DCM- 2x- Làm giàu cùng nhà nông

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi loicutave, 27/04/2020.

6158 người đang online, trong đó có 796 thành viên. 16:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4529 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    Mục tiêu vượt đỉnh 13
    [​IMG]
    với việc giá dầu giảm mạnh: kỳ vọng lợi nhuận quý 2 của DCM sẽ đột biến lên tầm trên 300 tỷ
    [​IMG]
    Và lợi nhuận sẽ đột biến so với các năm trước thì giá cổ phiếu sẽ dễ dàng vượt đỉnh
    [​IMG]
    sau dịch tất cả các nghành nghề đều được hỗ trợ từ chính sách, trong đó có chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ, và các biện pháp kích cầu hỡ trợ sản xuất, Nền nông nghiệp lúa màu chủ đạo sẽ là 1 trong những nghành nghề được hỗ trợ tối đa, nhu cầu về an ninh lương thực lúa gạo và các nghành hàng thực phẩm nhu cầu thiết yếu cho an sinh xã hội
    http://thongtinphanbon.com/thi-truo...ang-tai-hau-het-cac-thi-truong-lon_17910.html
    Last edited: 27/04/2020
    BeBe_Shark2019, TinhledtCaiBang thích bài này.
  2. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    Sức chứa: thế giới có khả năng chứa 6,8 tỷ thùng dầu và hiện tại mức dự trữ đang ở 60%,
    tức là thế giới chỉ có thể chứa thêm 2,7 tỷ thùng dầu, tương đương sản lượng của 36 ngày
    sản xuất. Trong khi đó trung tâm trữ dầu lớn nhất của Mỹ Cushing, Okla với sức chứa 80
    triệu thùng chỉ còn khả năng chứa 21 triệu thùng, tương đương 26% tổng sức chứa. Vậy sẽ
    sớm “ứ đọng”. Mọi người hỏi tại sao không “đóng van” các giếng dầu lại? Cơ bản vân hành
    giếng dầu, theo chúng tôi hiểu, nó cũng giống như vận hành nhà máy xi măng vậy. Đã vận
    hành là phải chạy và lỗ chi phí cố định vẫn chạy để còn có nguồn thu phục vụ trả lãi vay
    ngân hàng.
    Nguồn cung: Mức sản lượng sản xuất dầu hiện nay là 83 triệu thùng/ngày. Sang tháng 5
    bắt đầu cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày, theo như thỏa thuân của Nga và OPEC+ gần đây.
    Cầu tiêu thụ: Các nhà phân tích tiếp tục điều chỉnh giảm các dự báo, mức dầu tiêu thụ
    trong tháng 4 này được cho là giảm mạnh còn 29 triệu thùng/ngày, từ mức “đỉnh” tiêu thụ
    dầu của thế giới ở mức 100 triệu thùng/ngày và sẽ còn lâu lâu lắm (nếu có) tiêu thụ dầu mới
    https://vietnambiz.vn/chuong-tiep-t...-truong-ngung-hoat-dong-20200427152841799.htm
    Tinhledt thích bài này.
  3. BeBe_Shark2019

    BeBe_Shark2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2019
    Đã được thích:
    4.373
    Đẳng cấp. :-bd
  4. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Đấy viết thế còn được, đỡ đánh mất dấu ấn ngày xưa.
    tomaveno thích bài này.
  5. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    https://www.stockbiz.vn/News/2019/10/21/763869/luat-thue-vat-co-cuu-duoc-co-phieu-phan-bon.aspx

    [​IMG]
    Để hỗ trợ nông dân, khuyến khích ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị Quốc hội, Chính phủ thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón là áp mức 5%, thay vì phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế như hiện tại.

    Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng nếu đánh thuế VAT 5% đối với phân bón sẽ thúc đẩy doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất công nghệ cao.


    Liên tục dò đáy

    Hầu hết các cổ phiếu tiêu biểu của ngành phân bón trên thị trường chứng khoán như DPM (Đạm Phú Mỹ), DCM (Đạm Cà Mau), LAS (Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao), BFC (Phân bón Bình Điền), NFC (Phân lân Ninh Bình), VAF (Phân lân Văn Điển) và SFG (Phân bón Miền Nam) đang có diễn biến giá không mấy tích cực.

    So với đầu năm, cổ phiếu DPM ghi nhận mức giảm 29,3% từ mức 21.150 đồng/cp xuống 14.950 đồng/cp. Đây thậm chí còn là mức giá đã hồi phục, hồi giữa tháng 9, DPM có lúc còn giao dịch dưới vùng giá 13.000 đồng/cp.

