Đấu giá cổ phần Rượu Hà Nội. Giá trúng thầu sẽ là bao nhiêu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fico_Vitaly, 06/11/2006.

2203 người đang online, trong đó có 123 thành viên. 05:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5442 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    (VietNamNet) - Ông Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát Việt Nam cho biết, gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu, bia của Việt Nam sẽ đối mặt sự cạnh tranh rất khốc liệt.

    Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, cả nước hiện có trên 300 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế 1,7 tỷ lít/năm. Trong số các nhà máy bia hiện đang hoạt động có 19 nhà máy đạt sản lượng sản xuất thực tế trên 20 triệu lít, 15 nhà máy bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít, còn lại phần lớn các cơ sở chỉ có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.

    Nhận định của Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát cho biết, hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với bia chai sản xuất trong nước và nhập khẩu là 75%, bia hơi và bia tươi năm 2006-2007 là 30% từ năm 2008 là 40%. Trường hợp áp dụng mức thuế suất mới theo lộ trình gia nhập WTO, đa số các doanh nghiệp bia địa phương có khả năng lỗ và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.

    Nhiều DN rượu, bia sẽ khó tồn tại khi Viêt Nam vào WTO. (Ảnh minh họa. Nguồn: http://www.glasfiber-dk.com)

    Bộ Công nghiệp cho biết, hiện chỉ những nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít tại Việt Nam mới có thiết bị hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như Đức, Mỹ, Ý... Các nhà máy bia có công suất trên 20 triệu lít cho đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu, yếu kém, không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Theo ông Việt hơn 10 năm nay, các thương hiệu bia có tên tuổi trên thế giới như Heineken, Carlsberg... đã đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy ngành bia Việt Nam tuy chưa hội nhập, nhưng cũng đã làm quen với cạnh tranh.

    Thời gian qua nhiều doanh nghiệp sản xuất bia đã chuẩn bị cho hội nhập khá tốt, các doanh nghiệp lớn như Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội... đã liên tục đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng địa bàn hoạt động và nâng cao công suất. Đến nay các doanh nghiệp này đã có những dây chuyền thiết bị hiện đại hàng đầu cả nước, không kém gì các doanh nghiệp liên doanh, bên cạnh đó thương hiệu Bia Hà Nội hay Bia Sài Gòn cũng đã khá nổi tiếng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, chính vì vậy sức cạnh tranh rất tốt.

    Nhưng ngược lại các cơ sở sản xuất bia tại địa phương còn rất nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp này có công suất thấp, trang thiết bị lạc hậu và thương hiệu kém nổi tiếng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm thấp, công suất thấp. Trong thời gian qua các doanh nghiệp này đầu tư cho sản xuất không nhiều, chuẩn bị cho hội nhập kém.

    Khi ngành bia, rượu hội nhập WTO, giữa các doanh nghiệp bình đẳng, có chung một mức thuế như nhau, chắc chắn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phải ngừng sản xuất. Trên thực tế điều này đã diễn ra trong thời gian qua, số lượng các cơ sở sản xuất bia đã giảm từ 469 cơ sở năm 1998 xuống 329 cơ sở năm 2004.

    Tốc độ tăng trưởng của ngành bia được dự báo vẫn khá cao khoảng 15%/năm, vào 2010 nhu cầu về bia tại Việt Nam sẽ vào khoảng 2,5-2,7 tỷ lít. Năm 2006 mức tiêu thụ đạt khoảng 1,7 tỷ lít. Nhưng không phải như vậy là tất cả các doanh nghiệp đều có phần.

    Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới có tương lai. Những doanh nghiệp này sẽ ngày càng phát triển do họ có vốn, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất để chiếm thị phần và điều đó sẽ làm cho thị phần của các doanh nghiệp nhỏ bị thu hẹp. Bên cạnh đó, bia nhập khẩu cũng sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam và sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhiều.

    Trong thời gian quan nhiều doanh nghiệp bia lớn đã đẩy mạnh đầu tư nâng cao công suất bia để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội đã khởi công xây dựng nhà máy bia đầu tư mới tại tỉnh Vĩnh Phúc với công suất 100 triệu lít/năm, sau đó sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào năm 2010. Vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.

    Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Củ Chi công suất 100 triệu lít (giai đoạn 1) và sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm (giai đoạn 2). Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, với thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến.

    Các doanh nghiệp sản xuất bia có vốn đầu tư nước ngoài, một số đã đạt công suất cho phép (theo quy định tại giấy phép đầu tư) nay cũng đang xin phép tăng vốn đầu tư và nâng công suất. Công ty bia Việt Nam (sản xuất các sản phẩm bia Heineken, Tiger...) đã xin nâng công suất từ 150 triệu lít lên 230 triệu lít/năm...

    Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn SABMiller (Hà Lan) đã thành lập liên doanh sản xuất bia với tên gọi Công ty liên doanh SABMiller Việt Nam đầu tư 1 nhà máy sản xuất bia tại Bình Dương với công suất 100 triệu lít/năm. Vốn đầu tư 45 triệu USD, liên doanh này sẽ hoạt động vào cuối năm 2006 và tung ra thị trường sản phẩm bia chai vào năm sau.

    Trong khi đó rất ít các doanh nghiệp bia tại các địa phương có đầu tư trang thiết bị mới và nâng cao công suất. Trong số hơn 200 doanh nghiệp bia địa phương, chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có đầu tư mở rộng sản xuất như Công ty bia Huế đầu tư mới 50 triệu lít (tại KCN Phú Bài, Huế), Công ty liên doanh Đông Hà - Huda (Quảng Trị) đề nghị tăng công suất lên 30 triệu lít. Công ty bia Vilaken (Nghệ An) đầu tư mới 100 triệu lít...

    Không đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, chắc chắn nhiều doanh nghiệp khó tồn tại được trước các đối thủ lớn. Theo dự đoán, số lượng các cơ sở sản xuất bia trong thời gian tới sẽ còn giảm nhiều nữa. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải sáp nhập để nâng cao sức cạnh tranh và nhiều doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, phá sản, giải thể.

    Với ngành rượu, thực tế lại còn ảm đạm hơn, gần như chưa có sự chuẩn bị nào cho hội nhập. Đến nay các doanh nghiệp rượu của Việt Nam chưa có nổi 1 sản phẩm có tên tuổi, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu rượu ngoại.

    Nhận xét về ngành công nghiệp rượu, Bộ Công nghiệp cho biết, ngành công nghiệp rượu hiện nay vẫn chưa phát triển, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

    Năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/năm, nhưng sản lượng chỉ đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế. Trong khi đó, rượu nấu bằng phương pháp thủ công (có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu) chưa thể quản lý; rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện pháp khả thi để ngăn chặn, càng gây khó khăn cho việc tiêu thụ rượu của các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp FDI do thương hiệu sản phẩm chưa thực sự mạnh, nên chỉ huy động được 17% công suất thiết kế.


    Việc chuẩn bị cho hội nhập của ngành rượu hình như bây giờ mới bắt đầu. Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát cho biết đang cùng với các cơ quan chức năng để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu rượu dân tộc. Chính sách để quản lý và phát triển ngành công nghiệp đến nay cũng đang trong quá trình xây dựng.

    Trong khi đó khi gia nhập WTO, thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu hiện đánh lũy tiến theo độ cồn sẽ phải bãi bỏ và các loại rượu cùng chung 1 mức thuế, không biết khi đó rượu ngoại tràn vào, liệu rượu Việt Nam có thể tồn tại?
  2. hnn45

    hnn45 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Halico mà đạt lợi nhuận 40% á??? Tin vịt trời. Tại sao giá nó cao thì cứ nghĩ đi.
  3. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính Phủ đã quyết định không sử dụng rượu ngoại trong hội nghị APEC mà sử dụng rượu Việt Nam để giới thiệu về sản phẩm Việt Nam với bạn bè thế giới. Ba hãng được chính thức chọn cung cấp rượu cho hội nghị APEC là Rượu Hà Nội (công ty Halico), Vang Thăng Long (công ty cổ phần Thăng Long) và Vang Đà Lạt (công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng). Chúc mừng các cổ đông Rượu Hà Nội và Vang Thăng Long
  4. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, ?oCây nhà lá vườn? lên ngôi:

    Tin mừng đầu tiên đối với ngành thực phẩm trong đợt diễn ra Hội nghị APEC này là Chính phủ chủ trương không dùng rượu ngoại để tiếp khách mà dùng rượu sản xuất trong nước như Vodka Hà Nội (Công ty TNHH một thành viên Rượu Hà Nội), Vang Thăng Long (Công ty cổ phần Thăng Long) và Vang Đà Lạt (Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng).

    Như là một khởi đầu cho chiến dịch ?olăng-xê? hàng nông sản VN, sau rượu vang nhiều thương hiệu Việt khác cũng được ?ovào hội nghị? như Vinacafé, Bibica, Vinamit...

    Theo VNN
  5. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói mấy cái cảnh ngày cuối cùng đi đăng ký, mấy sếp cho 1 đống công nhân ra lâu nhâu cản trở. Buồn cười quá.

Chia sẻ trang này