Đầu tư Công lại Nóng dần rồi $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 04/08/2022.

1748 người đang online, trong đó có 699 thành viên. 19:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23827 lượt đọc và 140 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Sóng chính sách CK đầu tư công rit :drm1@};-
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến khởi công sớm 2 tháng

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thống nhất khởi công dự án thành phần 3 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn I vào 30/4/2023, đưa vào khai thác vào 30/6/2025 và hoàn thành việc quyết toán công trình vào quý I/2026. So với mốc thời gian dự kiến trước đó, dự án được khởi công sớm 2 tháng và đưa vào khai thác sớm 15 tháng.

    [​IMG]
    Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Báo Bài Rịa - Vũng Tàu.

    Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch đầu tư hoàn thiện toàn tuyến. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 519,64ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 34,29ha, đất dân cư (đất ở) khoảng 30,45ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 205,31ha, đất trồng cây hằng năm khoảng 52,63ha, đất nuôi trồng thủy hải sản khoảng 2,55ha và đất khác khoảng 194,41ha.

    2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai đã phối hợp kiểm đếm sơ bộ để chuẩn bị phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Theo đó, số hộ bị ảnh hưởng dự kiến khoảng 3.130 và số hộ tái định cư dự kiến khoảng 2.589 hộ.

    Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài khoảng 19,5km, tổng diện tích thu hồi khoảng 148,03ha, với kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.333 tỷ đồng; dự kiến bố trí 600 lô đất tái định cư.

    Tương tự, tỉnh Đồng Nai sẽ thu hồi diện tích đất gần 373ha thuộc thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành và dự kiến phải bố trí tái định cư cho hơn 2.000 hộ dân.

    Theo kế hoạch, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khởi công dự án trong năm 2023. Do đó, việc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi cần đi trước một bước.

    Tại hội nghị triển khai các nghị quyết của Chính phủ để thực hiện 3 dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu tổ chức ngày 27/7 tại An Giang, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng để công tác giải phóng mặt bằng được nhanh và thuận lợi thì việc tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi là rất quan trọng. Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương khi quy hoạch các khu tái định cư cần chọn những khu vực thuận lợi cho sinh kế lâu dài của người dân.

    Hiện HĐND 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai cũng đã có ban hành Nghị quyết cam kết bố trí 50% vốn ngân sách địa phương (năm 2022) chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.270 tỷ đồng và đã dự kiến quỹ đất để bố trí tái định cư.
    Trangram62Red_Green_New thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 34,47% kế hoạch

    Theo Bộ Tài chính, hiện nay kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa phân bổ hết, tỷ lệ giải ngân vẫn thấp. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ ước giải ngân 7 tháng năm 2022 đạt 34,47%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (36,71%).
    Chưa phân bổ hết kế hoạch vốn

    Theo Bộ Tài chính, tổng số vốn đầu tư công năm 2022 đã phân bổ là 534.596,939 tỷ đồng, đạt 98,61% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao; trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 48.948,071 tỷ đồng.

    Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 56.457,027 tỷ đồng, chiếm 10,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, vốn trong nước là 56.032,125 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 424,902 tỷ đồng.

    Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, có 10/51 Bộ và 13/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Ủy ban dân tộc (97,59%), Thanh tra Chính phủ (84,92%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,38%), Bộ Y tế (60,31%), Bộ Tư pháp (54,04%).

    Nguyên nhân của tình trạng trên là do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

    Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 46/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 11/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân được chỉ ra là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.

    Tỷ lệ giải ngân thấp hơn cùng kỳ năm 2021

    Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2022 là 148.836,03 tỷ đồng, đạt 25,18% kế hoạch (591.053,966 tỷ đồng) và đạt 27,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (542.105,895 tỷ đồng). Trong đó, vốn trong nước là 145.663,20 tỷ đồng (đạt 26,19% kế hoạch giao là 556.253,966 tỷ đồng); vốn nước ngoài là 3.172,83 tỷ đồng (đạt 9,12% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).

    Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2022 là 186.848,16 tỷ đồng, đạt 31,61% kế hoạch (đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); trong đó, vốn trong nước là 182.706,70 tỷ đồng (đạt 32,85% kế hoạch và đạt 36,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); vốn nước ngoài là4.141,46 tỷ đồng (đạt 11,90% kế hoạch).

    Như vậy, nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ ước giải ngân 7 tháng năm 2022 đạt 34,47%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (36,71%); trong đó vốn trong nước đạt 36,02%(cùng kỳ năm 2021 đạt 40,38%), vốn nước ngoài đạt 11,90%(cùng kỳ năm 2021 đạt 7,52%).

