Đầu tư CMG 5 năm theo đà tăng trưởng doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duydu, 02/06/2019.

3062 người đang online, trong đó có 81 thành viên. 05:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9195 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    Sau khi đã rất thành công với VNM X5 TK trong vòng chưa đến 5 năm ,tôi đã chuyển sang đầu tư dài hạn VGI và CMG
  2. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090

    2 mã bác chọn đều rất tốt nhưng cần chọn giá tốt để mua, :-bd
    chauvo thích bài này.
  3. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    QUOTED
    Chiến lược kinh doanh
    https://www.cmc.com.vn/sites/defaul...muc_tieu_kinh_doanh_giai_doan_2019_-_2023.pdf
    Kế hoạch năm đầu chiến lược 5 năm 2019 doanh thu 8.200 tỷ và ln 450 tỷ / vốn 720 tỷ hiện nay.
    Trong chiến lược kinh doanh tăng trưởng từng năm rõ ràng đến 2013 Doanh thu tỷ USD và ln 2.600 tỷ.
    Như vậy với một Doanh nghiệp công nghệ đầu ngành của Vietnam vốn hiện tại chỉ 31 triệu đô... khi doanh thu đạt 1 tỷ Usd và
    LN 2.600 tỷ... khi ấy vốn CMG tăng lên bao nhiêu cho tương xứng????
    Sau khi xây dựng hạ tầng( CMC telecom 500 tỷ bắc nam) đã vận hành từ ngày 17/12/2017) cùng đối tác cáp hàng đầu thế giới TIME Dotcom.... và bắt đầu từ hôm nay vươn ra thế giới , khu vực !
    CMC đã gây dấu ấn trong gian triển lãm "Digital Cambodia 2019" với 3 giải pháp công nghệ hoàn toàn được phát triển bởi người Việt Nam gồm: giải pháp bảo mật toàn diện dành cho hệ thống thông tin CISE, Trung tâm điều hành an ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC và hệ sinh thái mở C.OPE2N (CMC Open Ecosystem for Enterprise) - một hệ thống kiến trúc mở, tích hợp tất cả thế mạnh công nghệ của CMC như nền tảng Multi-Cloud, nền tảng dữ liệu (Data Lake), trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng ứng dụng, cho phép các cơ quan, doanh nghiệp và khách hàng của CMC có thể liên kết và chia sẻ tài nguyên dữ liệu trên môi trường số.
    http://cafef.vn/bo-truong-nguyen-ma...an-thay-doi-va-vuot-len-20190316185942992.chn
    CMG là cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ trong kế hoạch 2019 đến 2023.
    Orient_Starvnihaho09 thích bài này.
  4. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    01/11/2018

    Samsung SDS - công ty thành viên của Tập đoàn SAMSUNG (Hàn Quốc), chuyên cung cấp các giải pháp IT và logistics cho SAMSUNG và các khách hàng, đối tác trên toàn cầu, hiện là công ty CNTT số 1 của Hàn Quốc. Tháng 6/2018 vừa qua, SAMSUNG SDS vừa ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ CMC, theo đó CMC sẽ phụ trách việc triển khai giải pháp quản lý và điều hành nhà máy thông minh MES của SAMSUNG SDS cho các khách hàng tại Việt Nam và khu vực.

    [​IMG]

    Tập đoàn CMC kí kết hợp tác chiến lược với SAMSUNG SDS tháng 6/2018.

    Trong các ngày 23/10 – 25/10/2018, Đoàn đại biểu cấp cao của CMC do ông Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch HĐQT/TGĐ Tập đoàn CMC) dẫn đầu cùng đại diện lãnh đạo Tập đoàn và công ty thành viên đã đến thăm trụ sở SAMSUNG SDS tại Hàn Quốc và có các buổi làm việc chuyên sâu với 9 mảng công nghệ, dịch vụ hàng đầu như Dịch vụ đám mây, Nhà máy thông minh...

    [​IMG]

    Đoàn đại biểu cấp cao của CMC đến thăm trụ sở SAMSUNG SDS tại Hàn Quốc cuối tháng 10/2018.

