Dạy Con Làm Giàu Tác giả Robert Kiyosaki Full CHA GIÀU CHA NGHÈO DAY CON LAM GIAU Audiobook

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dochanh_tvh, 23/03/2020.

2914 người đang online, trong đó có 1165 thành viên. 16:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 558 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. dochanh_tvh

    dochanh_tvh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2018
    Đã được thích:
    22
    Link sách mp3 chỉ cần nghe thôi nhé rất tiện cho người bận rộn : http://katfile.com/1zo23q3xuzw7/Dạy...LAM_GIAU_I_Sach_Kinh_Doanh_Audiobook.mp3.html
    Tiểu sử về Robert Kiyosaki

    Với bước đầu khá khiêm tốn ở Hawai, tuy nhiên Robert Kiyosaki vẫn trở thành một doanh nhân, nhà đầu tư và tác giả của nhiều bộ sách nổi tiếng, khiến mọi người trên khắp thế giới phải ngưỡng mộ. Để hiểu rõ hơn về Robert Kiyosaki hãy đọc ngay bài viết sau bạn nhé!

    Robert Kiyosaki là ai?

    Robert Kiyosaki có tên đầy đủ là Robert Toru Kiyosaki. Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm 1947 và là một nhà doanh nhân, nhà đầu tư, tác giả và diễn giả nổi tiếng người Mỹ.

    [​IMG]
    Robert Toru Kiyosaki nổi tiếng nhất nhờ quyền sách “Rich Dad Poor Dad”

    Robert Toru Kiyosaki nổi tiếng nhất nhờ quyền sách “Rich Dad Poor Dad”, quyển sách tài chính cá nhân số một mọi thời đại. Chính ông đã làm thay đổi cách nhìn của mọi người về tiền bạc. Ông đã đưa ra rất nhiều lý do vì sao mọi người hay gặp khó khăn về tài chính dù họ đã trải qua nhiều năm giáo dục và được đào tạo chính quy nhưng lại không hiểu nhiều về tiền bạc.

    Thời niên thiếu của Robert Kiyosaki

    Sinh ra ở Hilo, gốc gác của Robert Kiyosaki là người Mỹ gốc Nhật. Cha của ông là một giáo viên. Ngay sau khi tốt nghiệp trường trung học ở Hilo ông đã đăng ký vào trường Học viện Hàng hải Hoa Kỳ ở New York. Và năm 1969 ông tốt nghiệp sĩ quan hải quân.

    Năm 1973, Robert Kiyosaki đăng ký tham gia chương trình MBA hai năm ở đại học Hawaii mặc dù vẫn còn ở trong quân đội. Năm 1974, ông giải ngũ khỏi quân đội và làm nhân viên bán hàng cho Xerox.

    Sự nghiệp của Robert Kiyosaki

    Năm 1977, sau khi tiết kiệm được một khoản tiền Robert Kiyosaki đã quyết định thành lập công ty và giới thiệu với thị trường những chiếc ví đầu tiên được sản xuất bằng chất liệu nilong và Velcro. Vì không để ý quá nhiều đến chất lượng của các chiếc ví này nên nhu cầu mua ví ngày càng giảm, làm ảnh hưởng đến tài chính của công ty. Kết quả làm công ty bị phá sản.

    Đầu thập niên 1980, ông tiến hành khởi xướng một doanh nghiệp cấp phép áo phông cho những ban nhạc rock, giống như Motley Crue. Tuy lúc đầu công việc kinh doanh đem đến nhiều thành công về tài chính, song vì sự thay đổi của xu hướng nên nhu cầu cũng ngày càng giảm. Năm 1985, công ty trời vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

    [​IMG]
    năm nghỉ hưu, Robert Kiyosaki trở lại và tiến hành xây dựng một công ty giáo dục tài chính và kinh doanh có ở Cashflow Technologies Inc

    Ở thời kỳ phát triển của liên doanh thứ hai, Robert Kiyosaki đã đầu tư tiền khá nhiều vào cổ phiếu và bất động sản. Song, khi kinh doanh giảm sút, các khoản nợ của ông ở ngân hàng cũng dần tăng lên. Sau khi trả hết các khoản nợ, ông không còn một xu dính túi và sống như là một người vô gia cư.

    Mặc dù đã chạm đến điểm thấp trong cuộc đời nhưng niềm tin của Robert Kiyosaki thì không bị mất. Ông tận dùng những kinh nghiệm và kiến thức của mình để giúp đỡ mọi người, hướng dẫn mọi người tránh phá sản và đặt được những thành công nhất định về tài chính. Sau đó, ông bắt đầu làm việc như một diễn giả động lực cho doanh nghiệp tổ chức hội thảo phát triển cá nhân với tên là Money and You, cùng với DC Cordova.

