Dầu giảm 6 tháng hơn 50-60% mà lợi nhuận giảm 30% với 2014 thôi à(ai cầm P bình loạn giá tuần tới)!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chatluong, 18/04/2015.

6026 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 21:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 749 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. chatluong

    chatluong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2015
    Đã được thích:
    680
    • Cứ nghĩ giá dầu thế giới giảm tuôn trào trong 6 tháng từ 50-60% thì quí I nầy dòng P bị ảnh hưởng nặng nề và lỗ nặng tay nhưng vẫn lãi và giảm 30% so với 2014 thôi sao. Vậy cả đống lợi nhuận 2014 vẫn làm vốn ấm bụng, rồi dầu phục hồi mạnh đến giờ hơn 30% vẫn ngon à. Vậy là dầu giảm khai thác mạnh hơn của PVN hợp ní sao, P giảm hơn 50% có quá đà không, PXS lợi nhuận lại cao hơn 30% với quí I/2014, PVC đặt kế hoạch lợi nhuận cao hơn 2014 là 21 tỉ không hoang tưởng thật sao....!

    • 18/04/2015 | 15:09
    Lãnh đạo GAS, PVD, PXS, PGS hé lộ lãi lỗ quý 1/2015
    Tại buổi hội thảo nhà đầu tư dầu khí chiều ngày 17/04, đại diện ban lãnh đạo GAS,PVD, PXS, PGS đã hé lộ sơ bộ về kết quả kinh doanh quý 1/2015 cũng như những ảnh hưởng của việc giá dầu giảm đến hoạt động của doanh nghiệp.
    http://image.*********.vn/2015/04/18/Dau-khi_1442494.jpg

    Đại diện GAS, PVD, PXS, PGS chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp mình.

    Bà Hồ Ngọc Yến Phương – Phó Tổng giám đốc Tổng CTCP Khoan & Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) cho biết, PVD cung cấp dịch vụ trong khâu đầu của ngành nên cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng khi giá dầu giảm. Theo đó giá dịch vụ của PVD sẽ giảm, phương thức quản trị cũng thay đổi để tiết giảm chi phí, trong đó có việc thay nhân sự chuyên gia nước ngoài bằng Việt Nam.

    Kết quả kinh doanh quý 1 của PVD giảm so cùng kỳ 2014 gần 30% nhưng khi đó chưa có dàn khoan số 6. Tuy nhiên khi dàn khoan số 6 đi vào hoạt động vào cuối tháng 3 vừa qua dự kiến kết quả kinh doanh cả năm của PVD có thể giảm so 2014 khoảng 20%.

    Về việc mua cổ phiếu quỹ, bà Phương chia sẻ, tháng 2/2015 giá cổ phiếu giảm, nên PVD đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu quỹ, tuy nhiên khoảng thời gian đăng ký mua đúng dịp Tết nên không thành công. Vì thế PVD vừa đăng ký lại và dự kiến mua tiếp 2 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian tới. Với tình hình hiện nay PVD có thể khó khăn nên giá cổ phiếu bị ảnh hưởng nhưng kỳ vọng thời gian sau này sẽ tăng trưởng trở lại. Còn vừa qua tổ chức nước ngoài bán, nguyên nhân chủ yếu không phải do giá dầu mà do tỷ giá biến động nên họ muốn gom tiền về.

    Còn đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE: GAS) thông tin, trong quý 1, GAS thực hiện được lãi trước thuế 3,400 tỷ đồng, lãi sau thuế 2,700 tỷ đồng, chỉ bằng 90% so cùng kỳ do ảnh hưởng của giá dầu.

    Vị này cũng cho biết, tháng 4/2014 PVN quyết định điều chỉnh giá khí trên bao tiêu bán cho điện, hiện GAS đang làm việc với PVN, sau đó sẽ hồi tố lại vào kết quả kinh doanh 2015 một khoản tiền tương ứng.

    Đối với CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (HNX: PGS), trong quý 1 công ty đạt kế hoạch đề ra. Còn về vấn đề giá LPG và CNG giảm, vị đại diện này giải thích, cơ chế giá nhập LPG theo thế giới nên giá LPG giảm thì doanh thu của PGS cũng giảm theo, tuy nhiên lợi nhuận không giảm nhiều. Còn CNG theo cơ chế mới của PVN thì cũng không bị ảnh hưởng.

    Đại diện của CTCP Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu Khí (HOSE: PXS) cho biết, trong quý 1/2015 hoạt động kinh doanh của công ty vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ 2014.

    PXS vừa làm ngoài biển vừa làm trên bờ nên mảng dịch vụ ngoài biển cũng giảm xuống, công ty cũng thay nhân sự bằng chuyên gia Việt Nam để tiết giảm chi phí. Còn các dự án quốc phòng chiếm gần ½ doanh thu, nên ảnh hưởng của việc giá dầu giảm không đáng kể.

