Đầu tư theo giá trị DN - Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (kỳ 5)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 08/06/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3604 người đang online, trong đó có 1441 thành viên. 15:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 152006 lượt đọc và 3334 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Sau thời gian dài trì hoãn, hôm nay tôi quyết định post phần cuối bài viết của mình để tất cả những ace quan tâm khỏi chờ đợi lâu. Mặc dù tôi chưa ưng ý lắm với những gì đã viết vì mục Quản lý DMCK này tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn kiến thức còn nhiều khiếm khuyết, mong các bạn thông cảm và chỉ bảo thêm để hiểu biết của chúng ta cùng được cải thiện. Trong thời gian trì hoãn vừa qua, tôi rất vui vì với sự giúp đỡ và chung tay của một số bạn chúng ta đã duy trì tốt được pic để ace quan tâm tới đầu tư theo giá trị DN có nơi chỗ riêng đàm đạo và học hỏi được nhiều điều bổ ích. Rất mong chúng ta sẽ mãi duy trì được điều này.
    Như thông lệ, trước khi tiếp tục phần mới, để các bạn tiện theo dõi, tôi xin đưa lại các link của các phần trước
    http://f319.com/home/1588560 - (Mở đầu)
    http://f319.com/home/1589069 - (Phần 1)
    http://f319.com/home/1590327 - (Phần 2)
    http://f319.com/home/1593110 - (Phần 3)
    Lần này chúng ta sẽ đề cập tới công việc khó khăn và gian khổ nhất đó là Quản lý DMCK, một công việc đòi hỏi sự chuyên tâm và kiên trì kết hợp với việc học tập nâng cao hiểu biết không ngừng. Để các bạn tiện theo dõi, tôi sẽ đưa ra mục lục chi tiết như sau:
    3. Quản lý DMCK – những việc cần làm sau khi mua cp
    3.1 Công cụ quản lý
    3.2 Những việc cần làm
    3.2.1 Phòng chống rủi ro cho DMCK
    3.2.2 Nâng cao hiệu quả đầu tư cho DMCK
    3.2.2.1 Giảm giá vốn
    3.2.2.2 Thay đổi linh hoạt tỷ trọng các hạng mục trong DMCK
    3.2.2.3 Tăng vốn đầu tư
    4. Thay lời kết