    Theo Bộ Tài chính, có 03 bộ và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 40%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (71,55%), Ngân hàng phát triển (49,42%), Ngân hàng Chính sách xã hội (48,3%), Tiền Giang (58,7%), Phú Thọ (56,4%),Thái Bình (55,1%). Bên cạnh đó, có 36/51 Bộ và 15/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 30%, trong đó có 26 bộ và 02 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 15%.

    Để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn quan trọng này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương xử lý ngay những tồn tại, hạn chế; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, rà soát, kịp thời đề xuất điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, bao gồm việc điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, đường ven biển. Các địa phương chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn điều chuyển từ các dự án trọng điểm, có tính kết nối liên vùng, đường ven biển phải bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

    Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ chiều ngày 3/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo về công tác giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phải đề cao hơn nữa trách nhiệm Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

    Các bộ ngành, địa phương tự rà soát lại các thủ tục, công việc cần triển khai để chỉ đạo thực hiện đúng quy định, tránh tiêu cực, tham nhũng; rà soát các quy định thuộc phạm vi quản lý, nếu thuộc thẩm quyền thì sửa ngay, nếu thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất Chính phủ và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền. Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về nội dung này, tạo chuyển biến thực sự trong thời gian tới...
    Trangram62 thích bài này.
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công: Không thể thực hiện khối lượng lớn công việc bằng tư duy cũ
    Thanh Huyền - 06/08/2022 08:48
    Giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết tháng 7/2022 mới đạt 34,47%. Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tình hình thay đổi phải có biện pháp thay đổi, không thể làm bằng tư duy cũ.

    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Công trường Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Đức Thanh
    “Rất sốt ruột” về tiến độ giải ngân

    “Rất sốt ruột” là tâm trạng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần khi chủ trì thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm 3/8.

    Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 31/7/2022 đạt hơn 186.848 tỷ đồng, bằng 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

    Trong đó, có một cơ quan trung ương và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 50%, còn 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước. Đặc biệt, có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn là 0%.

    Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, để chỉ đạo, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, công điện, văn bản; tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các công điện, văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện, đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công ngay từ đầu năm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân…

    Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện các ý kiến chỉ đạo; thành lập các tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 do lãnh đạo bộ và lãnh đạo UBND cấp tỉnh làm tổ trưởng; chỉ đạo đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, lựa chọn nhà thầu, sớm khởi công dự án; chủ động rà soát điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với nguồn vốn ngân sách trung ương không có khả năng giải ngân trong năm 2022.

    Nguyên nhân khiến tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, là do theo quy định, từ khi hình thành dự án đến khi có thể giải ngân được vốn, tổ chức thi công trải qua nhiều giai đoạn và quy trình, trình tự, thủ tục của mỗi giai đoạn lại chịu sự điều chỉnh của nhiều luật.

    “Mỗi giai đoạn có những vướng mắc khác nhau, trong khi đó, việc thực hiện phải tuần tự theo quy định của pháp luật, tuân thủ thời gian, không được thực hiện trước các hoạt động, nên dù có vướng mắc nhỏ thì cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ tổng thể của dự án”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

    Qua làm việc với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, có 21 loại tồn tại, khó khăn vướng mắc, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, phân thành 3 nhóm chính, gồm nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách; nhóm nội dung liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện; nhóm khó khăn mang tính đặc thù của năm 2022.

    Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương và ý kiến của lãnh đạo các địa phương, năm 2022 là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhưng thực chất là năm đầu tiên triển khai do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mới được Quốc hội thông qua vào tháng 7/2021. Do là năm các bộ, địa phương bắt đầu khởi công mới nhiều dự án, nên thông thường, cần từ 6 đến 8 tháng hoàn tất thủ tục, dẫn đến tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào cuối năm.

    Ngoài ra, giá nguyên, nhiên, vật liệu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng... Một số nơi chưa cập nhật kịp thời, sát giá thị trường, chủ đầu tư có tâm lý chọn biện pháp an toàn khi lựa chọn thực hiện ký hợp đồng trọn gói, nên khó khăn khi xảy ra biến động giá, thì nhà thầu sẽ phải gánh chịu, dẫn đến nhà thầu thi công cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật liệu xây dựng, có tâm lý chờ cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng phù hợp giá thị trường.

    [​IMG]
    Mức vốn đầu tư công phân bổ năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương... nhiều hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với năm 2021. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn
    “Phải ngồi lại với nhau, phải xắn tay vào”

    Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2022 mặc dù chưa bằng cùng kỳ năm trước, nhưng cũng phản ánh xu hướng, đặc thù giải ngân vốn đầu tư công: chậm trong những tháng đầu năm, tăng tốc vào cuối năm (tháng 7 năm 2021 đạt 36,71%, cuối năm 2021 đạt 95%).

    Là một trong những bộ, ngành có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công khá tốt, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, bộ này đã thực hiện giải ngân được 19.343 tỷ đồng, chiếm 45,5% vốn đã phân bổ.