    Hội thảo được kéo dài trong vòng 3 ngày và phần lớn tập trung vào việc dạy sinh viên những tác phẩm của Buckminstee Fuller. Phần lớn chỉ có mặt ở Canada và Hoa Kỳ nhưng sự phổ biến của doanh nghiệp cho phép họ mở rộng đôi cánh của mình đến Úc, New Zealand.

    Sự nổi tiếng và tăng trưởng của liên doanh kinh doanh đã đem đến cho Robert Kiyosaki những thành công rực rỡ, biến ông trở thành một triệu phú. Tuy nhiên, ông đã không tiếp tục như vậy trong thời gian dài. Thay vào đó ông rời khỏi Money adn You và năm 1994 để nghỉ hưu sớm. Lúc này ông chỉ mới 47 tuổi.

    Ông tập trung theo đuổi sự giàu có của mình bằng cách đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vì ngưng làm việc nên ông có nhiều thời gian rảnh và tập trung vào việc viết sách.

    Theo bước chân và được sự hướng dẫn, đưa ra lời khuyên từ người ca ngheo của bạn mình, Robert Kiyosaki đã tập trung nhiều hơn vào việc hợp nhất hai dòng niềm tin để đưa ra cuốn sách nổi bật về việc giáo dục của người cha giàu và người cha nghèo. Ông cũng cùng Sharon Lechtter viết cuốn sách “Rich Dad, Poor Dad” đầu tiên và tự xuất bản nó.

    Ba năm nghỉ hưu, Robert Kiyosaki trở lại và tiến hành xây dựng một công ty giáo dục tài chính và kinh doanh có ở Cashflow Technologies Inc. Công ty đồng sở hữu với vợ ông Kim Kiyosaki và đồng tác giả Sharon Lechter vẫn được vận hành các hiệu, Rich Dad và Cashflow.

    Năm 2000, quyển sách “Rich Dad Poor Dad’ đã được xuất bản. Nó ủng hộ cho sự độc lập tài chính và sở hữu doanh nghiệp và các khoản đầu tư bất động sản. Cuốn sách này đã được vượt mức 10 triệu đồng và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới.

    Năm 2002, Robert Kiyosaki mua mỏ bạc ở Nam Mỹ, đồng thời cũng nắm quyền kiểm soát công ty khai thác vàng ở Trung Quốc.

    Năm 2010, Robert Kiyosaki xuất hiện ở The Alex Jones Show. Khi ấy, ông tiết lộ tài sản của mình có các khu chung cơ lớn, khách sạn và sân golf. Bên cạnh đó, Robert Kiyosaki cũng chính là người đứng đầu trong việc đầu tư các hoạt động khoan dầu cũng như các giếng dầu, đặc biệt là những công ty năng lượng mặt trời.

    Thành tựu của Robert Kiyosaki

    Ba quyển sách đầu tiên của Robert Kiyosaki là “Rich Dad Poor Dad”, Rich Dad “CASHFLOW Quadrant” và Rich Dad “Guide to Investing”, trở thành một trong 10 quyển sách bán chạy nhất trên Tạp chí Phố Wall, Hoa Kỳ ngày nay và Thời báo New York.

    Nhờ vào thành công của những tập sách này đã thôi thúc Robert Kiyosaki xuất bản thêm nhiều bộ sách khác. Tính đến nay, ông đã có 15 cuốn sách bán chạy khác nhau.

    Gia đình của Robert Kiyosaki

    Năm 1986, Robert Kiyosaki kết hôn cùng Kim Meyer. Bà là một vị doanh nhân, nhà đầu tư, tác giả và diễn giả động lực.

    [​IMG]
    Ba quyển sách đầu tiên của Robert Kiyosaki là “Rich Dad Poor Dad”, Rich Dad “CASHFLOW Quadrant” và Rich Dad “Guide to Investing”, trở thành một trong 10 quyển sách bán chạy nhất trên Tạp chí Phố Wall, Hoa Kỳ ngày nay và Thời báo New York.

    Những bài học mà Robert Kiyosaki rút ra được từ người cha giàu

    Robert Kiyosaki có hai người cha. Người cha ruột ông gọi là cha nghèo, người cha nuôi ông gọi là cha giàu. Vào năm 9 tuổi, ông quyết định theo học tiền bạc và học cách làm giàu từ người cha giàu. Kết quả ông rút ra được những bài học dưới đây.

    Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ

    Người cha giàu nhận dạy Robert Kiyosaki làm giàu bằng cách thuê ông làm việc vào chiều thứ 7 và trả thù lao là 10 xu một giờ. Đây là mức giá tương đối thấp tính vào thời điểm năm 1956.

