Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3549 người đang online, trong đó có 1419 thành viên. 12:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1421854 lượt đọc và 4748 bài trả lời
  1. Sir_HuuLam

    Sir_HuuLam Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/11/2016
    Đã được thích:
    211
  2. volemanh

    volemanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2016
    Đã được thích:
    949
    Tôi bán IDV chốt lãi đúng đỉnh giá 60 lãi có 22% thôi để cơ cấu chuyển tiền sang 3 mã THG,HCC,HU1 rồi bác...rút kinh nghiệm từ trái đắng PMS...:((:((:((
  3. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Không phủ nhận là ACV tốt vì độc quyền sân bay ở VN. Tuy nhiên Benjamin có khuyên bảo :" 'Giá cả là cái bạn phải trả; giá trị là cái bạn nhận được." => Tức là chỉ mua cổ phiếu với giá hợp lí.

    Tính xem nhé ACV sổ sách chỉ có 12k, p/e=28 là quá cao so với các cty hàng đầu như MWG, VNM.
    Cổ tức cao lắm chỉ 10%, ROE chỉ 20% và dự ước không tăng trưởng so với 2016 thì thật sự p/e = 28 là "trên trời", không có sách đầu tư nào khuyến nghị mua cty như vậy cả.

    Cứ nghĩ xem 4 năm trước VCS chỉ có giá 10k ( vốn hóa tầm 500 tỉ ) trong khi sổ sách đến 20k ( rẻ đến 1/2 tài sản cty là 1.000 tỉ ), p/e = 10 thôi. Bây giờ lãi 33 lần. Ý em muốn nói là nếu chọn cty thì nên chọn từ khi khởi đầu có giá thật rẻ và trong khoảng "an toàn" mới đảm bảo sẽ tăng giá.

    ---------------------------------------
    Topic là đầu tư "giá trị", tất nhiên phải chọn cty tốt có giá hợp lí chứ nếu mua phải cty có giá quá cao, ôm lâu dài 5-10 năm mới hoàn vốn, hoặc đứng im = lãi suất ngân hàng thì dẹp luôn topic chứ sao nữa. Mà hơn 1 năm qua topic chỉ khuyên nên mua cty thuộc dạng "tăng trưởng" như VNM, DHG, TRA , CTD, HBC, MWG, PNJ, BMP... chứ không mua cổ phiếu "phòng thủ" dạng an toàn 1 vùng như DSN, TCT, MAS, NCT, VSC, WCS => không hiệu quả làm giàu, ACV cũng thuộc cổ phiếu "phòng thủ".

    Nói chung là ACV không phù hợp nằm trong topic này.
    Provochieu, nhpu1, qhi2 người khác thích bài này.
  4. ruby159

    ruby159 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2017
    Đã được thích:
    89
    Hihihi. "E bít da"
  5. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.630
    Bác nằm trong đa số nhà đầu tư "cổ hủ" ở VN này. Bác nên tìm hiểu thật kỹ DN rồi hãy nói nhé:
    - nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ biết đến EPS, P/e mà ko biết các chỉ số EV, EV/EBITDA. Đối với ACV- 1 doanh nghiệp độc quyền khai thác và có khấu hao tài sản cao, nợ vay lỗ tỷ giá thì tỷ giá P/e chỉ mang tính tươngg đối để tham khảo. Tại sao các quỹ, tổ chức ngoạo nó vẫn chấp nhận P/e ~ 30 như hiện tại, nhà đầu tư VN thì mỉa mai cho rằng giá quá cao, ko cho lợi nhuận nếu mua ở mức giá 5x . Tuần rồi đã vượt 6x và sẽ lên đến 7x trong nghi ngờ.
    ruby159 thích bài này.
  6. ntvinh1602

    ntvinh1602 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    3.580
    Nếu theo định nghĩa của bác thì PTB cũng thuộc dạng cp phòng thủ an toàn 1 vùng rầu...
  7. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Chi nhánh PTB từ Bắc vào Nam liên tục mở rộng thì sao gọi là cổ phiếu phòng thủ an toàn 1 vùng hả bác. :D