    Theo kết quả của các cuộc họp, Tập đoàn Công nghệ CMC và SAMSUNG SDS sẽ hoàn thiện đẩy mạnh triển khai giải pháp MES cho 200 khách hàng của SAMSUNG tại Việt Nam, từ nay đến hết năm 2018 là 40 khách hàng đồng thời có kế hoạch mở rộng hợp tác kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á. MES (Manufacturing Execution System – Phần mềm quản lý điều hành sản xuất) là hệ thống quản lý sản xuất tổng hợp tập trung vào việc điều khiển, giám sát thời gian thực, quản lý lịch sử công việc và lưu thông hàng hóa, nắm bắt tình trạng, quản lý hàng lỗi… MES giúp các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ giải quyết được vấn đề chi phí sản xuất, giảm thiểu sai sót khi quản lý bằng tay, từ đó không chỉ cải thiện công đoạn sản xuất mà còn đưa ra quyết định tối ưu để quản lý vận hành sản xuất.

    Bên cạnh dự án trong lĩnh vực phần mềm, SAMSUNG SDS cũng đặt vấn đề hợp tác với CMC trong lĩnh vực viễn thông và tích hợp hệ thống. Hiện nay, CMC Telecom đang là đối tác duy nhất cung cấp toàn bộ kênh truyền viễn thông quốc tế cho tập đoàn SAMSUNG tại Việt Nam nhờ có chất lượng dịch vụ, tốc độ xử lí nhanh và năng lực hệ thống đảm bảo back-up toàn diện. Trong tương lai, SAMSUNG SDS dự kiến sẽ hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn CMC trong việc thúc đẩy xây dựng các giải pháp Smart City và Smart Building, các ứng dụng IoT, Cloud AI tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh các đô thị lớn đang phát triển rất nhanh chóng và chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích ứng dụng IoT (Internet of Things), các giải pháp 4.0 vào xây dựng các tòa nhà, thành phố thông minh, SAMSUNG SDS đánh giá Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực này và CMC là đối tác hàng đầu để hợp tác phát triển.

    Trong chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu CMC, SAMSUNG đã đặt vấn đề hợp tác chiến lược toàn diện trong hai mảng kinh doanh rất tiềm năng là SAMSUNG SDS (doanh số 8,2 tỷ USD năm 2017) và dịch vụ viễn thông Data Center và Cloud, lĩnh vực đang rất phát triển với doanh số 2,2 tỷ USD. Chuyến thăm lần này của CMC tới trụ sở SAMSUNG SDS Hàn Quốc đã khẳng định quan hệ chiến lược giữa hai tập đoàn SAMSUNG và CMC, bao gồm sự hợp tác giữa tất cả các công ty thành viên trong việc phát triển thị trường tại Việt Nam và mở rộng trong khu vực Đông Nam Á. TS. Won-Pyo Hong, Chủ tịch/TGĐ SAMSUNG SDS đặt niềm tin với đối tác CMC: “Sứ mệnh của Samsung SDS là giúp khách hàng có được các giải pháp sáng tạo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Chúng tôi cũng nhìn thấy các cơ hội để triển khai cung cấp các ứng dụng giải pháp CNTT của Samsung SDS tại thị trường Việt Nam. Muốn vậy, chúng tôi phải có các đối tác chiến lược để cùng triển khai tại thị trường như Việt Nam, không chỉ là khả năng về nguồn nhân lực mà phải đảm bảo cả về năng lực công nghệ. CMC là một sự lựa chọn tốt nhất của chúng tôi vì đây là doanh nghiệp CNTT-Viễn thông hàng đầu của Việt Nam hiện nay, vừa đảm bảo nguồn nhân lực tốt vừa sẵn sàng với hạ tầng giải pháp công nghệ điện toán đám mây”. Ông Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch HĐQT/TGĐ CMC) cũng chia sẻ: “Tập đoàn Công nghệCMC đặt mục tiêu 5000 nhân sự và 500 triệu USD vào năm 2020, gấp đôi các chỉ số hiện nay. Tuy nhiên, chúng tôi xác định rất rõ mục tiêu con đường đi của mình là cung cấp các dịch vụ, sản phẩm CNTT và Viễn thông đạt đẳng cấp thế giới World Class ra toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Nhờ kiên định đi theo con đường này từ rất sớm mà CMC đã được các tập đoàn hang đầu thế giới lựa chọn làm đối tác, trước đây có AT&T rồi Oracle, SAP, Microsoft và bây giờ là Samsung SDS. Riêng với SAMSUNG là đối tác hàng đầu thế giới, tôi tin tưởng hợp tác chiến lược giữa hai tập đoàn sẽ rất tốt đẹp, mở ra tương lai mới thành công hơn nữa cho cả hai bên.”