    Sau một thời gian làm việc cực nhọc, Robert Kiyosaki đã đến gặp cha giàu và đòi tăng lương. Ông ấm ức bởi vì bị trả một mức lương thấp mà người cha giàu gọi là những cú xô đẩy của cuộc đời. Người cha giàu nới rằng cuộc đời luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc.

    Một số sẽ ở lại chiến đấu sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, công việc hay thậm chí là gia đình. Chỉ có một số ít rút ra được bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến lên phía trước.

    Tiếp đó, người cha này cũng dạy cho Robert Kiyosaki bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mục đích làm việc của mình là gì. Còn khi người nghèo kiếm ra nhiều tiền thì họ lại càng mắc nợ nhiều hơn.

    [​IMG]
    Bài học quý giá của Robert Kiyosaki học được từ người cha giàu đó là luôn suy nghĩ, quan sát, tìm ra cơ hội làm ra tiền.

    Người nghèo hay bị kiểm soát bởi hai thứ cảm xúc đó là sợ hãi và sự khát khao. Sự sợ hãi không có tiền bắt buộc họ phải làm việc. Còn khi họ nhận được lương lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được và khi đó cuộc đời của của họ bị “bẫy” vào trong vòng luẩn quẩn: Thức dậy, đi làm, trả hóa đơn và cứ như thế, vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

    Ngược lại, với người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho họ. Mọng muốn học được bài học này mà Robert Kiyosaki đã chấp nhận làm việc không lương cho người cha giàu.

    Khi được vài tuần, ông đã được người cha giàu đề nghị mức lương cao không tưởng. Tuy nhiên, Robert Kiyosaki vẫn giữ y nguyên ý định làm việc như ban đầu đó là học cách làm giàu mà không làm việc kiếm tiền như người cha nghèo (cha ruột) và nhiều người vẫn đang làm.

    Bài học quý giá của Robert Kiyosaki học được từ người cha giàu đó là luôn suy nghĩ, quan sát, tìm ra cơ hội làm ra tiền. Tuy nhiên, người nghèo không nhìn thấy cơ hội này mà họ chỉ đang bận rộn, quan tâm đến việc kiếm tiền, sự đảm bảo trong công việc.

    Khi áp dụng bài học này vào đời sống, Robert Kiyosaki đã nhận diện được một cơ hội kinh doanh tốt. Ông cũng xin lại những tập truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của đại lý truyện tranh với cam kết không bán lại nó.

    Robert Kiyosaki đưa số truyền tranh này vào phòng trống của mẹ Mike. Từ đó tạo nên một thư viện cho những bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ cần 10 xu thay vì mua một cuốn truyện tranh, khách hàng của Robert Kiyosaki có thể đọc được 5 đến 6 cuốn. Điều quan trọng nhất là Robert Kiyosaki không làm việc mà thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Ông và người bạn của mình là Mike đã kiếm được 9.5 đô la Mỹ một tuần.

    Với việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm được việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không hề phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Bài học đầu tiên của Robert Kiyosaki chính là “Không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình”.

    Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính

    Muốn làm giàu phải học về tài chính. Có như vậy mới có kiến thức về tài chính, biết cách chăm sóc và phát triển tiền bạc của mình. Rất nhiều bài học thực tiễn cho thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi, nảy nở như thế nào.

    Quy tắc thứ nhất về tài chính của người giàu chính là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Người cha giàu định nghĩa tài sản là thứ tạo ra tiền cho mình. Còn tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình. Chẳng hạn, một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Nhưng cũng là cái nhà đó mua để ở thì nó gọi là tiêu sản, bởi người mua phải trả tiền lần đầu và trả góp nhiều lần sau.

    [​IMG]
    Người giàu dường như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó họ có thu nhập từ các tài sản của mình như lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.

    Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập, lương của họ được sử dụng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

    Đối với người trung lưu, thu nhập phần lớn vẫn là lương cao hơn. Chi phí bao gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng…Phần dư còn lại họ sẽ mua tiêu sản như xe, nhà hay những thứ mà họ vẫn nghĩ là tài sản.

    Chi phí cuộc sống cùng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo gánh nặng thật sự lên vai của người trung lưu. Khi mức lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng sẽ tăng lên theo. Họ rơi vào một vòng luẩn quẩn đó là đi làm, nhận lương và trả nợ.

    Như vậy, suốt cuộc đời đi làm của mình, những người trung lưu không chỉ nuôi bản thân, gia đình mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các lãi, làm giàu cho những người chủ, cổ đông của doanh nghiệp.