    “Chúng tôi cam kết với Thủ tướng sẽ giải ngân được 100% vốn trong năm nay, lý do là đến tháng 12 sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025”, ông Thể khẳng định.

    Để đạt kết quả này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, mỗi dự án đều được xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân trong 1 năm, phân công cho các thứ trưởng và có sự kiểm tra, rà soát tiến độ hàng tuần, hàng tháng.

    “Bên cạnh đó, tư vấn cực kỳ quan trọng. Nếu có tư vấn tốt thì sẽ không có phát sinh, điều chỉnh trong quá trình làm. Chúng tôi quyết tâm chọn tư vấn thật tốt để không bị phát sinh”, ông Thể nói.

    Một giải pháp nữa được ông Thể nêu lên là sự cương quyết trong quá trình thực hiện, như “không thay thế ban quản lý dự án, nhưng kiên quyết điều chuyển cán bộ, kiên quyết với nhà thầu”; “phải đi thực tế, phải đi trực tiếp công trường thì mới tháo gỡ vướng mắc”.

    Góp ý giải pháp từ kinh nghiệm thực tiễn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cho rằng, cần tập trung vào các dự án trọng điểm để tạo không gian phát triển trong giai đoạn tiếp theo, thay vì đầu tư dàn trải. “Nhiệm kỳ này giảm 8 lần so với nhiệm kỳ trước, trong đó Quảng Ninh tập trung vào 10 dự án trọng điểm”, ông Văn nói.

    Cũng là một trong những địa phương có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 50% sau 7 tháng, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, cấp ủy phải tham gia theo dõi thường xuyên, nhưng phải cá thể hóa trách nhiệm, không đùn đẩy cho ai hết, “chịu trách nhiệm trước Thủ tướng là Chủ tịch UBND, chứ không phải Ban Cán sự đảng”. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị đầu tư phải làm sớm.

    Lãnh đạo các địa phương tham dự phiên họp cũng khẳng định quyết tâm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội mới đạt 26% - thấp hơn mức trung bình chung của cả nước, nhưng Hà Nội phấn đấu cuối năm sẽ đạt mức bằng hoặc trên mức bình quân chung cả nước. Sắp tới, Hà Nội sẽ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để gỡ vướng ngay cho Dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội.

    Nêu một số giải pháp triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022 trong những tháng còn lại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, mức vốn đầu tư công phân bổ năm nay rất lớn, cao hơn gấp đôi năm 2016, nhiều hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với năm 2021.

    Thủ tướng cho rằng, tình hình thay đổi thì phải có biện pháp thay đổi, càng khó khăn, phức tạp, càng phải bình tĩnh, phát huy trí tuệ tập thể, “phải ngồi lại với nhau, phải xắn tay vào”.

    Lưu ý một số nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, cần đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.

    “Các bộ, ngành, địa phương tự rà soát điều chỉnh danh mục, công tác chuẩn bị đầu tư, cái gì chưa được, cái gì cần điều chỉnh thì báo cáo, nhưng phải đảm bảo chính xác, tuân thủ pháp luật, tránh tham nhũng, tiêu cực”, Thủ tướng nói.

    Cùng với đó, các bộ, ngành cần chủ động rà soát lại quy định thuộc quản lý của ngành mình, những vấn đề thuộc thẩm quyền có thể điều chỉnh trong thông tư thì cần chủ động sửa, vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất sớm để sửa, các vấn đề cần sửa luật thì tập hợp lại và cập nhật vào các luật đang sửa như Luật Đất đai.

    Nhấn mạnh tinh thần không thể làm khối lượng việc lớn bằng tư duy cũ, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết về vấn đề này trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời tháng sau, Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát công tác này.

    Tình hình giải ngân các dự án quan trọng quốc gia

    - Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 15/7/2022, Dự án đã giải ngân 15.776,589 tỷ đồng, đạt 69,03% kế hoạch đã giao. Số vốn còn lại chưa giải ngân là khá lớn (7.708.446 tỷ đồng), nhưng chỉ được giải ngân đến hết ngày 31/12/2022, theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.

    - Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến hết ngày 31/7/2022, Dự án giải ngân được 7.200 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch năm 2022 được giao.

    - Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: Bộ Giao thông - Vận tải đã quyết định phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần; Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao 257 tỷ đồng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, ước giải ngân đến hết ngày 31/7/2022 là 185 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch.