    Tương tự, cổ phiếu DCM ghi nhận mức giảm 25,3% từ mức giá 10.300 đồng/cp hồi đầu năm xuống 7.690 đồng/cp hiện tại.

    Có mức giảm sâu hơn 2 cổ phiếu “họ PVN”, cổ phiếu BFC – một thành viên của “nhà Vinachem” đánh mất 37,5% giá trị kể từ đầu năm, LAS giảm 36,7%, SFG giảm gần 48%, VAF giảm 16,7%.

    Đáng chú ý, cổ phiếu NFC kể từ đầu năm đến nay chỉ có 13 phiên giao dịch khớp lệnh trên sàn, chủ yếu là các phiên tăng trần và giảm sàn với khối lượng khớp lệnh trung bình chưa đến 200 đơn vị mỗi phiên. Hiện, NFC đang giữ mức giá 5.700 đồng/cp và không có giao dịch trong vòng 2 tháng trở lại đây.

    Nguyên nhân chính lý giải cho hiện tượng trên là kết quả kinh doanh của các DN phân bón sụt giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng và cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu.

    Là một trong những DN có thị phần tiêu thụ phân NPK hàng đầu nhưng Phân bón Bình Điền cũng trải qua 9 tháng năm 2019 với mức doanh thu chỉ đạt 4.618 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.

    Đa số các DN phân bón khác thuộc Vinachem cũng ghi nhận doanh thu suy giảm. Chẳng hạn, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã: DHB) đạt doanh thu 9 tháng 2.305 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 0,7%; Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đạt doanh thu 2.298 tỷ đồng, giảm hơn 10%; Phân bón Miền Nam đạt doanh thu 1.379 tỷ đồng, giảm tới 22,5%.

    Một số DN trong diện yếu kém như DAP-Vinachem 1, 2 cũng đều ghi nhận doanh thu 9 tháng năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt giảm 29% và 33%.

    Kết quả kinh doanh của Đạm Cà Mau có phần khả quan hơn khi doanh thu tăng gần 6% so với cùng kỳ, tuy nhiên do giá vốn tăng nhanh nên lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 25,6% còn 325 tỷ đồng. Đạm Phú Mỹ có doanh thu giảm 26,7%, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 78,1% chỉ đạt 102 tỷ đồng.

    Luật thuế VAT đã đủ?

    Kết quả kinh doanh ảm đạm khiến giá cổ phiếu giảm không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư và DN, mà còn khiến việc thoái vốn nhà nước gặp khó khăn. Đơn cử trong đợt đấu giá 13,9 triệu cổ phiếu SFG của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hồi tháng 7/2019 đã không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia.

    Theo nhận định của chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020, nhóm cổ phiếu ngành phân bón vẫn sẽ chưa có nhiều tín hiệu tích cực để hồi phục đà tăng.

    Tình trạng này hiện hữu ngay cả tại nhóm DN có tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận nhưng do tác động từ việc chững lại của đơn hàng xuất khẩu cũng sẽ khiến thanh khoản không cao như mọi năm.

    Nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi Luật thuế VAT sắp tới được kỳ vọng sẽ tạo sức cạnh tranh cho các DN phân bón trong nước trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và cạnh tranh về giá trong xuất khẩu, do việc khấu trừ thuế đầu vào có thể giảm giá vốn hàng bán và tăng biên lợi nhuận cho nhiều DN.

    Bên cạnh đó, ở góc độ thị trường, dư địa tiêu thụ phân bón trong nước đang có sự tăng trưởng. Trong giai đoạn 2017 – 2020, tăng trưởng tiêu thụ lũy kế hàng năm của ngành phân bón là 5%, diện tích đất canh tác cũng đang được mở rộng (dự kiến sẽ đạt khoảng 15,5 triệu ha trong năm 2019).

    Tuy nhiên, sau thời gian dài sụt giảm về kinh doanh thì ngay cả khi Luật thuế VAT được thông qua, các DN cũng không thể trong một thời gian ngắn có thể lấy lại “phong độ”. Thêm nữa, việc giá cổ phiếu của ngành này dò đáy quá lâu cùng với những tín hiệu về triển vọng ngành chưa rõ ràng khiến cổ phiếu phân bón đang bị các nhà đầu tư lãng quên.