    3. Quản lý DMCK – những việc cần làm sau khi mua cp
    Khi đã sở hữu cp của một hay nhiều mã ck, nhà đầu tư cần phải có công cụ và phương pháp để quản lý DMCK của mình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư và nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để có thể ứng phó hợp lý hạn chế tối đa rủi ro.
    3.1 Công cụ quản lý:
    Để quản lý tốt DMCK, nhà đầu tư cần phải tối thiểu theo dõi được những thông tin như sau:
    - Mã ck
    - Số lượng cp
    - Giá vốn (bao gồm cả phí gd, thuế thu nhập)
    - Thị giá (biến động theo ngày)
    - Chênh lệch giữa giá vốn và thị giá (Lãi/Lỗ theo trị giá và %)
    - Cổ tức theo kế hoạch
    - Lợi nhuận kế hoạch tính theo số lượng cp và cổ tức kế hoạch (giá trị và %)
    - Lịch sử giao dịch (mua/bán)
    Căn cứ danh sách liệt kê trên, chúng ta có thể thấy những công cụ mà các ctck cung cấp miễn phí cho các khách hàng của họ hiện nay là không đầy đủ. Vì thế phương án tốt nhất là nhà đầu tư nên tạo cho mình một bảng theo dõi riêng. Công cụ thuận tiện nhất hiện nay là Bảng tính Ecxel, do tính phổ cập và dễ sử dụng, dễ thay đổi của nó.
    3.2 Những việc cần làm:
    Về cơ bản, việc quản lý DMCK nhằm 2 mục đích chính:
    - Phòng chống rủi ro
    - Nâng cao hiệu quả đầu tư
    3.2.1 Phòng chống rủi ro cho DMCK:
    Đối với DMCK được xây dựng trên những tính toán nhắm tới lợi nhuận tương lai thông qua cổ tức hàng năm thì rủi ro chính là những khả năng làm cho việc nhận cổ tức theo kế hoạch không thành hiện thực. Có nhiều nguyên nhân cụ thể để rủi ro như vậy có thể xảy ra, nhưng tựu chung lại có thể khái quát thành các nguyên nhân như sau:
    - Những biến động nội tại của DN như: biến động vầ nhân sự cấp cao, thay đổi về cơ cấu ngành nghề, chính sách và hiệu quả đầu tư (dự án và đầu tư tài chính), thay đổi công nghệ,…
    - Những biến động xã hội ảnh hưởng xấu tới ngành nghề chính: biến động về cung cầu đối với sản phẩm của DN, thay đổi của nền kinh tế chung, những chính sách vĩ mô về thuế, về ưu tiên phát triển của nền kinh tế, những biến động về lãi suất vay vốn,…
    - Những thay đổi về khoa học kỹ thuật hay công nghệ: Với sự phát triển không ngừng của KHKT và công nghệ, nhiều khi sự ra đời của một công nghệ mới là tiến bộ xã hội nhưng lại là nguyên nhân thay đổi thói quen tiêu dùng của xã hội qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới đi kèm theo nó. Điều đó có thể là căn nguyên dẫn tới sự đi xuống hay phá sản nhiều DN, thậm chí cả một hay nhiều ngành nghề trong xã hội.
    - Những rủi ro bất thường: rủi ro do thiên tai như bão, lụt,…; rủi ro về cháy nổ, tai nạn,…; nguy cơ chiến tranh hay biến động về chính trị, ngoại giao với các nước có quan hệ mật thiết,…
    Chúng ta có thể thấy rõ, với những rủi ro kể trên, chúng ta không thể tác động nhằm ngăn cản hay thay đổi được. Biện pháp duy nhất nhà đầu tư có thể làm là theo dõi nắm bắt kịp thời, đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của nó tới DN mà nhà đầu tư đang có cp và có ứng xử kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro cho DMCK.
    *Theo dõi thông tin kinh tế, chính trị xã hội: Hàng ngày qua TV, sách báo và đặc biệt là internet, một lương thông tin khổng lồ và đa dạng đến với mỗi người. Nhà đầu tư cần rèn luyện cho mình phương pháp tiếp nhận thông tin một cách chủ động, đó là:
