Đề xuất bơm 800.000 tỷ ra thị trường - tuyệt đối không hình sự hoá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buinhatnguyen, 16/11/2022.

2569 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 05:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36794 lượt đọc và 117 bài trả lời
  1. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.071
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/ung...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****

    Ứng xử với doanh nghiệp cạn tiền, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ: “Chúng tôi đang lập đề án khẩn trương”
    15/11/2022 18:23

    0:00/ 0:00
    Nam miền Bắc
    (ĐTCK) Tại hội thảo của VNDirect diễn ra chiều 15/11 ở TP.HCM, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm, thị trường tài sản buộc phải giải cứu.
    [​IMG]Ông Nghĩa chia sẻ với các nhà đầu tư chiều 15/11
    Ông Nghĩa cho biết: “Một đề án đang được chúng tôi làm khẩn trương, từng ngày, trực tiếp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Mục tiêu là để thị trường đỡ căng thẳng sau đó xử lý dần”.

    Ông Nghĩa dùng từ “khô máu” để mô tả tình trạng hiện nay của nhiều doanh nghiệp. Ông phân tích nguyên nhân của tình trạng này là tiền không có trong lưu thông. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước bán ra 26,5 tỷ USD, đồng nghĩa hút 600.000 tỷ đồng về. Ngoài ra, 900.000 tỷ đồng tiền đầu tư công, phát hành qua trái phiếu chính phủ, các ngân hàng mua hết, cũng là hút tiền về. Hiện cả 2 món này đóng băng.



    “Khối lượng tiền bơm ra từ đầu năm ra không nhiều, nếu bơm ra nhiều thì Ngân hàng Nhà nước đã không tăng lãi suất dồn dập như thế”, ông Nghĩa phân tích và cho biết thêm: “Chúng tôi đề nghị sử dụng 300.000 tỷ đồng gửi tại 4 ngân hàng quốc doanh, cho phép ngân hàng cho vay ra, ngắn hạn 1 năm. Sau này khi ngân sách cần, 4 ngân hàng này không khó huy động trả lại. Sử dụng 500.000 tỷ đồng thành lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, tương tự Hàn Quốc và Trung Quốc đang làm".

    Theo ông Nghĩa, quỹ này được sử dụng để hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nào còn có khả năng đứng vững, đồng thời có tài sản đưa vào bảo lãnh, đang phát hành hoặc đã phát hành, sắp tới sẽ phát hành. Các trái phiếu đáo hạn không có khả năng xử lý, quỹ này mua lại.

    "Chúng tôi kiến nghị rất rõ ràng: mua lại, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh", ông Nghĩa cho biết.

    Giải pháp thứ tư là kéo dài Điều 8 của Nghị định 65, để các nhà đầu tư có khả năng vẫn có thể tiếp tục đầu tư bình thường.

    Giải pháp thứ 5 là tuỵet đối không hình sự "Để cho tài sản nằm ở dân sự mới có thể bán, xử lý, khất nợ, không hình sự nên có thể cho phép doanh nghiệp tái cấu trúc lại nợ như ngân hàng thương mại. Họ cần lập đề án, gửi các bên liên quan đưa ra kế hoạch tái cấu trúc lại, từ đó có thể giải quyết dần dần", ông Nghĩa cho biết.


    “Tiền được bơm, rủi ro giảm xuống thì lãi suất sẽ đi xuống. Tăng cung tiền, bơm tiền lên M2 thì lãi suất sẽ giảm xuống, nhưng tỷ giá hối đoái có thể lên, đồng VND mất giá thêm, chúng ta phải chấp nhận”, ông Nghĩa nói.

    Chuyên gia này phân tích thêm, tỷ giá hối đoái có thể lên kịch 10% hết quý I/2023, nhưng lãi suất phải giảm. Nếu không doanh nghiệp Việt Nam “chết hết”. Lạm phát ở Việt Nam hơn 3%, lãi suất 10%, trong khi lạm phát của các nước phương Tây 10%, lãi suất có 2,5%.

    “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới ở quốc gia lạm phát thấp nhất thế giới, nên công cụ điều hành vĩ mô có vấn đề. Bởi thế, cần cấp thiết khắc phục tình trạng này bằng các công cụ có sẵn, tiền có sẵn. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để cho thấy rõ chúng ta đang kẹt ở đâu", ông Nghĩa nêu quan điểm.
    Phamdung232, BienDoanQCK đã loan bài này.
  2. Leminhson2000

    Leminhson2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.963
    Nền kinh tế bắt đầu thấm đòn, suy thoái đã nhen nhóm không có giải pháp gì thì tăng trưởng năm 2023 là 6.5 % thì có mơ cũng khg thấy đâu nhé cụ 9
    rose9 thích bài này.
  3. Masterroshi

    Masterroshi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/08/2021
    Đã được thích:
    1.171
    Lại hô mồm như đầu tư công thôi.
    MaTuoc, tiger_87Sunshine_Moonlight thích bài này.
  4. duc1809

    duc1809 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    1.164
    Chính phủ không hành động ngay lúc này thì thị trường sụp đổ, GDP 2023 là âm chứ không phải dương.
    ThaoNguyenNguyenCo85 thích bài này.
  5. baothanhthien

    baothanhthien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Đã được thích:
    867
    Ai không tiền đáo hạn trái phiếu thì bán tài sản đê, anh đang “tiền nhiều không biết làm gì”.