    Người giàu dường như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó họ có thu nhập từ các tài sản của mình như lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản. Tổng thu nhập của các khoản này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch đó họ lại đầu tư vào tài sản. Những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục mang lại tiền. Cứ như thế, tài sản của họ tiếp tục sinh sôi nảy nở.

    Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” khi dòng tiền của họ được phát triển. Khi họ cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Song, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản, những phần thưởng cho thành quả ấy chiếm một phần rất nhỏ so với số tiền mà họ đầu tư vào tài sản.

    Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình

    Ray Kroc – chủ chuỗi nhà hàng McDonald’s đã phân biệt một cách rõ ràng rằng bán nhượng quyền kinh doanh hamburge chỉ là một công việc chuyên môn của ông. Còn công việc kinh doanh chính của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là chỗ đắc địa, có giá trị tăng lên theo thời gian.

    Những người nghèo, trung lưu thật chất đang làm công việc chuyên môn, không phải là kinh doanh. Họ làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của người chủ và góp phần giúp ông chủ giàu lên.

    Bài học thứ ba mà Robert Kiyosaki học được từ người cha giàu đó là người giàu phải quan tâm đến công việc kinh doanh của mình. Nghĩa là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất kỳ một đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

    Những tài sản mà người cha giàu và những người giàu khác sở hữu thường là những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lời mà không cần có sự góp mặt của họ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập hay bất kỳ thứ gì có giá trị.

    Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính và thành lập doanh nghiệp của mình

    Người giàu không có nghĩa là phải học quá cao, tuy nhiên họ cần thông minh với tài chính của mình, hiểu rõ 4 lĩnh vực như sau:

    [​IMG]
    Người giàu thông minh về tài chính và thành lập doanh nghiệp của mình

    + Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc, hiểu các báo cáo tài chính. Khả năng này sẽ giúp cho người giàu nhận biết được mặt mạnh, yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của họ.

    + Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó chính là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lời và đưa ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.

    + Người giàu hiểu rõ về thị trường, tiếp thị. Nắm rõ quy luật cung cầu để nhận diện cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, còn nắm vững kỹ năng tiếp thị, bán hàng.

    + Hiểu biết về pháp luật để người giàu thành lập công ty, đạt được sự thuận lợi về thuế và tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả tiền thuế rồi mới sử dụng tiền. Còn người giàu sở hữu công ty, kiếm tiền rồi mới trả thuế.

    Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền

    Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh. Do vậy, rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó vì thiếu sự tự tin vào bản thân và sự sợ hãi.

    Một người thành công sẽ không sợ thất bại và luôn chủ động tạo nên cho mình may mắn, không thụ động ngồi chờ cơ hội. Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính và tinh thần không sợ thất bại, người giàu sẽ chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.

    Hai dạng đầu tư để tạo ra tiền thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói của công ty trung gian như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự ráp lại. Đây chính là dạng đầu tư chuyên nghiệp.

    Muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, người cha giàu nói rằng ngoài kiến thức chính về sự thông minh tài chính thì còn phải phát triển 3 kỹ năng sau:

    + Tìm ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Chẳng hạn như một cái này cũ kỹ mà người bình thường không để ý. Nhưng người bạn của Robert Kiyosaki đã nhìn thấy đó là cơ hội đầu tư tốt, bởi nó nằm ở trên một miếng đất lớn. Sau khi mua về, người này đã phá sập ngôi nhà đi và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được một số tiền hời không nhỏ.

    + Sử dụng tiền của người khác để kinh doanh. Robert Kiyosaki tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Ông đặt cọc 1/10 giá mua và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ sau ba ngày, ông đã bán lại được căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà Robert Kiyosaki đã bỏ ra đặt cọc.

    Bài học thứ sáu: Người giàu làm việc để học chứ không làm việc để kiếm tiền

    Những người bình thường dựa vào chuyên môn nghề nghiệp và làm việc chăm chỉ kiếm tiền, thăng tiến trong công việc. Những công việc mà họ tự hào thật ra chỉ đủ giúp họ phá sản nhưng vẫn giữ họ trong vòng luẩn quẩn. Bản thân họ sẽ không thể giàu nếu như cứ bám lấy những công việc ổn định đó của mình.

    Người giàu nếu làm việc họ sẽ không làm việc để kiếm tiền mà họ sẽ làm công việc nào giúp họ học hỏi kỹ năng cơ bản của thông minh tài chính. Kế hoạch đầu tư, tiếp thị và những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư cũng như các kỹ năng quản lý tài chính để thành công như quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.