    Sức hấp dẫn của một cổ phiếu trên sàn chứng khoán không chỉ đến từ triển vọng chung của ngành mà còn đến từ những vấn đề trong chính DN. Ngoài ra, ngành phân bón còn tồn tại nhiều rủi ro như yếu tố mùa vụ, diễn biến thời tiết phức tạp, tình trạng phân bón kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái chưa được xử lý dứt điểm.
    --- Gộp bài viết, 28/04/2020, Bài cũ: 28/04/2020 ---
    với 1 thay đổi nhỏ về chính sách, sửa luật thuế VAT, các doanh nghiệp nghành phân bón sẽ có lãi hàng trăm tỷ đồng
    https://petrovietnam.petrotimes.vn/can-som-dua-phan-bon-vao-dien-chiu-thue-vat-569280.html
    Ga-Tre thích bài này.
  6. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.982
    Về lái FRT đi Lòi Cu.
  7. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    https://petrovietnam.petrotimes.vn/can-som-dua-phan-bon-vao-dien-chiu-thue-vat-569280.html
    Cần sớm đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT
    17:17 | 10/04/2020

    |[​IMG]Toàn cảnh Nhà máy Đạm Phú Mỹ
    Thứ hai, chi phí giá thành phân bón trong nước tăng, dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu, đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc do phân bón nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT, giá bán giảm 5%. Trong khi theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước, thuế suất xuất khẩu phân bón là 0%, sản phẩm phân bón được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất. Do vậy, phân bón nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá thành và giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng làm gia tăng nhập siêu và sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô sản xuất, sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân sẽ phải mua phân bón với giá đắt, thiệt hại thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

    Theo tính toán của Trung ương Hiệp hội Phân bón, khi doanh nghiệp mua thiết bị hàng hóa, nguyên vật liệu (điện, than, khí) và các dịch vụ khác để sản xuất phân bón sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí giá thành sản xuất, làm giá thành phân bón tăng lên, giảm sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Nông dân sẽ phải mua phân bón giá cao hơn, vì phải chịu cộng thuế GTGT đầu vào. Cụ thể, khi thực hiện Luật 71/2014/QH13 thì giá thành phân đạm tăng 7,2%- 7,6%; phân DAP tăng 7,3%- 7,8 %, phân supe lân tăng 6,5%- 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2%-6,1%... so với áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất phân bón phải tăng giá bán sản phẩm, do vậy người nông dân phải gánh chịu mà không được hưởng lợi từ quy định của Luật thuế 71/2014/QH13. Cụ thể, giá nguyên liệu sản xuất tăng cao lại không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời giá bán phân bón trong nước phải cạnh tranh với giá phân bón nhập khẩu, nên các doanh nghiệp liên tục bị sụt giảm lợi nhuận. Việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phân bón không được khấu trừ và doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%, dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trong khi đó, phân bón nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Nga và Trung Đông thì phần lớn có thuế nhập khẩu bằng 0% và đặc biệt hầu hết các nước này có chi phí nguyên liệu sản xuất phân bón rất thấp.

    Có thể khẳng định, Luật 71/2014/QH13 trở thành rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển phân bón và phân bón hữu cơ công nghệ cao trong nước. Lượng phân bón nhập khẩu tăng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn, là một minh chứng cho “tác động ngược” của chính sách thuế, vừa kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước, vừa gây thiệt hại cho người nông dân, chỉ phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh phân bón nhập khẩu. Trong khi doanh nghiệp trong nước giảm lợi nhuận để kìm giá phân bón thì lượng phân bón nhập khẩu tăng dần từng năm, nguyên nhân là giá các mặt hàng phân bón trên thế giới đều giảm bởi giá nguyên liệu đang ở mức thấp, giá than, giá khí đều thấp, khiến giá phân bón nhập khẩu giảm trung bình 10-20%. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất phân bón trong nước không thấp, giá than, giá khí không giảm, cộng với phải chịu ảnh hưởng từ Luật 71/2014/QH13, nên nhiều nhà máy sản xuất phân bón phải cắt giảm công suất và giảm giá sản phẩm tối đa để cạnh tranh.

    Không thể để ngành sản xuất phân bón Việt Nam “đi thụt lùi”

    Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng, việc áp dụng Luật 71/2014/QH13 khiến mỗi doanh nghiệp mỗi năm thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Để sản xuất 800.000 tấn phân bón mỗi năm, nhà máy phải nhập khẩu nguồn khí, đầu tư thiết bị tốn kém hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, phân bón không chịu thuế GTGT nên thuế của các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị không được khấu trừ, khiến các doanh nghiệp buộc phải đưa vào chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm. Điều này không hề có lợi cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón lẫn người nông dân.