    Dự kiến doanh thu từ hoạt động xây lắp trong năm nay của PXS phần lớn hợp đồng từ 2014 chuyển sang, trong đó phần quốc phòng 900 tỷ đồng, dự án Sư Tử Trắng khoảng 300 tỷ đồng. Các dự án phụ khác như Kình Ngư Trắng từ 50-100 tỷ đồng… đảm bảo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 130 tỷ sẽ vượt mức kế hoạch.

    Hiện nợ khó đòi của PXS rất ít, chưa tới 10 tỷ đồng, trong đó Cienco 1 chiếm 4 tỷ, khách sạn Lam Kinh 5 tỷ đồng đều đã được trích lập dự phòng đầy đủ.

    Vị này cũng cho biết, theo cam kết, cổ đông lớn McPecom (Singapore) sở hữu 10% PXS đến năm 2016, nếu rút thì bắt đầu tư thời điểm đó.
    --- Gộp bài viết, 18/04/2015, Bài cũ: 18/04/2015 ---
    Vậy thì giá dòng P giảm hơn 50% khi kết quả nầy ra rồi thì tuần sau có điều chỉnh không nhỉ!
    hbtsdlittlehoney thích bài này.
  2. nhadautuht

    nhadautuht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Đã được thích:
    660
    Còn đứt. kỵ nhất là mua cổ phần đầu ra giảm giá.
    chatluong thích bài này.
  3. chatluong

    chatluong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2015
    Đã được thích:
    680
    Theo bạn đứt thêm bao nhiêu?
    --- Gộp bài viết, 18/04/2015, Bài cũ: 18/04/2015 ---
    Tuần tới giảm 5% vừa không bạn hay giảm thêm!
  4. tranding78

    tranding78 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    9.737
    Vậy thứ 2 lại quay lại múc P hả các bác lỗ ít thôi có sao đâu chỉ là giảm chút
    chatluong thích bài này.
  5. chatluong

    chatluong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2015
    Đã được thích:
    680
    Không biết sao nữa mình gà quá nên hỏi bác ở trên sao bác ý không trả lời trả lãi gì hết nè...
  6. chatluong

    chatluong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2015
    Đã được thích:
    680
    Việt Nam 'đánh bại' Trung Quốc, Thái Lan về thu hút đầu tư ngoại