    Link phỏng vấn đại diện 2 Tập đoàn về hợp tác chiến lược giữa CMC và SAMSUNG SDS:https://drive.google.com/file/d/1WSnA6Fyd-Gkav0NaigVhuozojFcMSJga/view

    Thông tin về Tập đoàn Công nghệ CMC:

    CMC là tập đoàn ICT lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 25 năm hình thành và phát triển. Với 12 công ty thành viên, liên doanh và Viện nghiên cứu, CMC đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 4 mảng: Tích hợp Hệ thống, Viễn thông - Internet, Dịch vụ Phần mềm và Sản xuất, lắp ráp, phân phối các sản phẩm ICT. Ở Việt Nam, Tập đoàn CMC được biết đến như một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án ICT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: Chính phủ, Giáo dục, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Bảo hiểm, Điện lực, Ngân hàng, Tài chính và các Doanh nghiệp. Năm tài chính 2017, tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn là 250 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 triệu USD. Mục tiêu tới năm 2020, doanh thu tập đoàn sẽ đạt mức 500 triệu USD.

    Thông tin về Samsung SDS:

    Samsung SDS được thành lập năm 1985 để chịu trách nhiệm cung cấp các giải pháp CNTT cho tập đoàn Samsung và đang là tập đoàn CNTT số 1 của Hàn Quốc. Samsung SDS khai thác các công nghệ tiên tiến như AI, Blockchain để cung cấp các giải pháp đa dạng cho khách hàng, bao gồm các dịch vụ tài chính, sản xuất thông minh dịch vụ vận chuyển và bán lẻ trên phạm vi toàn cầu. Samsung SDS hiện có 74 chi nhánh tại 43 quốc gia trên thế giới với tổng nhân sự 22.871 người, doanh thu toàn cầu 2017 đạt 8,2 tỷ USD.

    Media Contact: Nguyễn Thành Lưu, Trưởng ban Marketing& Truyền thông Tập đoàn Công nghệ CMC. Handphone:+84922353535; Email:ntluu@cmc.com.vn.
    vnihaho09 thích bài này.
  5. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    Tại cuộc họp khởi động kế hoạch kinh doanh 2019-2023, ông Nguyễn Trung Chính đã giải thích lí do tái cấu trúc Tập đoàn CMC trong thời điểm này: “Ngành IT truyền thống tăng trưởng trung bình từ 7-10%/năm, còn chúng ta muốn bứt phá, muốn vươn lên thì cần một cú hích mạnh mẽ hơn. Nói như vậy không phải là ước mơ hão huyền hay hô khẩu hiệu, mình phải xem mình thực hiện ước mơ đó như thế nào. Chắc chắn 1 tỷ USD chúng ta không thể kiếm được ở thị trường trong nước, vậy đâu là thị trường mục tiêu? Con đường đi phải như thế nào? Đó là việc tất cả anh em CMC phải cùng động não suy nghĩ và bắt tay thực hiện.” Bước sang năm 2019, Tập đoàn Công nghệ CMC cũng đã thay đổi slogan thành: “Aspire to Inspire the Digital World” (Khát khao chinh phục thế giới số). Với triết lý tập trung vào khát vọng (Aspire), vào truyền cảm hứng (Inspire), ông Chính muốn CMC sẽ tạo dựng niềm tin trong khách hàng, động lực cho những người yêu công nghệ. CMC sẵn sàng chia sẻ kiến thức với mọi người một cách công bằng, bình đẳng, đó là lí do Tập đoàn xây dựng nên hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N để mọi người cùng tham gia và chia sẻ tri thức, cùng kết nối và cùng thành công.