    - Tìm các kênh cung cấp thông tin cần thiết theo nhu cầu của mình, hạn chế bớt các thông tin không bổ ích: theo dõi và học hỏi những phân tích nhận định có tính biện chứng, tránh sa đà vào những nhận định mang tính phỏng đoán vô căn cứ kiểu như: ngày mai tt tăng/giảm mấy điểm hay cp xyz sẽ được đội lái đánh lên tới giá abc,…
    - Không chỉ tiếp nhận thông tin mà cần rèn luyện tư duy suy luận logic tạo thành thói quen nghĩ đến những ảnh hưởng mà thông tin ấy mang đến cho những lĩnh vực mà mình quan tâm.
    *Trao đổi thông tin, quan điểm nhận định đánh giá về các thông tin xảy ra hàng ngày với bạn bè hay qua các Câu lạc bộ, Diễn đàn,… :
    - Hãy phát biểu quan điểm của mình và nên tham gia tranh luận trực tiếp với các quan điểm trái chiều: Xã hội VN do ảnh hưởng của phương pháp giáo dục lạc hậu không chú trọng tới tính tự chủ của mỗi cá nhân và việc tự do ngôn luận nhiều năm không được khuyến khích làm cho rất nhiều người không có thói quen bộc lộ quan điểm, ngại tranh luận, phản biện với các quan điểm trái chiều. Nhiều người còn viện dẫn ngạn ngữ “nói là gieo trồng, nghe là gặt hái” để bao biện cho cách ứng xử xấu đó. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy cách ứng xử thụ động không chỉ thể hiện sự hẹp hòi ích kỉ (nếu ai cũng chỉ muốn “gặt hái” thì ai sẽ là người “gieo trồng”?) mà còn mang lại nhiều điều không lợi cho bản thân, lý do:
    + Khi tiếp nhận thông tin một cách thụ động, người nghe rất hay bị ảnh hưởng của thông tin đó dù nó đúng hay sai. Đây là luận cứ khoa học hẳn hoi và là cơ sở cho việc tuyên truyền và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi mà người xem và người nghe không có cơ hội để phản biện trực tiếp.
    + Khi chủ động nêu lên quan điểm cá nhân và tranh luận để bảo vệ quan điểm đó, dù qua hình thức viết ra hay nói ra, thì mỗi người sẽ có cơ hội để tự lý giải cho quan điểm của mình, qua đó giúp bản thân hiểu thấu đáo vấn đề hơn, củng cố thêm niềm tin cho chính chúng ta. Hơn nữa việc tranh luận là một biện pháp tốt để rèn luyện tư duy suy luận logic.
    + Qua tranh luận, trao đổi thông tin với những người khác, ta có thể biết được nhiều quan điểm khác giúp cho có thể nhìn nhận vấn đề đầy đủ và tổng quát hơn. Hơn nữa cuộc tranh luận dù có kết quả đúng sai rõ ràng hay không cũng giúp ta có thể chọn lấy một quan điểm đúng (theo cá nhân) để có ứng xử thích hợp.
    + Trải nghiệm thực tế bao giờ cũng giúp để lại ấn tượng mạnh hơn là chỉ đứng ngoài theo dõi tranh luận
    Như vậy theo tôi với câu ngạn ngữ “nói là gieo trồng, nghe là gặt hái” chúng ta cần phải hiểu là bên cạnh việc nói – gieo trồng tư tưởng quan điểm của mình, chúng ta cần biết nghe – gặt hái những cái hay cái tốt từ người khác một cách chủ động.
    - Hãy chủ động học hỏi, không dấu dốt và hãy chia sẻ, giúp đỡ người khác nếu có thể: Kiến thức là vô biên, không ai có thể biết hết và giỏi hết mọi lĩnh vực. Do đó, những gì không biết, không hiểu nên chủ động học hỏi người khác và ngược lại những gì mình biết nên chia sẻ và giúp đỡ người chưa biết. Không nên mặc cảm tự ti về sự thiếu hiểu biết của mình và cũng không nên dè bỉu coi thường người khác khi mình biết hơn người điều gì đó. Sự giao tiếp chân thành vừa giúp cho ta tăng sự hiểu biết lại vừa giúp mở rộng quan hệ tốt đẹp với mọi người. Tuy nhiên tính chủ động trong giao tiếp là hết sức cần thiết. Khi đưa một vấn đề ra để học hỏi, ta cũng cần suy nghĩ và phân biệt những câu trả lời đúng sai một cách rõ ràng biện chứng, tránh việc ai nói gì cũng nghe giống kẻ “đẽo cày giữa đường”. Ngược lại khi giải đáp giúp đỡ người khác, chúng ta cũng nên đưa ra cả kết luận lẫn những lý lẽ thuyết phục lý giải cho kết luận đó, vừa giúp cho thông tin mang tính thuyết phục cao vừa có thể qua đó hệ thống hóa kiến thức bản thân, rèn luyện tư duy logic cho mình và tránh được những tranh cãi không cần thiết.