    Một trong những kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người giàu đó là kỹ năng giao tiếp với người khác và kỹ năng bán hàng. Robert Kiyosaki đã thực hiện điều này đúng khi xin vào Marine Corps để học cách lãnh đạo và quản lý tổ chức. Ông làm việc cho Xerox Corps để học kỹ năng bán hàng.

    Bài học thứ bảy: Người giàu phải biết vượt qua được những chướng ngại vật

    Rất nhiều người thông minh về tài chính nhưng lại không làm giàu được. Đó là vì họ bị 5 vấn đề sau cản trở.

    [​IMG]
    Người giàu phải biết vượt qua được những chướng ngại vật

    + Lo sợ bị mất tiền

    Nỗi lo sợ mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu ở trong mỗi chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền hay chọn cách đi làm thuê để suốt đời mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn. Những người lo sợ ít hơn chọn lối đầu tư an toàn, học cách cân bằng đầu tư, chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những người can đảm mới dám chấp nhận rủi ro, đã tính toán trước với những đầu tư của mình mới làm giàu nhanh chóng.

    + Sự hoài nghi

    Trong tâm hồn của mỗi người đều sẽ có một chú gà con đó là sự sợ hãi và hoài nghi. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi có ý định làm điều gì đó mới, có tính bứt phá. Người cha giàu của Robert Kiyosaki đã dạy rằng hãy rán con gà này lên như ông Sanders đã làm. Ở tuổi 66, ông Sanders đa đi chào bán con gà rán của mình và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công, trở thành triệu phú.

    + Sự lười biếng

    Trong con người của mỗi người đều ngự trị sự lười biếng. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra họ đang lười biếng. Họ cố gắng bận rộn để trốn chạy công việc quan trọng. Và để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu cần phải có chút lòng tham. Ít lòng tham không đủ để hành động. Còn lòng tham nhiều quá cũng sẽ không tốt.

    + Thói quen

    Không phải giáo dục mà thói quen mới chính là điều quyết định cuộc sống của mỗi người. Người giàu phải có những thói quen và quan trọng nhất là trả cho mình trước mới trả cho người khác. Nhờ áp lực của chủ nợ mà người giàu phải tìm cách kiếm tiền để trả nợ cho họ.

    + Tính kiêu ngạo

    Sự kiêu ngạo, tự cho mình biết hết mọi thứ làm con người mất dần đi cơ hội để làm giàu.

    Bài học thứ tám: Hãy khởi đầu bằng 10 bước

    Bước 1: Đầu tiên cần xác định được mục tiêu lớn hơn thực tế. Như vậy mới giúp vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu của mình.

    Bước 2: Hãy lựa chọn giàu có vào mỗi ngày. Đầu tư vào việc học trước khi làm giàu.

    Bước 3: Luôn giao tiếp và học hỏi. Chọn lựa bạn cũng phải thật cẩn thận.

    Bước 4: Nắm vững một công thức trước khi học công thức khác.

    Bước 5: Trả cho bản thân đầu tiên. Trong trường hợp gặp áp lực về tài chính hãy cố gắng tìm cách làm ra tiền để trả nợ. Đừng bao giờ đụng đến tài sản.

    Bước 6: Chỉ dùng những người môi giới giỏi và trả cho họ xứng đáng.

    Bước 7: Luôn đầu tư đến tiền lời từ đầu tư và những kết quả khác.

    Bước 8: Luôn nhớ tài sản để giúp mua được các vật dụng, đồ dùng cao cấp. Hãy mua tài sản trước.

    Bước 9: Khi làm việc gì, hãy nghĩ đến những người “anh hùng” của lĩnh vực đó. Khi ấy bạn sẽ được truyền cảm hứng và thấy công việc trở nên dễ dàng hơn.

    Bước 10: Hãy dạy cho người khác, khi ấy chúng ta cũng sẽ được học. Hãy cho và chúng ta sẽ được nhận lại.

    Trên đây là tiểu thuyết và những bài học đến từ Robert Kiyosaki. Hi vọng rằng, qua đây bạn có thể hiểu hơn về ông cũng như học thêm nhiều điều bổ ích từ Robert Kiyosaki.
    monkkha thích bài này.
  2. dochanh_tvh

    dochanh_tvh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2018
    Đã được thích:
    22
    Thị trường đi xuống có phải là cơ hội không nhỉ các bạn?
  3. dochanh_tvh

    dochanh_tvh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2018
    Đã được thích:
    22
    Liệu có cổ phiếu nào sẽ giảm về 1 hoặc 2k mà cổ tức hàng năm cũng 1 đến 2 k không mọi người ơi.hih

Chia sẻ trang này