    Theo báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 16.4, có đến một nửa số doanh nghiệp FDI, trước khi lựa chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào nước khác, trong đó chủ yếu là Trung Quốc (20,5%), Thái Lan (18%) và Campuchia (13,9%).
    "Những tỷ lệ lựa chọn quốc gia khác cạnh tranh với Việt Nam đều tăng so với năm 2013. Sự gia tăng này tự thân nó là một chỉ báo quan trọng về lợi thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế", báo cáo của VCCI cho biết.
    Tuy nhiên, VCCI cũng đánh giá, Việt Nam dường như không còn là điểm đến được ưu ái nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế như giai đoạn 2007-2010, mà hiện giờ phải cạnh tranh với các đối thủ truyền thống trong khu vực, như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và một số nước mới nổi như Lào, Phi-lip-pin...
    Theo đó, trong số nhà đầu tư nước ngoài hiện có tại Việt Nam thì 83% đã chọn đầu tư vào Việt Nam thay vì chọn các quốc gia khác khi cân nhắc địa điểm đầu tư, trong khi chỉ có 17% đầu tư vào Việt Nam như một phần của chiến lược đầu tư đa quốc gia.
    Xét về tổng thể, báo cáo của VCCI cho rằng, khi so sánh Việt Nam với các nước khác đang cân nhắc đầu tư, Việt Nam tiếp tục được đánh giá tốt ở các lĩnh vực như: nguy cơ bị thu hồi tài sản thấp, ổn định chính sách và khả năng tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Việt Nam cũng được đánh giá khá tốt về mức thuế so với các quốc gia cạnh tranh.
    Cụ thể, về mức thuế, Việt Nam có các mức thuế tương đối cạnh tranh; ngoài ra chính quyền trung ương và địa phương còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn. Mặc dù cơ chế thuế cạnh tranh dường như là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư, tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy chương trình ưu đãi thuế mục tiêu tạo thêm động lực cho các quyết định lựa chọn địa phương đầu tư của họ.
    Rủi ro bị thu hồi tài sản ở Việt Nam cũng thấp hơn các nước khác. Cảm nhận về sự ổn định trong sử dụng đất gần đây đã tăng, trùng đúng thời điểm thông qua Luật Đất đai sửa đổi năm 2013. Trước đây, việc có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thuê đất trong khu công nghiệp là yếu tố khiến doanh nghiệp tự tin hơn trước rủi ro bị thu hồi đất đai.
    Tuy nhiên hiện nay sự khác biệt giữa doanh nghiệp sở hữu và không sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giữa doanh nghiệp có địa điểm ngoài và trong khu công nghiệp là rất nhỏ. Rủi ro này chủ yếu khác nhau ở cấp địa phương. Doanh nghiệp FDI ở các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng và Tây Ninh cảm thấy tin tưởng vào sự ổn định trong sử dụng đất nhiều hơn so với các doanh nghiệp ở các địa phương khác.
    Về bất ổn chính sách, các doanh nghiệp FDI cho biết có thể dự báo thay đổi chính sách ở Việt Nam tốt hơn tất cả các quốc gia cạnh tranh. Điểm xếp hạng tiêu chí này đã được cải thiện theo thời gian. Năm ngoái, khả năng dự báo chính sách ở Việt Nam thấp hơn ở Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên năm nay, có lẽ vì các sự kiện chính trị xảy ra ở hai nước này mà các nhà đầu tư cho biết rằng họ chắc chắn về quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam hơn.
    Một khía cạnh khác mà Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn các nước trong khu vực là khả năng ảnh hưởng chính sách. Theo đó, doanh nghiệp FDI đánh giá rằng tại Việt Nam họ có mức độ ảnh hưởng tới chính sách cao, thông qua việc cùng nhau liên kết để tham gia tác động vào quá trình xây dựng và sửa đổi chính sách và pháp luật nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của họ.
    Một kênh tác động khác mà họ thường áp dụng đó là thông qua chính quyền tỉnh để thay đổi chính sách. Các kênh này ở mỗi địa phương lại có hiệu quả khác nhau. Nhà đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng, Bắc Giang đánh giá lãnh đạo địa phương rất năng động trong giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp ở các tỉnh khác thì không có cùng kết quả như vậy.
    Một xu thế đáng lưu ý đó là hiệu quả của chiến lược tiếp cận chính quyền tỉnh có chiều hướng giảm. Nhà đầu tư cho biết lãnh đạo tỉnh có xu hướng ngần ngại trong việc ra quyết sách độc lập và có tâm lý chờ đợi vào quyết định ở cấp trung ương. Điểm thú vị là sự thay đổi này dường như trùng với sự gia tăng ưu ái cho DNNN trong các quyết sách của tỉnh.
    Điểm yếu về chi phí không chính thức
    Tuy nhiên, báo cáo của VCCI cũng ra điểm yếu của Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ chung cảm nhận là môi trường kinh doanh của Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn các quốc gia cạnh tranh về chi phí không chính thức, gánh nặng quy định, chất lượng dịch vụ hành chính công (giáo dục, y tế) và chất lượng của cơ sở hạ tầng.
    Cụ thể, về chi phí không chính thức: cảm nhận của nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề chi phí không chính thức ngày càng có chiều hướng đáng lo ngại bất chấp những nỗ lực của nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.
    Doanh nghiệp cho biết tình trạng và tần suất chi trả chi phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư đến quá trình đấu thầu, làm thủ tục xuất nhập khẩu tại cảng và giải quyết tranh chấp ở tòa án ngày càng tăng, và bày tỏ sự quan ngại về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại của mình tại Việt Nam.
    Trường hợp ngoại lệ so với xu thế trên cả nước là Bình Dương. Đây là địa phương mà nhà đầu tư ghi nhận có tần suất bị yêu cầu chi trả chi phí không chính thức và quy mô khoản chi phí này thấp hơn. Đáng chú ý nhất, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở Bình Dương (50%) cho biết họ gặp bất lợi khi từ chối chi trả chi phí không chính thức thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước (89%).
    Chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công yếu kém cũng là điểm yếu hiện nay của Việt Nam. Trừ lĩnh vực viễn thông, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam về chất lượng cơ sở hạ tầng đều sụt giảm, chỉ ngang bằng với các nước láng giềng như Lào và Cam-pu-chia.
    Mức giảm lớn nhất được ghi nhận đối với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường nối giữa đường bộ và đường sắt, và công tác xử lý chất thải. Tỉnh duy nhất nằm ngoài xu hướng này là Đà Nẵng với xếp hạng cao hơn đáng kể so với các tỉnh còn lại.
    Đồng thời, báo cáo của VCCI cũng cho rằng, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn rất nhiều để tăng cường tính minh bạch trong hoạch định chính sách. Mặc dù điểm số tính minh bạch cải thiện theo thời gian, song không có những cải cách đột phá.
    Duyên Duyên
  7. botham

    botham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2013
    Đã được thích:
    774
    Theo tôi thì PVD sẽ điều chỉnh khoảng 10% sau đó phục hồi tiếp
    còn lên được tới đâu còn phụ thuộc vào giá dầu thế giới
  8. chim se di nang

    chim se di nang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    29/04/2014
    Đã được thích:
    548
    cứ có mấy anh tây lông bảo kê là em yên tâm hold đến hết sóng, nhảy ra rồi lại phải nhảy vào thôi, vừa mất phí mà ko cẩn thận lại lỡ sóng :))

Chia sẻ trang này