    Nhân viên làm việc tại Cảng xuất hàng Nhà máy Đạm Cà Mau

    " style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; color: rgb(51, 51, 51); border: none;">[​IMG]
    Nhân viên làm việc tại Cảng xuất hàng Nhà máy Đạm Cà Mau

    Hiện nay, hầu hết máy móc thiết bị cho sản xuất phân bón (đặc biệt là máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu của các nhà bản quyền) đều chịu thuế GTGT 10%. Trước khi có Luật số 71/2014/QH13, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất phân bón được khấu trừ hoặc hoàn lại trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ khi có Luật số 71/2014/QH13, số thuế này phải tính vào tổng mức đầu tư, tăng giá trị tài sản cố định. Tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 02 đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón khi thực hiện mở rộng đầu tư đã bị ảnh hưởng bởi Luật 71 dẫn đến thuế GTGT đầu vào trong quyết định đầu tư không được khấu trừ, ghi tăng tài sản, cụ thể: Tại Tổng công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí – (PVFCCo) Dự án NPK khoảng 180 tỷ. Tại Công ty cổ phần Phân bón Cà Mau (PVCFC) Dự án (NPK) khoảng 80 tỷ đồng không được khấu trừ phải ghi nhận tăng tổng giá trị đầu tư (thuế GTGT không được khấu trừ từ năm 2015 đến 2018 khoảng 25,33 tỷ đồng).

    Ngoài ra, việc loại bỏ thuế GTGT đối với phân bón còn làm giảm đóng góp thuế GTGT của doanh nghiệp sản xuất phân bón cho ngân sách Nhà nước. Trong khi chi phí doanh nghiệp tăng lên, nguồn thu ngân sách Nhà nước lại giảm đi. Các bất cập đó nhiều lần đã được các doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị đến các cơ quan quản lý và đề xuất sửa đổi Luật Thuế GTGT theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với thuế suất 0% thay cho không chịu thuế, hoặc quay trở lại thuế suất 5% như trước.

    Chính sách thuế bất cập có nguy cơ đẩy ngành sản xuất phân bón Việt Nam “đi thụt lùi”, ngược xu thế, từ những doanh nghiệp sản xuất phân bón có công nghệ hiện đại dần dần thành các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất phân bón lạc hậu. Về dài hạn nếu không có sự thay đổi thì họ buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh sang lĩnh vực khác. Cuối cùng là sản phẩm nông nghiệp và môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì lẽ đầu vào là các loại phân bón có chất lượng thấp, chắc chắn nông sản đầu ra và môi trường sẽ bị ảnh hưởng và đây chính là nguy cơ rất lớn cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản.

    Thực tế, từ tháng 8-2017, Bộ Tài chính từng đưa ra định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và dự thảo Luật sau đó đã quy định thuế suất cho sản phẩm phân bón là 5%, nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua do còn một số vướng mắc.

    Chính vì vậy, để góp phần tháo gỡ khó khăn kịp thời và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các nhà sản xuất phân bón - trong đó có 2 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hơn lúc nào hết Nhà nước cần xem xét quyết định cho phép các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp áp dụng thuế GTGT với mức thuế suất 0% (không phần trăm) cho sản phẩm phân bón cho đến khi Luật sửa đổi Luật 71/2014/QH13 có hiệu lực./.
  8. vinhloc18051985

    vinhloc18051985 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    513
    bỏ dpm rồi ah cụ?
  9. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    nền văn minh lúa nước, đồng hành cùng nhà nông
    Cứ giá dầu giảm mỗi ngày chi phí giảm 1 tỷ, mỗi tháng có 30 tỷ, 1 quý có trăm tý đút túi, nhẹ nhàng như lông hồng
    --- Gộp bài viết, 28/04/2020, Bài cũ: 28/04/2020 ---
    DCM trần các bác nhỉ, tìm ngực
    --- Gộp bài viết, 28/04/2020 ---
    DCM bung lụa rồi, cỏ non xanh rợn chân trời
    Last edited: 28/04/2020
  10. ongdiack

    ongdiack Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    612
    oil về 10usd khiếp thât. bảo sao DPM và DCM lên không ngừng nghỉ

Chia sẻ trang này