    *Ứng xử hợp lý khi nhận diện rủi ro: Khi đã thấy được các rủi ro có thể xảy đến với hạng mục đầu tư, nhà đầu tư cần có các ứng xử phù hợp để hạn chế tối đa thiệt hại do rủi ro mang lại, ví dụ như giảm tỷ lệ nắm giữ, cơ cấu vốn sang các hạng mục đầu tư tốt khác trong DMCK,… Tuy nhiên việc giảm tỷ lệ nắm giữ hay cơ cấu lại DMCK rất cần phải được thực hiện thận trọng và đảm bảo nguyên tắc chỉ mua cp với giá trong vùng cho phép.
    *Xây dựng DMCK với các mã ck đa dạng ngành nghề: Nếu nhà đầu tư có được DMCK với các mã ck của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau thì tự thân DMCK như vậy đã có khả năng phòng chống rủi ro khá cao. Do nền kinh tế phát triển và thay đổi liên tục nên giai đoạn này một số ngành sẽ phát triển tốt, giai đoạn khác lại thuận lợi cho các ngành khác phát triển nên nhà đầu tư cần tránh việc xây dựng DMCK tập trung vào nhiều DN trong một ngành nào đó. Nếu nhanh nhạy và nắm bắt tốt xu thế phát triển nhà đầu tư chỉ nên thay đổi tỷ lệ đối với các ngành nghề để đạt được hiệu quả đầu tư tốt hơn. Việc quá tập trung vào một ngành nghề có thể đạt được hiệu quả cao trong một giai đoạn nhưng lại tiềm ẩn rủi ro mất mát lớn khi ngành đó bước vào chu kì sa sút. Ví dụ: khoảng 5 năm trước đây, các DN trong ngành BĐS đều phát triển tốt nhưng khoảng 3 năm trở lại đây thì lại gặp muôn vàn khó khăn. Nếu DMCK nào chỉ tập trung cho ngành này thì rất dễ gặp rủi ro trong thời gian qua.
    3.2.2 Nâng cao hiệu quả đầu tư cho DMCK:
    Nếu nhà đầu tư tuân thủ tốt kỷ luật thì từng hạng mục trong DMCK đều cho lợi nhuận tối thiểu bằng lợi nhuận định mức và như vậy DMCK cho lợi nhuận tối thiểu bằng lợi nhuận định mức. Tuy nhiên, ngay cả khi thuận lợi nhất (không có rủi ro xảy ra) thì chúng ta cũng thấy rõ việc đầu tư theo DMCK và chờ hưởng cổ tức như vậy có một nhược điểm là thời gian thu lợi nhuận khá dài và vòng quay vốn chậm. Vậy một vấn đề được đặt ra là trên cơ sở DMCK đã có làm thế nào để nhà đầu tư có thể nâng cao hiệu quả đầu tư?
    Về lý thuyết, chúng ta thấy rõ có các xu hướng sau đây để nâng cao hiệu quả đầu tư (hay nói cách khác rộng hơn là tăng lợi nhuận) cho DMCK:
    - Giảm giá vốn
    - Thay đổi tỷ trọng các hạng mục trong DMCK: Tăng tỷ trọng của các hạng mục có tỷ suất lợi nhuận cao đồng thời giảm tỷ trọng của các hạng mục có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn
    - Tăng vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận định mức
    Sau đây, chúng ta sẽ cùng xem xét từng khả năng nhằm đạt được mục tiêu nâng cao lợi nhuận cho DMCK.
    3.2.2.1 Giảm giá vốn:
    Thực tế cho thấy, thị giá cổ phiếu nói chung biến động không ngừng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội tại DN mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Trong thời gian nắm giữ cp, với giả định là tình hình sxkd của DN diễn ra bình thường, nhà đầu tư có thể thực hiện mua, bán cp tùy theo biến động thị trường để có thể giảm giá vốn cho số cp mình đang nắm giữ. Nếu thành công trong việc giảm giá vốn, nhà đầu tư sẽ có được lợi ích:
