĐS đều có sự tiếp tay nhiều “đại gia”. Thị trường BĐS Hà Nội là nơi quy tụ được sự quan tâm của nhiều nhóm buôn lớn. Chính các nhóm buôn này tạo nên những đợt “sóng” trên thị trường, tạo ra chu kỳ lên xuống của thị trường BĐS.

    Giá đất Hà Nội tăng tới mức ảo như hiện nay là kết quả các đợt làm giá của các đại gia BĐS. Kết quả, khi tín dụng bị siết chặt, thị trường mất thanh khoản, giá đất lại cắm đầu lao xuống, và “vật tế thần” đầu tiên của thị trường chính là những nhà đầu cơ không phải bằng vốn tự có, mà bằng tiền ngân hàng hoặc vay mượn.

    Từ tuần đầu của tháng 9 đến đầu tháng 10/2011, đúng giữa lúc thị trường trầm lắng, đất nền dự án Vân Canh và Bắc An Khánh bất chợt nổi đình đám với mặt bằng giá tăng từ 7-10 triệu đồng/m2 mà không cần nhờ vào thông tin hỗ trợ từ quy hoạch hay việc triển khai công trình giao thông liên quan đến khu vực dự án. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đợt "sóng" đó là kết quả hành động của những đại gia đang sốt ruột vì ôm hàng ở Vân Canh hay Bắc An khánh.

    Tạo "sóng" để đẩy hàng, thế nên sau khi dồn sức tạo "sóng" mà thị trường không thanh khoản được, những vụ vỡ nợ bắt đầu xuất hiện. Theo nhận định của một chuyên gia kinh tế nguyên là một nhà quản lý về thị trường BĐS, nếu thị trường không có biến chuyển, thì từ giờ đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ tuyên bố vỡ nợ. ​

  9. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    cháo bán xe để trả lãi ngân hàng à ? =))
  10. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Lỗ cả tỷ đồng vì 'ôm' đất Vân Canh









    [​IMG]
    Cuối tháng 9, khi thị trường bất động sản trầm lắng thì giá đất Vân Canh, Bắc An Khánh lại ào ào tăng 7-10 triệu đồng/m2.
    Tuy nhiên, thời điểm hiện tại giá đất dự án này giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư “ngậm đắng nuốt cay” ôm khoản lỗ cả tỷ đồng.

    Dự án Khu đô thị mới Vân Canh do Tập đoàn Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư rộng khoảng 70 ha. Dự án Vân Canh vốn được cho là rất tiềm năng khi mà đoạn đường nối Xuân Phương được thông với Vân Canh. Nếu xây dựng song đường, khoảng cách Vân Canh cách khu đô thị mới Mỹ Đình khoảng 3 km.

    Chính vì vậy, đất dự án Vân Canh nhận được sự quan tâm rất nhiều nhà đầu tư bất động sản. Sau mỗi lần thị trường có sóng giá đất dự án cũng được đẩy lên mức khá cao.

    Vừa qua, do tín dụng bất động sản bị siết chặt vì vậy giá đất Vân Canh cũng cùng chung số phận với các dự án khác khi cắm đầu giảm giá xuống mức kỷ lục, các lô đất đường nhỏ bán tháo với giá 38 triệu đồng/m2, lô góc đường to 40-41 triệu đồng/m2 mà vẫn không có khách mua.

    Thế nhưng, cuối tháng 9 nhờ sự “hà hơi thổi ngạt” của nhóm nhà đầu tư mà giá đất Vân Canh liên tục tăng mạnh chỉ trong hai tuần. Cụ thể, đất dự án Vân Canh đường 12,5 m2 tăng từ 41 đến 45 triệu - 47 triệu đồng/lô, tại đường to 17m giá tăng 47 -53 triệu đồng/m2 lô đường 30m thì khoảng từ 60-68 triệu đồng/m2....

    Tuy nhiên, theo khảo sát phóng viên giá đất Vân Canh hiện đã nhanh chóng hạ nhiệt nhanh đến mức nhiều nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng. Tính thời điểm hiện tại giá dự án này đã giảm 5-6 triệu đồng/m2. Đơn cử, những lô đường 12m bây giờ còn khoảng 40-41 triệu đồng/m2, lô đường to 50 -55 triệu đồng/m2 mà không có người hỏi mua.

    Tính sơ bộ nhà đầu tư mua đất Vân Canh thời điểm sốt nóng hiện đang phải chịu lỗ khoảng vài trăm cho đến tỷ đồng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

    Anh Nhất Thành – nhà đầu tư cho biết, sau khi nhận thấy tín hiệu tốt từ phía ngân hàng và thị trường anh quyết định “xuống” hơn 5 tỷ đồng để mua lô đất hơn 100 m2 tại dự án với giá 52 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng, khoản đầu tư của anh đã “bốc hơi” hơn 500 triệu đồng do giá đất dự án Vân Canh giảm mạnh. Điều đáng nói, trong bối cảnh thị trường ế ẩm hiện nay khó có thể bán cắt lỗ được.

    Trước đó, theo nguồn tin PV thì nguyên nhân đất Vân Canh tăng giá là do một đại gia bất động sản đặt hàng mua hơn 20 lô đất thuộc dự án này. Điều này khiến hệ thống môi giới đất Hà Nội náo loạn. Nhiều người đầu tư nhỏ lúc đó do thấy giá đất Vân Canh sau thời gian dài giảm mạnh đã trở về mức khá hấp dẫn là thấy thị trường sôi động nên đã mạnh dạn mua vào. Thế nhưng, điều họ không thể ngờ đó là cơn sóng nhanh chóng đổ vỡ.

    Tương tự, cùng thời điểm đất Vân Canh tăng giá thì giá đất nền dự án Splendora (Bắc An Khánh) cũng tăng khá bất thường từ mức chênh 500-700 triệu đồng mỗi /suất tăng lên 1,3-1,4 tỷ/1 suất liền kề và từ 2-2,2 tỷ/1suất biệt thự. Thế nhưng, hiện tại mức chênh dự án Splendora đã giảm mạnh 600 triệu đồng/suất không có giao dịch.

    Theo ông Nguyễn Hữu Cường - chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, thị trường bất động sản đang rất trầm lắng trên diện rộng do thiếu nguồn tiền. Vậy mà giá đất một số dự án lại đột biến tăng mạnh không có cơ sở là do nhóm nhà đầu tư dùng chiêu làm giá để "kích" cục bộ thị trường nhằm đánh lừa dư luận.

    Sở dĩ giá đất qua các năm luôn có sự điều chỉnh tăng là vì một sản phẩm bất động sản từ chỗ "thô mộc" (mảnh đất -PV) khi được thổi lên thành sản phẩm có giá trị gia tăng phải tốn rất nhiều công sức. Với nhà đầu tư mà đầu tư theo chiến lược lâu dài rất ít khi đổ bể, còn đầu tư kiểu "đốt cháy giai đoạn" khả năng thành công không cao.

Chia sẻ trang này