    Theo ICT News
    vnihaho09 thích bài này.
  6. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    S Korea’s Samsung SDS to buy 25% stake in Vietnamese IT firm CMC A man walks at the Samsung Electronics' headquarters in Seoul January 7, 2015. REUTERS/Kim Hong-Ji By Quynh Nguyen May 28, 2019 South Korea’s Samsung SDS, a system integration arm of Samsung Group, announced that it has signed a strategic partnership agreement with one of Vietnam’s leading IT services companies, CMC Corporation, to collaborate in the smart factory and cyber security sectors. It is understood that Samsung SDS pledged to buy 25 percent stake in CMC, to expand its business into the global IT services market. This investment follows the cooperation agreement in June 2018 for deploying joint business in smart factory and cyber security sectors. Under the agreement, Samsung SDS plans to work together with CMC’s engineers to enhance its global business competitiveness and actively participate in the global market including Southeast Asia. With around 3,000 employees, CMC is an IT services company in Vietnam and its main business is system integration (SI), software development, cloud and IT infrastructure management. The Hanoi-based IT corporation expects this investment to take it one step closer to its goal of achieving $1 billion in sales by 2023. “We have secured a strategic partner for business in Vietnam and Southeast Asia,” Samsung SDS CEO Hong Won-pyo said, adding the partnership will support global clients’ digital transformation. “CMC is now partnering with Samsung SDS, following AT&T, Oracle, SAP and Microsoft,” CMC Chairman and General Director Nguyen Trung Chinh said in a statement. “The strategic ties will hugely contribute to advancing the digital economy globally.” Founded in 1993, CMC engages in system integration, software service, telecommunication-Internet, and ICT products production and distribution in Vietnam and internationally. Currently, CMC concentrates all resources into 3 main business divisions: Technology & Solution, Global Business, and Telecommunications. CMC’s goal is to become a global corporation in providing digital transformation services.

    Read more at: https://www.dealstreetasia.com/stories/samsung-sds-cmc-corporation-137717/
    vnihaho09 thích bài này.
  7. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    TIN NÓNG
    Chủ Nhật, 2/6/2019 10:12

    [​IMG]
    Chia sẻ
    Doanh nhân Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC: Cuộc đua marathon đến đích tỷ USD
    [​IMG]
    Doanh nhân Nguyễn Trung Chính.

    Kinh doanh, vận hành tập đoàn công nghệ với vài ngàn nhân viên và tham vọng đạt doanh số tỷ USD trong vòng 3 năm tới đối với vị thuyền trưởng CMC, ông Nguyễn Trung Chính, giống như cuộc đua marathon. Trong cuộc đua đó, ông không chỉ nhằm chiến thắng đối thủ, mà còn học cách chiến thắng chính mình.
    Tập đoàn Công nghệ CMC vừa trải qua một năm kinh doanh (niên độ 1/4/2018 - 31/3/2019), với doanh thu hợp nhất gần 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 300 tỷ đồng. Mục tiêu của CMC giai đoạn 2019 - 2023 là trở thành “công ty tỷ USD”, với 10.000 nhân sự vào năm 2023.

    Với cột mốc doanh thu đó, CMC sẽ trở thành tập đoàn toàn cầu với đẳng cấp quốc tế.

    “Thế giới đang mở ra một thời kỳ mới, đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, của trí tuệ nhân tạo và robotics. Tôi tin, chỉ có xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu, mới có thể đem lại những sản phẩm dịch vụ giá trị cho khách hàng và cho xã hội”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC nói.

    ADVERTISEMENT

    Cùng với chiến lược đó, CMC sẽ tái cấu trúc kinh doanh theo thế kiềng ba chân, tương ứng với 3 tổng công ty mới chính thức đưa vào vận hành từ năm tài chính2019.

    Trong đó, khối giải pháp và công nghệ tin học tập trung dẫn đầu về tư vấn chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp.

    Khối kinh doanh quốc tế với mục tiêu trở thành công ty cung cấp, xuất khẩu dịch vụ, giải pháp công nghệ top 5 Việt Nam, tập trung vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, châu Âu, Mỹ…, phát triển thị trường mới Bắc Âu.

    Khối dịch vụ viễn thông đang sở hữu những thế mạnh về hạ tầng như Data Center đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được cấp Chứng chỉ PCI DSS 3.2, một trong 3 công ty đầu tiên trên thế giới đạt được Chứng chỉ MEF 3.0.

    Tầm nhìn, mục tiêu của CMC đã rõ, con đường để đến đích có thể là “cao tốc” hay “đèo núi”. Chặng đường hơn hai thập kỷ CMC trải qua đã được giới truyền thông khai thác. Nhưng, có những câu chuyện thật đến giờ người đồng sáng lập CMC mới tự thổ lộ.

    Bỏ nghề danh giá để trở thành “con buôn”

    Tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 1987, ông Chính được nhận vào làm ở Viện Nghiên cứu công nghệ quốc gia. Thật không may, 2 năm sau, nơi này bị cháy, tất cả tài liệu, sản phẩm, máy tính phục vụ nghiên cứu bị thiêu rụi.

    “Nếu không có vụ cháy đó, thì năm 1989, Việt Nam đã có máy tính đầu tiên”, ông Chính tiếc nuối.