    - Có thêm tiền trong tk mà vẫn giữ được sl cp nắm giữ: giúp cho thanh khoản cá nhân tăng lên và có thể dùng tiền đó thực hiện thêm những khoản đầu tư khác hoặc gia tăng sl cp của chính những hạng mục đầu tư đang có
    - Giảm giá vốn đồng nghĩa với giảm rủi ro: Khi ta giảm được giá vốn có nghĩa là khoảng cách giữa giá tb số cp ta nắm giữ với thị giá hiện tại càng lớn. Nếu đột nhiên xảy ra diễn biến bất lợi đối với DN, nhà đầu tư có thể thu hồi vốn dễ dàng hơn.
    * Một số phương pháp thực hiện mua – bán để giảm giá vốn:
    - Mua thêm cp khi thị giá giảm đến mức độ nào đó rồi bán đi sl cp mua thêm khi thị giá phục hồi
    - Khi thị trường chung vào uptrend, hầu hết các cp sẽ có xu thế tăng thị giá, nhà đầu tư có thể mua đuổi giá thêm 1 sl cp rồi bán lại sl mua thêm với giá cao hơn. Tuy nhiên cần lưu ý khoảng giá mua đuổi và số lượng cp mua thêm sao cho hợp lý với khả năng tc của nhà đầu tư.
    - Khi thị trường chung ở thế sideway, nhà đầu tư có kinh nghiệm, có thể tham gia gd t+, mua khi giá xuống và bán lại ngay sl mua thêm trong t+1 hay t+2, nhằm tận dụng lợi thế có hàng. Tuy nhiên những gd kiểu này chứa đựng khá nhiều rủi ro mà hiệu quả lại không cao, nên không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.
    - Khi tình hình sxkd của DN pt tốt hơn kế hoạch, thị giá cp sẽ có xu hướng tạo mặt bằng giá mới ở mức cao hơn, nhà đầu tư có thể mua thêm cp ở mức giá thấp hơn giá mặt bằng mới và bán lại số cp mới mua khi mặt bằng giá mới xác lập. Ngược lại, khi tình hình sxkd của DN không đạt được như kế hoạch, thị giá cp sẽ có xu hướng tạo mặt bằng giá mới thấp hơn, nhà đầu tư có thể bán bớt 1 phần cp đang có và đợi mua lại ở ngưỡng giá mặt bằng mới
    *Nên có chiến lược giao dịch hiện thực đầu tư:
    Qua một số phương pháp gd nhằm giảm giá vốn đã nêu trên, ta sẽ thấy được:
    - Những giao dịch này rất giống với gd lướt sóng nên ít nhiều đều chứa đựng rủi ro, tùy thuộc khả năng, kinh nghiệm và bản lĩnh của nhà đầu tư
    - Tuy giống gd lướt song, nhưng về bản chất lại rất khác ở chỗ: nhà đầu tư luôn ở vị thế chủ động do đã nắm chắc những điều cần thực hiện ở từng mức thị giá khác nhau chứ không bị tác động tâm lý đám đông như gd lướt sóng bình thường.
    Tuy vậy một chiến lược đơn giản sau đây có thể tạo tiền đề tốt cho việc tạo khoảng cách an toàn giữa giá vốn và thị giá:
    - Mua ngay với sl cp lớn hơn sl định nắm giữ lâu dài và sau đó sẽ bán bớt lượng cp mua quá khi thị giá tăng lên đến mức định trước. Hoặc
    - Mua với sl nhỏ ban đầu và chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch (về tiền và các ngưỡng giá) để mua dần bình quân giá xuống để đạt được sl cần nắm giữ
    3.2.2.2 Thay đổi linh hoạt tỷ trọng các hạng mục trong DMCK
    Lợi suất của DMCK được cấu thành từ lợi suất của từng hạng mục trong DM. Vì các lợi suất của các hạng mục thành phần là không giống nhau, nên khi tỷ trọng của các hạng mục trong DM thay đổi sẽ làm thay đổi lợi suất bq của cả DM.
    VD:
    DM A :
    Mã ck
    SL
    Giá vốn
    Tổng vốn
    Cổ tức kế hoạch
    Lợi suất
    %
    Giá trị
    abc1
    5,000
    15,000
    75,000,000
    20%
    10,000,000
    13.33%
    abc2
    10,000
    25,000
    250,000,000
    35%
    35,000,000
    14.00%
    abc3
    2,000
    32,000
    64,000,000
    30%
    6,000,000
    9.38%
    Tổng