    #giải ngân vốn đầu tư công# vốn đầu tư công# giải ngân vốn
    Red_Green_NewBigDady1516 thích bài này.
  5. vanhoamira

    vanhoamira Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    103
    ngon, mấy mã vật liệu lại lên
    BigDady1516 thích bài này.
  6. HASTC

    HASTC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2013
    Đã được thích:
    1.946
    LCG có được hưởng lợi gì ?
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Sóng chính sách:
    - CK giao dịch T2 + Hệ thống giao dịch mới@};-
    - ĐTC Big giải ngân @};-
    Tiền lớn và dòng tiền thông minh đang tìm đến 2 ngành hưởng lợi :drm1@};-
    Red_Green_New thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Quyết liệt đó :-bd@};-
  9. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    486
    DHA, KSB lại ngon
    BigDady1516Trangram62 thích bài này.
  10. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Cú hích” cho KSB

    DIENDANDOANHNGHIEP.VN Sau nhiều khó khăn, thách thức năm 2021, Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HoSE: KSB) được kỳ vọng sẽ vực dậy hoạt động nhờ “cú hích” từ đầu tư công trong năm nay.
    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy nhanh cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông

    KSB đã trải qua năm 2021 thất bát vì COVID-19 khi lợi nhuận sau thuế giảm tới hơn 23% so với cùng kỳ.

    [​IMG]
    Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của KSB đã giảm tới hơn 23% so với năm 2020.

    Lợi nhuận giảm mạnh
    Theo BCTC quý IV/2021 của KSB, doanh thu thuần chỉ đạt 235 tỷ đồng, giảm tới 45% so với cùng kỳ năm 2020. Giá vốn giảm mạnh hơn nên lãi gộp giảm 41% xuống 110 tỷ đồng. KSB sụt giảm nguồn thu ở cả 2 mảng bán hàng và cho thuê đất. Sau khi khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận của KSB chỉ đạt 77 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 884 tỷ đồng, giảm 33% và lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Đây là mức lãi thấp nhất trong 5 năm qua của KSB.

    Báo cáo giải trình về kết quả kinh doanh, KSB cho biết nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 khiến doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.

    Nguyên nhân này cũng là tác động chung đến kết quả tiêu cực của nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác như C32 (lãi ước giảm 29% và năm 2022 tiếp tục dự kiến giảm), hay Công ty Đá Núi Nhỏ giảm 1 nửa doanh thu và lợi nhuận giảm tới 65% so với cùng kỳ… Trên thực tế, COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng bị tác động tiêu cực bởi việc giãn cách xã hội kéo dài. Bên cạnh đó, năm 2021 chứng kiến một giai đoạn giá nguyên vật liệu leo thang, khiến những doanh nghiệp có đầu vào nhập khẩu cũng bị tác động; riêng khối doanh nghiệp khai thác đá không hứng chịu tác động giá hàng này.

    Lực đẩy từ đầu tư công
    KSB là một doanh nghiệp khoáng sản và xây dựng lớn, giai đoạn đầu tư trước tập trung hai mũi chính gồm mỏ và bất động sản công nghiệp. Trong đó, KSB có các mỏ đá Tân Mỹ, Phước Vĩnh, Thiện Tân 7, Gò Trường, Bãi Giang, tập trung ở Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai với hầu hết giấy phép khai thác còn thời hạn từ 2023-2045.

    253 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2021 của KSB, giảm tới hơn 23% so với năm 2020.

    Đáng chú ý, việc đẩy mạnh đầu tư khai thác mỏ, như mỏ Tân Lập, cùng chiến lược mua lại công ty cùng ngành VLB và sở hữu nhiều mỏ đá tại Đồng Nai với trữ lượng hơn 250 triệu tấn đá, giúp KLB không chỉ có điều kiện bù đắp doanh thu hụt từ mỏ Đông Hiệp, mà còn tăng tốc cung cấp cho thị trường khi nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng trở lại.

    Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FDIT nhận định, năm 2022, đầu tư công sẽ giúp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như “máy xúc leo dốc, sẽ ủi mạnh mọi chướng ngại và tăng tốc đạt hiệu suất cao”. Trong đó, những doanh nghiệp sở hữu mỏ đá với vị trí thuận lợi sẽ được ưu tiên huy động do đá nặng, khối lượng riêng lớn nên việc vận chuyển xa sẽ tốn nhiều chi phí.

    Điều này khá tương ứng với lợi thế vị trí các mỏ đá mà KSB đang sở hữu và khai thác, gắn liền hay xoay trục quanh các dự án đầu tư công trọng điểm phía Nam như một số dự án thành phần của Cao tốc Bắc- Nam…
    Một chuyên gia cũng cho rằng, gói hỗ trợ tài khóa 291.000 tỷ đồng, trong đó riêng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đã lên tới 113,85 nghìn tỷ đồng, sẽ không chỉ kích thích phục hồi sản xuất kinh doanh, mà là đòn bẩy có ý nghĩa với các doanh nghiệp đi cùng giá trị lan tỏa của đầu tư hạ tầng.
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này