    Sau 1 năm gần như thất nghiệp, vị Viện trưởng gật đầu cho những người như ông thành lập Trung tâm ADCOM, tự hoạch toán, tự lo liệu để kiếm sống. Đó là lúc ông Chính cùng với vị trưởng phòng bấy giờ là ông Hà Thế Minh (cố Chủ tịch Tập đoàn CMC, khi đó 29 tuổi), ấp ủ ý định mở doanh nghiệp.

    Năm 1993, sau khi Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời, ông quyết định thành lập Công ty TNHH HT&NT, tiền thân của Tập đoàn CMC sau này. Với sự may mắn, chính xác hơn là nhờ năng khiếu kinh doanh, ông đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên bằng cách bán các sản phẩm máy tính Made in Việt Nam.

    “Thành lập doanh nghiệp là quyết định dũng cảm. Bởi không ai từ nơi rất thanh cao, theo nghĩa của thời bao cấp là làm ở cơ quan nhà nước, lại nhảy sang làm tư nhân, bị coi là con buôn”, ông Chính kể lại.

    “Hồn nhiên” tăng trưởng và cú sốc khủng hoảng

    Năm 1998, CMC thành lập Blue Sky - siêu thị bán lẻ hàng điện tử đầu tiên tại Việt Nam và nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng. Nhưng sau đó một thời gian ngắn, do thay đổi cách tính thuế, áp dụng thuế VAT, hàng trốn thuế nhanh chóng tràn ngập thị trường, mô hình siêu thị Blue Sky bị phá sản.

    Nguyên nhân thất bại được chỉ ra không phải do đầu tư trái ngành, mà do đi sớm hơn thị trường, không chuẩn bị đối phó với rủi ro thị trường, sự thay đổi của chính sách.

    Cho đến năm 2006 - 2007, khi thị trường chứng khoán ra đời ở Việt Nam, CMC nhận thấy cơ hội mới, cổ phần hoá công ty mẹ và bắt đầu tái cấu trúc với 4 công ty ban đầu thành mô hình Tập đoàn Công nghệ CMC. Ba năm liên tục sau đó, CMC tăng trưởng vượt bậc, doanh thu từ ngàn tỷ đồng mỗi năm đã tăng lên vài ngàn tỷ đồng. Mức tăng trưởng thần tốc khiến đội ngũ lãnh đạo CMC “hồn nhiên” nghĩ rằng, với cách quản trị đó, mô hình kinh doanh của Tập đoàn tiếp tục phi mã.

    Năm 2007, khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, kéo theo bất động sản sụp đổ. Ông Chính cùng các cộng sự cứ nghĩ, Việt Nam sẽ miễn nhiễm với cơn địa chấn đó và không có sự chuẩn bị. Hai năm sau, cuộc khủng hoảng khiến hàng loạt đối tác, khách hàng là doanh nghiệp bất động sản của CMC bị đóng băng hoạt động, hàng tồn kho chất đống, nợ xấu lên tới vài ngàn tỷ đồng.

    “Vừa lên sàn chứng khoán, CMC đã bị liệt vào diện kiểm soát đặc biệt vì thua lỗ. Chúng tôi bị sai lầm kép. Đó là cú sốc cực kỳ lớn với tôi những năm 2011”, ông Chính nhớ lại quãng đường khó khăn.

    Ngay lúc rơi vào bế tắc, ông Chính nhận được lời mời đi đảo Trường Sa. Chuyến đi đó tiếp thêm cho ông nguồn năng lượng mới. “Tôi xuống tất cả các đảo, chứng kiến phẩm chất của người lính mà tôi từng có thời gian trải qua. Tôi hiểu, khi kiên định đi theo con đường đã chọn thì nhất định sẽ thành công”, ông Chính chia sẻ.

    Trong vòng 2 năm sau đó, từ chỗ chỉ muốn ra ngoài kinh doanh, thúc đẩy mối quan hệ, ông quay trở lại chấn chỉnh nội bộ, xây dựng năng lực tổ chức. Đó là lần đầu tiên, CMC xây dựng được bộ quản trị doanh nghiệp hiện đại đầy đủ, hoàn toàn có thể kiểm soát được công ty, thúc đẩy phát triển.