    389,000,000

    51,000,000
    13.11%


    Và DM B:
    Mã ck
    SL
    Giá vốn
    Tổng vốn
    Cổ tức kế hoạch
    Lợi suất
    %
    Giá trị
    abc1
    10,000
    15,000
    150,000,000
    20%
    20,000,000
    13.33%
    abc2
    7,000
    25,000
    175,000,000
    35%
    24,500,000
    14.00%
    abc3
    2,000
    32,000
    64,000,000
    30%
    6,000,000
    9.38%
    Tổng


    389,000,000

    50,500,000
    12.98%


    Có thể cho thấy rõ điều đó.
    Như vậy với cùng một số vốn đầu tư, nếu nắm giữ cp với tỷ lệ hợp lý sẽ cho lợi suất tốt hơn. Chúng ta cũng cần nhớ những hạng mục đầu tư cho lợi suất cao thường đi kèm với tỷ lệ rủi ro cao hơn, vì thế nhà đầu tư cần theo dõi nắm chắc tình hình sxkd của DN để có quyết định đúng đắn.
    3.2.2.3 Tăng vốn đầu tư:
    Tăng vốn đầu tư để thu về lợi nhuận nhiều hơn, đó là việc đơn giản dễ hiểu. Tuy nhiên việc tăng vốn cũng cần một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho công việc đầu tư:
    - Không để việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng tới thanh khoản cá nhân: Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi nhà đầu tư cần chi phí để duy trì cuộc sống và các trách nhiệm khác (với gia đình). Ổn định c/s cá nhân cũng là một thuận lợi cho việc đầu tư thành công. Nếu nhà đầu tư không có dự phòng tốt cho thanh khoản cá nhân thì rất có thể sẽ phải thanh lý khoản đầu tư trái ý muốn khi có nhu cầu bức thiết về tiền bạc cho c/s.
    - Đảm bảo tính chủ động với nguồn vốn vay: Cùng là vốn vay nhưng nên chủ động vay vốn với hợp đồng tín dụng với chi phí và thời hạn vay vốn rõ ràng. Khoản margin tại ctck nhà đầu tư chỉ nên sử dụng mang tính chất tạm thời và nên chủ động thay thế bằng các nguồn vốn vay khác khi có đủ thời gian, như vậy sẽ tránh được việc phải tất toán hạng mục đầu tư trái ý muốn do call margin.
    - Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của nguồn vốn vay (có chi phí): Khi vay vốn để đầu tư, nhà đầu tư cần phải chắc chắn rằng lợi suất của hạng mục đầu tư phải lớn hơn chi phí vay vốn. Có như thế lợi nhuận đầu tư mới tăng thực sự. Và khi đó chi phí vay vốn phải được tính đầy đủ và chi tiết vào vốn đầu tư để thấy được hiệu suất đầu tư một cách thực chất. VD: nhà đầu tư có 500 triệu vốn tự có và 300 triệu vốn vay với lãi suất 12%/năm thì nhà đầu tư cần tính tổng lượng vốn đầu tư là: 500 triệu + 300 triệu + 36 triệu chi phí vay vốn = 836 triệu/năm thay vì chỉ tính 800 triệu.
    4. Thay lời kết:
    Việc tham gia đầu tư và quản lý các hạng mục đầu tư theo DM không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết, mà còn yêu cầu tính kiên nhẫn bền bỉ của nhà đầu tư. Vì thế học hỏi không ngừng trong mọi lĩnh vực cuộc sống là hết sức cần thiết. Những gì tôi đã chia sẻ với mọi người thời gian qua chỉ là một phần kiến thức rất nhỏ mà cá nhân tôi đã tích lũy được trong hiểu biết bao la của nhân loại. Hy vọng những điều này sẽ có ích phần nào với mọi người. Có một điều tôi chắc chắn rằng, những ai theo đuổi con đường này sẽ thấy được bù đắp rất nhiều cho sự cố gắng học hỏi của bản thân: nhà đầu tư luôn có được sự thanh thản trong cuộc sống, có thể tiến hành đầu tư song hành với các công việc chính khác mà vẫn đảm bảo an toàn vốn, có lợi nhuận giúp thêm cho c/s hàng ngày và quan trọng hơn hết là sự giàu có về kiến thức ngày càng được củng cố bên cạnh sự gia tăng tài sản, tiền bạc làm cho nhà đầu tư thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều lần.
    Chúc các bạn thành công và tìm thấy con đường hiện thực những ước mơ của mình.
    Rose2018, Lavici, oliveoil7 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này
  2. landang

    landang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Đã được thích:
    32
    =D>tuyệt quá, e chờ bài của bác cả tháng nay, cuối cùng cũng có rồi
  3. ssvn.vn

    ssvn.vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2012
    Đã được thích:
    12
    Cảm ơn sự nhiệt tâm của bác.
  4. ssvn.vn

    ssvn.vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2012
    Đã được thích:
    12
    Cảm ơn sự nhiệt tâm của bác.
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tuyệt ! Bác đúng là cao thủ ! Chiến lược , chiến thuật bài bản :-bd
    Bài viết thật công phu và hướng dẫn tỉ mỉ. Tinh thần vì cộng đồng vô đối !
    Cám ơn bác nhiều .[r2)]
  6. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075
    Cám ơn bác, rất tâm huyết với anh e
    Theo luật nhân quả thì phước của bác lớn lắm
    Rose2018 thích bài này.
  7. kimcathan

    kimcathan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Xin trân trọng cảm ơn vì tất cả các bài viết từ phần đầu cho đến nay. Chúc bác có nhiều sức khỏe, hạnh phúc!
  8. noithatday

    noithatday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    24
    Bác gà vui tính ghê , làm 1 Hat- trick đêm qua đúng không?
  9. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Em vừa đọc hết bài bác viết và thấy cảm giác thích thú quá. Tư duy suy luận logic biện chứng khoa học, văn phong khúc triết sâu sắc. Toát lên trong đầu mỗi độc giả một phương pháp đầu tư đơn giản, hiệu quả, mang đậm tính hiện thực khách quan. Bác quả là người có tư duy biện trứng khoa học, triết học sâu sắc. Bác đã khá hao tổn tâm trí cho anh em. Chúc bác sức khỏe dồi dào, đầu tư thắng lợi. Ngày càng có nhiều bài viết hữu ích chia sẻ đến anh em. Cám ơn bác nhiều lắm ! [};-[r2)][r2)]
    Lavici, Moscoweveningtoiyeucophieu thích bài này.
  10. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Em thích nhất phần này anh viết :)>-