    1 vùng + không mở rộng ra bên ngoài = phòng thủ. Nhiều cty dạng này có lợi thế cạnh tranh nhưng khó mở rộng ra vì sẽ không còn lợi thế này.
  8. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Theo trường phái đầu tư cơ bản thì tất nhiên là thuộc dạng "cổ hủ" rồi, nhớ hồi xưa thời đại công nghệ thông tin ở Mỹ thì giá cổ phiếu công nghệ từ năm 1994-1999 tăng chóng mặt, giới đầu tư tài chính phố Wall ai cũng đổ xô đầu tư cổ phiếu công nghệ để theo kịp thời đại mà mua toàn p/e 30->100 vì tin vào tương lai ngành này. Buffett thì nói không với công nghệ thế là các chuyên gia tài chính khác chê Buffett cổ hủ, lạc hậu, không biết "thời thế". Cuối cùng thì vỡ bong bong dotcom từ năm 2000-2002, thế mới sáng mắt ra mua p/e cho cao vào và chê Buffett cổ hủ. :)

    ACV bộ giao thông nắm 95,4% rồi, giờ quỹ tây nắm 3,5% và lái gom cho hết phần còn lại đánh lên bao nhiêu chẳng được nếu bộ giao thông không bán ra. :D

    Mà cũng đừng tin vào quỹ tây quá, bên Tây lãi suất và lạm phát chỉ 0-1%, bỏ ngân hàng bên Tây có khi còn không có lãi thì ở VN này lãi 5-10% là họ mừng rồi. Bác đầu tư cổ phiếu chấp nhận lãi 5-10% không ?
    huongdq thích bài này.
  9. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.630
    Thôi, ko sa đà nhiều. Hãy để con số nó trả lời. Take note lại comment của e, năm sau quay lại bác nhé!!
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  10. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Vn-index vẫn sẽ tiếp tục tăng, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của quá trình "bơm quả bóng". Hiện tại bđs đang tăng trưởng và lãi suất thì hấp dẫn hơn, vay dễ hơn. Nếu Vn-index vỡ bong bóng thì chắc chắn sẽ xuất phát từ 2 trường hợp này :
    1/ Vỡ bong bóng bđs => gây suy thoái nền kinh tế => chứng khoán giảm.
    2/ Vn-index lên 1.000 vào năm sau => chỉ chứng khoán bong bóng giống như TQ vỡ bong bóng cuối năm 2015.

    Để hình dung được rõ hơn sẽ lấy ví dụ nền kinh tế Mỹ thời kì 2001-2009. Ở VN thì trùng với thời kì từ 2012-2020. Có thể ở VN đang trong giai đoạn năm 2004-2005 như ở Mỹ.
    ------------------------------------

    Khủng hoảng kinh tế Mỹ :

    Sau khi vỡ bong bóng dotcom năm 2001 thì cục dự trữ liên bang hoa kỳ đã có biện pháp cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái bằng cách hạ lãi suất ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%, lãi vay cũng giảm mạnh theo.

    Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm.

    Hệ quả đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không.

    => Đó là giai đoạn khởi đầu cho khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới trong giai đoạn 2007-2009, nguyên nhân chỉ vì lãi suất quá thấp, mọi người đổ xô vay tiền mua bđs và giá bđs liên tục được đẩy lên cao chóng mặt, cuối cùng là vỡ bong bóng bđs, kéo theo sụp đổ tài chính và ngân hàng, chứng khoán. Kéo theo nhiều ngành khác cũng bị ảnh hưởng do người dân có tâm lý lo sợ tích trữ tiền, vàng và tiêu dùng ít hơn, hạn chế mua hàng xa xỉ => giá cổ phiếu thời kì này lao dốc chóng mặt.
    Last edited: 24/09/2017
    ctcj82, wb_investor, trunglph5 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này