    “Lúc đó tôi nghĩ, nếu CMC vẫn thành công với năng lực cá nhân, kinh nghiệm lâu năm, thì đó chỉ là mô hình quản trị thuận tiện. Mô hình đó không phù hợp với tập đoàn lớn, công ty đại chúng với đội ngũ nhân sự vài ngàn người. Trong khi, tầm nhìn của tôi là vươn ra khu vực và toàn cầu”, ông chia sẻ.

    CMC vươn ra toàn cầu được cho là chậm chân hơn đối thủ. Trước đó, Tập đoàn FPT đã hiện thực giấc mơ doanh nghiệp tỷ USD khi vươn ra thị trường Mỹ với thương vụ mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting, một trong những công ty tư vấn công nghệ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ.

    Tuy nhiên, ông Chính không nghĩ vậy. Với ông, thời điểm CMC vươn ra toàn cầu có thể chậm, nhưng đó là bước đi ông thấy phù hợp, khi CMC có điều kiện thích hợp, đủ độ chín.

    “Nếu nóng vội, một khi sụp xuống không cách gì đỡ được. Quan trọng là phải vững vàng trên con đường dài”, ông Chính nói và tin, CMC đã hội đủ các điều kiện về kinh nghiệm quản trị, sự trưởng thành của lãnh đạo, hệ thống công nghệ cho mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.

    Mỗi người CMC là một sứ giả của lòng khát khao

    Hành trình vươn ra toàn cầu của CMC mới chỉ bắt đầu và đang phải đối mặt với tình trạng khát nhân lực công nghệ trên thế giới. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc đang có chiến dịch “săn đầu người”, trả lương kỹ sư phần mềm liên quan tới blockchain, trí tuệ nhân tạo cao hơn cả châu Âu, Mỹ.

    Việc thu hút nhân lực không bao giờ là dễ dàng đối với các tập đoàn công nghệ. CMC sớm nhìn thấy điều này và chỉ cạnh tranh bằng bằng phát minh sáng chế. CMC dành 50% thời gian xây dựng công ty sáng tạo. Hơn 2.500 cộng sự đang chung tay, góp trí cùng ông đưa CMC phát triển. Đó chính là phần hồn của CMC, vì thế, các thành viên trong “gia đình lớn” CMC luôn được tạo điều kiện để tiếp nhận cơ hội, thể hiện tài năng và sống với đam mê của mình.

    Thành công không chỉ đến từ những người dẫn đầu, mà còn là sự trợ giúp đắc lực từ rất nhiều cộng sự. Vận mệnh tương lai của “gã khổng lồ” CMC được đặt lên đôi vai của mỗi thành viên trong Tập đoàn. Ông mong, mỗi người CMC hãy tự làm mới mình, tự thay đổi, bằng cách nghĩ sáng tạo, từ bỏ những thói quen cũ lạc hậu. “Mỗi nhân sự cần phải đốt cháy ngọn lửa khát vọng, đam mê chinh phục đỉnh cao mới. Mỗi người CMC sẽ là một sứ giả của lòng khát khao và quyết tâm thay đổi”, ông Chính nói.

    Trong cuộc trò chuyện, ông Chính không ít lần nhắc đến những cuộc đua marathon mà ông từng tham gia. Cuộc đua này với ông không chỉ để chiến thắng người khác, mà còn học cách chiến thắng chính mình. Chạy bộ không những rèn luyện thể lực, mà còn rèn ý chí, tinh thần lạc quan, kiên trì, luôn tiến về phía trước. Marathon không chỉ là một môn thể thao, mà đã trở thành phong cách sống của vị thuyền trưởng Tập đoàn công nghệ CMC.

    Theo Anh Hoa
    baodautu.vn
    --- Gộp bài viết, 02/06/2019, Bài cũ: 02/06/2019 ---
    Tôi lười tính toán thiệt hơn trong 1 vài phiên giao dịch lắm , và cũng không dùng margin bao giờ .
    Mặt khác CMG đã có dấu hiệu tạo đáy. đỏ không mua cứ tranh mua xanh là sao???
    vnihaho09 thích bài này.
  8. POTUELINH

    POTUELINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2018
    Đã được thích:
    729
    Cmg tốt quá
    duydu thích bài này.
  9. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    sửa lại X9 TK
    vnihaho09 thích bài này.
  10. doithong2mo

    doithong2mo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Đã được thích:
    1.267
    các bác đầu tư con này đã soi bld chưa vậy
    đã từng đánh đấm cp và giết nhà đầu tư nhé
    phikhongloDrWin thích bài này.

Chia sẻ trang này