    - Hãy phát biểu quan điểm của mình và nên tham gia tranh luận trực tiếp với các quan điểm trái chiều: Xã hội VN do ảnh hưởng của phương pháp giáo dục lạc hậu không chú trọng tới tính tự chủ của mỗi cá nhân và việc tự do ngôn luận nhiều năm không được khuyến khích làm cho rất nhiều người không có thói quen bộc lộ quan điểm, ngại tranh luận, phản biện với các quan điểm trái chiều. Nhiều người còn viện dẫn ngạn ngữ “nói là gieo trồng, nghe là gặt hái” để bao biện cho cách ứng xử xấu đó. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy cách ứng xử thụ động không chỉ thể hiện sự hẹp hòi ích kỉ (nếu ai cũng chỉ muốn “gặt hái” thì ai sẽ là người “gieo trồng”?) mà còn mang lại nhiều điều không lợi cho bản thân, lý do:
    + Khi tiếp nhận thông tin một cách thụ động, người nghe rất hay bị ảnh hưởng của thông tin đó dù nó đúng hay sai. Đây là luận cứ khoa học hẳn hoi và là cơ sở cho việc tuyên truyền và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi mà người xem và người nghe không có cơ hội để phản biện trực tiếp.
    + Khi chủ động nêu lên quan điểm cá nhân và tranh luận để bảo vệ quan điểm đó, dù qua hình thức viết ra hay nói ra, thì mỗi người sẽ có cơ hội để tự lý giải cho quan điểm của mình, qua đó giúp bản thân hiểu thấu đáo vấn đề hơn, củng cố thêm niềm tin cho chính chúng ta. Hơn nữa việc tranh luận là một biện pháp tốt để rèn luyện tư duy suy luận logic.
    + Qua tranh luận, trao đổi thông tin với những người khác, ta có thể biết được nhiều quan điểm khác giúp cho có thể nhìn nhận vấn đề đầy đủ và tổng quát hơn. Hơn nữa cuộc tranh luận dù có kết quả đúng sai rõ ràng hay không cũng giúp ta có thể chọn lấy một quan điểm đúng (theo cá nhân) để có ứng xử thích hợp.
    + Trải nghiệm thực tế bao giờ cũng giúp để lại ấn tượng mạnh hơn là chỉ đứng ngoài theo dõi tranh luận
    Như vậy theo tôi với câu ngạn ngữ “nói là gieo trồng, nghe là gặt hái” chúng ta cần phải hiểu là bên cạnh việc nói – gieo trồng tư tưởng quan điểm của mình, chúng ta cần biết nghe – gặt hái những cái hay cái tốt từ người khác một cách chủ động.
    - Hãy chủ động học hỏi, không dấu dốt và hãy chia sẻ, giúp đỡ người khác nếu có thể: Kiến thức là vô biên, không ai có thể biết hết và giỏi hết mọi lĩnh vực. Do đó, những gì không biết, không hiểu nên chủ động học hỏi người khác và ngược lại những gì mình biết nên chia sẻ và giúp đỡ người chưa biết. Không nên mặc cảm tự ti về sự thiếu hiểu biết của mình và cũng không nên dè bỉu coi thường người khác khi mình biết hơn người điều gì đó. Sự giao tiếp chân thành vừa giúp cho ta tăng sự hiểu biết lại vừa giúp mở rộng quan hệ tốt đẹp với mọi người. Tuy nhiên tính chủ động trong giao tiếp là hết sức cần thiết. Khi đưa một vấn đề ra để học hỏi, ta cũng cần suy nghĩ và phân biệt những câu trả lời đúng sai một cách rõ ràng biện chứng, tránh việc ai nói gì cũng nghe giống kẻ “đẽo cày giữa đường”. Ngược lại khi giải đáp giúp đỡ người khác, chúng ta cũng nên đưa ra cả kết luận lẫn những lý lẽ thuyết phục lý giải cho kết luận đó, vừa giúp cho thông tin mang tính thuyết phục cao vừa có thể qua đó hệ thống hóa kiến thức bản thân, rèn luyện tư duy logic cho mình và tránh được những tranh cãi không cần thiết.
    Lavici, justANHMoscowevening thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này