    Trích
    “Khối lượng tiền bơm ra từ đầu năm ra không nhiều, nếu bơm ra nhiều thì Ngân hàng Nhà nước đã không tăng lãi suất dồn dập như thế”, ông Nghĩa phân tích và cho biết thêm: “Chúng tôi đề nghị sử dụng 300.000 tỷ đồng gửi tại 4 ngân hàng quốc doanh, cho phép ngân hàng cho vay ra, ngắn hạn 1 năm. Sau này khi ngân sách cần, 4 ngân hàng này không khó huy động trả lại. Sử dụng 500.000 tỷ đồng thành lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, tương tự Hàn Quốc và Trung Quốc đang làm".

    Theo ông Nghĩa, quỹ này được sử dụng để hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nào còn có khả năng đứng vững, đồng thời có tài sản đưa vào bảo lãnh, đang phát hành hoặc đã phát hành, sắp tới sẽ phát hành. Các trái phiếu đáo hạn không có khả năng xử lý, quỹ này mua lại.

    "Chúng tôi kiến nghị rất rõ ràng: mua lại, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh", ông Nghĩa cho biết.
    buinhatnguyen thích bài này.
  6. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    khi nào bơm tiền thật thì tin
  7. dstuananh1971

    dstuananh1971 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2020
    Đã được thích:
    922
    Khi bạn tin thì mọi việc đã xong rồi. Tt Ck luôn đi trước
  8. camu

    camu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2022
    Đã được thích:
    3.247
    Dài hạn thì cứ mua thôi rẻ không thể tin nổi


    Gần một nửa cổ phiếu trên sàn chứng khoán về dưới mệnh giá
    THỨ 4, 16/11/2022, 00:14
    [​IMG]
    Đăng ký khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí, ứng dụng cao
    Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]

    Số lượng cổ phiếu “trà đá” cũng tăng gấp 3 lần thời điểm đầu năm lên 186 mã. Trong đó, rất nhiều cái tên đáng chú ý như “họ” FLC (ART, AMD, HAI, ROS, KLF), “họ” Louis (BII, TGG), ITA, AMV, NSH, APG, HQC, VKC, QBS, HAR, TNI, DLG,... đều từng có giai đoạn tăng sốc trong năm ngoái.

    Chiều ngược lại, số lượng cổ phiếu trong câu lạc bộ 100 (thị giá 3 chữ số) vốn đã ít lại còn rụng bớt sau gần một năm. Rất nhiều “siêu cổ phiếu” như L14, THD, DGC, RAL, FRT, DGW, MWG, MSN, DHG, VCS, CTD, SSH, MCH, SCS, NTC, SIP, WCS... đã rụng khỏi nhóm “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán.

    Nếu thị trường tiếp tục giảm, số lượng cổ phiếu “trà đá”, dưới mệnh chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số hiện tại. Chiều ngược lại, đương nhiên cũng sẽ có một vài cổ phiếu ngược dòng để thoát “mác” trà đá, thậm chí vượt mệnh giá nhờ những câu chuyện riêng tuy nhiên số lượng chắc chắn sẽ không nhiều.

    Cần phải lưu ý thêm rằng, ngoài việc cổ phiếu giảm mạnh, các hoạt động phát hành tăng vốn, chào bán cổ phiếu, chia thưởng cổ tức của doanh nghiệp cũng khiến thị giá bị điều chỉnh sâu. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm ngân hàng khi phát hành thêm tổng cộng 7,1 tỷ cổ phiếu từ đầu năm. Nhóm chứng khoán phát hành thêm 2,6 tỷ cổ phiếu; nhóm bất động sản phát hành thêm 2,4 tỷ cổ phiếu; nhóm thép cũng có gần 1,5 tỷ cổ phiếu lưu hành... sau hơn 11 tháng.

    Trong bối cảnh dòng tiền vào chứng khoán ngày càng ảm đạm do một phần lớn đã rút ra để trở lại sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm, nguồn cung tăng mạnh sau các đợt phát hành cũng ít nhiều gây áp lực lên giá cổ phiếu. Làn sóng “call margin” chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn đang lan rộng khiến nhiều dự báo cho rằng thị trường còn không ít khó khăn trong ngắn hạn.


    Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá khá tích cực nhờ định giá hấp dẫn trên cơ sở tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết khả quan. Theo dữ liệu từ Bloomberg, P/E trailing của VN-Index hiện chỉ còn 9,4x, thấp hơn cả đáy Covid hồi cuối tháng 3/2020 và tương đương với vùng đáy trong giai đoạn khủng hoảng 2011-2012.



    [​IMG]


    Trong báo cáo mới đây, ACBS tin rằng thị trường niêm yết của Việt Nam có vị thế tốt để tiếp tục phát triển song song với nền kinh tế nói chung. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao đến từ nền tảng kinh tế vĩ mô với triển vọng lạc quan trong dài hạn và sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết. Thêm nữa, làn sóng xử lý vi phạm trên thị trường dù có đem lại một số khó khăn trong ngắn hạn, song sẽ có lợi cho sự phát triển bền vững lâu dài của thị trường.

    Theo đánh giá của ACBS, chỉ số VN-Index vẫn duy trì được sức hút lớn hơn đối với nhà đầu tư dài hạn so với các thị trường ngang hàng. ROE hiện tại của VN-Index là khoảng 15,4%, trong số các thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Với mức tăng EPS dự kiến 21,7% cho năm 2022, CAGR EPS 3 năm từ 2020-2022 của Việt Nam khoảng 18,3%, cao hơn mức trung bình của ASEAN và mức trung bình của c
  9. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.450
    khi mọi thứ đã xong thì ck nó đã tăng 30%-50% rồi.
    nó đi trước 6 tháng.
    vaidaichua thích bài này.
  10. HiepSy18

    HiepSy18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    702
    Tăng trưởng sẽ đạt thôi, hãy tin luôn có con số đẹp.

    Kiểu lạm phát ở VN có 3% ý.

Chia sẻ trang này